Giáo án Ngữ văn 8 (Chân trời sáng tạo) - Bài 1: Những gương mặt thân quen

BÀI 1 – NHỮNG GƯƠNG MẶT THÂN QUEN

Môn học: Ngữ Văn/Lớp: 8

Thời gian thực hiện: . tiết

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt:

- Nhận biết và phân tích được nét độc đáo của bài thơ thể hiện qua từ ngữ, hình ảnh, bố cục, mạch cảm xúc; nhận biết và phân tích được vai trò của tưởng tượng trong tiếp nhận văn bản văn học.

- Nhận biết và phân tích được chủ đề, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc thông qua hình thức nghệ thuật; phân tích được một số căn cứ để xác định chủ đề; nhận biết và phân tích được tình cảm, cảm xúc, cảm hứng chủ đạo của người viết thể hiện qua văn bản.

- Nhận xét được nội dung phản ánh và cách nhìn cuộc sống, con người của tác giả trong văn bản văn học.

- Nhận biết được đặc điểm và tác dụng của từ tượng hình và từ tượng thanh; sử dụng được những đơn vị từ vựng này trong giao tiếp.

2. Năng lực

a. Năng lực chung

- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác.

 

docx 93 trang Thu Lụa 30/12/2023 1360
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 (Chân trời sáng tạo) - Bài 1: Những gương mặt thân quen", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn 8 (Chân trời sáng tạo) - Bài 1: Những gương mặt thân quen

Giáo án Ngữ văn 8 (Chân trời sáng tạo) - Bài 1: Những gương mặt thân quen
Trường:.......................................................
Tổ:..............................................................
Họ và tên giáo viên:
.
TÊN BÀI DẠY:
BÀI 1 – NHỮNG GƯƠNG MẶT THÂN QUEN
Môn học: Ngữ Văn/Lớp: 8
Thời gian thực hiện: .. tiết
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt:
- Nhận biết và phân tích được nét độc đáo của bài thơ thể hiện qua từ ngữ, hình ảnh, bố cục, mạch cảm xúc; nhận biết và phân tích được vai trò của tưởng tượng trong tiếp nhận văn bản văn học.
- Nhận biết và phân tích được chủ đề, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc thông qua hình thức nghệ thuật; phân tích được một số căn cứ để xác định chủ đề; nhận biết và phân tích được tình cảm, cảm xúc, cảm hứng chủ đạo của người viết thể hiện qua văn bản. 
- Nhận xét được nội dung phản ánh và cách nhìn cuộc sống, con người của tác giả trong văn bản văn học. 
- Nhận biết được đặc điểm và tác dụng của từ tượng hình và từ tượng thanh; sử dụng được những đơn vị từ vựng này trong giao tiếp. 
2. Năng lực
a. Năng lực chung
- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...
b. Năng lực riêng biệt
- Bước đầu biết làm một bài thơ sáu chữ, bảy chữ; viết được đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tự do. 
- Nghe và tóm tắt được nội dung thuyết trình của người khác. 
3. Phẩm chất:
-	Yêu thương con người, yêu thiên nhiên
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Giáo án;
- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;
- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;
- Bảng kiểm đánh giá thái độ làm việc nhóm, rubic chấm bài viết, bài trình bày của HS.
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 8, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập học tập của mình từ đó khắc sâu kiến thức nội dung bài học. 
b. Nội dung: HS chia sẻ kinh nghiệm của bản thân. 
c. Sản phẩm: Những suy nghĩ, chia sẻ của HS. 
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV đặt câu hỏi phát vấn: Đối với em, ai là người em yêu thương nhất? Tại sao em lại dành tình cảm nhiều cho người đó?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS chia sẻ cảm nghĩ
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời một vài HS chia sẻ câu trả lời trước lớp, HS khác lắng nghe 
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV nhận xét, khen ngợi những chia sẻ hay và thú vị của HS. 
- Từ chia sẻ của HS, GV tổng kết lại ý kiến và gợi dẫn vào chủ đề bài học
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tìm hiểu giới thiệu bài học
a. Mục tiêu: Nắm được nội dung chủ đề Những gương mặt thân quen và liên hệ được với những suy nghĩ trải nghiệm của bản thân. 
b. Nội dung: GV gợi dẫn HS thông qua các câu danh ngôn để đưa HS đến với chủ điểm bài học. 
c. Sản phẩm học tập: HS chia sẻ được suy nghĩ, trải nghiệm bản thân về việc học. 
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS đọc phần Giới thiệu bài học trong SGK (trang 10) và dẫn HS vào chủ điểm của bài học.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS đọc phần giới thiệu bài học
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận 
- GV mời một vài HS chia sẻ, trả lời các câu hỏi gợi mở của GV trước lớp, yêu cầu HS cả lớp lắng nghe và nhận xét. 
Bước 4: Đánh giá kết quả HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, tuyên dương tinh thần tham gia thảo luận của cả lớp. 
- GV chốt kiến thức về chủ đề bài học 🡺 Ghi lên bảng.
I. Giới thiệu bài học. 
- Chủ đề 1: Cuộc sống quanh ta có biết bao điều đáng nhớ: gương mặt thương yêu của người thân, bạn bè; ánh trăng lấp lánh trên dòng sông; vạt nắng trên hàng cau; ngọn khói lam chiều;... Tất cả những điều đó làm nên sự giàu có trong tâm hồn chúng ta.
Nhiều gương mặt thân yêu, khoảnh khắc kỳ diệu của cuộc sống đã được thể hiện rất sinh động trong các vấn thơ. Bài học này sẽ giúp em cảm nhận được điều đó qua các bài thơ sáu chữ, bảy chữ.
Hoạt động 2: Tìm hiểu tri thức ngữ văn
a. Mục tiêu: Giúp HS hiểu được khái niệm của thơ sáu chữ, bảy chữ, vần, bố cục bài thơ, mạch cảm xúc của bài thơ, cảm hứng chủ đạo, vai trò của tưởng tượng trong tiếp nhận văn học, đặc điểm và tác dụng của từ tượng hình, tượng thanh.
b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến phần Tri thức Ngữ Văn.
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức chung về nội dung phần Tri thức Ngữ Văn.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu khái niệm thơ sáu chữ, thơ bảy chữ, vần liền và vần cách
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS làm việc theo cặp đôi nhằm kích hoạt kiến thức nền về đặc điểm thơ 6 chữ, thơ 7 chữ
+ Thơ sáu chữ là:.
+ Thơ bảy chữ là
- GV cho HS đọc to thông tin trong mục Tri thức Ngữ Văn trong SGK (trang 11), sau đó đặt một số câu hỏi để kiểm tra mức độ nắm bắt thông tin của HS:
+ Nêu đặc điểm của vần liền?
+ Nêu đặc điểm của vần cách?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS làm việc nhóm đôi để hoàn thành bài tập gợi dẫn. 
- HS nghe câu hỏi, đọc phần Tri thức ngữ văn và hoàn thành trả lời câu hỏi chắt lọc ý. 
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận 
- GV mời một vài nhóm HS trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe và nhận xét, góp ý, bổ sung.
và mối liên hệ giữa các yếu tố này.
Bước 4: Đánh giá kết quả HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, bổ sung, không cần giảng quá chi tiết và chốt lại kiến thức 🡺 Ghi lên bảng.
Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu liên kết trong văn bản
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV cho HS tiếp tục đọc thông tin trong mục Tri thức Ngữ Văn trong SGK (trang 11) về bố cục của bài thơ và mạch cảm xúc của bài thơ, cảm hứng chủ đạo ghi chép những ý chính về khái niệm được trình bày trong mục Tri thức Ngữ Văn. 
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS ghi chép tóm lược nội dung ý chính về liên kết văn bản. 
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận
- GV mời một vài nhóm HS trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe và nhận xét, góp ý, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, bổ sung, không cần giảng quá chi tiết và chốt lại kiến thức 🡺 Ghi lên bảng.
II. Tri thức Ngữ văn
Thơ sáu chữ, bảy chữ
a/ Khái niệm:
- Thơ sáu chữ là thể thơ mỗi dòng có 6 chữ. 
- Thơ bảy chữ là thể thơ mỗi dòng có 7 chữ.
- Mỗi bài có nhiều khổ, mỗi khổ thường có bốn dòng thơ và có cách gieo vần, ngắt nhịp đa dạng.
Vần
Bên cạnh vần chân và vần lưng ( đã học ở chương trình lớp 7 ), vần trong thơ còn được chia thành vần liền và vần cách ( thuộc vần chân ).
- Vần liền là trường hợp tiếng cuối của hai dòng thơ liên tiếp vần với nhau.
- Vần cách là trường hợp tiếng cuối ở hai dòng cách nhau vần với nhau.
Ví dụ: (Ngoài SGK)
Thu lạnh càng thêm nguyệt tỏ ngời
Đàn ghê như nước, lạnh trời ơi
Long lanh tiếng sỏi vang vang hận
Trăng nhớ Tầm Dương, nhạc nhớ người.
 (Nguyệt Cầm – Xuân Diệu)
	( Vần liền: ngời – ơi )
Tháng giêng mơ về lối cũ
Cỏ mềm buông lời vu vơ
Chú dế xinh xinh đang ngủ
Người xưa mãi biệt xa mờ
 ( Kí ức Tháng Giêng – Hoàng Mai)
Bố cục của bài thơ
Bố cục của bài thơ là sự tổ chức, sắp xếp các phần, các đoạn thơ theo một trình tự nhất định. Việc xác định bố cục giúp người đọc có cái nhìn tổng quát, biết rõ bài thơ có mấy phần, vị trí và ranh giới từng phần trong bài thơ, từ đó có thể xác định được mạch cảm xúc của bài thơ.
Mạch cảm xúc của bài thơ
Mạch cảm xúc của bài thơ là sự tiếp nối, sự vận động của cảm xúc trong bài thơ.
Ví dụ: Mạch cảm xúc trong bài Việt Nam quê hương ta của Nguyễn Đình Thi có sự vận động từ cảm xúc tự hào về vẻ đẹp trù phú, thanh bình của quê hương đến cảm xúc tự hào, yêu nước của con người Việt Nam.
Cảm hứng chủ đạo
Cảm hứng chủ đạo là trạng thái tình cảm mãnh liệt, thường gắn với tư tưởng và đánh giá nhất định được thể hiện xuyên suốt tác phẩm, tác động đến cảm xúc của người đọc 
Ví dụ: Cảm hứng chủ đạo trong bài thơ Mẹ của Đỗ Trung Lai là cảm hứng xót thương, day dứt xen lẫn bất lực, nuối tiếc khi nhận ra dấu ấn thời gian và những nỗi vất vả của cuộc đời đã in hẳn lên bóng dáng mẹ.
Vai trò của tưởng tượng trong tiếp nhận văn học
Tác phẩm văn học là sản phẩm của trí tưởng tượng, sáng tạo, được thể hiện bằng ngôn từ. Vì thế, khi đọc văn bản, người đọc cần huy động nhận thức, trải nghiệm, sử dụng kết hợp các giác quan để tái hiện trong tâm trí mình hình ảnh con người hay bức tranh đời sống mà nhà văn, nhà thơ đã khắc họa trong văn bản. Nhờ khả năng tưởng tượng, người đọc có thể trải nghiệm cuộc sống được miêu tả, hóa thân vào các nhân vật từ đó cảm nhận và hiểu văn bản đầy đủ, sâu sắc hơn.
Từ tượng hình và từ tượng thanh, đặc điểm và tác dụng
- Từ tượng hình là từ gợi tả hình ảnh, dáng vẻ của sự vật chẳng hạn: gập ghềnh, khẳng khiu, lom khom,
- Từ tượng thanh là từ mô phỏng âm thanh trong thực tế, chẳng hạn như khúc khích, róc rách, tích tắc,
- Từ tượng hình và từ tượng thanh mang giá trị biểu cảm cao, có tác dụng gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, âm thanh một cách sinh động, và cụ thể, thường được sử dụng trong các sáng tác văn chương và lời ăn tiếng nói hằng ngày.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP, VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: Củng cố và vận dụng những kiến thức về bài Giới thiệu bài học và Tri thức Ngữ Văn để giải quyết bài tập. 
b. Nội dung: GV yêu cầu HS hoàn thành bài tập vẽ sơ đồ tư duy hệ thống kiến thức. 
c. Sản phẩm học tập: Sơ đồ tư duy hệ thống kiến thức của HS. 
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS hoàn thành bài tập: Sau khi học xong bài Giới thiệu bài học và Tri thức Ngữ Văn, em tiếp thu được những tri thức gì? Hãy hệ thống hóa lại kiến thức đó bằng sơ đồ tư duy. 
- GV hướng dẫn HS hoàn thành sơ đồ tư duy hệ thống kiến thức bài học.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS lắng nghe GV hướng dẫn HS hoàn thành bài tập. 
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV gọi một vài HS trình bày sơ đồ đã hoàn thành trước lớp, các HS khác quan sát, lắng nghe và bình chọn ra sản phẩm đẹp, đủ và đúng nhất. 
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV nhận xét, đánh giá thái độ học tập của cả lớp và tổng kết lại bài học. 
* Hướng dẫn về nhà
- GV dặn dò HS:
+ Ôn tập lại bài Giới thiệu bài học và Tri thức Ngữ Văn. 
+ Soạn bài: Trong lời mẹ hát
TIẾT: VĂN BẢN 1. TRONG LỜI MẸ HÁT
(Trương Nam Hương)
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt:
- HS nhận biết được một số yếu tố về vần, nhịp, bố cục của bài thơ
- HS nhận biết và phân tích được những hình ảnh đặc sắc trong bài thơ
- Học sinh nêu được cảm hứng chủ đạo của bài thơ 
- Học sinh phân biệt được cách thể hiện hình ảnh người mẹ trong bài thơ này với cách thể hiện hình ảnh người mẹ trong bài thơ khác
2. Năng lực
a. Năng lực chung
- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...
b. Năng lực riêng biệt
- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản Trong lời mẹ hát
- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về hình ảnh người mẹ trong bài thơ
- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa văn bản
3. Phẩm chất:
- Yêu thương gia đình
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên: 
- Giáo án;
- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;
- Bảng phâ ... ính do người khác trình bày.
+ Tập tóm tắt ý chính do người khác trình bày.
+ Soạn trước bài Ôn tập.
IV. HỒ SƠ DẠY HỌC 
- Phiếu học tập: Hiểu biết có liên quan đến việc tóm tắt ý chính do người khác trình bày.
K
W
L
- Bảng kiểm kỹ năng nghe và tóm tắt nội dung thuyết trình của người khác
Tiêu chí
Đạt
Chưa đạt 
Chuẩn bị trước khi nghe
Liệt kê những gì đã biết và muốn tìm hiểu thêm về đề tài của bài thuyết trình
Xác định mục đích nghe
Xác định đề tài của bài thuyết trình
Nghe ý chính và ghi tóm tắt
Xác định được đầy đủ các ý chính của bài thuyết trình
Xác định được đầy đủ các ý chính dưới dạng từ khóa, sơ đồ, kí hiệu
Trình bày các ý chính một cách rõ ràng, mạch lạc
Hỏi lại những thông tin chưa hiểu rõ trong khi nghe
TIẾT ...: ÔN TẬP
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt:
- So sánh và chỉ ra được những điểm giống và khác nhau giữa hai văn bản thơ (Trong lòng mẹ và Nhớ đồng) đã học.
- Nhận xét được về thể thơ, vần, nhịp của một khổ thơ mới.
- Xác định được từ tượng hình, từ tượng thanh và nêu được công dụng của chúng
- Nêu được trải nghiệm thú vị khi làm bài thơ sáu chữ hoặc bảy chữ
- Viết được một đoạn văn chia sẻ cảm xúc về một bài thơ tự mà bản thân yêu thích.
- Liệt kê được một vài kĩ năng khi nghe và tóm tắt nội dung thuyết trình của người khác
- Nêu được ý nghĩa của tình yêu thương làm giàu tâm hồn của con người 
2. Năng lực
a. Năng lực chung
- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...
b. Năng lực riêng biệt:
- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân.
- Năng lực nghe và tóm tắt ý chính do người khác trình bày
3. Phẩm chất: 
- Ý thức tự giác, tích cực trong học tập.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của GV
- Giáo án;
- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;
- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;
- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà.
2. Chuẩn bị của HS: SGK, SBT Ngữ văn 8, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung Bài 1. Những gương mặt thân yêu
b. Nội dung: HS huy động tri thức đã có để thực hiện hoạt động khởi động.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về tác giả của các văn bản đã học ở Bài 1.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV phát phiếu học tập cho HS, yêu cầu HS nối tên của tác phẩm ở cột A với tên tác giả ở cột B sao cho tương ứng:
A
B
1. Trong lời mẹ hát
a. Tố Hữu
2. Nhớ đồng
b. Lý Hữu Lương
3.Những chiếc lá thơm tho
c. Trương Nam Hương
4. Chái bếp
d. Trương Gia Hòa
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS nhận phiếu học tập và nối tên tác phẩm với tác giả.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời 1 – 2 HS trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe và nhận xét.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, chốt đáp án: 1 – c, 2 – a, 3 – d, 4 – b
- GV dẫn vào bài Ôn tập: Tiết này, chúng ta sẽ ôn tập lại các nội dung đã học trong Bài 1 Những gương mặt thân yêu
B. HOẠT ĐỘNG ÔN TẬP
a. Mục tiêu: Ghi nhớ và vận dụng những kiến thức đã học trong Bài 1. Những gương mặt thân yêu
b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Nhiệm vụ 1:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV mời 1 HS đọc yêu cầu của BT 1 trước lớp: Chỉ ra một số điểm giống và khác nhau giữa hai văn bản sau bằng cách điền vào bảng dưới đây (làm vào vở).
- GV chiếu bảng so sánh lên màn chiếu cho HS quan sát và yêu cầu HS thảo luận theo bàn để hoàn thành BT.
Văn bản
PDSS
Trong lời mẹ hát
Nhớ đồng
Điểm giống nhau (nội dung, nghệ thuật,..)
Điểm khác nhau (nội dung, nghệ thuật,...)
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS làm việc theo bàn để hoàn thành BT.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời 3 HS lên bảng làm bài, 1 HS làm phần giống nhau giữa 2 văn bản, 2 HS còn lại mỗi HS hoàn thành phần khác nhau giữa hai văn bản.
- GV mời một số HS khác nhận xét bài làm của các bạn.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.
Nhiệm vụ 2:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV nêu yêu cầu của BT 2 và chiếu đoạn thơ lên bảng: Nhận xét về thể thơ, vần, nhịp của khổ thơ sau:
Quả bàng vuông xanh non màu lá
Mơn mởn thơm mùi nắng Sơn Ca
Hoa giấy đỏ dưới trời nắng cháy
Chim liu lo rót mật trước hiên nhà.
(Lê Cảnh Nhạc, Đảo Sơn Ca)
- GV yêu cầu HS làm việc theo cặp để hoàn thành BT 2.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS làm việc theo cặp để hoàn thành BT 2.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời 2 – 3 HS trình bày bài làm trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, chốt đáp án.
Nhiệm vụ 3:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV mời 1 HS đọc yêu cầu của BT 3 trước lớp, 1 HS đọc đoạn văn trong BT 3: 
Xác định từ tượng hình, từ tượng thanh trong các trường hợp sau và cho biết tác dụng của chúng:
a. Những nhà có sân rộng người ta còn phơi lúa trên giàn, lúa khô đem vô bồ được mấy hôm đã thấy trên mặt sân xâm xấp nước lúa rày đã lấm tấm xanh.
(Nguyễn Ngọc Tư, Mùa phơi sân trường)
b. Nhưng đêm nay trời nhiều mây. Lá cây xào xạc. Côn trùng trong lòng đất rỉ rả mãi một điệu buồn. Ai như Tắc Kè khuya khoắt đang gọi cửa. Đêm ở Bờ Giậu thanh vắng đến nỗi nghe rõ cả tiếng Ốc Sên đi làm về, nhẹ nhàng vén tà áo dài trườn qua chiếc lá rụng. Nửa đêm, xíu chút nữa Bọ Dừa thiếp đi thì sương bắt đầu rơi. Lẫn trong tiếng thở dài của gió là tiếng rơi lộp độp của sương.
- GV yêu cầu HS thảo luận theo bàn để hoàn thành BT.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS đọc BT 3 và thảo luận theo bàn để hoàn thành BT.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời 3 HS trình bày bài làm trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.
Nhiệm vụ 4:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV nêu câu hỏi ở BT 4: Trải nghiệm thú vị nhất mà em có được khi làm một bài thơ sáu chữ, bảy chữ là gì?
GV khuyến khích HS suy nghĩ và trả lời theo ý kiến cá nhân những trải nghiệm mà HS có được.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS nghe câu hỏi, suy nghĩ để trả lời câu hỏi.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời 2 – 3 HS trả lời trước lớp.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, khen ngợi HS; yêu cầu HS viết bài học kinh nghiệm của mình vào vở.
- GV nhắc lại cho HS về một số điểm lưu ý khi làm một bài thơ.
Nhiệm vụ 5:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV mời 1 HS đọc yêu cầu của BT 5 trước lớp: 
Chọn một bài thơ tự do mà em yêu thích và viết đoạn văn chia sẻ cảm nghĩ của em về bài thơ đó.
- GV yêu cầu HS viết một đoạn văn mới hoặc có thể lấy bài tập về nhà ở tiết Viết trước ra sửa lại và chuẩn bị trình bày trước lớp.
- GV hướng dẫn HS xem lại SGK tiết Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ tự do để nhớ lại yêu cầu đối với đoạn văn cần viết.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS đọc yêu cầu BT, nghe GV nói để hoàn thành BT.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời 3 HS lên bảng viết bài văn của mình, yêu cầu cả lớp đọc và nhận xét.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá bài của HS.
Nhiệm vụ 6:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV nêu câu hỏi ở BT 6: Liệt kê một vài kĩ năng mà em có được khi nghe và tóm tắt nội dung thuyết trình của người khác.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS nghe GV nêu câu hỏi, suy nghĩ để trả lời.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời 1 – 2 HS trả lời trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.
Nhiệm vụ 7:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV mời 1 HS đọc câu hỏi của BT 7: Tình yêu thương đã làm giàu tâm hồn chúng ta như thế nào?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS lắng nghe GV, thực hiện.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời 2 – 3 HS trình bày suy nghĩ của bản thân.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.
BT 1. Một số điểm giống và khác nhau giữa hai VB là:
* Điểm giống nhau:
Dù mỗi bài viết về một nội dung nhất định, tuy nhiên ở cả hai bài đều làm hiện rõ những vẻ đẹp của thiên nhiên và con người tại mảnh đất mà tác giả muốn nhắc đến.
* Điểm khác nhau:
- Bài thơ Trong lời mẹ hát (Trương Nam Hương):
+ Thuộc thể thơ 6 chữ
+ Nói niềm xót xa và lòng biết ơn của người con trước những hi sinh thầm lặng của người mẹ. 
- Bài thơ Nhớ đồng (Tố Hữu).
+ Thuộc thể thơ 7 chữ
+ Nói về nỗi nhớ và tình yêu tha thiết của tác giả đối với quê hương. Cùng với đó là khát vọng tự do, tình yêu nhân dân, đất nước, yêu cuộc sống của chính mình.
BT 2. Đặc điểm về thể thơ, vần, nhịp trong khổ thơ:
 Cách ngắt nhịp: 3/4
- Gieo vần liền: lá – Ca
- Gieo vần cách: lá – Ca - nhà
BT 3.
a. Từ tượng hình: xâm xấp, lấm tấp
→ Giúp cho người đọc hình dung rõ nét hơn về mực nước và tốc độ sinh trưởng của lúa.
b.
- Từ tượng thanh: xào xạc, rỉ rả, lộp độp
→ Giúp cho tiếng gió, tiếng sương tiếng kêu của các loài vật trở nên sinh động, nhằm hấp dẫn người đọc, người nghe.
BT 4.
Trải nghiệm thú vị nhất mà em có được khi làm một bài thơ sáu chữ, bảy chữ là:
- Học hỏi, tìm tòi được nhiều cách gieo vần và ngắt nhịp.
- Có cơ hội tư duy, sáng tạo theo ý muốn.
BT 5.
BT 6. 
Một vài kĩ năng mà em có được khi nghe và tóm tắt nội dung thuyết trình của người khác là:
- Kĩ năng lắng nghe
- Kĩ năng quan sát.
- Kĩ năng tư duy phản biện.
BT 7.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP – VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức về Bài 1. Những gương mặt thân yêu đã học.
b. Nội dung: GV cho HS tự nhắc lại về những kiến thức đã học được.
c. Sản phẩm học tập: Những kiến thức HS đã học được trong Bài 1. và câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
Nhiệm vụ 1:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp, nhắc lại những kiến thức đã học được ở Bài 1. Những gương mặt thân yêu
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS thảo luận theo cặp, nhắc lại những kiến thức đã học được ở Bài 1.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời 2 – 3 HS trình bày trước lớp.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, chốt nội dung bài học
Nhiệm vụ 2:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu các nhóm thảo luận, tập làm một bài thơ sáu chữ chữ hoặc bảy chữ về chủ đề thiên nhiên hoặc gia đình
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- Các nhóm thảo luận, tập làm thơ sáu chữ hoặc bảy chữ về chủ đề thiên nhiên hoặc gia đình
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện các nhóm đọc bài thơ của nhóm mình trước lớp, sau đó cho cả lớp bình chọn bài thơ hay nhất.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.
* Hướng dẫn về nhà
- GV dặn dò HS:
+ Ôn tập lại nội dung Bài 1. Những gương mặt thân yêu
+ Soạn bài: Những bí ẩn của thế giới tự nhiên

File đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_8_chan_troi_sang_tao_bai_1_nhung_guong_mat_t.docx