Giáo án Ngữ văn 8 (Chân trời sáng tạo) - Bài 3: Sự sống thiêng liêng (Văn bản nghị luận)
BÀI 3 – SỰ SỐNG THIÊNG LIÊNG (VĂN BẢN NGHỊ LUẬN)
Môn học: Ngữ Văn/Lớp: 8
Thời gian thực hiện: . tiết
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt:
- Nhận diện và xác định được luận đề và luận điểm trong văn nghị luận
- Nhận biết và xác định được những bằng chứng khách quan và ý kiến, đánh giá chủ quan của người viết trong văn nghị luận.
- Xác định được bố cục của văn bản.
- Nhận diện và phân tích được những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật được tác giả sử dụng trong văn bản.
- Xác định và phân tích được nghĩa của một số yếu tố Hán Việt thông dụng và nghĩa của những từ có yếu tố Hán Việt.
- Viết được một bài văn nghị luận về một vấn đề của đời sống.
- Trình bày được ý kiến của bản thân về một vấn đề xã hội.
2. Năng lực
a. Năng lực chung
- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác.
b. Năng lực riêng biệt
- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến đề bài;\
- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân;
- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận;
- Năng lực viết, tạo lập văn bản.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn 8 (Chân trời sáng tạo) - Bài 3: Sự sống thiêng liêng (Văn bản nghị luận)
Trường:....................................................... Tổ:.............................................................. Họ và tên giáo viên: . TÊN BÀI DẠY: BÀI 3 – SỰ SỐNG THIÊNG LIÊNG (VĂN BẢN NGHỊ LUẬN) Môn học: Ngữ Văn/Lớp: 8 Thời gian thực hiện: .. tiết I. MỤC TIÊU 1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt: - Nhận diện và xác định được luận đề và luận điểm trong văn nghị luận - Nhận biết và xác định được những bằng chứng khách quan và ý kiến, đánh giá chủ quan của người viết trong văn nghị luận. - Xác định được bố cục của văn bản. - Nhận diện và phân tích được những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật được tác giả sử dụng trong văn bản. - Xác định và phân tích được nghĩa của một số yếu tố Hán Việt thông dụng và nghĩa của những từ có yếu tố Hán Việt. - Viết được một bài văn nghị luận về một vấn đề của đời sống. - Trình bày được ý kiến của bản thân về một vấn đề xã hội. 2. Năng lực a. Năng lực chung - Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác... b. Năng lực riêng biệt - Năng lực thu thập thông tin liên quan đến đề bài;\ - Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân; - Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận; - Năng lực viết, tạo lập văn bản. 3. Phẩm chất: - Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: Yêu thương, trân trọng con người và thiên nhiên II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Chuẩn bị của giáo viên: - Giáo án; - Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi; - Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp; - Bảng kiểm đánh giá thái độ làm việc nhóm, rubic chấm bài viết, bài trình bày của HS. 2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 8, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập học tập của mình từ đó khắc sâu kiến thức nội dung bài học. b. Nội dung: HS chia sẻ kinh nghiệm của bản thân. c. Sản phẩm: Những suy nghĩ, chia sẻ của HS. d. Tổ chức thực hiện: Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV đặt câu hỏi phát vấn: Em từng nghe, đọc hay đã thuộc những ca khúc, bài thơ nào viết về Trái Đất? Chúng đã gợi lên trong em ấn tượng, cảm xúc gì? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS chia sẻ cảm nghĩ Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời một vài HS chia sẻ câu trả lời trước lớp, HS khác lắng nghe Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, khen ngợi những chia sẻ hay và thú vị của HS. - Từ chia sẻ của HS, GV tổng kết lại ý kiến và gợi dẫn vào chủ đề bài học B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Tìm hiểu giới thiệu bài học a. Mục tiêu: Nắm được nội dung chủ đề Sự sống thiêng liêng b. Nội dung: GV gợi dẫn HS thông qua gợi ý SGV c. Sản phẩm học tập: HS chia sẻ được suy nghĩ, trải nghiệm bản thân về việc học. d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS đọc phần Giới thiệu bài học trong SGK (trang 55) và dẫn HS vào chủ điểm của bài học. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc phần giới thiệu bài học Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời một vài HS chia sẻ, trả lời các câu hỏi gợi mở của GV trước lớp, yêu cầu HS cả lớp lắng nghe và nhận xét. Bước 4: Đánh giá kết quả HS thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, tuyên dương tinh thần tham gia thảo luận của cả lớp. - GV chốt kiển thức về chủ đề bài học è Ghi lên bảng. I. Giới thiệu bài học. - Chủ đề 3: Bài học gồm hai nội dung: khái quát chủ đề và nêu thể loại các văn bản đọc chính. Với chủ đề Sự sống thiêng liêng, bài học tập trung vào một số vấn đề thiết thực, có ý nghĩa quan trọng: yêu thương con người, yêu thiên nhiên Hoạt động 2: Tìm hiểu tri thức ngữ văn a.Mục tiêu: - Xác định được khái niệm luận đề và luận điểm trong văn nghị luận - Xác định được khái niệm bằng chứng khách quan và ý kiến, đánh giá chủ quan của người viết trong văn - Xác định được khái niệm nghĩa của một số yếu tố Hán Việt thông dụng và nghĩa của những từ có yếu tố Hán Việt.nghị luận. b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến phần Tri thức Ngữ Văn. c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức chung về nội dung phần Tri thức Ngữ Văn. d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu khái niệm luận đề, luận điểm trong văn bản nghị luận Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS làm việc theo cặp đôi nhằm kích hoạt kiến thức nền về văn bản thông tin giải thích một hiện tượng tự nhiên + Phân biệt luận đề và luận điểm? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS làm việc nhóm đôi để hoàn thành bài tập gợi dẫn. - HS nghe câu hỏi, đọc phần Tri thức ngữ văn và hoàn thành trả lời câu hỏi chắt lọc ý. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời một vài nhóm HS trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe và nhận xét, góp ý, bổ sung. và mối liên hệ giữa các yếu tố này. Bước 4: Đánh giá kết quả HS thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, bổ sung, không cần giảng quá chi tiết và chốt lại kiến thức è Ghi lên bảng. Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu về bằng chứng khách quan và ý kiến, đánh giá chủ quan của người viết trong văn bản nghị luận Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV cho HS tiếp tục đọc thông tin trong mục Tri thức Ngữ Văn trong SGK (trang 55) Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS ghi chép tóm lược nội dung kiến thức Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận - GV mời một vài nhóm HS trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe và nhận xét, góp ý, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả HS thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, bổ sung, không cần giảng quá chi tiết và chốt lại kiến thức è Ghi lên bảng. II. Tri thức Ngữ văn 1. Luận đề và luận điểm trong văn nghị luận - Luận đề: là vấn đề chính được nêu ra để bàn luận trong văn bản nghị luận. - Luận điểm: là những ý kiến thể hiện quan điểm của người viết về luận đề. Trong văn bản nghị luận, luận đề được thể hiện bằng luận điểm và làm sáng tỏ bằng lí lẽ, dẫn chứng. 2. Bằng chứng khách quan và ý kiến, đánh giá chủ quan của người viết trong văn nghị luận - Bằng chứng khách quan là những thông tin khách quan, có thể kiểm chứng được trong thực tế. - Ý kiến đánh giá chủ quan: là những nhận định, suy nghĩ, phán đoán theo góc nhìn chủ quan của người viết, thường ít có cơ sở kiểm chứng. Do vậy, để giảm tính chủ quan trong đánh giá, giúp ý kiến trở nên đáng tin cậy, người viết cần đưa ra được các bằng chứng khách quan. - Có thể phân biệt hai khái niệm này dựa vào bảng sau: Bằng chứng khách quan Ý kiến, đánh giá chủ quan của người viết Là các thông tin khách quan như: số liệu, thời gian, nơi chốn, con người và sự kiện Là các ý kiến chủ quan như: quan điểm cá nhân về một vấn đề đang tranh cãi, dự đoán về tương lai, đánh giá chủ quan về sự việc, hiện tượng; có thể có được diễn đạt bằng các cụm từ như: tôi cho rằng, tôi thấy hoặc các tính từ thể hiện sự đánh giá chủ quan. Dựa trên những thí nghiệm, nghiên cứu, có nguồn đáng tin cậy, có thể xác định đúng, sai dựa vào thực tế. Dựa trên cảm nhận, cách nhìn, diễn giải của cá nhân; không có cơ sở để kiểm chứng. 3. Nghĩa của một số yếu tố Hán Việt thông dụng và nghĩa của những từ có yếu tố Hán Việt - Một số yếu tố Hán Việt thông dụng dưới đây có thể kết hợp với nhau, hoặc kết hợp với các yếu tố khác để tạo thành từ Hán Việt: + Chinh (đánh dẹp, đi xa): chinh phục, chinh phụ + Lạm (quá mức): lạm phát, lạm dụng + Tuyệt (dứt, hết): tuyệt bút, tuyệt nhiên + Vô (không, không có): vô bổ, vô tận C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP, VẬN DỤNG a. Mục tiêu: Củng cố và vận dụng những kiến thức về bài Giới thiệu bài học và Tri thức Ngữ Văn để giải quyết bài tập. b. Nội dung: GV yêu cầu HS hoàn thành bài tập vẽ sơ đồ tư duy hệ thống kiến thức. c. Sản phẩm học tập: Sơ đồ tư duy hệ thống kiến thức của HS. d. Tổ chức thực hiện: Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS hoàn thành bài tập: Sau khi học xong bài Giới thiệu bài học và Tri thức Ngữ Văn, em tiếp thu được những tri thức gì? Hãy hệ thống hóa lại kiến thức đó bằng sơ đồ tư duy. - GV hướng dẫn HS hoàn thành sơ đồ tư duy hệ thống kiến thức bài học. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS lắng nghe GV hướng dẫn HS hoàn thành bài tập. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV gọi một vài HS trình bày sơ đồ đã hoàn thành trước lớp, các HS khác quan sát, lắng nghe và bình chọn ra sản phẩm đẹp, đủ và đúng nhất. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, đánh giá thái độ học tập của cả lớp và tổng kết lại bài học. * Hướng dẫn về nhà - GV dặn dò HS: + Ôn tập lại bài Giới thiệu bài học và Tri thức Ngữ Văn. + Soạn bài: Bức thư của thủ lĩnh da đỏ TIẾT: VĂN BẢN 1. BỨC THƯ CỦA THỦ LĨNH DA ĐỎ (XI -ÁT -TÔ) I. MỤC TIÊU 1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt: - Xác định được thể loại của văn bản. - Nhận diện và xác định được bố cục của văn bản. - Nhận diện và phân tích được Bức thư của thủ lĩnh da đỏ xuất phát từ tinh yêu thiên nhiên, đất nước, con người đã nêu lên một vấn đề bức xúc có ý nghĩa to lớn đối với cuộc sống hiện nay: bảo vệ và gìn giữ sự trong sạch của thiên nhiên, môi trường. - Nhận diện và phân tích được tác dụng của một số biện pháp tu từ, nhân hoá, điệp ngữ, đối lập. 2. Năng lực a. Năng lực chung - Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác... b. Năng lực riêng biệt - Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản Bức thư của thủ lĩnh da đỏ - Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về văn bản Bức thư của thủ lĩnh da đỏ - Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa truyện; 3. Phẩm chất: - Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: Yêu thương con người, yêu thiên nhiên II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Chuẩn bị của giáo viên: - Giáo án; - Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi; - Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp; - Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà; 2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 8, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình từ đó HS khắc sâu kiến thức nội dung bài Bức thư của thủ lĩnh da đỏ b. Nội dung: GV cho HS xem video và đặt câu hỏi phát vấn c. Sản phẩm: Chia sẻ của HS d. Tổ chức thực hiện: Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV đặt câu hỏi: Quê hương em đang sinh sống là một nơi như thế nào? Em hãy chia sẻ với bạn bè về vẻ đẹp của nơi đây. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS tham gia chia sẻ cảm nhận Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận - GV mời từng thành viên trong lớp chia sẻ Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, khen ngợi HS. - Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Đọc văn bản a. Mục tiêu: Nắm được những thông tin về tác giả, tác phẩm Bức thư của thủ lĩnh da đỏ b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến thông tin tác giả, tác phẩm Bức thư của thủ lĩnh da đỏ c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và kiến ... hồi của người nghe và câu trả lời của em. Bước 4: Trao đổi và đánh giá Sử dụng bảng kiểm (SGK/75) tự đánh giá kĩ năng trình bày của bản thân và đánh giá bài trình bày. Hoạt động 2: Xác định các tiêu chí đánh giá kĩ năng trình bày a. Mục tiêu: Xác định các tiêu chí đánh giá kĩ năng trình bày b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi của GV. c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS. d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm mà GV đã chia để thống nhất các tiêu chí đánh giá kĩ năng trình bày Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thảo luận theo nhóm để xác định các tiêu chí đánh giá kĩ năng trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện các nhóm trình bày kết quả hoạt động của nhóm mình, yêu cầu các nhóm khác nghe, nhận xét. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá, chốt tiêu chí. II. Các tiêu chí đánh giá Xem ở bảng kiểm C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học về kĩ năng trình bày một vấn đề xã hội b. Nội dung: HS dựa vào kiến thức đã học và SGK để hoàn thành BT. c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS liên quan đến bài học d. Tổ chức thực hiện: Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập Hoàn thành bài nói và nghe Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - Thực hiện hoàn thành bài nói và nghe Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời 2 – 3 HS trình bày phần ghi chép của mình. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá, khen ngợi cả lớp. D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức. b. Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để hỏi và trả lời, trao đổi. c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS. d. Tổ chức thực hiện: Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS nghe GV yêu cầu, sau đó thực hiện Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời 2 – 3 HS trình bày phần ghi chép của mình. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá, khen ngợi cả lớp. * Hướng dẫn về nhà - GV dặn dò HS: + Soạn trước bài Ôn tập. IV. HỒ SƠ DẠY HỌC Bảng kiểm kĩ năng trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội Tiêu chí Đạt Chưa đạt Bài trình bày có đủ các phần giới thiệu, nội dung, kết thúc Mở đầu và kết thúc ấn tượng, thu hút Nêu rõ vấn đề trình bày Trình bày trực tiếp , rõ ràng ý kiến đồng tình hay phản đối với vấn đề được trình bày Đưa ra được lí lẽ, bằng chứng thuyết phục Kết hợp sử dụng phương tiện phi ngôn ngữ và ngôn ngữ Ghi nhận và phản hồi lịch sự, thỏa đáng những câu hỏi hoặc phản bác của người nghe Trình bày tự tin, nói năng lưu loát Đảm bảo thời gian quy định TIẾT ...: ÔN TẬP I. MỤC TIÊU 1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt: - Kiến thức về luận đề, luận điểm, lí lẽ và bằng chứng trong văn bản nghị luận 2. Năng lực a. Năng lực chung - Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác... b. Năng lực riêng biệt: - Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân. 3. Phẩm chất: - Ý thức tự giác, tích cực trong học tập. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Chuẩn bị của GV - Giáo án; - Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi; - Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp; - Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà. 2. Chuẩn bị của HS: SGK, SBT Ngữ văn 8, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung Bài 3: Sự sống thiêng liêng b. Nội dung: HS huy động tri thức đã có để thực hiện hoạt động khởi động. c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS d. Tổ chức thực hiện: Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV đặt câu hỏi: Sau khi học xong chủ đề 3, em đã được cung cấp thêm kiến thức liên quan đến nội dung gì? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời 1 – 2 HS trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe và nhận xét. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá - GV dẫn vào bài Ôn tập B. HOẠT ĐỘNG ÔN TẬP a. Mục tiêu: Ghi nhớ và vận dụng những kiến thức đã học trong bài 3 b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi. c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS. d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV): HĐ nhóm Hoàn thành các câu hỏi ôn tập - HS nhận nhiệm vụ. B2: Thực hiện nhiệm vụ: HS trao đổi thảo luận hoàn thiện bảng mẫu. B3: Báo cáo, thảo luận: Đại diện nhóm trình bày; Các nhóm theo dõi, nhận xét, bổ sung (Phần thuyết trình có thể thuyết trình kết hợp với các slile hoặc sapo) B4: Kết luận, nhận định (GV): - Đánh giá, nhận xét (hoạt động nhóm của HS và sản phẩm), Xem ở mục lục C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP – VẬN DỤNG a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức về Bài 3: Sự sống thiêng liêng b. Nội dung: GV cho HS tự nhắc lại về những kiến thức đã học được. c. Sản phẩm học tập: Những kiến thức HS đã học được trong Bài 3 và câu trả lời của HS. d. Tổ chức thực hiện: Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp, nhắc lại những kiến thức đã học được ở Bài 3 Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thảo luận theo cặp, nhắc lại những kiến thức đã học được ở Bài 3 Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời 2 – 3 HS trình bày trước lớp. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, chốt nội dung bài học * Hướng dẫn về nhà - GV dặn dò HS: + Ôn tập lại nội dung Bài 3: Sự sống thiêng liêng + Soạn bài 4: Sắc thái của tiếng cười Đáp án bài tập Câu 1 (trang 76 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 1): Tóm tắt luận đề, luận điểm, lí lẽ, bằng chứng của ba văn bản nghị luận đã học bằng cách hoàn thành bảng sau (làm vào vở): Văn bản Luận đề Luận điểm Lí lẽ và bằng chứng Bức thư của thủ lĩnh da đỏ Thiên nhiên và hồn người lúc sang thu Lối sống đơn giản – xu thế của thế kỉ XXI Trả lời: Văn bản Luận đề Luận điểm Lí lẽ và bằng chứng Bức thư của thủ lĩnh da đỏ Sống hòa hợp và bảo vệ mảnh đất nơi đây - Luận điểm 1: Những điều thiêng liêng trong kí ức của người da đỏ - Luận điểm 2: Những lo lắng của người da đỏ nếu bán đất cho người da trắng. - Luận điểm 3: Kiến nghị của người da đỏ Luận điểm 1: + Mảnh đất là người mẹ, bông hoa là người chị, người em. + Dòng nước là máu của tổ tiên. + Tiếng thì thầm của dòng nước là tiếng nói của cha ông. Luận điểm 2: + Họ sẽ lấy đi trong lòng đất những gì họ cần. + Lòng thèm khát của họ sẽ ngấu nghiến đất đai. + Họ chẳng để ý đến bầu không khí mà họ hít thở. Luận điểm 3: + Phải biết quý trọng đất đai. + Hãy khuyên bảo chúng đất là mẹ. Thiên nhiên và hồn người lúc sang thu Cảm nhận về thiên nhiên và hồn người lúc sang thu - Cảm nhận của tác trong khổ thơ thứ nhất và thứ 2: Bức tranh thiên nhiên mùa thu được miêu tả bằng khứu giác, thị giác, xúc giác. - Cảm nhận của tác giả về suy nghĩ, chiêm nghiệm của nhà thơ qua khổ thơ thứ 3. + Không phải là những nét đặc trưng của trời mây hay sắc vàng của hoa cúc mà bắt đầu là hương ổi – một chữ “phả” đủ gợi hương thơm sánh lại. + Cảm nhận được “hương ổi”, đã nhận ra “gió se”, mắt lại nhìn thấy sương đang “chùng chình qua ngõ”. + Thiên nhiên được quan sát rộng lớn hơn, nhiều tầng bậc hơn “sông dềnh dàng” và “chim vội vã”. + Cảm nhận, suy ngẫm về tâm trạng của tác giả khi nhìn cảnh vật trong những ngày đầu thu qua hình ảnh nắng, mưa, sấm. + Cảm nhận và trả lời cho những chiêm nghiệm và sự từng trải của tác giả qua hình ảnh “Hàng cây đứng tuổi”: hình ảnh gợi cho người đọc nhiều liên tưởng như một đời người trưởng thành rồi già cỗi đi. Lối sống đơn giản – xu thế của thế kỉ XXI Sống đơn giản - Sống đơn giản là gì? - Lợi ích của việc sống đơn giản + Sống đơn giản không đồng nghĩa với sống khổ hạnh và nghèo đói, mà là cuộc sống được lựa chọn sau quá trình nghiên cứu kĩ lưỡng. - Giúp chúng ta kiềm chế lòng tham, cân nhắc kĩ lưỡng các yêu cầu của bản thân. + Một căn nhà rộng rãi sẽ đem lại sự dễ chịu cho người ở. - Biến mình trở thành một con người nhàn nhã, bình yên và không hao phí thời gian vào những việc vô bổ. + Lối sống này được ông cha ta coi trọng từ thời xa xưa. Câu 2 (trang 76 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 1): Căn cứ vào đâu để phân biệt bằng chứng khách quan với ý kiến, đánh giá chủ quan của người viết trong văn bản nghị luận? Trả lời: - Có thể phân biệt hai khái niệm này dựa vào bảng sau: Bằng chứng khách quan Ý kiến, đánh giá chủ quan của người viết Là các thông tin khách quan như: số liệu, thời gian, nơi chốn, con người và sự kiện Là các ý kiến chủ quan như: quan điểm cá nhân về một vấn đề đang tranh cãi, dự đoán về tương lai, đánh giá chủ quan về sự việc, hiện tượng; có thể có được diễn đạt bằng các cụm từ như: tôi cho rằng, tôi thấy hoặc các tính từ thể hiện sự đánh giá chủ quan. Dựa trên những thí nghiệm, nghiên cứu, có nguồn đáng tin cậy, có thể xác định đúng, sai dựa vào thực tế. Dựa trên cảm nhận, cách nhìn, diễn giải của cá nhân; không có cơ sở để kiểm chứng. Câu 3 (trang 76 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 1): Luận điểm, lí lẽ và bằng chứng có vai trò gì trong việc thể hiện luận đề? Trả lời: Luận điểm, lí lẽ và bằng chứng giúp làm sáng rõ luận đề. Mỗi lí lẽ, dẫn chứng giúp cho luận để trở nên dễ hiểu, dễ hình dung và thuyết phục người đọc, người nghe hơn. Câu 4 (trang 76 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 1):Liệt kê ít nhất mười từ có chứa các yếu tố Hán Việt đã học trong bài và giải thích ý nghĩa của chúng. Trả lời: Từ có các yếu tố Hán Việt Giải thích ý nghĩa dân gian ở trong dân trí tuệ sự hiểu biết và kiến thức sâu rộng sứ giả người được coi là đại diện tiêu biểu cho nhân dân bình dân con người bình thường bất công không công bằng hoàn mĩ đẹp đẽ hoàn toàn triết lí nguyên lí, đạo lí về vũ trụ và nhân sinh bất hạnh không may gặp phải điều rủi ro, đau khổ nguy kịch hết sức nguy hiểm, đe dọa nghiêm trọng đến sự sống còn hạnh phúc một trạng thái cảm xúc vui vẻ của người Câu 5 (trang 76 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 1): Trình bày những kĩ năng viết để tăng sức thuyết phục cho bài văn nghị luận về một vấn đề của đời sống. Trả lời: Những kĩ năng viết để tăng sức thuyết phục cho bài văn nghị luận về một vấn đề của đời sống là: - Hiểu rõ những gì mình viết - Quản lí được nội dung và bố cục bài viết. - Bám sát luận đề - Lập luận cần đưa ra đủ lí lẽ, bằng chứng thuyết phục - Câu 6 (trang 76 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 1):Ghi lại những kinh nghiệm em thu nhận được sau khi thực hiện bài thuyết trình cho buổi tọa đàm “Con người và thiên nhiên”. Trả lời: Những kinh nghiệm em thu nhận dược sau khi thực hiện bài thuyết trình cho buổi tọa đàm “Con người và thiên nhiên”. - Luôn tự tin, trình bày quan điểm cá nhân. - Lắng nghe, tiếp thu ý kiến từ mọi người xung quanh. - Yêu thiên nhiên con người, sống hòa hợp với thiên và con người. - Câu 7 (trang 76 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 1):Em hãy thiết kế một sản phẩm sáng tạo mang thông điệp: “Mọi sự sống đều thiêng liêng, đáng quý”. Trả lời: Em có thể vẽ tranh, vẽ khẩu hiệu, sưu tầm ảnh,
File đính kèm:
- giao_an_ngu_van_8_chan_troi_sang_tao_bai_3_su_song_thieng_li.docx