Giáo án Sinh học 11 (Chân trời sáng tạo) - Bài 1: Khái quát về trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở sinh vật
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Phân tích được vai trò của trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng đối với sinh vật.
- Nêu được các dấu hiệu đặc trưng của trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng.
- Dựa vào sơ đồ chuyển hóa năng lượng trong sinh giới, mô tả được tóm tắt ba giai đoạn chuyển hóa năng lượng.
- Trình bày được mối quan hệ giữa trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở cấp tế bào và cơ thể.
- Nêu được các phương thức trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng. Lấy được ví dụ minh họa.
- Nêu được khái niệm tự dưỡng và dị dưỡng. Phân tích được vai trò của sinh vật tự dưỡng trong sinh giới.
2. Năng lực
Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: biết chủ động trong giao tiếp, tự tin phát biểu ý kiến của bản thân về trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở sinh vật.
- Năng lực tự chủ và tự học: Xác định được nhiệm vụ học tập môn Sinh học lớp 11 qua việc tìm hiểu về trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở sinh vật.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Sinh học 11 (Chân trời sáng tạo) - Bài 1: Khái quát về trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở sinh vật
Ngày soạn: .../.../... Ngày dạy: .../.../... BÀI 1. KHÁI QUÁT VỀ TRAO ĐỔI CHẤT VÀ CHUYỂN HÓA NĂNG LƯỢNG Ở SINH VẬT MỤC TIÊU Kiến thức Sau bài học này, HS sẽ: Phân tích được vai trò của trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng đối với sinh vật. Nêu được các dấu hiệu đặc trưng của trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng. Dựa vào sơ đồ chuyển hóa năng lượng trong sinh giới, mô tả được tóm tắt ba giai đoạn chuyển hóa năng lượng. Trình bày được mối quan hệ giữa trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở cấp tế bào và cơ thể. Nêu được các phương thức trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng. Lấy được ví dụ minh họa. Nêu được khái niệm tự dưỡng và dị dưỡng. Phân tích được vai trò của sinh vật tự dưỡng trong sinh giới. Năng lực Năng lực chung: Năng lực giao tiếp và hợp tác: biết chủ động trong giao tiếp, tự tin phát biểu ý kiến của bản thân về trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở sinh vật. Năng lực tự chủ và tự học: Xác định được nhiệm vụ học tập môn Sinh học lớp 11 qua việc tìm hiểu về trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở sinh vật. Năng lực giải quyết vấn đề: Vận dụng các kiến thức về trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng đề xuất biện pháp giúp trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng diễn ra thuận lợi. Năng lực riêng: Năng lực nhận thức sinh học: Phân tích được vai trò của trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng đối với sinh vật. Nêu được các dấu hiệu đặc trưng của trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng. Dựa vào sơ đồ chuyển hóa năng lượng trong sinh giới, mô tả được tóm tắt ba giai đoạn chuyển hóa năng lượng. Trình bày được mối quan hệ giữa trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở cấp tế bào và cơ thể. Nêu được các phương thức trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng. Lấy được ví dụ minh họa. Nêu được khái niệm tự dưỡng và dị dưỡng. Phân tích được vai trò của sinh vật tự dưỡng trong sinh giới. Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: vận dụng được kiến thức về vai trò của sinh vật tự dưỡng trong sinh giới để giải thích một số vấn đề thực tiễn. Phẩm chất Tham gia tích cực các hoạt động nhóm phù hợp với khả năng của bản thân. Cẩn thận, trung thực và thực hiện yêu cầu bài học. Có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá và học tập môn sinh học. THIẾT BỊ DẠY HỌC 1. Đối với giáo viên Giáo án, SHS, SGV, SBT sinh học 11. Máy tính, máy chiếu( nếu có). 2. Đối với học sinh SHS sinh học 11. Tranh ảnh, tư liệu có liên quan đến nội dung bài học và dụng cụ học tập. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG ( MỞ ĐẦU) Mục tiêu: Đưa ra các câu hỏi thực tế gần gũi để khơi gợi hứng thú học tập. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS suy nghĩ và trả lời câu hỏi. Sản phẩm: HS trả lời được câu hỏi theo ý kiến cá nhân. Tổ chức thực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV đưa ra câu hỏi: “Khi hoạt động mạnh (chơi thể thao, nhảy dây,..), cơ thể chúng ta thường thấy nóng, ra mồ hôi và có cảm giác đói.” “Vậy quá trình nào đã dẫn đến hiện tượng trên? Giải thích?” Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS suy nghĩ trả lời câu hỏi mở đầu. Bước 3: Báo cáo, thảo luận: Các học sinh xung phong phát biểu trả lời. Bước 4: Kết luận và nhận xét: GV nhận xét, đánh giá và dẫn vào bài: Để có được câu trả lời đầy đủ và chính xác nhất cho câu hỏi trên, chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu Bài 1. Khái quát về trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở sinh vật. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI Hoạt động 1: Tìm hiểu vai trò của trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng đối với sinh vật. Mục tiêu: - Phân tích được vai trò của trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng đối với sinh vật; - Xác định được nhiệm vụ học tập môn Sinh học lớp 11 qua việc tìm hiểu về trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở sinh vật; - Biết chủ động trong giao tiếp, tự tin phát biểu ý kiến của bản thân về trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở sinh vật; - Tích cực tìm tòi các nội dung có liên quan đến vấn đề trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở sinh vật để hoàn thành các nội dung thảo luận nhóm. Nội dung: GV sử dụng phương pháp nêu và giải quyết vấn đề cho HS thảo luận, trình bày theo nhóm để hướng dẫn HS trả lời câu hỏi trong SGK, qua đó phân tích được vai trò của trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng đối với sinh vật. Sản phẩm: Vai trò của trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng, đáp án câu hỏi 1 sgk trang 5. Tổ chức thực hiện HĐ CỦA GV VÀ HS SẢN PHẨM DỰ KIẾN Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi, đọc thông hiểu thông tin trong sgk, trả lời câu hỏi 1 sgk trang 5 và đưa ra kết luận về vai trò của trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng đối với cơ thể sống. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS theo dõi hình ảnh, video, đọc thông tin trong sgk, thảo luận nhóm hoàn thành nhiệm vụ. Bước 3: Báo cáo, thảo luận - Đại diện nhóm HS giơ tay phát biểu hoặc lên bảng trình bày. - Một số HS nhóm khác nhận xét, bổ sung cho bạn. Bước 4: Kết luận, nhận định - GV nhận xét kết quả thảo luận nhóm, thái độ làm việc của các HS trong nhóm. - GV tổng quát lại kiến thức trọng tâm và yêu cầu HS ghi chép đầy đủ vào vở. Vai trò của trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng. - Đáp án câu hỏi 1 sgk trang 5: Vai trò của trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng đối với sinh vật: + Cung cấp nguyên liệu cho sự hình thành chất sống, cấu tạo nên tế bào, mô, cơ quan, hệ cơ quan và cơ thể sinh vật. Vd: Lipid, protein trong thức ăn cung cấp nguyên liệu cho xây dựng màng tế bào; tạo ra sản phẩm tham gia thực hiện chức năng của tế bào (như diệp lục tham gia vào quá trình quang hợp). + Cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống của sinh vật như vận động, cảm ứng, sinh trưởng, phát triển, sinh sản,.. Vd: Chất hữu cơ trong thức ăn chuyển hóa thành ATP cung cấp năng lượng cho hoạt động như bơi lội, chạy bộ, + Bài tiết các chất dư thừa, chất độc hại ra ngoài môi trường nhằm đảm bảo hoạt động sống bình thường của cơ thể. Vd: Cơ thể bài tiết muối, urea, uric acid,.. ra ngoài môi trường. Kết luận: Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng có vai trò quan trọng đảm bảo cho sinh vật tồn tại và phát triển (cung cấp nguyên liệu để xây dựng cơ thể, cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống và bài tiết các chất thải ra ngoài môi trường) Hoạt động 2: Tìm hiểu các dấu hiệu đặc trưng của trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở sinh vật. Mục tiêu: Trình bày được các dấu hiệu đặc trưng của trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng Nội dung: GV sử dụng phương pháp dạy học theo nhóm kết hợp với kĩ thuật công đoạn để hướng dẫn và gợi ý cho HS thảo luận nội dung trong sgk. Sản phẩm: Đáp án phiếu học tập số 1 và kết luận về các dấu hiệu đặc trưng của trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở sinh vật. Tổ chức thực hiện HĐ CỦA GV VÀ HS SẢN PHẨM DỰ KIẾN Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV chia lớp thành bốn nhóm, mỗi nhóm tiến hành nghiên cứu nội dung về các dấu hiệu đặc trưng của trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở cơ thể sinh vật, mỗi nhóm thực hiện một nhiệm vụ độc lập thông qua việc hoàn thành phiếu học tập số 1. *Phiếu học tập số 1 đính kèm dưới hoạt động 2. + Nhóm 1: Tìm hiểu quá trình thu nhận chất từ môi trường và vận chuyển các chất trong cơ thể + Nhóm 2: Tìm hiểu quá trình biến đổi các chất và chuyển hóa năng lượng. + Nhóm 3: Tìm hiểu quá trình thải các chất ra môi trường. + Nhóm 4: Tìm hiểu quá trình điều hòa. Mỗi nhóm tiến hành thảo luận nội dung trong 2 phút, sau đó các nhóm sẽ luân chuyển phiếu học tập đã ghi kết quả thảo luận cho nhau: Các nhóm đọc và góp ý kiến bổ sung cho nhón bạn, cứ sau 2 phút lại tiếp tục luân chuyển sang nhóm khác cho đến khi các nhóm nhận về phiếu học tập của nhóm mình. Các nhóm thống nhất ý kiến của nhóm mình và nhóm bạn để hoàn thiện phiếu học tập của nhóm mình. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS theo dõi, đọc thông tin trong sgk, thảo luận nhóm hoàn thành nhiệm vụ. Bước 3: Báo cáo, thảo luận - Đại diện nhóm HS giơ tay phát biểu hoặc lên bảng trình bày. - Một số HS nhóm khác nhận xét, bổ sung cho bạn. Bước 4: Kết luận, nhận định - GV nhận xét kết quả thảo luận nhóm, thái độ làm việc của các HS trong nhóm. - GV tổng quát lại kiến thức trọng tâm và yêu cầu HS ghi chép đầy đủ vào vở. Các dấu hiệu đặc trưng của trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở sinh vật - Đáp án phiếu học tập số 1 đính kèm dưới hoạt động 2. Kết luận: Các dấu hiệu đặc trưng của trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở sinh vật gồm: Thu nhận các chất từ môi trường và vận chuyển các chất trong cơ thể. Biến đổi các chất và chuyển hóa năng lượng. Thải các chất ra môi trường Điều hòa cơ thể thông qua hormon hoặc hệ thần kinh. * Phiếu học tập số 1: PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 Lớp: Nhóm: . Họ và tên thành viên: .. STT Dấu hiệu đặc trưng Dẫn chứng Thực vật Động vật 1 2 3 4 Đáp án phiếu học tập số 1: STT Dấu hiệu đặc trưng Dẫn chứng Thực vật Động vật 1 Thu nhận các chất từ môi trường và vận chuyển các chất trong cơ thể Lá hấp thụ khí CO2 từ không khí à sử dụng năng lượng ánh sáng để quang hợp cùng với nguồn nước và muối khoáng do rễ hấp thụ, được mạch gỗ chuyển lên lá tham gia tổng hợp nên các chất hữu cơ cần thiết cho cơ thể, sau đó các chất hữu cơ được mạch rây vận chuyển đến các bộ phận khác nhau của cây. Thức ăn và nước uống được đưa vào hệ tiêu hóa O2 được hấp thụ nhờ hệ hô hấp, các chất dinh dưỡng vận chuyển đến các tế bào nhờ hệ tuần hoàn. 2 Biến đổi các chất và chuyển hóa năng lượng Năng lượng từ ánh sáng được tích lũy trong các hợp chất hữu cơ được phân giải trong quá trình hô hấp để giải phóng năng lượng cung cấp cho hoạt động sống. Các chất dinh dưỡng được tạo ra từ quá trình tiêu hóa được hấp thụ và tổng hợp thành các chất cần thiết, đồng thời tích lũy năng lượng. 3 Thải các chất ra môi trường Thực vật ngập mặn thải lượng muối thừa qua các mô ở lá. Động vật thải nước tiểu, phân ra khỏi cơ thể qua cơ quan tiêu hóa. 4 Điều hòa Khi gặp điều kiện khô hạn, cơ thể thực vật tổng hợp abscisic acid ức chế trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng (cây rụng lá). Hệ thần kinh sinh dưỡng chi phối quá trình tiêu hóa, hấp thụ thức ăn ở người. Hoạt động 3: Tìm hiểu các giai đoạn chuyển hóa năng lượng trong sinh giới Mục tiêu: Mô tả tóm tắt ba giai đoạn chuyển hóa năng lượng (tổng hợp, phân giải và huy động năng lượng. Nội dung: GV sử dụng phương pháp dạy học trực quan kết hợp hỏi- đáp để hướng dẫn và gợi ý cho HS thảo luận nội dung SGK. Sản phẩm: Các giai đoạn chuyển hóa năng lượng trong sinh giới.. Tổ chức thực hiện HĐ CỦA GV VÀ HS SẢN PHẨM DỰ KIẾN Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS hoạt động nhóm 4, thảo luận trả lời câu hỏi 3 sgk trang 7. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS theo dõi hình ảnh, đọc thông tin trong sgk, thảo luận nhóm hoàn thành nhiệm vụ. Bước 3: Báo cáo, thảo luận - Đại diện nhóm HS giơ tay phát biểu hoặc lên bảng trình bày. - Một số HS nhóm khác nhận xét, bổ sung cho bạn. Bước 4: Kết luận, nhận định - GV nhận xét kết quả thảo luận nhóm, thái độ làm việc của các HS trong nhóm. - GV tổng quát lại kiến thức trọng tâm và yêu cầu HS ghi chép đầy đủ vào vở. III. Các giai đoạn chuyển hóa năng lượng trong sinh giới. - Đáp án câu hỏi 3 sgk trang 7: 1. Giai đoạn tổng hợp: Nhờ các chất diệp lục, cây xanh thu nhận năng lượng ánh sáng để tổng hợp các chất hữu cơ từ CO2 và nước. Như vậy, cây xanh đã chuyển năng lượng ánh sáng thành năng lượng tích lũy trong các chất hữu cơ. 2. Giai đoạn phân giải: Quá trình hô hấp làm biến đổi các phần tử lớn thành các phân tử nhỏ, đồng thời năng lượng tích lũy trong các liên kết hóa học ở các phân tử lớn chuyển sang năng lượng tích lũy trong các liên kết hóa học của các phân tử nhỏ ở dạng dễ chuyển đổi và sử dụng (VD: ATP) 3. Giai đoạn huy động: Năng lượng giải phóng ra từ ATP sử dụng cho các hoạt động sống như tổng hợp chất sống, vận động, sinh sản, cảm ứng, sinh trưởng và phát triển. Kết luận: - Chuyển hóa năng lượng trong sinh giới gồm 3 giai đoạn: tổng hợp, phân giải và huy động. Hoạt động 4: Tìm hiểu mối quan hệ giữa trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở cấp tế bào và cơ thể. Mục tiêu: Trình bày được mối quan hệ giữa trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở cấp tế bào và cơ thể. Nội dung: GV sử dụng phương pháp dạy học trực quan kết hợp hỏi - đáp để hướng dẫn và gợi ý cho HS thảo luận nội dung trong sgk.. Sản phẩm: Đáp án câu hỏi 4, câu hỏi luyện tập sgk trang 8 và kết luận về mối quan hệ giữa trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở cấp tế bào và cơ thể. Tổ chức thực hiện HĐ CỦA GV VÀ HS SẢN PHẨM DỰ KIẾN Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS hoạt động nhóm đôi đọc thông tin mục IV, quan sát hình 1.3 để trả lời câu hỏi 4 và câu luyện tập sgk trang 8. - GV tổng kết câu trả lời của HS và đưa ra kết luận Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS theo dõi hình ảnh, đọc thông tin trong sgk, thảo luận nhóm hoàn thành nhiệm vụ. Bước 3: Báo cáo, thảo luận - Đại diện nhóm HS giơ tay phát biểu hoặc lên bảng trình bày. - Một số HS nhóm khác nhận xét, bổ sung cho bạn. Bước 4: Kết luận, nhận định - GV nhận xét kết quả thảo luận nhóm, thái độ làm việc của các HS trong nhóm. - GV tổng quát lại kiến thức trọng tâm và yêu cầu HS ghi chép đầy đủ vào vở. IV. Mối quan hệ giữa trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở cấp tế bào và cơ thể. - Đáp án câu hỏi 4 sgk trang 8: Quá trình trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng trong tế bào là cơ sở diễn ra quá trình trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng xảy ra ở cấp cơ thể với môi trường bên ngoài. Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở cấp cơ thể là cầu nối giữa tế bào và môi trường bên ngoài như hấp thụ các chất cần thiết từ môi trường và bài tiết các chất thải ra ngoài môi trường. - Đáp án câu hỏi luyện tập sgk trang 8: Không thể tiến hành độc lập vì trao đổi chất gắn liền với chuyển hóa năng lượng, được thực hiện ở cấp cơ thể cũng như tế bào. Thông qua trao đổi chất, năng lượng được giải phóng tích lũy và huy động để cung cấp cho các hoạt động của tế bào và cơ thể. Kết luận: Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở cấp độ tê bào và cơ thể có mối quan hệ tác động qua lại, hỗ trợ lẫn nhau, đảm bảo cho cơ thể sinh vật tồn tại, phát triển và thống nhất với môi trường. Hoạt động 5: Tìm hiểu các phương thức trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng. Mục tiêu: - Trình bày được các phương thức trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng (tự dưỡng và dị dưỡng); - Trình bày được khái niệm tự dưỡng và dị dưỡng; - Phân tích được vai trò của sinh vật tự dưỡng trong sinh giới. Nội dung: GV sử dụng phương pháp đàm thoại để hướng dẫn và gọi ý cho HS thảo luận nội dung trong sgk. Sản phẩm: Khái niệm tự dưỡng, dị dưỡng, đáp án câu hỏi 5, 6, vận dụng sgk và kết luận về các hình thức trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng. Tổ chức thực hiện HĐ CỦA GV VÀ HS SẢN PHẨM DỰ KIẾN Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV đưa ra một vài câu hỏi gợi nhớ về kiến thức đã học từ lớp dưới: + Tự dưỡng là gì? + Quang tự dưỡng là gì? + Hóa tự dưỡng là gì? - GV yêu cầu HS hoạt động nhóm đôi đọc thông tin mục V.1 để trả lời câu hỏi 5 và 6 sgk trang 8 - GV đưa ra một vài câu hỏi gợi nhớ về kiến thức đã học từ lớp dưới: + Dị dưỡng là gì? + Quang dị dưỡng là gì? + Hóa dị dưỡng là gì? - GV yêu cầu HS hoạt động nhóm đôi để trả lời câu hỏi vận dụng sgk trang 9. - GV tổng hợp kiến thức và đưa ra kết luận. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS theo dõi hình ảnh, đọc thông tin trong sgk, thảo luận nhóm hoàn thành nhiệm vụ. Bước 3: Báo cáo, thảo luận - Đại diện nhóm HS giơ tay phát biểu hoặc lên bảng trình bày. - Một số HS nhóm khác nhận xét, bổ sung cho bạn. Bước 4: Kết luận, nhận định - GV nhận xét kết quả thảo luận nhóm, thái độ làm việc của các HS trong nhóm. - GV tổng quát lại kiến thức trọng tâm và yêu cầu HS ghi chép đầy đủ vào vở. V. Mối quan hệ giữa trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở cấp tế bào và cơ thể. Tự dưỡng - Tự dưỡng là phương thức trao đổi và vận chuyển năng lượng ở nhóm sinh vật có khả năng tự tổng hợp chất hữu cơ từ những chất vô cơ. - Quang tự dưỡng: Sử dụng nguồn năng lượng từ ánh sáng và nguồn carbon là CO2 để để tổng hợp chất hữu cơ - Hóa tự dưỡng: Sử dụng nguồn năng lượng từ quá trình oxi hóa khử các hợp chất vô cơ là nguồn carbon là CO2 để tổng hợp chất hữu cơ, gặp ở một số vi khuẩn. - Đáp án câu hỏi 5 sgk trang 8: Phương thức trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở thực vật là quang tự dưỡng, trong đó. Chúng sử dụng nguồn năng lượng từ ánh sáng và nguồn carbon là CO2 để tổng hợp chất hữu cơ Vd: quá trình quang hợp ở thực vật - Đáp án câu hỏi 6 sgk trang 8: Các sinh vật tự dưỡng được xếp vào nhóm sinh vật sản xuất ở các chuỗi và lưới thức ăn trong hệ sinh thái. Chất hữu cơ do các vi sinh vật tự dưỡng sản xuất là nguồn gốc để tạo thành các chất hữu cơ trong cơ thể sinh vật dị dưỡng. Ngoài ra, các sinh vật quang dị tự dưỡng có khả năng hấp thụ CO2 và giải phóng O2, góp phần điều hòa khí hậu, bảo vệ môi trường. Dị dưỡng - Dị dưỡng là phương thức sinh vật lấy chất hữu cơ từ sinh vật tự dưỡng hoặc dị dưỡng khác để tiến hành trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng. - Quang dị dưỡng: Sử dụng nguồn năng lượng ánh sáng và nguồn carbon là chất hữu cơ. - Hóa dị dưỡng: sử dụng nguồn năng lượng và carbon là chất hữu cơ - Đáp án câu hỏi vận dụng sgk trang 9: Quá trình quang hợp của sinh vật tự dưỡng giúp hấp thụ CO2, cung cấp khí O2 cho quá trình hô hấp của con người và các loài sinh vật khác; đồng thời thực vật còn giữ lại các chất khí, bụi độc hại. Cây xanh còn có tác dụng hạn chế tiếng ồn, nhất là khu vực nội thành. Kết luận: - Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng được thực hiện theo các phương thức tự dưỡng (quang tự dưỡng và hóa tự dưỡng); dị dưỡng (quang dị dưỡng và hóa dị dưỡng) - Sinh vật tự dưỡng có vai trò cung cấp thức ăn, O2 cho các sinh vật dị dưỡng; hấp thụ CO2, giải phóng O2, góp phần điều hòa khí hậu, bảo vệ môi trường. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP Mục tiêu: HS củng cố lại kiến thức về trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng. Nội dung: Cá nhân HS làm các câu hỏi trắc nghiệm khách quan để củng cố lại kiến thức đã học. Sản phẩm: Đáp án của HS cho các câu hỏi trắc nghiệm khách quan. Tổ chức thực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: Câu 1: Trong các sinh vật sau, nhóm sinh vật nào có khả năng tự dưỡng? A. Tảo, cá, chim, rau, cây xà cừ. B. Tảo, nấm, rau, lúa, cây xà cừ. C. Con người, vật nuôi, cây trồng. D. Tảo, trùng roi xanh, lúa, cây xà cừ. Câu 2: Quá trình chuyển hóa năng lượng trong sinh giới gồm các giai đoạn nào? Tổng hợp, quang hợp và huy động năng lượng. Phóng xạ, tổng hợp và huy động năng lượng. Tổng hợp, phân giải và huy động năng lượng. Phân giải, quang hợp và huy động năng lượng. Câu 3: Nguồn năng lượng khởi đầu trong sinh giới là? A. ATP B. Nhiệt năng C. Động năng D. Quang năng Câu 4: Sự biến đổi các chất có kích thước phân tử lớn thành các chất có kích thước phân tử nhỏ trong quá trình tiêu hóa thức ăn ở cơ thể người được gọi là quá trình A. phân giải. B. tổng hợp. C. đào thải. D. chuyển hóa năng lượng. Câu 5: Dựa vào kiểu trao đổi chất, người ta chia sinh vật thành 2 nhóm. Đó là A. nhóm sinh vật tự dưỡng và nhóm sinh vật hoại dưỡng. B. nhóm sinh vật tự dưỡng và nhóm sinh vật dị dưỡng. C. nhóm sinh vật dị dưỡng và nhóm sinh vật hoại dưỡng. D. nhóm sinh vật dị dưỡng và nhóm sinh vật hóa dưỡng. Câu 6: Nguồn năng lượng cơ thể sinh vật giải phóng ra ngoài môi trường dưới dạng nào là chủ yếu? A. Cơ năng. B. Động năng. C. Hóa năng. D. Nhiệt năng. Câu 7: Trong cơ thể người, chất hữu cơ được phân giải để giải phóng năng lượng có nguồn gốc từ sự trao đổi chất ở A. hệ bài tiết. B. hệ tuần hoàn. C. hệ tiêu hóa. D. hệ thần kinh. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS suy nghĩ trả lời GV điều hành, quan sát, hỗ trợ Bước 3: Báo cáo, thảo luận: HS giơ tay phát biểu Bước 4: Kết luận, nhận định: - GV chữa bài, chốt đáp án. - GV nhận xét thái độ học tập, phương án trả lời của HS, ghi nhận và tuyên dương. Đáp án Câu hỏi Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 Câu 6 Câu 7 Đáp án D C A A B D C HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG Mục tiêu: HS thực hiện làm các bài tập vận dụng để nắm vững kiến thức và biết ứng dụng những kiến thức đã học vào đời sống. Nội dung: HS làm việc nhóm đôi vận dụng các kiến thức đã học vào giải quyết các bài tập trong phiếu bài tập. Sản phẩm: Đáp án của HS cho các câu hỏi vận dụng liên quan đến bài học. Tổ chức thực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ GV phát phiếu bài tập vận dụng cho HS, yêu cầu các nhóm đôi hoàn thành tất cả các câu hỏi trong phiếu. Họ và tên: Lớp: PHIẾU BÀI TẬP Câu 1: Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng có vai trò như thế nào đối với sinh vật? Câu 2: Quá trình trao đổi chất giữa cơ thể và môi trường bị rối loạn sẽ ảnh hưởng như thế nào đến cơ thể? Làm thế nào để quá trình trao đổi chất giữa cơ thể và môi trường diễn ra thuận lợi? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: Nhóm đôi HS thảo luận hoàn thành nhiệm vụ. GV điều hành quan sát, hỗ trợ. Bước 3: Báo cáo, thảo luận: HS xung phong phát biểu, các HS khác chú ý lắng nghe nhận xét và góp ý bổ sung. Bước 4: Kết luận, nhận định: GV chữa bài, chốt đáp án. GV nhận xét thái độ làm việc, sản phẩm, phương án trả lời của các học sinh, ghi nhận và tuyên dương. Đáp án Câu 1: + Ở thực vật: Chất được cơ thể lấy vào là nước, chất khoáng, CO2, O2. Chất thải ra môi trường chủ yếu là nước, O2, CO2. + Ở động vật: Chất được cơ thể lấy vào là thức ăn, nước, O2. Chất thải ra chủ yếu là phân, nước tiểu, CO2. Câu 2: + Quá trình trao đổi chất giữa cơ thể và môi trường bị rối loạn sẽ ảnh hưởng xấu đến tất cả các hoạt động sống của cơ thể như sinh trưởng và phát triển, sinh sản, cảm ứng, cân bằng nội môi Ví dụ: Cây không lấy đủ chất dinh dưỡng sẽ còi cọc, sinh sản kém, dễ mắc bệnh. Động vật không thải được urea, uric acid sẽ gây độc hại đối với tất cả tế bào, cơ quan trong cơ thể, dẫn đến mất cân bằng nội môi và tử vong. + Để quá trình trao đổi chất giữa cơ thể và môi trường diễn ra bình thường, phải cung cấp đủ các chất dinh dưỡng mà cơ thể cần (ví dụ: thực vật cần được cung cấp đủ chất khoáng, nước, CO2, ánh sáng, động vật cần được cung cấp đủ chất dinh dưỡng, O2) , đồng thời phải loại bỏ những chất dư thừa, độc hại ra môi trường. * HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ - Ghi nhớ kiến thức trong bài. - Hoàn thành bài tập trong SBT - Chuẩn bị bài 2. Trao đổi nước và khoáng ở thực vật.
File đính kèm:
- giao_an_sinh_hoc_11_chan_troi_sang_tao_bai_1_khai_quat_ve_tr.docx