Giáo án Tin học 3 (Chân trời sáng tạo) - Chủ đề A: Máy tính và em - Tuần 2, Bài 2: Xử lí thông tin (Tiết 1) - Năm học 2022-2023

CHỦ ĐỀ A: MÁY TÍNH VÀ EM

BÀI 2. XỬ LÍ THÔNG TIN

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức:

Sau bài học này, HS sẽ:

- Nhận biết được ba dạng thông tin thường gặp: chữ, âm thanh, hình ảnh. Nhận ra thông tin được thu nhận, thông tin được xử lí, kết quả của xử lí thông tin trong ví dụ cụ thể.

- Nêu được ví dụ minh họa cho các nhận xét: Bộ não của con người là một bộ phận xử lí thông tin, cuộc sống quanh ta có những máy móc tiếp nhận thông tin để quyết định hành động.

- Nhận ra trong ví dụ cụ thể máy đã xử lí thông tin nào và kết quả xử lí ra sao.

2. Năng lực

* Năng lực chung:

- Năng lực tự chủ và tự học: HS biết tự tìm kiếm, chuẩn bị và lựa chọn tài liệu, phương tiện học tập trước giờ học, quá trình tự giác tham gia các và thực hiện các hoạt động học tập cá nhân trong giờ học ở trên lớp,

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Khả năng phân công và phối hợp thực hiện nhiệm vụ học tập.

- Năng lực giải quyết vấn đề sáng tạo: HS đưa ra các phương án trả lời cho câu hỏi, bài tập xử lý tình huống, vận dụng kiến thức, kĩ năng của bài học để giải quyết vấn đề thường gặp

 

docx 9 trang Thu Lụa 29/12/2023 2980
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tin học 3 (Chân trời sáng tạo) - Chủ đề A: Máy tính và em - Tuần 2, Bài 2: Xử lí thông tin (Tiết 1) - Năm học 2022-2023", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Tin học 3 (Chân trời sáng tạo) - Chủ đề A: Máy tính và em - Tuần 2, Bài 2: Xử lí thông tin (Tiết 1) - Năm học 2022-2023

Giáo án Tin học 3 (Chân trời sáng tạo) - Chủ đề A: Máy tính và em - Tuần 2, Bài 2: Xử lí thông tin (Tiết 1) - Năm học 2022-2023
Tuần: 2
Tiết 1
Ngày soạn: 10/9/2022
Ngày dạy: 13/9/2022
TIN HỌC
CHỦ ĐỀ A: MÁY TÍNH VÀ EM 
BÀI 2. XỬ LÍ THÔNG TIN
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức:
Sau bài học này, HS sẽ:
- Nhận biết được ba dạng thông tin thường gặp: chữ, âm thanh, hình ảnh. Nhận ra thông tin được thu nhận, thông tin được xử lí, kết quả của xử lí thông tin trong ví dụ cụ thể.
- Nêu được ví dụ minh họa cho các nhận xét: Bộ não của con người là một bộ phận xử lí thông tin, cuộc sống quanh ta có những máy móc tiếp nhận thông tin để quyết định hành động.
- Nhận ra trong ví dụ cụ thể máy đã xử lí thông tin nào và kết quả xử lí ra sao.
2. Năng lực
* Năng lực chung: 
- Năng lực tự chủ và tự học: HS biết tự tìm kiếm, chuẩn bị và lựa chọn tài liệu, phương tiện học tập trước giờ học, quá trình tự giác tham gia các và thực hiện các hoạt động học tập cá nhân trong giờ học ở trên lớp,
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Khả năng phân công và phối hợp thực hiện nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề sáng tạo: HS đưa ra các phương án trả lời cho câu hỏi, bài tập xử lý tình huống, vận dụng kiến thức, kĩ năng của bài học để giải quyết vấn đề thường gặp 
* Năng lực riêng:
- Nhận biết được ba dạng thông tin thường gặp: chữ, âm thanh, hình ảnh.
- Nhận ra được các bước thu nhận và xử lí thông tin trong ví dụ.
3. Phẩm chất : 
Chăm chỉ, trách nhiệm, trung thực. 
II. ĐỒ DÙNG VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC 
a. Đối với giáo viên
SGK, SGV, Giáo án.
Máy tính kết nối Internet, loa, máy chiếu.
Phiếu bài tập.
Tranh, ảnh các loại máy tính thông dụng và các bộ phận của máy tính.
b. Đối với học sinh
SHS
Vở, bút
Giấy A4 để lập bảng ghi kết quả khi làm việc nhóm
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (5phút)
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú và HS trước khi bước vào làm quen với môn học mới, môn tin học.
b. Cách thức thực hiện: 
- GV yêu cầu HS quan sát Hình 1 và trả lời câu hỏi: 
+ Hình 1 trong SGK cho biết thời tiết ở Thành phố Hồ Chí Minh ngày mai như thế nào?
+ Dựa vào đâu em biết được điều đó?
- GV mời 2 – 3 HS đứng dậy trình bày câu trả lời của mình.
- GV cùng HS nhận xét, đánh giá và đưa ra đáp án đúng.
- GV dẫn dắt HS vào bài: Để biết được các dạng thông tin chúng ta thường gặp, quy trình xử lí thông tin của con người và máy móc diễn ra ra sao, chúng ta cũng đến với bài học hôm nay –Bài 2: Xử lí thông tin.
2. HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ (30 PHÚT)
1. Ba dạng thông tin thường gặp: chữ, âm thanh, hình ảnh
a. Mục tiêu : HS nhận biết được các dạng thông tin thường gặp và nêu được ví dụ trong cuộc sống quanh em.
b. Cách thức thực hiện :
Hoạt động 1. Đọc (và quan sát)
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Ở Hình 1 trong SGK, thông tin trời mưa được thể hiện ở 3 chi tiết khác nhau. Mỗi chi tiết đó là một dạng thông tin thường gặp. Em hãy cho biết các dạng thông tin thường gặp là gì?
- GV mời đại diện 2 – 3 nhóm đứng dậy trình bày ý kiến thảo luận của nhóm mình.
- GV nhận xét và đánh giá.
- GV chốt lại kiến thức:
+ Âm thanh là dạng thông tin chúng ta có thể nghe thấy (ví dụ: lời nói của cô phát thanh viên, tiếng nhạc, tiếng đàn, tiếng chim hót, tiếng loa phát thanh,)
+ Chữ là dạng thông tin chúng ta có thể đọc được (ví dụ: dòng chữ quảng cáo, dòng chữ tin tức, biển quảng cáo, biển chỉ dẫn,)
+ Hình ảnh là dạng thông tin chúng ta có thể nhìn thấy (ví dụ: hình ảnh đám mây, hình ảnh mặt trời, hình ảnh biển báo tín hiệu,)
Hoạt động 2. Làm
- GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi và trả lời câu hỏi: 
+ Ở Hình 2 trong SGK, thông tin Cấm hút thuốc được thể hiện ở dạng có thể nghe thấy, nhìn thấy hay đọc được?
+ Ở Hình 3 trong SGK, thông tin giờ vào lớp, giờ ra chơi được thể hiện ở dạng có thể nghe thấy, nhìn thấy hay đọc được?
+ Ở Hình 4 trong SGK, người đi đường có thể nghe thấy, nhìn thấy hay đọc được thông tin điều khiển giao thông của cảnh sát giao thông? Em hãy quan sát kĩ hành động và còi của người cảnh sát giao thông.
- GV mời đại diện 2 – 3 cặp đứng dậy trình bày ý kiến thảo luận của nhóm mình.
- GV nhận xét và đánh giá.
- GV tiếp tục yêu cầu HS quan sát Trang 8 – SGK và trả lời câu hỏi: 
+ Em có thể nghe thấy, nhìn thấy hay đọc được nội dung có trên Trang 8 SGK?
+ Trong giờ học, thông tin được giáo viên truyền đạt đến học sinh ở những dạng nào?
- GV mời đại diện 2 – 3 HS đứng dậy trả lời câu hỏi. HS khác lắng nghe và bổ sung.
- GV nhận xét và đánh giá.
Hoạt động 3. Ghi nhớ
- GV yêu cầu 1 số HS tóm tắt kiến thức đã học.
- GV đặt câu hỏi: Thông tin thường được thể hiện ở những dạng nào?
- GV mời 1 HS đứng dậy đọc to, rõ ràng nội dung trong hộp ghi nhớ.
2. Thu nhận và xử lí thông tin của con người
a. Mục tiêu: 
- HS nhận ra thông tin được thu nhận, thông tin được xử lí, kết quả của xử lí thông tin trong ví dụ cụ thể.
- Nêu được ví dụ minh họa cho các nhận xét: “Bộ não của con người là một bộ phận xử lí thông tin”.
b. Cách thức thực hiện :
Hoạt động 1. Làm
- GV chia lớp thành các nhóm (3-4 HS)
- GV yêu cầu HS quan sát Hình 5,6,7 trong SGK tr.8,9, thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi vào Phiếu học tập số 1 (đính kèm ở cuối bài).
Gợi ý Hình 5:
+ Câu 1: Ở Hình 5 trong SGK, các bạn HS nhìn thấy gì trên bảng lớn?
+ Câu 2: Các bạn HS phải làm gì để có kết quả của phép tính 25 + 17?
+ Câu 3: Bộ phận nào của các bạn HS thực hiện tính kết quả của phép tính?
Gợi ý Hình 6:
+ Câu 1: Bạn nhìn thấy trên màn hình tivi thông tin thời tiết như thế nào?
+ Câu 2: Bạn đang nghĩ gì?
+ Câu 3: Bộ phận nào của bạn thực hiện điều đó?
Gợi ý Hình 7:
+ Câu 1: Người tham gia giao thông nhìn thấy đèn tín hiệu xanh hay đỏ?
+ Câu 2: Người tham gia giao thông làm gì khi thấy đèn đỏ sáng?
+ Câu 3: Bộ phận nào của con người đưa ra quyết định cần phải dừng xe?
- GV gọi đại diện các nhóm đứng dậy trình bày 
- GVcùng HS đánh giá, nhận xét, chốt đáp án (Phiếu học tập 1 – cuối bài)
Hoạt động 2. Đọc (và quan sát)
- GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi và trả lời câu hỏi của từng Hình trong SGK – tr.8,9.
- GV yêu cầu 1 HS đọc to đoạn văn bản: Trong ví dụ ở Hình 5, các bạn học sinh tiếp nhận yêu cầu thực hiện phép tính trên bảng. Nhiệm vụ của các bạn học sinh là thực hiện phép tính 25 + 17. Bộ não của các bạn học sinh đã xử lí để tính ra kết quả phép tính.
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi Hình 6,7 trong SGK tr.9 và tóm tắt ngắn gọn từng câu hỏi tương tự như đoạn văn bản Hình 5.
- GV gọi 2 bạn HS đọc đoạn văn bản mình vừa tóm tắt được.
- GV nhận xét và đánh giá.
Hoạt động 3. Ghi nhớ
- GV yêu cầu 1 số HS tóm tắt kiến thức đã học.
- GV đặt câu hỏi: Bộ phận nào của con người thực hiện xử lí thông tin trong tất cả các tình huống trên?
- GV mời 1 HS đứng dậy đọc to, rõ ràng nội dung trong hộp ghi nhớ. 
3. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG (5 PHÚT)
- GV yêu cầu HS nhắc lại kiến thức vừa học.
- GV hướng dẫn HS chuẩn bị cho tiết học sau: Đọc trước mục 3 của phần Khám phá và các phần Luyện tập, Vận dụng
- GV nhận xét quá trình học tập của HS trong lớp.
- GV đánh giá kết quả đạt được và nhấn mạnh trong tâm bài học.
- HS trả lời:
+ Ngày mai Thành phố Hồ Chí Minh có mưa.
+ Dựa vào các thông tin trong Hình 1 mà em biết được điều đó:
Dòng chữ “NGÀY MAI CÓ MƯA”
Hình ảnh đám mây mưa giông.
Lời nói của phát thanh viên “Ngày mai có mưa”.
- HS lắng nghe và tiếp thu
- HS lắng nghe
- HS trả lời câu hỏi: Các dạng thông tin thường gặp là:
+ Thông tin dạng chữ: dòng chữ “NGÀY MAI CÓ MƯA”.
+ Thông tin dạng âm thanh: lời nói của cô phát thanh viên “Ngày mai có mưa”.
+ Thông tin dạng hình ảnh: hình ảnh đám mây mưa giông.
- HS khác lắng nghe và bổ sung.
- HS lắng nghe và ghi nhớ.
- HS quan sát tranh, thảo luận và trả lời câu hỏi:
+ Ở Hình 2 trong SGK, thông tin Cấm hút thuốc được thể hiện ở dạng có thể đọc được (dòng chữ Cấm hút thuốc) và nhìn thấy (Hình ảnh gạch chéo điếu thuốc). Vậy thông tin cấm hút thuốc được thể hiện ở dạng chữ và dạng hình ảnh.
+ Ở Hình 3 trong SGK, thông tin giờ vào lớp, giờ ra chơi được thể hiện ở dạng có thể nghe được. Vậy thông tin giờ vào lớp, giờ ra chơi được thể hiện ở dạng âm thanh.
+ Ở Hình 4 trong SGK, người đi đường có thể nghe thấy và nhìn thấy thông tin điều khiển giao thông của cảnh sát giao thông. Vậy cảnh sát điều khiển giao thông ở ngã tư đường thông qua những dạng hình ảnh và âm thanh.
- HS lắng nghe và ghi nhớ
- HS trả lời: 
+ Em có thể nhìn thấy và đọc được nội dung có trên Trang 8 SGK. Vậy trên trang 8 SGK, thông tin được thể hiện ở dạng hình ảnh và chữ.
+ Trong giờ học, giáo viên sử dụng chữ, hình ảnh và âm thanh để giảng bài cho các em. Vậy thông tin được giáo viên truyền đạt ở dạng chữ, hình ảnh và âm thanh.
- HS lắng nghe và tiếp thu.
- HS tóm tắt kiến thức.
- HS trả lời câu hỏi: Thông tin thường được thể hiện ở dạng chữ, hình ảnh và âm thanh.
- HS lắng nghe và đọc nhẩm theo.
- HS hình thành nhóm và thảo luận
- HS trả lời câu hỏi vào Phiếu bài tập 1.
- HS trình bày câu trả lời trước lớp.
- HS lắng nghe và ghi vào vở.
- HS thảo luận theo cặp
- HS đọc nhẩm theo.
- HS tóm tắt văn bản:
+ Trong ví dụ ở Hình 6, bạn xem tivi thu nhận và xử lí thông tin thời tiết ngày mai trời lạnh. Kết quả là bạn ấy sẽ nghĩ mặc áo ấm. Bộ não của bạn đó đã xử lí thông tin ngày mai trời lạnh để ra quyết định mặc áo ấm.
+ Trong ví dụ ở Hình 7, thông tin người tham gia thu nhận và xử lí là tín hiệu đèn đỏ. Kết quả là người tham gia giao thông đã quyết định dừng xe. Bộ não của người tham gia giao thông đã xử lí thông tin để đưa ra quyết định dừng xe. 
- HS lắng nghe và ghi nhớ.
- HS tóm tắt kiến thức
- HS trả lời câu hỏi: Bộ nào của con người thực hiện xử lí thông tin trong tất cả các tình huống trên.
- HS lắng nghe và đọc nhẩm theo.
- HS lắng nghe.
	IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY

File đính kèm:

  • docxgiao_an_tin_hoc_3_chan_troi_sang_tao_chu_de_a_may_tinh_va_em.docx