Giáo án Tin học 3 (Chân trời sáng tạo) - Chủ đề A: Máy tính và em - Tuần 3, Bài 2: Xử lí thông tin (Tiết 2) - Năm học 2022-2023

CHỦ ĐỀ A: MÁY TÍNH VÀ EM

BÀI 2. XỬ LÍ THÔNG TIN

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức:

Sau bài học này, HS sẽ:

- Nhận biết được ba dạng thông tin thường gặp: chữ, âm thanh, hình ảnh. Nhận ra thông tin được thu nhận, thông tin được xử lí, kết quả của xử lí thông tin trong ví dụ cụ thể.

- Nêu được ví dụ minh họa cho các nhận xét: Bộ não của con người là một bộ phận xử lí thông tin, cuộc sống quanh ta có những máy móc tiếp nhận thông tin để quyết định hành động.

- Nhận ra trong ví dụ cụ thể máy đã xử lí thông tin nào và kết quả xử lí ra sao.

2. Năng lực

- Năng lực tự chủ và tự học: HS biết tự tìm kiếm, chuẩn bị và lựa chọn tài liệu, phương tiện học tập trước giờ học, quá trình tự giác tham gia các và thực hiện các hoạt động học tập cá nhân trong giờ học ở trên lớp,

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Khả năng phân công và phối hợp thực hiện nhiệm vụ học tập.

- Năng lực giải quyết vấn đề sáng tạo: HS đưa ra các phương án trả lời cho câu hỏi, bài tập xử lý tình huống, vận dụng kiến thức, kĩ năng của bài học để giải quyết vấn đề thường gặp

- Nhận biết được ba dạng thông tin thường gặp: chữ, âm thanh, hình ảnh.

- Nhận ra được các bước thu nhận và xử lí thông tin trong ví dụ.

 

docx 7 trang Thu Lụa 29/12/2023 2660
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tin học 3 (Chân trời sáng tạo) - Chủ đề A: Máy tính và em - Tuần 3, Bài 2: Xử lí thông tin (Tiết 2) - Năm học 2022-2023", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Tin học 3 (Chân trời sáng tạo) - Chủ đề A: Máy tính và em - Tuần 3, Bài 2: Xử lí thông tin (Tiết 2) - Năm học 2022-2023

Giáo án Tin học 3 (Chân trời sáng tạo) - Chủ đề A: Máy tính và em - Tuần 3, Bài 2: Xử lí thông tin (Tiết 2) - Năm học 2022-2023
Tuần: 3
Tiết 2
Ngày soạn: 17/9/2022
Ngày dạy: 20/9/2022
CHỦ ĐỀ A: MÁY TÍNH VÀ EM 
BÀI 2. XỬ LÍ THÔNG TIN
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức:
Sau bài học này, HS sẽ:
- Nhận biết được ba dạng thông tin thường gặp: chữ, âm thanh, hình ảnh. Nhận ra thông tin được thu nhận, thông tin được xử lí, kết quả của xử lí thông tin trong ví dụ cụ thể.
- Nêu được ví dụ minh họa cho các nhận xét: Bộ não của con người là một bộ phận xử lí thông tin, cuộc sống quanh ta có những máy móc tiếp nhận thông tin để quyết định hành động.
- Nhận ra trong ví dụ cụ thể máy đã xử lí thông tin nào và kết quả xử lí ra sao.
2. Năng lực
- Năng lực tự chủ và tự học: HS biết tự tìm kiếm, chuẩn bị và lựa chọn tài liệu, phương tiện học tập trước giờ học, quá trình tự giác tham gia các và thực hiện các hoạt động học tập cá nhân trong giờ học ở trên lớp,
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Khả năng phân công và phối hợp thực hiện nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề sáng tạo: HS đưa ra các phương án trả lời cho câu hỏi, bài tập xử lý tình huống, vận dụng kiến thức, kĩ năng của bài học để giải quyết vấn đề thường gặp 
- Nhận biết được ba dạng thông tin thường gặp: chữ, âm thanh, hình ảnh.
- Nhận ra được các bước thu nhận và xử lí thông tin trong ví dụ.
3. Phẩm chất : 
Chăm chỉ, trách nhiệm, trung thực. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
1. Giáo viên
SGK, SGV, Giáo án.
Máy tính kết nối Internet, loa, máy chiếu.
Phiếu bài tập.
Tranh, ảnh các loại máy tính thông dụng và các bộ phận của máy tính.
2. Học sinh
SHS
Vở, bút
Giấy A4 để lập bảng ghi kết quả khi làm việc nhóm
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (4 PHÚT)
- Ổn định
- Cho học sinh thực hiện trò chơi “Ô cửa bí mật”
- Giáo viên phổ biến trò chơi
- Cho học sinh thực hiện trò chơi
- Nhận xét – dẫn vào tiết học
- Hát
- Học sinh lắng nghe
- Học sinh thực hiện trò chơi
- Lắng nghe
2. HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ (14 PHÚT)
3. Thu nhận và xử lí thông tin của máy móc
a. Mục tiêu : HS nhận ra trong ví dụ cụ thể máy đã xử lí thông tin nào và kết quả xử lí ra sao.
b. Cách thức thực hiện :
Hoạt động 1. Làm
- GV yêu cầu HS quan sát Hình 8, thảo luận theo cặp và trả lời câu hỏi: 
+ Ở nhà, em muốn bật tivi thì em làm thế nào?
+ Khi tivi tắt, em bấm nút bật/tắt trên điều khiển thì tivi sẽ như thế nào? 
+ Tivi thu nhận và xử lí thông tin gì?
+ Kết quả xử lí thông tin này là gì?
- GV mời đại diện 2 – 3 nhóm đứng dậy trình bày ý kiến thảo luận của nhóm mình.
- GV nhận xét và đánh giá.
- GV có thể đặt câu hỏi tương tự cho trường hợp chuyển kênh và tắt tivi.
- GV tiếp tục yêu cầu HS quan sát Hình 9, thảo luận theo cặp và trả lời câu hỏi:
+ Khi muốn nghe bài hát thì em cần làm gì?
+ Khi em chọn nút Play thì chuyện gì xảy ra?
+ Máy tính tiếp nhận và xử lí thông tin gì?
+ Kết quả của thông tin này là gì?
- GV mời đại diện 2 – 3 nhóm đứng dậy trình bày ý kiến thảo luận của nhóm mình.
- GV nhận xét và đánh giá.
- GV có thể đặt câu hỏi tương tự cho trường hợp nhấn nút tạm dừng.
Hoạt động 2. Đọc (và quan sát)
- GV yêu cầu HS phát biểu tóm tắt câu trả lời ở Hoạt động 1. Làm
- GV mời đại diện 1 – 2 phát biểu ý kiến.
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi sau: Em hãy nêu một số ví dụ về máy tiếp nhận thông tin để quyết định hành động.
- GV mời đại diện 2 – 3 HS đứng dậy trả lời câu hỏi. HS khác lắng nghe và bổ sung.
- GV nhận xét, đánh giá và nêu thêm một số ví dụ để HS hiểu rõ hơn.
Hoạt động 3. Ghi nhớ
- GV yêu cầu 1 số HS tóm tắt kiến thức đã học.
- GV mời 1 HS đứng dậy đọc to, rõ ràng nội dung trong Hộp ghi nhớ.
3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP(16 PHÚT)
a. Mục tiêu: Giúp HS củng cố lại kiến thức đã học thông qua bài tập.
b. Cách thức thực hiện : 
Bài tập 1. 
- GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp đôi và trả lời câu hỏi vào Phiếu học tập số 2 (đính kèm ở cuối bài): Em hãy quan sát Hình 10 trong SGK và chỉ ra trọng tài đã sử dụng chữ, âm thanh hay hình ảnh để thể hiện thông tin trong mỗi hình dưới đây. Thông tin đó là gì?
- GV gọi đại diện các nhóm đứng dậy trình bày 
- GVcùng HS đánh giá, nhận xét, chốt đáp án (Phiếu học tập 2 – cuối bài)
Bài tập 2.
- GV yêu cầu HS quan sát hình 11 và cho biết:
a) Thông tin bạn học sinh thu nhận là gì?
b) Kết quả xử lí thông tin là gì?
c) Bộ phận nào của con người đã thực hiện xử lí thông tin?
- GV mời 1-2 HS đứng dậy trình bày.
- GVcùng HS đánh giá, nhận xét.
4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG (6 PHÚT)
a. Mục tiêu: Biết vận dụng kiến thức để liên hệ vào cuộc sống thực tiễn.
b. Cách thức thực hiện: 
- GV yêu cầu HS hoàn thành các bài tập trong SGK tr.10.
Bài tập 1:
- GV nêu yêu cầu bài tập và gọi HS trả lời câu hỏi: Em hãy nêu ví dụ cho thấy bộ não của con người là một bộ phận xử lí thông tin. Trong ví dụ của em thông tin thu nhận là gì? Kết quả là gì?
- GV gợi ý HS lấy ví dụ thực tiễn, gần gũi với HS.
- GV nhận xét và đánh giá
Bài tập 2:
- GV nêu yêu cầu bài tập: Em hãy nêu ví dụ cho thấy máy tiếp nhận thông tin để quyết định hành động. Trong ví dụ của em thông tin được máy tiếp nhận và xử lí là gì? Kết quả là máy thực hiện hành động gì?
- GV gợi ý HS lấy ví dụ thực tiễn, gần gũi với HS.
- GV nhận xét và đánh giá
- GV yêu cầu HS nhắc lại kiến thức vừa học.
- GV hướng dẫn HS chuẩn bị cho tiết học sau
* ĐÁNH GIÁ
- GV nhận xét quá trình học tập của HS trong lớp.
- GV đánh giá kết quả đạt được và nhấn mạnh trong tâm bài học.
- HS thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi:
+ Ở nhà, em muốn bật tivi thì bấm nút bật/tắt trên điều khiển.
+ Khi tivi đang tắt, em bấm nút bật/tắt trên điều khiển thì tivi sẽ bật lên.
+ Tivi thu nhận và xử lí thông tin nút bật/tắt trên điều khiển được bấm.
+ Kết quả xử lí thông tin nút bật/tắt được bấm là tivi được bật lên.
- HS trình bày kết quả thảo luận trước lớp
- HS lắng nghe và ghi nhớ.
- HS trả lời.
- HS thảo luận và trả lời câu hỏi:
+ Khi muốn nghe bài hát thì em cần chọn nút Play.
+ Khi chọn nút Play thì máy tính sẽ phát bài hát.
+ Máy tính tiếp nhận và xử lí thông tin nút Play được chọn.
+ Kết quả xử lí thông tin này là máy tính phát bài hát.
- HS trình bày kết quả thảo luận trước lớp
- HS lắng nghe và ghi nhớ.
- HS phát biểu:
+ Tivi nhận thông tin nút được bấm trên điều khiển để thực hiện mở, tắt, chuyển kênh,
+ Máy tính nhận thông tin nút Play được chọn để phát bài hát.
- HS trả lời: Một số ví dụ về máy tiếp nhận thông tin để quyết định hành động là:
+ Máy giặt nhận thông tin nút được bấm trên bảng điều khiển để thực hiện việc giặt, xả, vắt, sấy,
+ Nồi cơm điện nhận thông tin nút được bấm trên bảng điều khiển để thực hiện việc nấu cơm, nấu cháo,
+ Lò nướng nhận thông tin nút được xoay trên bảng điều khiển để thực hiện việc nướng bánh, nướng thịt,
- HS trình bày câu trả lời.
- HS lắng nghe và ghi vào vở.
- HS tóm tắt kiến thức
- HS khác đọc nhẩm theo và ghi nhớ.
- HS trả lời vào Phiếu học tập số 2.
- HS khác lắng nghe và bổ sung
- HS lắng nghe và chữa bài vào vở.
- HS trả lời:
a) Thông tin bạn HS thu nhận là: câu hỏi “Em hãy kể tên ba dạng thông tin hay gặp.”
b) Kết quả xử lí thông tin là: câu trả lời “Thưa thầy, đó là thông tin dạng chữ, hình ảnh và âm thanh”
c) Bộ phận của con người đã thực hiện xử lí thông tin là: Bộ não.
- HS khác lắng nghe và bổ sung.
- HS lắng nghe và tiếp thu.
- HS trả lời:
+ Ví dụ làm bài kiểm tra trên giấy:
→ Thông tin thu nhận là đề bài kiểm tra.
→Kết quả: câu trả lời.
+ Ví dụ thấy người lạ đến nhà thì không mở cửa:
→Thông tin thu nhận: người lạ đến nhà.
→Kết quả: không mở cửa.
- HS lắng nghe và tiếp thu.
- HS lắng nghe và ghi nhớ.
- HS trả lời:
+ Ví dụ bật điều hòa:
→Thông tin được máy tiếp nhận và xử lí là: nút bật/tắt được bấm.
→Kết quả: điều hòa được bật lên.
+ Ví dụ chuyển hướng quạt điện:
→Thông tin được máy tiếp nhận và xử lí là: nút chuyển hướng được bấm.
→Kết quả: quạt điện quay.
- HS lắng nghe và tiếp thu.
- HS lắng nghe và ghi nhớ.
- Học sinh lắng nghe
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY

File đính kèm:

  • docxgiao_an_tin_hoc_3_chan_troi_sang_tao_chu_de_a_may_tinh_va_em.docx