Giáo án Tin học 3 (Chân trời sáng tạo) - Chủ đề A: Máy tính và em - Tuần 5, Bài 3: Máy tính – những người bạn mới (Tiết 2) - Năm học 2022-2023

BÀI 3. MÁY TÍNH – NHỮNG NGƯỜI BẠN MỚI

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức:

Sau bài học này, HS sẽ:

- Nhận biết và phân biết được hình dạng thường gặp của máy tính để bàn, máy tính xách tay, máy tính bảng, điện thoại thông minh cùng các thành phần cơ bản của chúng như màn hình, thân máy, bàn phím, chuột.

- Nêu được sơ lược về chức năng của bàn phím, chuột, màn hình và loa.

- Nhận biết được màn hình cảm ứng của máy tính bảng, điện thoại thông minh cũng là thiết bị tiếp nhận thông tin vào.

2. Năng lực

- Năng lực tự chủ và tự học: HS biết tự tìm kiếm, chuẩn bị và lựa chọn tài liệu, phương tiện học tập trước giờ học, quá trình tự giác tham gia các và thực hiện các hoạt động học tập cá nhân trong giờ học ở trên lớp,

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Khả năng phân công và phối hợp thực hiện nhiệm vụ học tập.

- Năng lực giải quyết vấn đề sáng tạo: HS đưa ra các phương án trả lời cho câu hỏi, bài tập xử lý tình huống, vận dụng kiến thức, kĩ năng của bài học để giải quyết vấn đề thường gặp

- Nhận biết và phân biệt được các loại máy tính thông dụng.

- Nêu được chức năng các bộ phận của máy tính.

 

docx 6 trang Thu Lụa 29/12/2023 4240
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tin học 3 (Chân trời sáng tạo) - Chủ đề A: Máy tính và em - Tuần 5, Bài 3: Máy tính – những người bạn mới (Tiết 2) - Năm học 2022-2023", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Tin học 3 (Chân trời sáng tạo) - Chủ đề A: Máy tính và em - Tuần 5, Bài 3: Máy tính – những người bạn mới (Tiết 2) - Năm học 2022-2023

Giáo án Tin học 3 (Chân trời sáng tạo) - Chủ đề A: Máy tính và em - Tuần 5, Bài 3: Máy tính – những người bạn mới (Tiết 2) - Năm học 2022-2023
Tuần: 5
Tiết 2
Ngày soạn: 01/10/2022
Ngày dạy: 04/10/2022
CHỦ ĐỀ A: MÁY TÍNH VÀ EM 
BÀI 3. MÁY TÍNH – NHỮNG NGƯỜI BẠN MỚI
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức:
Sau bài học này, HS sẽ:
- Nhận biết và phân biết được hình dạng thường gặp của máy tính để bàn, máy tính xách tay, máy tính bảng, điện thoại thông minh cùng các thành phần cơ bản của chúng như màn hình, thân máy, bàn phím, chuột.
- Nêu được sơ lược về chức năng của bàn phím, chuột, màn hình và loa.
- Nhận biết được màn hình cảm ứng của máy tính bảng, điện thoại thông minh cũng là thiết bị tiếp nhận thông tin vào.
2. Năng lực
- Năng lực tự chủ và tự học: HS biết tự tìm kiếm, chuẩn bị và lựa chọn tài liệu, phương tiện học tập trước giờ học, quá trình tự giác tham gia các và thực hiện các hoạt động học tập cá nhân trong giờ học ở trên lớp,
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Khả năng phân công và phối hợp thực hiện nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề sáng tạo: HS đưa ra các phương án trả lời cho câu hỏi, bài tập xử lý tình huống, vận dụng kiến thức, kĩ năng của bài học để giải quyết vấn đề thường gặp 
- Nhận biết và phân biệt được các loại máy tính thông dụng.
- Nêu được chức năng các bộ phận của máy tính.
3. Phẩm chất : 
- Đi học đầy đủ, đúng giờ.
- Thường xuyên hoàn thành nhiệm vụ học tập.
- Có ý thực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học vào trong học tập
- Thật thà, ngay thẳng trong học tập, lao động và sinh hoạt hằng ngày; mạnh dạn nói lên ý kiến của mình
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
1. Đối với giáo viên
SGK, SGV, Giáo án.
Phiếu bài tập
Máy tính kết nối Internet, loa, máy chiếu.
Phòng thực hành tin học có máy tính kết nối internet, loa.
2. Đối với học sinh
SHS.
Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (5 PHÚT)
- Ổn định
- Cho học sinh chơi trò chơi “Cuộc phiêu lưu của Jack”
- Giáo viên phổ biến trò chơi
- Cho học sinh thực hiện trò chơi
- Nhận xét – dẫn vào tiết học
- Hát
- 
- Lắng nghe
- Học sinh thực hiện trò chơi
- Học sinh lắng nghe
2. HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ (14 PHÚT)
2. Chức năng các bộ phận cơ bản của máy tính
b) Chức năng của màn hình cảm ứng
a. Mục tiêu : HS nhận biết được màn hình cảm ứng vừa là thiết bị tiếp nhận thông tin vào, vừa là thiết bị hiển thị thông tin ra.
b. Cách thức thực hiện :
- GV chia lớp thành các nhóm nhỏ (3-4 HS)
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm, quan sát Hình 8, 9 và trả lời câu hỏi vào Phiếu bài tập số 1 (đính kèm cuối bài): 
+ Loại máy tính mà người dùng đang sử dụng.
+ Ở Hình 8, bộ phận nào của máy tính tiếp nhận phép tính? Kết quả của phép tính hiện ra ở bộ phận nào?
+ Ở Hình 9, bộ phận nào của máy tính tiếp nhận nét vẽ từ bút cảm ứng? Kết quả các nét vẽ được hiện thị ở đâu?
+ Vậy bộ phận nào của máy tính thực hiện tiếp nhận thông tin vào? Bộ phận nào của máy tính thực hiện đưa thông tin ra?
- GV mời đại diện 2 – 3 nhóm trình bày ý kiến thảo luận của nhóm mình.
- GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án (Phiếu học tập 1 – cuối bài).
- GV yêu cầu 1 số HS tóm tắt kiến thức đã học.
- GV mời 1 HS đứng dậy đọc to, rõ ràng nội dung trong Hộp ghi nhớ.
3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (16 PHÚT)
a. Mục tiêu: Giúp HS củng cố lại kiến thức đã học thông qua bài tập.
b. Cách thức thực hiện : 
Bài tập 1. 
- GV làm việc nhóm và thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi: Em hãy phân loại các máy tính ở Hình 10.
- GV gọi đại diện các nhóm đứng dậy trình bày 
- GVcùng HS đánh giá, nhận xét và chốt đáp án.
Bài tập 2.
- GV nêu yêu cầu của bài tập: Trong các bộ phận sau đây của máy tính, bộ phận nào thực hiện chức năng tiếp nhận thông tin vào? Bộ phận nào thực hiện chức năng đưa thông tin ra?
A. Loa B. Màn hình C. Chuột
D. Màn hình E. Màn hình cảm ứng
- GV mời 1-2 HS đứng dậy trình bày.
- GVcùng HS đánh giá, nhận xét.
Bài tập 3
- GV nêu yêu cầu của bài tập: Hãy chỉ ra thiết bị vào, thiết bị ra của các máy tính ở Hình 11.
- GV mời 1-2 HS đứng dậy trình bày.
- GVcùng HS đánh giá, nhận xét.
4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG (5 PHÚT)
a. Mục tiêu: Biết vận dụng kiến thức để liên hệ vào cuộc sống thực tiễn.
b. Cách thức thực hiện: 
- GV tổ chức trò chơi “Ai nhanh – ai đúng”.
- GV chia lớp thành các nhóm (3-4 HS) và nêu luật chơi: GV sẽ phát cho từng nhóm bộ ảnh về các loại máy tính thông dụng, các bộ phận của máy tính và yêu cầu các nhóm sắp xếp từng bộ phận với từng máy tính phù hợp. Sau đó, phân loại thiết bị vào và thiết bị ra. Nhóm nào xếp đúng và nhanh nhất sẽ chiến thắng.
- GV mời nhóm chiến thắng nêu cách sắp xếp và phân loại đúng.
- GV đánh giá và nhận xét.
GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của tiết học. 
GV nhắc nhở HS:
Ôn lại nội dung Bài 3. 
Đọc và chuẩn bị trước Bài 4: Làm việc với máy tính
GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát.
- HS thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi vào Phiếu bài tập số 1.
- HS trình bày ý kiến thảo luận
- HS lắng nghe và chữa bài
- HS tóm tắt kiến thức
- HS lắng nghe và ghi lại kiến thức vào vở.
- Nhóm thảo luận trả lời câu hỏi
+ Máy tính để bàn: 10b,10g
+ Máy tính xách tay: 10c, 10h
+ Máy tính bảng: 10d, 10e, 10k
+ Điện thoại thông minh: 10a, 10i
- Nhóm trả lời
- HS lắng nghe và tiếp thu.
- HS trả lời:
+ Bộ phận thực hiện chức năng tiếp nhận thông tin vào là: B. Bàn phím, C. Chuột, E. Màn hình cảm ứng.
+ Bộ phận thực hiện chức năng đưa thông tin ra: A. Loa, D. Màn hình, E. Màn hình cảm ứng.
- HS lắng nghe và bổ sung
- HS lắng nghe và tiếp thu.
- HS trả lời:
+ Hình 11a, 11b: màn hình cảm ứng của điện thoại thông minh và máy tính bảng vừa là thiết bị vào, vừa là thiết bị ra.
+ Hình 11c: bàn phím, vùng cảm ứng chuột của máy tính xách tay là thiết bị vào; màn hình và loa là thiết bị ra.
+ Hình 11d: bàn phím, chuột của máy tính để bàn là thiết bị vào; màn hình và loa là thiết bị ra.
- HS lắng nghe và bổ sung
- HS lắng nghe và tiếp thu.
- HS tích cực tham gia trò chơi.
- HS lắng nghe và chữa bài.
- HS lắng nghe và tiếp thu.
- HS lắng nghe
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY

File đính kèm:

  • docxgiao_an_tin_hoc_3_chan_troi_sang_tao_chu_de_a_may_tinh_va_em.docx