Giáo án Tin học 3 (Chân trời sáng tạo) - Chủ đề A: Máy tính và em - Tuần 8, Bài 4: Làm việc với máy tính (Tiết 3) - Năm học 2022-2023

CHỦ ĐỀ A: MÁY TÍNH VÀ EM

BÀI 4. LÀM VIỆC VỚI MÁY TÍNH

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức:

Sau bài học này, HS sẽ:

Biết cầm chuột đúng cách, thực hiện các thao tác cơ bản với chuột.

Khởi động, tắt được máy tính đúng cách; kích hoạt được phần mềm ứng dụng; nêu được ví dụ về thao tác không đúng cách sẽ gây tổn hại cho thiết bị, phần mềm.

Biết ngồi đúng tư thế khi làm việc với máy tính; biết vị trí phù hợp của màn hình; nêu được tác hại của việc ngồi sai tư thế, sử dụng máy tính quá lâu; nhận ra được tư thế ngồi sai khi làm việc với máy tính.

Biết thực hiện quy tắc an toàn về điện, có ý thức đề phòng tai nạn về điện khi sử dụng máy tính.

2. Năng lực

* Năng lực chung:

- Năng lực tự chủ và tự học: HS biết tự tìm kiếm, chuẩn bị và lựa chọn tài liệu, phương tiện học tập trước giờ học, quá trình tự giác tham gia các và thực hiện các hoạt động học tập cá nhân trong giờ học ở trên lớp,

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Khả năng phân công và phối hợp thực hiện nhiệm vụ học tập.

- Năng lực giải quyết vấn đề sáng tạo: HS đưa ra các phương án trả lời cho câu hỏi, bài tập xử lý tình huống, vận dụng kiến thức, kĩ năng của bài học để giải quyết vấn đề thường gặp

 

docx 5 trang Thu Lụa 29/12/2023 1860
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tin học 3 (Chân trời sáng tạo) - Chủ đề A: Máy tính và em - Tuần 8, Bài 4: Làm việc với máy tính (Tiết 3) - Năm học 2022-2023", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Tin học 3 (Chân trời sáng tạo) - Chủ đề A: Máy tính và em - Tuần 8, Bài 4: Làm việc với máy tính (Tiết 3) - Năm học 2022-2023

Giáo án Tin học 3 (Chân trời sáng tạo) - Chủ đề A: Máy tính và em - Tuần 8, Bài 4: Làm việc với máy tính (Tiết 3) - Năm học 2022-2023
Tuần: 8
Tiết 3
Ngày soạn: 15/10/2022
Ngày dạy: 18/10/2022
CHỦ ĐỀ A: MÁY TÍNH VÀ EM 
BÀI 4. LÀM VIỆC VỚI MÁY TÍNH
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức:
Sau bài học này, HS sẽ:
Biết cầm chuột đúng cách, thực hiện các thao tác cơ bản với chuột.
Khởi động, tắt được máy tính đúng cách; kích hoạt được phần mềm ứng dụng; nêu được ví dụ về thao tác không đúng cách sẽ gây tổn hại cho thiết bị, phần mềm.
Biết ngồi đúng tư thế khi làm việc với máy tính; biết vị trí phù hợp của màn hình; nêu được tác hại của việc ngồi sai tư thế, sử dụng máy tính quá lâu; nhận ra được tư thế ngồi sai khi làm việc với máy tính.
Biết thực hiện quy tắc an toàn về điện, có ý thức đề phòng tai nạn về điện khi sử dụng máy tính.
2. Năng lực
* Năng lực chung: 
- Năng lực tự chủ và tự học: HS biết tự tìm kiếm, chuẩn bị và lựa chọn tài liệu, phương tiện học tập trước giờ học, quá trình tự giác tham gia các và thực hiện các hoạt động học tập cá nhân trong giờ học ở trên lớp,
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Khả năng phân công và phối hợp thực hiện nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề sáng tạo: HS đưa ra các phương án trả lời cho câu hỏi, bài tập xử lý tình huống, vận dụng kiến thức, kĩ năng của bài học để giải quyết vấn đề thường gặp 
* Năng lực đặc thù:
- Thực hành thành thạo các bước khởi động và tắt máy tính.
- Nhận biết được tư thế ngồi làm việc với máy tính và sử dụng chuột đúng cách.
- Nhận ra được các tình huống an toàn về điện khi sử dụng máy tính.
3. Phẩm chất : 
- Đi học đầy đủ, đúng giờ.
- Thường xuyên hoàn thành nhiệm vụ học tập.
- Có ý thực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học vào trong học tập
- Thật thà, ngay thẳng trong học tập, lao động và sinh hoạt hằng ngày; mạnh dạn nói lên ý kiến của mình
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
1. Đối với giáo viên
SGK, SGV, Giáo án.
Máy tính kết nối Internet, loa, máy chiếu.
Phòng thực hành tin học có máy tính kết nối internet, loa.
2. Đối với học sinh
SHS
Vở, bút
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (4 PHÚT)
- Ổn định
- Cho học sinh thực hiện trò chơi “Ô cửa bí mật”
- Giáo viên phổ biến trò chơi
- Giáo viên cho học sinh thực hiện trò chơi
- Giáo viên nhận xét – dẫn vào tiết học
- Hát
- Học sinh thực hiện trò chơi
- Học sinh lắng nghe
2. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH (30 PHÚT)
a. Mục tiêu : HS thực hành tư thế ngồi và các thao tác sử dụng chuột.
b. Cách thức thực hiện :
Bài tập 1. 
- GV yêu cầu HS chia thành các nhóm đôi và trả lời câu hỏi: Quan sát và chỉ ra vị trí nút nguồn trên thân máy, màn hình.
- GV quan sát HS thực hành, nhận xét và đánh giá.
- GV yêu cầu HS thực hành 2,3 lần và sửa lỗi sai cho HS (nếu có)
Bài tập 2
- GV yêu cầu HS chia thành các nhóm đôi và trả lời câu hỏi: Quan sát chuột máy tính và chỉ ra nút phải, nút trái, nút cuộn.
- GV quan sát HS thực hành, nhận xét và đánh giá.
- GV yêu cầu HS thực hành 2,3 lần và sửa lỗi sai cho HS (nếu có)
Bài tập 3
- GV nêu yêu cầu của bài tập: Kích hoạt phần mềm Paint.
a) Thực hiện khởi động máy tính đúng cách.
b) Thực hiện di chuyển chuột trên mặt phẳng nằm ngang, đồng thời quan sát sự di chuyển con trỏ chuột trên màn hình.
c) Thực hiện theo hướng dẫn dưới đây để tập sử dụng chuột với phần mềm Paint.
d) Tương tự, em hãy lựa chọn công cụ vẽ hình tam giác, di chuyển chuột vào trang vẽ, kéo thả chuột để vẽ hình tam giác.
- GV hướng dẫn HS thực hành theo từng mục a, b, c, d.
- GV quan sát HS thực hành, nhận xét và đánh giá.
- GV yêu cầu HS thực hành 2,3 lần và sửa lỗi sai cho HS (nếu có)
Bài tập 4
- GV nêu yêu cầu của bài tập: Tắt máy tính.
a) Trước khi tắt máy tính em cần thực hiện đóng phần mềm Paint theo hướng dẫn dưới đây.
b) Thực hiện tắt máy tính đúng cách
- GV hướng dẫn HS thực hành theo từng mục a, b.
- GV quan sát HS thực hành, nhận xét và đánh giá.
- GV yêu cầu HS thực hành 2,3 lần và sửa lỗi sai cho HS (nếu có)
3. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG (6 PHÚT)
a. Mục tiêu: Biết vận dụng kiến thức để liên hệ vào cuộc sống thực tiễn.
b. Cách thức thực hiện: 
- GV yêu cầu HS quan sát bạn ngồi cạnh và nhận xét tư thế làm việc với máy tính và cầm chuột của bạn.
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Dựa vào kiến thức đã học, em hãy nêu lại những lỗi thường mắc phải khi ngồi làm việc với máy tính, cầm chuột máy tính.
- GV gọi 3,4 bạn HS trả lời câu hỏi.
- GV nghe câu trả lời của HS và tổng kết lại các lỗi thường gặp
- Từ đó, GV nhắc nhở HS lưu ý rèn luyện để tạo thói quen ngồi đúng tư thế khi làm việc với máy tính, cầm chuột đúng cách.
- Tóm tắt lại những nội dung chính của tiết học.
GV nhắc nhở HS:
Ôn lại nội dung Bài 4. 
Đọc và chuẩn bị trước Bài 5: Tập gõ bàn phím.
GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát.
- HS xác định được vị trí nút nguồn trên thân máy, màn hình.
- HS thực hành theo hướng dẫn của GV.
- HS lắng nghe và tiếp thu.
- HS gọi được đúng tên của từng nút cuộn chuột.
- HS thực hành theo hướng dẫn của GV.
- HS lắng nghe và tiếp thu.
- HS lắng nghe
- HS thực hành theo hướng dẫn của GV.
- HS thực hành
- HS lắng nghe và tiếp thu.
- HS lắng nghe.
- HS thực hành từng mục theo hướng dẫn của GV.
- HS thực hiện.
- HS lắng nghe và tiếp thu.
- HS quan sát và nhận xét.
- HS trả lời câu hỏi: Các lỗi thường mắc phải khi ngồi làm việc với máy tính, cầm chuột máy tính là:
+ Cầm chuột bằng tay trái.
+ Ngón trỏ đặt vào chuột phải.
+ Đứng khi sử dụng máy tính.
+ Nhìn máy tính quá gần.
+ Ánh sáng chiếu trực tiếp vào mắt.
+ Ngồi quá thấp so với màn hình máy tính.
- HS khác lắng nghe và bổ sung.
- HS lắng nghe và tiếp thu.
- HS lắng nghe và ghi nhớ.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY

File đính kèm:

  • docxgiao_an_tin_hoc_3_chan_troi_sang_tao_chu_de_a_may_tinh_va_em.docx