Giáo án Tin học 3 (Chân trời sáng tạo) - Chủ đề C: Tổ chức lưu trữ, tìm kiếm và trao đổi thông tin - Tuần 15, Bài 7: Sắp xếp để dễ tìm (Tiết 1) - Năm học 2022-2023

BÀI7: SẮP XẾP ĐỂ DỄ TÌM – TIẾT 1

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức:

- Giải thích được nếu sắp xếp những gì ta có một cách hợp lí thì khi ta cần sẽ tìm được nhanh hơn.

- Sắp xếp được đồ vật hợp lí theo một số yêu cầu cụ thể

- Nêu được cách tìm đúng và nhanh đối tượng cần tìm dựa trên sự sắp xếp.

- Biết được có thể biểu diễn một phương án sắp xếp, phân loại cụ thể bằng sơ đồ hình cây

2. Năng lực

- Tự chủ và tự học: Tự làm được những việc của mình theo sự phân công hướng dẫn

- Giao tiếp và hợp tác: Biết chia sẻ giúp đỡ bạn trong học tập

- Nhận biết và nêu được nhu cầu tìm kiếm thông tin trong máy tính theo hướng dẫn.

3. Phẩm chất

- Chăm chỉ: Ham học hỏi, hoàn thành nhiệm vụ học tập.

- Trách nhiệm: Chấp hành nội qui phòng học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Giáo viên:

- Sách giáo khoa.

- Hai bộ thẻ số từ 1 đến 20

- Hình ảnh liên quan.

2. Học sinh:

Sách giáo khoa.

 

docx 6 trang Thu Lụa 29/12/2023 2020
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tin học 3 (Chân trời sáng tạo) - Chủ đề C: Tổ chức lưu trữ, tìm kiếm và trao đổi thông tin - Tuần 15, Bài 7: Sắp xếp để dễ tìm (Tiết 1) - Năm học 2022-2023", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Tin học 3 (Chân trời sáng tạo) - Chủ đề C: Tổ chức lưu trữ, tìm kiếm và trao đổi thông tin - Tuần 15, Bài 7: Sắp xếp để dễ tìm (Tiết 1) - Năm học 2022-2023

Giáo án Tin học 3 (Chân trời sáng tạo) - Chủ đề C: Tổ chức lưu trữ, tìm kiếm và trao đổi thông tin - Tuần 15, Bài 7: Sắp xếp để dễ tìm (Tiết 1) - Năm học 2022-2023
Tuần: 15
Tiết 15
Ngày soạn: 16/12/2022
Ngày dạy: 20/12/2022
CHỦ ĐỀ C
TỔ CHỨC LƯU TRỮ, TÌM KIẾM VÀ TRAO ĐỔI THÔNG TIN
BÀI7: SẮP XẾP ĐỂ DỄ TÌM – TIẾT 1
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức:
- Giải thích được nếu sắp xếp những gì ta có một cách hợp lí thì khi ta cần sẽ tìm được nhanh hơn.
- Sắp xếp được đồ vật hợp lí theo một số yêu cầu cụ thể
- Nêu được cách tìm đúng và nhanh đối tượng cần tìm dựa trên sự sắp xếp.
- Biết được có thể biểu diễn một phương án sắp xếp, phân loại cụ thể bằng sơ đồ hình cây
2. Năng lực
- Tự chủ và tự học: Tự làm được những việc của mình theo sự phân công hướng dẫn 
- Giao tiếp và hợp tác: Biết chia sẻ giúp đỡ bạn trong học tập 
- Nhận biết và nêu được nhu cầu tìm kiếm thông tin trong máy tính theo hướng dẫn. 
3. Phẩm chất
- Chăm chỉ: Ham học hỏi, hoàn thành nhiệm vụ học tập. 
- Trách nhiệm: Chấp hành nội qui phòng học. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Giáo viên:
- Sách giáo khoa.
- Hai bộ thẻ số từ 1 đến 20
- Hình ảnh liên quan. 
2. Học sinh:
Sách giáo khoa.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (5 PHÚT)
Mục tiêu: Học sinh hứng thú khi tham gia trò chơi và nhận biết và giải thích được tại sao thẻ mình cần tìm ở hình 1b tìm nhanh hơn. 
- Tổ chức nhóm đôi.
- Phổ biến qui tắt trò chơi.
- Nghiêm túc.
- Quan sát và lắng nghe.
Định hướng cho các nhóm suy nghĩ, thảo luận để chỉ ra việc tìm thẻ số ở nhóm thẻ nào dễ hơn và định hướng cho HS cách giải thích.
- HS trao đổi nhóm đôi, trong đó 1 bạn sẽ thực hiện việc tìm thẻ số ở 2 nhóm thẻ (Hình 1a, Hình 1b), sau đó trao đổi với nhau và cho biết việc tìm thẻ ở hình nào dễ hơn và giải thích.
- Nhận xét kết quả chung của cả lớp.
- Khen ngợi.
- Lắng nghe và ghi nhớ.
Vỗ tay khen ngợi.
2. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI (32 PHÚT)
Mục tiêu: 
Học sinh giải thích được nếu sắp xếp những gì ta có một cách hợp lí thì khi cần sẽ tìm được nhanh hơn.
Nêu được cách tìm đúng và nhanh đối tượng cần tìm dựa trên sự sắp xếp.
HS có thể sắp xếp đồ vật hợp lí theo một yêu cầu cụ thể.
HS nêu được cách tìm đúng và nhanh hơn đối tượng cần tìm dựa trên sự sắp xếp.
Hoạt động 1: Sắp xếp để tìm nhanh hơn
Các thẻ số ở Hình 1a và Hình 1b được bố trí như thế nào? (Hình 1a chưa được sắp xếp, Hình 1b xếp các thẻ theo thứ tự tăng dần của số ghi trên thẻ).
Khi tìm một thẻ số ở Hình 1b, tuỳ theo số lớn hay số bé, ta tìm như thế nào? (số bé ở đầu dãy, số lớn ở cuối dãy).
Tìm kiếm thẻ số ở Hình 1a hay Hình 1b dễ hơn?
Học sinh đọc kênh chữ, quan sát Hình 1a, 1b; để biết được lí do tại sao tìm ở Hình 1b lại nhanh hơn.
Các thẻ ở Hình 2a, 2b có gì khác so với Hình 1a, 1b?
Để tìm 1 thẻ số bất kì, em làm thế nào?
Để tìm 1 thẻ chữ bất kì, em làm thế nào?
Học sinh làm việc nhóm đôi tương tự phần Khởi động với Hình 2a, 2b. Trao đổi để chỉ ra tìm thẻ số / chữ ở hình nào nhanh hơn và lí giải được việc tìm ở Hình 2b nhanh hơn là do có sự sắp xếp các thẻ số theo thứ tự từ nhỏ đến lớn, các thẻ chữ theo thứ tự từ a đến k.
Các thẻ ở Hình 2a và Hình 2b phân thành hai loại: thẻ số và thẻ chữ.
Sau khi phân loại, các thẻ đã được sắp xếp như thế nào? (xếp theo thứ tự tăng dần đối với thẻ số và thứ tự bảng chữ cái đối với thẻ chữ)
Khi tìm một thẻ chữ hoặc thẻ số ở Hình 2b, ta tìm như thế nào?
Ở phần này, GV hướng dẫn để HS lí giải được việc tìm thẻ ở Hình 2b là do có sự phân loại và sắp xếp.
Học sinh tự đọc kênh chữ, quan sát Hình 2a, 2b để nhận thấy nếu sắp xếp theo loại thẻ thì việc tìm kiếm trong trường hợp này là nhanh hơn
Hoạt động 2: Sắp xếp đồ vật hay dữ liệu hợp lí theo một số yêu cầu cụ thể
Gv cho học sinh quan sát các hình bên trên
HS quan sát hình 3, 4a, 4b trong SGK.
Đồ dùng học tập và sách vở ở Hình 3 đã được sắp xếp. Đồ dùng để riêng 1 ngăn, sách và vở để ở 2 ngăn riêng. Sách đã được sắp xếp theo vần a,b,c.
Khuyến khích HS đưa ra cách sắp xếp theo những cách khác: ví dụ sách có thể sắp xếp tho độ dày, theo màu sắc và lí giải cách sắp xếp của HS.
Ở Hình 4a, 4b: GV lưu ý cho HS các đĩa, bát ở trên giá đã sắp xếp theo quy tắc: đĩa nhỏ xếp trước đĩa lớn; bát nhỏ để riêng, bát lớn để riêng (đây là cách sắp xếp đồ vật theo kích thước).
Học sinh đọc kênh chữ, quan sát kênh hình, thảo luận để đưa ra nhận xét về sự hợp lí của cách sắp xếp đồ vật, sách vở như Hình 3; chỉ ra cách sắp xếp bát đĩa ở Hình 4b lên giá ở Hình 4a.
3. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG (3 PHÚT)
Ta phân loại đồ vật dựa vào điều gì? (Dựa theo yêu cầu, điều kiện, đặc điểm của đồ vật).
Khi đã phân loại đồ vật và sắp xếp theo sự phân loại đó, để tìm kiếm nhanh một đồ vật ta làm thế nào? (Đến ngăn chứa loại đó, dựa vào thứ tự sắp xếp để tìm nhanh).
- Đánh giá tiết dạy và nhắc nhỡ học sinh xem lại nội dung bài, chuẩn bị cho tiết học tiếp theo
HS tự rút ra kiến thức như ghi tại hộp Ghi nhớ dưới sự hướng dẫn của GV.
- Học sinh lắng nghe
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY

File đính kèm:

  • docxgiao_an_tin_hoc_3_chan_troi_sang_tao_chu_de_c_to_chuc_luu_tr.docx