Giáo án Tin học 6 (Chân trời sáng tạo) - Tiết 5, Bài 3: Ngôi nhà thông minh

I. Mục tiêu

1. Kiến thức

- Nhận biết được thế nào là ngôi nhà thông minh.

- Mô tả được những đặc điểm của ngôi nhà thông minh.

2. Năng lực

a. Năng lực chung:`

- Tự chủ và tự học:

+ Chủ động, tích cực học tập.

+ Vận dụng linh hoạt các kiến thức những kiến thức, kỹ năng về ngôi nhà thông minh để nhận định, đánh giá không gian, hoàn cảnh nơi mình sinh sống.

- Giao tiếp và hợp tác:

+ Biết trình bày các ý tưởng, thảo luận những vấn đề của bài học.

+ Thực hiện có trách nhiệm các phần việc của cá nhân và phối hợp tốt với các thành viên trong nhóm.

b. Năng lực công nghệ:

 - Nhận thức công nghệ:

+ Nhận biết các dấu hiệu của ngôi nhà thông minh, các đặc điểm của ngôi nhà thông minh;

- Sử dụng công nghệ:

+ Bước đầu khám phá một số chức năng của đồ dùng công nghệ trong ngôi nhà thông minh;

+ Giao tiếp công nghệ: Sử dụng được thuật ngữ về các hệ thống kĩ thuật; các đồ dùng công nghệ trong ngôi nhà thông minh;

- Đánh giá công nghệ: Nhận xét, đánh giá về những tiện ích của đồ dùng công nghệ trong nhà;

- Thiết kế công nghệ: bước đầu hình thành ý tưởng về tiện ích của đồ dùng công nghệ để phục vụ cho ngôi nhà thông minh.

3. Phẩm chất

- Chăm chỉ:

 

docx 8 trang Thu Lụa 30/12/2023 1440
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tin học 6 (Chân trời sáng tạo) - Tiết 5, Bài 3: Ngôi nhà thông minh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Tin học 6 (Chân trời sáng tạo) - Tiết 5, Bài 3: Ngôi nhà thông minh

Giáo án Tin học 6 (Chân trời sáng tạo) - Tiết 5, Bài 3: Ngôi nhà thông minh
Tiết 5
BÀI 3: NGÔI NHÀ THÔNG MINH
Môn học/ Hoạt động giáo dục: Công nghệ lớp 6
Thời gian thực hiện: 01 tiết
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Nhận biết được thế nào là ngôi nhà thông minh.
- Mô tả được những đặc điểm của ngôi nhà thông minh.
2. Năng lực
a. Năng lực chung:`
- Tự chủ và tự học: 
+ Chủ động, tích cực học tập.
+ Vận dụng linh hoạt các kiến thức những kiến thức, kỹ năng về ngôi nhà thông minh để nhận định, đánh giá không gian, hoàn cảnh nơi mình sinh sống.
- Giao tiếp và hợp tác:
+ Biết trình bày các ý tưởng, thảo luận những vấn đề của bài học.
+ Thực hiện có trách nhiệm các phần việc của cá nhân và phối hợp tốt với các thành viên trong nhóm.
b. Năng lực công nghệ:
 - Nhận thức công nghệ: 
+ Nhận biết các dấu hiệu của ngôi nhà thông minh, các đặc điểm của ngôi nhà thông minh;
- Sử dụng công nghệ: 
+ Bước đầu khám phá một số chức năng của đồ dùng công nghệ trong ngôi nhà thông minh;
+ Giao tiếp công nghệ: Sử dụng được thuật ngữ về các hệ thống kĩ thuật; các đồ dùng công nghệ trong ngôi nhà thông minh;
- Đánh giá công nghệ: Nhận xét, đánh giá về những tiện ích của đồ dùng công nghệ trong nhà;
- Thiết kế công nghệ: bước đầu hình thành ý tưởng về tiện ích của đồ dùng công nghệ để phục vụ cho ngôi nhà thông minh.
3. Phẩm chất
- Chăm chỉ:
+ Có ý thức về nhiệm vụ học tập.
+ Có ý thức vận dụng kiến thức, kỹ năng về ngôi nhà thông minh vào học tập và đời sống hằng ngày.
- Trách nhiệm: Quan tâm đến các tiện ích của đồ dùng công nghệ trong nhà
II. Thiết bị dạy học và học liệu
1. Thiết bị dạy học: 
Tranh hệ thống tự động trong ngôi nhà thông minh
Tranh một số hoạt động trong ngôi nhà thông minh
Video giới thiệu về bản chất, đặc điểm, một số hệ thống kĩ thuật công nghệ và tương lai của ngôi nhà thông minh.
 Phiếu học tập
2. Học liệu
- Tìm hiểu tính năng của các đồ dùng công nghệ trong ngôi nhà mình.
III. Tiến trình dạy học
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
KIẾ KIẾN THỨC, NĂNG LỰC PHẨM CHẤT CẦN ĐẠT
1. Hoạt động 1. Mở đầu
a) Mục tiêu:Kích thích nhu cầu tìm hiểu về ngôi nhà thông minh.
b) Nội dung: Những tiện ích mà các đồ dùng công nghệ trong ngôi nhà mang lại cho con người
c) Sản phẩm: Nhu cầu tìm hiểu về ngôi nhà thông minh.
d) Tổ chức thực hiện:
* Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV dẫn: “Chúng ta đã được tìm hiểu 2 bài trong chương “Nhà ở”, trước khi vào bài mới ngày hôm nay, cô mời các bạn xem 1 video và trả lời câu hỏi “Theo các em, công nghệ mang lại sự tiện nghi trong ngôi nhà như thế nào? Hãy ghi lại những biểu hiện thể hiện sự tiên nghi của ngôi nhà trong video”.
- GV chiếu video “Smart Home”. Sau khi video kết thúc, GV điều phối HS trả lời và ghi lại câu trả lời của HS lên bảng (chú ý khi ghi câu trả lời có thể nhóm lại thành các hệ thống có trong SGK để sử dụng cho nội dung tiếp theo).
- GV đặt câu hỏi khơi gợi nhu cầu tìm hiểu trong thực tế có những đồ dùng công nghệ mang lại tiện ích giúp ngôi thông minh như HS mong muốn
* Thực hiện nhiệm vụ:
+ HS xem xong video (về ngôi nhà thông minh)
+ Ghi lại những thuận tiện, thoải mái, an toàn vào bảng con nhóm. Đồng thời trình bày hiểu biết ban đầu về ngôi nhà thông minh
+ HS xem ảnh về về ngôi nhà thông minh để tham gia trả lời.
* Báo cáo, thảo luận:
+ HS chủ động kiểm tra đã trả lời được bao nhiêu câu đúng.
+ HS bổ sung cho những mong muốn đối với ngôi nhà đang ở để cuộc sống được thuận tiện, thoải mái, an toàn theo hiểu biết cá nhân.
* Kết luận, nhận định:
+ Sau khi học sinh hoàn thành hoạt động
+ GV gọi HS bên dưới nhậnxét. Sau khi học sinh nhận xét xong, GV nhận xét, chốt lại kiến thức, dẫn dắt vào bài mới. 
Từ câu trả lời của các bạn, rõ ràng chúng ta đều nhìn thấy rất nhiều sự tiện nghi mà công nghệ mang đến cho một ngôi nhà. Và hiện nay, ngôi nhà với sự hỗ trợ của công nghệ như trong video được gọi là ngôi nhà thông minh. Vậy ngôi nhà thông minh là gì và có những đặc điểm nào sẽ là nội dung cô trò mình tìm hiểu trong tiết học ngày hôm nay.
2. Hoạt động 2. Hình thành kiến thức mới
2.1. Hoạt động 1: Tìm hiểu ngôi nhà thông minh
a) Mục tiêu: Nhận biết những dấu hiệu của ngôi nhà thông minh
b) Nội dung: Những tính năng có được của các thiết bị, đồ dùng công nghệ trong ngôi nhà thông minh
c) Sản phẩm: Dấu hiệu của ngôi nhà thông minh.
d) Tổ chức thực hiện:
d) Tổ chức thực hiện:
* Chuyển giao nhiệm vụ:
-Gv cho HS xem Hình 3.1
- GV yêu cầu các nhóm cặp đôi trả lời:
+ Nhận biết được tính năng từng loại thiết bị, nhận biết các thiết bị trong ngôi nhà có sự kết nối với hệ thống điều khiển
+ So sánh ngôi nhà thông minh với ngôi nhà thông thường về những thiết bị hoạt động theo ý muốn của người dùng?
+ Nhận xét về dấu hiệu của ngôi nhà thông minh
+HS tiếp nhận nhiệm vụ và tiến hành thảo luận.
* Thực hiện nhiệm vụ:
- HS nghe nội dung câu hỏi.
- HS thảo luận nhóm trả lời câu hỏi.
- Gv quan sát, hướng dẫn khi học sinh cần sự giúp đỡ.
* Báo cáo, thảo luận:
- HS trình bày kết quả
- GV gọi HS khác nhận xét và bổ sung 
* Kết luận, nhận định:
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức
- GV kết luận như sản phẩm cần đạt
I. Ngôi nhà thông minh
Ngôi nhà thông minh là ngôi nhà được trang bị hệ thống điều khiển tự động hoặc bán tự động cho các thiết bị trong nhà tự động hoạt động theo ý muốn của người sử dụng.
2.2. Hoạt động 2: Tìm hiểu đặc điểm của ngôi nhà thông minh
a) Mục tiêu: Biết những đặc điểm của ngôi nhà thông minh
b) Nội dung:Những tiện ích của các thiết bị, đồ dùng công nghệ trong ngôi nhà thông minh.
c) Sản phẩm: Đặc điểm của ngôi nhà thông minh.
d) Tổ chức thực hiện:
* Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV yêu cầu HS quan sát hình 3.1, 3.2
- GV yêu cầu các nhóm trả lời:
+ Cho biết biện pháp an ninh và tiết kiệm năng lượng trong ngôi nhà thông minh được thực hiện như thế nào?
+ Đặc điểm của ngôi nhà thông minh so với nhà bình thường (tiện ích; an ninh, an toàn; năng lượng)
* Thực hiện nhiệm vụ:
+HS nghe GV giảng bài, tiếp nhận câu hỏi và tiến hành thảo luận.
+ GV hướng dẫn, quan sát HS thực hiện
* Báo cáo, thảo luận:
+ HS trình bày kết quả
+ GV gọi HS khác nhận xét và bổ sung 
* Kết luận, nhận định:
+ GV đánh giá, nhận xét.
+ GV kết luận:
* Tiện ích: Khi sử dụng đồ dùng trong ngôi nhà trông thường, ta phải tác động trực tiếp (mở, tắt, khóa). Trong khi trong ngôi nhà thông minh, các đồ dùng được cài đặt chương trình để tắt/mở/ khóa tự động.
* An ninh, an toàn: trong nhà thông minh có hệ thống giám sát hoạt động các đồ dùng (bằng điện thoại thông minh hoặc máy tính bảng)
* Tiết kiệm năng lượng: Những đồ vật trong nhà thông minh được cài đặt chương trình chỉ tự động mở khi cần sử dụng và tự động tắt khi không còn dùng đến, nhằm tiết kiệm năng lượng....
II. Đặc điểm của ngôi nhà thông minh
- Đặc điểm của ngôi nhà thông minh:
 + Tiện ích
 + An ninh, an toàn
 +Tiết kiệm năng lượng.
3. Hoạt động 3. Luyện tập
a) Mục tiêu: Củng cố kiến thức về đặc điểm của ngôi nhà thông minh, giúp HS đánh giá những tình huống thể trong thực tiễn
b) Nội dung: Bài tập phần Luyện tập trong SGK
c) Sản phẩm: Kết quả của HS.
d)Tổ chức thực hiện:
* Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV yêu cầu HS tìm hiểu thông tin về phần luyện tập sgk
GV đưa ra phiếu học tập 1 và yêu cầu HS hoàn thành trong thời gian 3 phút.
* Thực hiện nhiệm vụ	
HS nhận phiếu học tập 1 và hoàn thành phiếu.
GV yêu cầu HS trao đổi phiếu học tập 1 cho nhau.
HS đổi phiếu cho nhau.
* Báo cáo, thảo luận
GV yêu cầu HS nhận xét bài của bạn.
HS nhận xét bài của bạn.
* Kết luận và nhận định
GV nhận xét phần trình bày HS.
GV chốt lại kiến thức như phần sản phẩm cần đạt
- Biểu hiện đặc điểm của ngôi nhà thông minh:
- Người đi đến, đèn tự động bật lên; khi không có người, đèn tự động tắt
- Có màn hình hiển thị hình ảnh của khách ở cửa ra vào
- Có hệ thống điều khiển từ xa để cửa tự động mở
- Đúng 7 giờ sáng, rèm cửa tự động kéo ra để ánh sáng mặt trời chiếu vào nhà
- Khi xuất hiện khói hoặc lửa, tín hiệu báo cháy phát ra
- Cửa tự động mở bằng cảm ứng vân tay
* Phiếu học tập
Câu 2: Các thiết bị công nghệ sẽ điều khiển, giám sát việc sử dụng năng lượng trong ngôi nhà, từ đó giúp tiết kiệm năng lượng. Bên cạnh đó, ngôi nhà thông minh có xu hướng được thiết kế nhằm tận dụng nguồn năng lượng tự nhiên như gió, năng lượng mặt trời giúp ngôi nhà vừa tiết kiệm năng lượng vừa thân thiện với môi trường 
4. Hoạt động 4. Vận dụng
a) Mục tiêu: Giúp HS vận dụng những vấn đề liên quan đến nhà ở vào thực tiễn.
b) Nội dung:
 Hoạt động này HS sẽ về nhà làm việc cặp đôi. Tiết học sau các nhóm sẽ nộp sản phẩm của nhóm để đánh giá.
c) Sản phẩm: Đáp án bài tập vận dụng và bài tập về nhà.
d) Tổ chức thực hiện:
* Chuyển giao nhiệm vụ:
+ GV nêu cụ thể yêu cầu, nhiệm vụ cụ thể để HS biết thực hiện cho đúng. 
+ GV chiếu các câu hỏi ở phần vận dụng, đồng thời gợi ý nội dung câu hỏi để giúp HS có định hướng ban đầu để giải quyết bài tập.
+ Câu hỏi: Hãy trao đổi với bố mẹ những điều em học được về ngôi nhà thông minh và đề xuất những điều có thể vận dụng cho ngôi nhà của em; nói chuyện với bố mẹ em về chuyện đó xem có thể thực hiện được không. 
* Thực hiện nhiệm vụ:
+ HS tập trung nghe GV hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ ở phần vận dụng.
+ HS quan sát màn chiếu câu hỏi, nghe GV định hướng nội dung câu hỏi.
* Dự kiến sản phẩm
 Đề xuất cho ngôi nhà thông mình có thể vận dụng được:
+ Sử dụng năng lượng mặt trời đun nước
+ Sử dụng khoá thông minh: nhận diện gương mặt, vân tay, quẹt thẻ,
* Báo cáo, thảo luận:
+ Tổ chức báo cáo nhanh trên lớp (trong tiết học tiếp theo)
* Kết luận, nhận định:
Đầu giờ tiết học sau, các nhóm nộp sản phẩm học tập. 
GV nhận xét, đánh giá các sản phẩm học tập các nhóm đã nộp.
GV chốt lại nội dung đúng (nếu HS chưa phát hiện, tìm hiểu về được)
PHỤ LỤC
Phiếu học tập 1
Viết chữ đúng (Đ) hoặc Sai (S) vào ô cho phù hợp với chức năng của nôi nhà thông minh
Chức năng
Đúng
Sai
Ở một vài nơi, ánh sáng tự bật lên khi trời tối, tắt đi khi trời sáng
Có tấm pin mặt trời ở mái nhà
Cửa sổ thiết kế rộng, có gió lùa vào phòng trong nhà
Khi nằm vào giường ngủ, sau 15 phút đèn sẽ giảm ánh sáng
Có màn hình cho biết hình ảnh của người khách đang đứng ở cửa ra vào
Người đi tới đâu, hệ thống đèn tương ứng tự động bật để chiếu sáng
Ánh sáng bật lên và chuông kêu khi có người lạ di chuyển trong nhà
Hệ thống âm thanh tự giảm độ lớn khi đêm về khuya
Ti vi có thể dùng để truy cập Internet
Tại vị trí phòng ngủ, có hệ thống bật, tắt ánh sáng cho tất cả các vị trí trong nhà
Trước khi có người về, nhiệt độ trong phòng tăng lên cho đủ ấm
Có nút bấm để mở cửa cho khách vào mà không cần ra tận nơi để mở
Ổ khóa mở bằng chìa
Quạt máy tắt/ mở bằng công tắc
Câu 2. Bạn Huy nói: “nhà thông minh biết con người đang ở đâu trong ngôi nhà để bật và tắt điện như thế thật là tiết kiệm”. Bạn Lan nói: “Nhà thông minh lắp đặt rất nhiều thiết bị điều khiển, đồ dùng sử dụng năng lượng điện như vậy thật sự cũng không tiết kiệm”. Nêu nhận xét về các ý kiến trên.
- Kế hoạch đánh giá
Hình thức đánh giá
Phương pháp
đánh giá
Công cụ đánh giá
Ghi
Chú
- Thu hút được sự tham gia tích cực của người học
- Gắn với thực tế
- Tạo cơ hội thực hành cho người học
- Sự đa dạng, đáp ứng các phong cách học khác nhau của người học
- Hấp dẫn, sinh động
- Thu hút được sự tham gia tích cực của người học
- Phù hợp với mục tiêu, nội dung
-Báo cáo thực hiện công việc.
-Hệ thống câu hỏi và bài tập
-Trao đổi, thảo luận

File đính kèm:

  • docxgiao_an_tin_hoc_6_chan_troi_sang_tao_tiet_5_bai_3_ngoi_nha_t.docx