Giáo án Tin học 7 (Chân trời sáng tạo) - Chương trình cả năm

CHỦ ĐỀ 1: MÁY TÍNH VÀ CỘNG ĐỒNG

BÀI 1: THIẾT BỊ VÀO VÀ THIẾT BỊ RA

(3 tiết)

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu

Sau bài học này, HS sẽ:

- Biết và nhận ra được các thiết bị vào – ra có nhiều loại, hình dạng khác nhau.

- Biết được chức năng của mỗi loại thiết bị vào – ra trong thu thập, lưu trữ, xử lí và truyền thông tin.

- Thực hiện đúng các thao tác với các thiết bị thông dụng của máy tính.

- Nêu được ví dụ về thao tác không đúng cách sẽ gây ra lỗi cho máy tính.

2. Năng lực

- Năng lực chung:

• Tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.

• Giao tiếp và hợp tác: có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô.

• Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, có sáng tạo khi tham gia các hoạt động tin học.

- Năng lực tin học:

 

docx 280 trang Thu Lụa 30/12/2023 1080
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tin học 7 (Chân trời sáng tạo) - Chương trình cả năm", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Tin học 7 (Chân trời sáng tạo) - Chương trình cả năm

Giáo án Tin học 7 (Chân trời sáng tạo) - Chương trình cả năm
Ngày soạn://
Ngày dạy://
CHỦ ĐỀ 1: MÁY TÍNH VÀ CỘNG ĐỒNG
BÀI 1: THIẾT BỊ VÀO VÀ THIẾT BỊ RA
(3 tiết)
I. MỤC TIÊU 
1. Mục tiêu
Sau bài học này, HS sẽ:
Biết và nhận ra được các thiết bị vào – ra có nhiều loại, hình dạng khác nhau.
Biết được chức năng của mỗi loại thiết bị vào – ra trong thu thập, lưu trữ, xử lí và truyền thông tin.
Thực hiện đúng các thao tác với các thiết bị thông dụng của máy tính.
Nêu được ví dụ về thao tác không đúng cách sẽ gây ra lỗi cho máy tính.
2. Năng lực
Năng lực chung: 
Tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
Giao tiếp và hợp tác: có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô. 
Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, có sáng tạo khi tham gia các hoạt động tin học.
Năng lực tin học: 
Kể được chức năng của các thiết bị vào – ra trong thu nhận, lưu trữ, xử lí và truyền thông tin.
Biết thực hiện đúng các thao tác với các thiết bị thông dụng của máy tính.
3. Phẩm chất
Trách nhiệm: Có ý thức đối với việc sử dụng thông tin. 
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
SGK, SGV, SBT Tin học 7. 
Máy tính xách tay, điện thoại thông minh, máy tính bảng (nếu có)
2. Đối với học sinh
SGK, SBT Tin học 7. 
Đọc và tìm hiểu trước Bài 1. 
III. PHÂN BỐ THỜI LƯỢNG
Tiết 1: phần Khởi động và mục 1, 2 phần Khám phá.
Tiết 2: mục 3 phần Khám phá và phần Luyện tập.
Tiết 3: phần Thực hành và phần Vận dụng.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
TIẾT 1:
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: HS biết được các thiết bị của máy tính và chức năng của từng loại để hỗ trợ hoạt động thông tin của con người.
b. Nội dung: GV nêu nhiệm vụ; HS đọc SGK, phát biểu, thảo luận để nêu chức năng của từng thiết bị ở Hình 1 trong SGK.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về chức năng của những thiết bị trong Hình 1.
d. Tổ chức thực hiện: 
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV nhắc lại kiến thức bài cũ: Ở lớp 6, HS đã được biết mô hình hoạt động xử lí thông tin của con người gồm 3 bước cơ bản: tiếp nhận thông tin vào; xử lí, lưu trữ; đưa thông tin ra. HS cũng đã biết máy tính được chế tạo để hỗ trợ xử lí thông tin của con người với các thành phần cơ bản gồm: thiết bị vào; thiết bị xử lí, lưu trữ; thiết bị ra.
- GV gợi ý, yêu cầu HS làm việc cá nhân và trả lời câu hỏi: Em hãy cho biết chức năng của các thiết bị ở Hình 1.
- GV giới thiệu sơ lược về bộ xử lí trung tâm (CPU – Central Processing Unit), được xem như bộ não của máy tính, là bộ phận thực hiện xử lí thông tin trong máy tính.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS quan sát Hình 1, làm việc cá nhân và trả lời câu hỏi.
- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). 
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện 1-2 HS trả lời câu hỏi:
+ Chức năng của các thiết bị ở Hình 1 trong SGK là:
Ÿ Chuột, bàn phím: tiếp nhận thông tin vào;
Ÿ Màn hình, loa: đưa thông tin ra;
Ÿ CPU, ổ đĩa cứng: xử lí, lưu trữ thông tin.
- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. 
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.
- GV dẫn dắt HS vào bài học: Để tìm hiểu kĩ hơn các thiết bị trong Hình 1 đâu là thiết bị vào, đâu là thiết bị ra, hay đâu là thiết bị vừa có chức năng vào – ra, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu bài học ngày hôm nay – Bài 1: Thiết bị vào và thiết bị ra
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Thiết bị vào và thiết bị ra
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động:
- HS biết và nhận ra được các thiết bị vào – ra có nhiều loại, hình dạng khác nhau.
- HS biết được chức năng của mỗi loại thiết bị vào – ra trong thu thập, lưu trữ, xử lí và truyền thông tin.
b. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS đọc thông tin SGK tr.5, 6, quan sát Hình 2, thảo luận theo nhóm và trả lời câu hỏi. 
c. Sản phẩm học tập: HS nêu các loại thiết bị vào – ra, hình dạng và chức năng của từng loại.
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN – HỌC SINH
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS đọc thông tin SGK – tr.5, quan sát Hình 2 và trả lời câu hỏi:
+ Các thiết bị của máy tính được phân loại thành những khối chức năng nào?
+ Thiết bị vào, thiết bị ra được sử dụng để làm gì?
- GV yêu cầu HS đọc câu 1, 2 – SGK tr.6, 7, thảo luận cặp đôi và ghép tên các thiết bị với chức năng của chúng:
Câu 1: Ghép thiết bị vào ở cột bên trái với chức năng tương ứng ở cột bên phải.
Câu 2: Ghép thiết bị ra ở cột bên trái với chức năng tương ứng ở cột bên phải.
- Sau khi HS ghép xong, GV đưa ra câu hỏi:
+ Tại sao cần có nhiều loại thiết bị vào khác nhau? Bàn phím (hay chuột, micro, máy quét,) tiếp nhận thông tin dạng nào?
+ Tại sao cần có nhiều loại thiết bị ra khác nhau? Màn hình (hay loa, máy in,) đưa thông tin ra ở dạng nào?
- GV yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK – tr.7 và trả lời câu hỏi:
+ Thiết bị nào thực hiện chuyển dạng thông tin thường gặp thành dãy bit? Thiết bị nào thực hiện chuyển đổi dữ liệu ở dạng dãy bit trong máy tính thành thông tin ở dạng thường gặp?
+ Tại sao ổ đĩa cứng không được coi là thiết bị vào – ra?
- GV lưu ý với HS: Một số thiết bị vào – ra như máy in, máy quét có thể thực hiện chức năng xử lí, trao đổi thông tin với máy tính.
- GV yêu cầu HS đọc thông tin tại mục Ghi nhớ và trả lời câu hỏi:
+ Chức năng của thiết bị vào là gì? Hãy nêu một số loại thiết bị vào và dạng thông tin tương ứng mỗi loại có thể tiếp nhận.
+ Chức năng của thiết bị ra là gì? Hãy nêu một số loại thiết bị ra và dạng thông tin tương ứng mỗi loại có thể đưa ra.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS đọc thông tin SGK tr.5-7, quan sát Hình 2, thảo luận cặp đôi và trả lời câu hỏi. 
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. 
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện HS trình bày về:
+ Dạng thông tin của các thiết bị vào – ra.
+ Các loại thiết bị vào – ra và chức năng của từng loại 
- GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung. 
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức và kết luận
- GV chuyển sang nội dung mới. 
1. Thiết bị vào và thiết bị ra
* Hoạt động 1: Đọc (và quan sát)
- Các thiết bị của máy tính được phân loại thành 4 khối chức năng chính: thiết bị vào, bộ xử lí trung tâm (CPU – Central Processing Unit), bộ nhớ, thiết bị ra.
- Thiết bị vào được dùng để tiếp nhận thông tin vào như bàn phím, chuột, micro, máy quét,
- Thiết bị ra được sử dụng để đưa thông tin ra như màn hình, máy in, loa, máy chiếu,
* Hoạt động 2: Làm
Câu 1: 1 – e, 2 – c, 3 – a, 4 – b, 5 – d.
Câu 2: 1 – c, 2 – d, 3 – a, 4 – b.
- Cần có nhiều loại thiết bị vào – ra để tiếp nận thông tin ở những dạng khác nhau vào máy tính và đưa thông tin từ máy tính ra ở những dạng khác nhau.
+ Thiết bị vào: 
Ÿ Bàn phím tiếp nhận thông tin ở dạng chữ (văn bản). 
Ÿ Chuột tiếp nhận thông tin ở dạng chữ (văn bản, con số).
Ÿ Micro tiếp nhận thông tin ở dạng âm thanh.
Ÿ Máy quét tiếp nhận thông tin ở dạng hình ảnh.
+ Thiết bị ra:
Ÿ Màn hình đưa thông tin ra ở dạng hình ảnh, chữ (văn bản, con số).
Ÿ Loa: đưa thông tin ra ở dạng âm thanh.
Ÿ Máy in: đưa thông tin ra ở dạng hình ảnh, chữ.
Ÿ Máy chiếu: đưa thông tin ra ở dạng chữ, hình ảnh. 
* Hoạt động 3: Đọc (và quan sát)
- Thiết bị vào thực hiện chuyển dạng thông tin thường gặp thành dữ liệu số (dãy các bit) và đưa vào trong máy tính.
- Thiết bị ra thực hiện chuyển đổi dữ liệu ở dạng dãy bit trong máy tính thành thông tin ở dạng thường gặp.
- Ổ đĩa cứng, thẻ nhớ, đĩa DVD, không được voi là thiết bị vào – ra là vì chúng không thực hiện chức năng chuyển đổi dạng thông tin.
* Hoạt động 4: Ghi nhớ
- Có nhiều loại thiết bị vào như bàn phím, chuột, màn hình cảm ứng, micro, máy quét, tiếp nhận thông tin vào ở những dạng khác nhau như văn bản, âm thanh, hình ảnh, tiếp xúc, chuyển động.
- Có nhiều loại thiết bị như màn hình, loa, máy in, máy chiếu, để đưa thông tin ra ở những dạng khác nhau như văn bản, âm thanh, hình ảnh.
Hoạt động 2: Sự đa dạng của thiết bị vào – ra
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động:
- HS biết được các thiết bị vào – ra được thiết kế đa dạng, phù hợp với nhu cầu sử dụng khác nhau của con người.
- HS biết thêm một số loại thiết bị vào – ra ngoài các loại thiết bị đã tìm hiểu ở mục 1.
- HS biết được một số thiết bị số có thể thực hiện lưu trữ, xử lí thông tin, trao đổi thông tin với máy tính.
b. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS đọc thông tin SGK – tr.7, 8, quan sát Hình 3-8 và trả lời câu hỏi. 
c. Sản phẩm học tập: HS nêu được các thiết bị vào ra có thiết kế đa dạng; nêu được 1 số thiết bị vào – ra có nhiều chức năng khác nhau. 
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN – HỌC SINH
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV chia lớp thành 3 nhóm, yêu cầu mỗi nhóm đọc 1 mục a, b, c và thực hiện nhiệm vụ:
+ Nhóm 1: Nhóm em hãy đọc thông tin mục 2a – SGK tr.7 và chỉ ra vị trí camera, vùng cảm ứng chuột, bàn phím, thân máy, màn hình trên máy tính xách tay (vật thật). Em có nhận xét gì về kích thước, hình dạng các thiết bị vào – ra của máy tính xách tay so với các thiết bị vào – ra của máy tính để bàn?
+ Nhóm 2: Nhóm em hãy đọc thông tin mục 2b – SGK tr.8 và chỉ ra vị trí của màn hình cảm ứng, bàn phím ảo, micro, loa, camera trên điện thoại thông minh (hoặc máy tính bảng). Theo em, ta có thể sử dụng màn hình cảm ứng để thay thế những thiết bị nào?
+ Nhóm 3: Em hãy đọc thông tin mục 2c – SGK tr.8 và cho biết: Máy ảnh số, máy ghi hình kĩ thuật số, loa thông minh có thể thực hiện những chức năng gì? Khi nào chúng trở thành thiết bị vào, thiết bị ra của máy tính?
- GV yêu cầu HS đọc thông tin tại mục Ghi nhớ và trả lời câu hỏi:
+ Em có nhận xét gì về thiết kế của thiết bị vào – ra?
+ Tại sao các thiết bị vào – ra được thiết kế đa dạng?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS đọc thông tin SGK – tr.6,7, quan sát Hình 3-8, thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi. 
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. 
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện HS trình bày: Tính đa dạng từ thiết kế đến chức năng của một số thiết bị vào – ra. 
- GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung. 
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức và kết luận
- GV chuyển sang nội dung mới. 
2. Sự đa dạng của thiết bị vào – ra
* Hoạt động 1: Đọc (và quan sát)
a) Máy tính xách tay:
- Màn hình gắn với thân máy, có thể mở ra, gập lại.
- Bàn phím và vùng cảm ứng chuột được gắn trên thân máy.
- Camera được gắn vào cạnh trên màn hình. Ngoài ra, micro, loa được tích hợp ở cạnh hoặc ở dưới thân máy.
→ Thiết bị vào: bàn phím,vùng cảm ứng chuột, camera, micro.
→ Thiết bị ra: màn hình, loa.
- Nhận xét: Kích thước, hình dạng các thiết bị vào – ra của máy tính xách tay nhỏ gọn và được thiết kế thuận tiện hơn so với các thiết bị vào ra của máy tính để bàn.
b) Máy tính bảng, điện thoại thông minh
- Màn hình cảm ứng liền khối với thân máy.
- Bàn phím ảo sẽ xuất hiện trên màn hình khi cần sử dụng (Hình 4)
- Người dùng điều khiển bằng cách dùng ngón tay chạm trực tiếp vào màn hình cảm ứng (Hình 5).
- Micro, loa, camera cũng được tích hợp ngay trên thân máy.
- Ngoài ra, một số thiết bị còn có bút cảm ứng được sử dụng để thao tác trực tiếp trên màn hình cảm ứng (Hình 6).
→ Ta có thể sử dụng màn hình cảm ứng để thay thế bàn phím, chuột của máy tín ... ụng thuật toán sắp xếp chọn (mô phỏng quá trình thực hiện bằng hình vẽ như các Hình 7, Hình 8, Hình 9) thực hiện sắp xếp dãy theo thứ tự tăng dần.
+ GV cho HS thảo luận, chọn phương án đúng:
2. Thuật toán sắp xếp chọn thực hiện sắp xếp dãy số không giảm bằng cách nào dưới đây?
A. Đổi chỗ 2 số liền kề nhau nếu chúng đứng sai thứ tự cho đến khi dãy số được sắp xếp.
B. Lặp lại quá trình chọn số nhỏ nhất trong dãy chưa sắp xếp và đưa số này về vị trí đầu tiên của dãy đó.
* Hoạt động 3: Ghi nhớ - SGK tr.82
- GV gọi HS đọc nội dung Ghi nhớ SGK tr.82:
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS hoạt động cá nhóm, quan sát Hình 6 – 10 và các hình liên quan, đọc nội dung mục 2. Thuật toán sắp xếp chọn SGK tr.79 – 82.
- HS thực hiện sắp xếp dãy thẻ ở Hình 6 SGK tr.79.
- HS mô phỏng các bước của thuật toán sắp xếp chọn.
- HS nghiên cứu kiến thức vừa học và thực hiện nhiệm vụ của Hoạt động làm SGK tr.82.
- HS đọc nội dung Ghi nhớ SGK tr.82.
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. 
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời HS lên bảng thực hiện sắp xếp dãy thẻ ở Hình 6 SGK tr.79.
- GV cho HS mô phỏng các bước của thuật toán sắp xếp chọn.
- GV lưu ý cho HS.
- GV mời HS thực hiện nhiệm vụ của Hoạt động làm SGK tr.82.
- GV mời HS đọc nội dung Ghi nhớ SGK tr.82.
- GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung. 
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.
- GV chuyển sang nội dung mới.
2. Thuật toán sắp xếp chọn
- Thuật toán sắp xếp chọn: 
+ Thực hiện chọn phần tử nhỏ nhất trong dãy chưa được sắp xếp và đưa phần tử này về vị trí đầu tiên của dãy chưa được sắp xếp. 
+ Lặp lại quá trình này cho đến khi dãy chưa sắp xếp chỉ còn một phần tử.
* Hoạt động 1: Đọc (và quan sát) 
Mô phỏng thuật toán sắp xếp chọn (áp dụng để sắp xếp dãy thẻ số ở Hình 6 theo thứ tự tăng dần)
- Đầu vào: Dãy thẻ ghi các số xếp từ trái qua phải là 20, 21, 17, 19.
- Đầu ra: Dãy thẻ ghi các số được sắp xếp tăng dần là 17, 19, 20, 21.
à Lưu ý: Để tìm số nhỏ nhất trong dãy số, ví dụ: dãy 20, 21, 17, 19 ta thực hiện như sau:
+ Bước 1. Coi số đầu tiên của dãy số (vị trí 1) là số nhỏ nhất (MIN).
+ Bước 2. So sánh MIN với số thứ 2.
+ Bước 3. So sánh MIN với số thứ 3.
+ Bước 4. So sánh MIN với số thứ 4.
+ Sau bước 4. dãy số đã được duyệt xong, ta có MIN = 17, vị trí là 3. Do vậy số nhỏ nhất là 17, là số thứ 3 trong dãy số.
à Với thuật toán sắp xếp chọn, bài toán sắp xếp dãy số ban đầu cũng được chia thành những bài toán nhỏ để giải quyết. Các bài toán nhỏ là di chuyển số nhỏ nhất (hoặc lớn nhất) về vị trí đầu tiên của dãy chưa sắp xếp. Phạm vi của dãy chưa sắp xếp hẹp dần sau mỗi lần lặp.
* Hoạt động 2: Làm
1. HS thực hành sắp xếp.
2. B. Lặp lại quá trình chọn số nhỏ nhất trong dãy chưa sắp xếp và đưa số này về vị trí đầu tiên của dãy đó.
* Hoạt động 3: Ghi nhớ - SGK tr.82
TIẾT 3
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: HS làm việc cá nhân hoặc làm việc nhóm, phát biểu thảo luận để hoàn thành các câu hỏi, bài tập trong SGK. 
b. Nội dung: GV nêu nhiệm vụ; HS trả lời câu hỏi 1, 2 phần Luyện tập SGK tr.82. 
c. Sản phẩm học tập: HS trả lời câu trả lời đúng với yêu cầu của bài tập.
d. Tổ chức hoạt động:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV phát danh sách lớp (hoặc tổ) cho các nhóm HS. GV yêu cầu HS làm việc nhóm đôi, lập Bảng 2 SGK tr.75 và điền kết quả làm việc vào nhóm: 
Bài tập 1. Liệt kê các vòng lặp của thuật toán sắp xếp nổi bọt, thuật toán sắp xếp chọn để sắp xếp các dãy sau theo thứ tự tăng dần:
a) Dãy số: 9, 6, 11, 3, 7.
b) Dãy số: H, D, A, B, Y.
Bài tập 2. Chỉ ra phương án sai.
Ý nghĩa của việc chia bài toán thành bài toán nhỏ hơn là:
A. Giúp công việc đơn giản hơn.
B. Giúp công việc dễ giải quyết hơn.
C. Làm cho công việc trở nên phức tạp hơn.
D. Giúp bài toán trở nên dễ hiểu hơn.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS vận dụng kiến thức đã học và trả lời câu hỏi:
Bài tập 1.
+ Liệt kê các vòng lặp khi sắp xếp tăng dần dãy số 9, 6, 11, 3, 7 theo thuật toán sắp xếp nổi bọt.
Vòng lặp
Thực hiện
Kết quả
Dãy số ban đầu
9
6
11
3
7
1
Luân chuyển số nhỏ nhất về vị trí đầu tiên (các số còn lại theo thứ tự dịch chuyển xuống dưới).
3
9
6
11
7
2
Luân chuyển số nhỏ thứ hai về vị trí thứ hai (số nhỏ nhất trong dãy còn lại trừ các số đã được sắp xếp đúng vị trí).
3
6
9
11
7
3
Luân chuyển số nhỏ thứ ba về vị trí thứ ba.
3
6
7
9
11
4
Hai số cuối đã đúng vị trí, dãy số đã sắp xếp là:
3
6
7
9
11
+ Liệt kê các vòng lặp khi sắp xếp tăng dần dãy số 9, 6, 11, 3, 7 theo thuật toán sắp xếp chọn.
Vòng lặp
Thực hiện
Kết quả
Dãy số ban đầu
9
6
11
3
7
1
Chọn số nhỏ nhất, đổi chỗ cho số đầu tiên (các số còn lại giữ nguyên vị trí).
3
6
11
9
7
2
Số nhỏ thứ hai đã đứng đúng vị trí thứ hai.
3
6
11
9
7
3
Chọn số nhỏ thứ ba, đổi chỗ cho số đứng thứ ba.
3
6
7
9
11
4
Hai số cuối đã đúng vị trí, dãy số đã sắp xếp là:
3
6
7
9
11
Bài tập 2. C. Làm cho công việc trở nên phức tạp hơn.
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. 
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện HS thực hành trước lớp.
- GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung. 
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: HS vận dụng những kiến thức đã học vào thực tế.
b. Nội dung: GV nêu yêu cầu, HS thực hiện nhiệm vụ. 
c. Sản phẩm học tập: HS lựa chọn thuật toán và thực hiện sắp xếp các bạn trong tổ theo thứ tự chiều cao không giảm, ghi danh sách đã được sắp xếp.
d. Tổ chức hoạt động:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV nêu yêu cầu: Sử dụng một thuật toán đã học để thực hiện sắp xếp các bạn trong tổ em theo thứ tự chiều cao không giảm (ghi chiều cao của các bạn theo cùng đơn vị đo là cm vào bảng theo mẫu Bảng 1 dưới đây).
Bảng 1. Chiều cao của các bạn trong tổ
Tên
Chiều cao
- GV tổ chức cho HS hoạt động theo nhóm/tổ, điền thông tin của nhóm/tổ mình vào 1 bản (như Bảng 1); thảo luận, lựa chọn thuật toán và thực hiện sắp xếp, ghi danh sách đã được sắp xếp vào bản thứ hai (như Bảng 1).
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS dựa vào kiến thức đã học và thực hành. 
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. 
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện HS trình bày cách sắp xếp của mình.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV trao “phần thưởng” cho nhóm/tổ xuất sắc nhất.
- GV đánh giá, nhận xét, kết thúc tiết học. 
E. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
- Ôn lại kiến thức đã học để chuẩn bị cho bài kiểm tra cuối học kì II.
Ngày soạn://
Ngày dạy://
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II
(1 tiết)
Nội dung
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Vận dụng cao
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
Chủ đề 4. Ứng dụng tin học
Phần Excel (Bài 7, 8, 9, 10)
3 
Câu 1, 2, 3
3 
Câu 4, 5, 6
1 
Câu 12
Phần Power Point (Bài 11, 12)
3
Câu 7, 8, 9
1
Câu 13
1 
Câu 11
Chủ đề 5. GQVĐ với sự trợ giúp của máy tính
Bài 13. Thuật toán tìm kiếm
1 
Câu 10
Bài 14. Thuật toán sắp xếp
1
Câu 15
1 
Câu 14
Tổng
7
4
1
1
1
1
I. MA TRẬN ĐỀ
II. NỘI DUNG ĐỀ
Câu 1. Trong khi làm việc với MS Excel, để lưu bảng tính đang mở, ta thực hiện:
A. Vào File, chọn Save.
B. Nháy chọn biểu tượng đĩa mềm .
C. Gõ tổ hợp phóm Ctrl+S.
D. Tất cả các phương án A, B, C.
Câu 2. Trong bảng tính MS Excel, tại ô tính A1 khi nhập dữ liệu ngày sinh (ví dụ 01/01/2010) thì mặc định dữ liệu sẽ được:
A. Căn lề phải. 
B. Căn lề trái. 
C. Căn lề giữa. 
D. Căn lề hai bên.
Câu 3. Giả sử các ô tính A1, A2, A3, A4, A5 chứa các dữ liệu lần lượt là: “Hà Nội”, “Nam Định”, “TP Hồ Chí Minh”, 2022, 2023. Tại ô tính A6 ta nhập =COUNT(A1:A5) kết quả sẽ là:
A. 2. 
B. 3. 
C. 5. 
D. #VALUE!.
Cho bảng số liệu thi đua hàng tuần của khối 7 như Hình 1 (dùng cho cầu 4, 5, 6).
Hình 1
Câu 4. Để tính tổng điểm tại ô tính H3, công thức nào dưới đây cho kết quả đúng?
A. =SUM(C3:G3).
B. =SUM(C3:G3.G3).
C. =SUM(C3,D3,E3,F3,G3).
D. =C3+D3+E3+F3+G3.
Câu 5. Với bảng tính tại Hình 1, công thức nào dưới đây tính sai điểm trung bình cao nhất tại ô tính I3? 
A. =H3/5.
B. =H3/6.
C. =AVERAGE(C3:G3,G3).
D. =AVERAGE(C3,D3ME3,F3,G3,H3).
Câu 6. Với bảng tính tại Hình 1, công thức nào dưới đây tính đúng điểm trung bình cao nhất tại ô tính I7? 
A. =MAX(H3:H6).
 B. =MAX(I3:I6).
C. =MAX(I1,I2,I3,I4).
D. =MAX(I1:I4).
Câu 7. Phần mềm nào dưới đây có chức năng tạo bài trình chiếu? 
A. MS Word.
B. MS Excel.
C. MS Power Point.
D. MS Access.
Câu 8. Khi sử dụng phần mềm trình chiếu, ta có thể thực hiện:
A. Định dạng văn bản trên trang trình chiếu (phông chữ, cỡ chữ, kiểu chữ, màu sắc,).
B. Chèn hình ảnh vào trang trình chiếu và định dạng cho hình ảnh (thay đổi vị trí, kích thước, thêm đường viền tạo khung,).
C. Tạo được hiệu ứng động cho các trang trình chiếu và các đối tượng trên trang trình chiếu.
D. Tất cả các phương án A, B, C.
Câu 9. Phát biểu nào sau đây là sai? 
A. Trang tiêu đề của bài trình chiếu rất quan trọng vì giúp gây ấn tượng, thu hút sự chú ý của người xem ngay từ ban đầu.
B. Trong một trang trình chiếu càng sử dụng nhiều phông chữ, cỡ chữ, kiểu chữ, màu chữ càng tốt.
C. Mục đích của việc chèn hình ảnh trong trang trình chiếu là để minh họa cho nội dung trình bày và giúp bài trình chiếu trở nên sinh động, hấp dẫn hơn.
D. Định dạng văn babnr trong phần mềm trình chiếu tương tự như trong phần mềm soạn thảo văn bản.
Câu 10. Để tìm kiếm một số trong dãy số bằng thuật toán tìm kiếm tuần tự, ta thực hiện: 
A. Lấy ngẫu nhiên một số trong dãy số để so sánh với số cần tìm.
B. Sắp xếp dãy số theo thứ tự không giảm.
C. So sánh lần lượt từ số đầu tiên trong dãy số với số cần tìm.
D. So sánh số cần tìm với số ở giữa dãy số.
Câu 11. Ghép nối mỗi mục ở cột A với một mục ở cột B cho phù hợp: 
Cột A
Cột B
1) Để tạo hiệu ứng chuyển trang trình chiếu ta cần sử dụng thẻ:
a) Cấu trúc phân cấp.
2) Để tạo hiệu ứng động cho các đối tượng trên trang trình chiếu ta cần sử dụng thẻ:
b) Transitions.
3) Văn bản trên trang trình chiếu cần được định dạng để:
c) Rõ ràng, dễ đọc.
4) Nội dung bài trình chiếu thường được trình bày theo:
d) Animations.
Câu 12. Cho bảng tính như Hình 2.
Hình 2
Sau khi thực hiện sao chép công thức từ ô tính E2 đến khối ô tính E3:E4, em hãy ghi công thức tại ô tính E3 và ô tính E4.
Câu 13. Em hãy nêu lí do nên trình bày nội dung trình chiếu theo cấu trúc phân cấp.
Câu 14. Ý nghĩa của việc chia bài toán thành bài toán nhỏ hơn là gì?
Câu 15. Điền các từ/cụm từ dưới đây vào chỗ trống () cho phù hợp với phát biểu dưới đây:
a) lặp đi lặp lại
b) thứ tự
c) liền kề
d) sắp xếp
e) đổi chỗ
Thuật toán sắp xếp nổi bọt thực hiện ...(1).. dãy phần tử (không giảm hay không tăng) bằng cách thực hiện .(2) việc .(3). hai phần tử (4) nếu chúng sai ..(5)..
III. ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM
Phần trắc nghiệm: từ câu 1 đến câu 10 (mỗi câu 0,5 điểm)
1 - D
2 - A
3 - A
4 - B
5 - A
6 - B
7 - C
8 - D
9 - B
10 - C
Phần tự luận: từ câu 11 đến câu 15 (mỗi câu 1 điểm)
Câu 11. 1-b, 2-d, 3-a, 4-c.
Câu 12. E3=C3*D3; E4=C4*D4.
Câu 13. Lí do nên trình bày nội dung trình chiếu theo cấu trúc phân cấp là: 
+ Giúp nội dung được trình bày một cách rõ ràng, mạch lạc.
+ Giúp người xem dễ dàng hiểu được bố cục nội dung, logic trình bày.
Câu 14. Ý nghĩa của việc chia bài toán thành bài toán nhỏ hơn là giúp công việc trở nên đơn giản, dễ giải quyết hơn.
Câu 15. 1-d, 2-a, 3-e, 4-c, 5-b.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_tin_hoc_7_chan_troi_sang_tao_chuong_trinh_ca_nam.docx