Giáo án Tin học 8 (Chân trời sáng tạo) - Bài 5: Sử dụng địa chỉ tương đối, tuyệt đối trong công thức

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu

Sau bài học này, HS sẽ:

- Giải thích được sự thay đổi địa chỉ tương đối trong công thức khi sao chép công thức.

- Giải thích được sự khác nhau giữa địa chỉ tương đối và địa chỉ tuyệt đối của một ô tính.

2. Năng lực

Năng lực chung:

- Tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.

- Giao tiếp và hợp tác: có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô.

- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, có sáng tạo khi tham gia các hoạt động tin học.

Năng lực riêng:

- Phát triển năng lực tự học thông qua việc tìm tòi, nghiên cứu và khai thác thông tin.

- Giải quyết được vấn đề với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin và truyền thông.

- Ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong học và tự học.

3. Phẩm chất

- Rèn luyện tinh thần trách nhiệm trong sử dụng thông tin và phẩm chất trung thực trong trích dẫn thông tin.

- Rèn luyện đức tính chăm chỉ, sáng tạo không ngừng nâng cao hiệu suất lao động.

 

docx 11 trang Thu Lụa 30/12/2023 780
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tin học 8 (Chân trời sáng tạo) - Bài 5: Sử dụng địa chỉ tương đối, tuyệt đối trong công thức", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Tin học 8 (Chân trời sáng tạo) - Bài 5: Sử dụng địa chỉ tương đối, tuyệt đối trong công thức

Giáo án Tin học 8 (Chân trời sáng tạo) - Bài 5: Sử dụng địa chỉ tương đối, tuyệt đối trong công thức
BÀI 5: SỬ DỤNG ĐỊA CHỈ TƯƠNG ĐỐI, TUYỆT ĐỐI TRONG CÔNG THỨC
(2 tiết)
I. MỤC TIÊU 
1. Mục tiêu
Sau bài học này, HS sẽ:
Giải thích được sự thay đổi địa chỉ tương đối trong công thức khi sao chép công thức.
Giải thích được sự khác nhau giữa địa chỉ tương đối và địa chỉ tuyệt đối của một ô tính.
2. Năng lực
Năng lực chung: 
Tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
Giao tiếp và hợp tác: có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô. 
Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, có sáng tạo khi tham gia các hoạt động tin học.
Năng lực riêng: 
Phát triển năng lực tự học thông qua việc tìm tòi, nghiên cứu và khai thác thông tin.
Giải quyết được vấn đề với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin và truyền thông.
Ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong học và tự học.
3. Phẩm chất
Rèn luyện tinh thần trách nhiệm trong sử dụng thông tin và phẩm chất trung thực trong trích dẫn thông tin.
Rèn luyện đức tính chăm chỉ, sáng tạo không ngừng nâng cao hiệu suất lao động.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
SGK, SGV, SBT Tin học 8. 
Máy tính, máy chiếu. 
Phòng thực hành tin học.
2. Đối với học sinh
SGK, SBT Tin học 8. 
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Dẫn dắt, gợi mở kiến thức cho HS trước khi vào bài học.
b. Nội dung: GV hướng dẫn HS thảo luận, tìm hiểu tình huống SGK.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện: 
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV nêu ra tình huống: 
Hình 1 là bảng tính tiền công theo ca làm của một tổ sản xuất được lập bằng Excel. Em hãy trao đổi với bạn để lập công thức tính: 
Hình 1. Bảng tính tiền công theo ca
- Tổng số ca của người đầu tiên sao cho khi sao chép đến tất cả các ô tính trong khối ô tính E5:E9 ta vẫn được kết quả đúng.
Tổng số ca = Số ca ngày + Số ca đêm.
- Tiền công của người đầu tiên sao cho khi sao chép đến tất cả các ô tính trong khối ô
tính F5:F9 ta vẫn được kết quả đúng.
Tiền công = Tổng số ca × Số tiền/1 ca (tại ô tính F2)
- GV có thể gợi ý cho HS nhớ lại kiến thức đã học ở lớp 7 về sử dụng địa chỉ ô tính
trong công thức để HS đề xuất công thức tính Tổng số ca, Tiền công.
 - GV đặt câu hỏi: 
+ Khi sao chép công thức ở ô tính E4 đến khối ô tính E5:F9 thì công thức trong các ô tính này là gì? Chúng có cho kết quả đúng không? Tại sao?
+ Khi sao chép công thức ở ô tính F4 đến khối ô tính F5:F9 thì công thức trong các ô tính này là gì? Chúng có cho kết quả đúng không? Làm thế nào để khi sao chép các công thức ở các ô tính trong khối ô tính F5:F9 vẫn cho kết quả đúng?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS vận dụng kiến thức đã học, kiến thức của bản thân để trả lời yêu cầu.
- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). 
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- HS lập được công thức tính Tổng số ca ở ô tính E4 là = C4+D4, công thức tính
Tiền công ở ô tính F4 là =E4*F2.
- HS nhận thấy được khi sao chép công thức ở ô tính E4 thì các công thức trong khối
ô tính E5:E9 vẫn cho kết quả đúng; khi sao chép công thức ở ô tính F4 thì các công thức trong khối ô tính FS:F9 cho kết quả sai. Từ đó HS có cái nhìn khái quát về địa chỉ tương đối và địa chỉ tuyệt đối.
- GV mời HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung. 
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.
- GV dẫn dắt HS vào bài học: Trong thực tế, có rất nhiều các công việc tính toán phức tạp mà chúng ta cần phải nhờ vào sự trợ giúp của bảng tính để có thể đơn giản hóa các quá trình tính toán, dễ nhìn, dễ hiểu hơn. Vậy sử dụng bảng tính như thế nào cho hiệu quả, hôm nay chúng ta cùng đi vào bài học – Bài 5: Sử dụng địa chỉ tương đối, tuyệt đối trong công thức.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC 
1. Hoạt động 1: Địa chỉ tương đối 
a. Mục tiêu: 
- Giải thích được sự thay đổi địa chỉ tương đối trong công thức khi sao chép công thức.
b. Nội dung: GV hướng dẫn HS làm việc nhóm để thực hiện lần lượt các yêu cầu trong SGK. 
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV tổ chức để HS làm việc theo nhóm, thực hiện lần lượt các yêu cầu trong SGK, 
- GV có thể gợi ý cho các nhóm HS đọc kênh chữ, quan 
từ ô tính E4 đến ô tính E5 thì địa chỉ cột, địa chỉ hàng của ô tính chứa công thức có thay đổi không? Địa chỉ cột, địa chỉ hàng của ô tính trong công thức có thay đối không? Tại sao? Việc thay đối địa chỉ này có đảm bảo công thức ở ô tính E5 vẫn tính đúng Tổng số ca cho người thứ hai không? Tại sao?
- Sau đó, các nhóm HS trao đổi, áp dụng các lưu ý về địa chỉ tương đối để trả lời các câu hỏi được nêu trong hoạt động “Làm” SGK - tr 21.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS tóm tắt các lưu ý về việc sử dụng thiết bị số
- HS trả lời các câu hỏi được nêu trong hoạt động “Làm” SGK - tr 21 và giải thích.
- GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. 
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- HS trình bày, bảo vệ được nhận xét, đánh giá của mình về độ tin cậy, lợi ích của thông tin, ý kiến trong sản phẩm của nhóm.
- GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung. 
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV tuyên dương các nhóm.
- GV chuyển sang nội dung luyện tập. 
1. Địa chỉ tương đối. 
- Địa chỉ ô tính (bao gồm địa chỉ cột, địa chỉ hàng) có thể thay đổi khi sao chép công thức 
5).
Do đó, công thức tại ô tính E4 là =C4+D4, khi sao chép đến ô tính E5 sẽ thành =C5+D5. Sự thay đổi tương ứng này đảm bảo Tổng số ca luôn được tính bằng Số ca ngày cộng với Số ca đêm tại hai ô tính ở vị trí bên trái, liền kể với ô tính chứa công thức.
Hoạt động Làm:
- Công thức tính tổng cộng số ca ngày tại ô C10: =SUM(C4:C9)
- Khi sao chép đến ô D10 thì: 
Địa chỉ cột của ô tính trong công thức thay đổi từ C thành D vì công thức đang tính tổng số ca đêm ở cột D.
Địa chỉ hàng không đổi vì sự thay đổi này đảm bảo tính tổng các giá trị từ ô D4 đến D9.
2. Hoạt động 2: Địa chỉ hỗn hợp, địa chỉ tuyệt đối 
a. Mục tiêu: 
- Nêu được thế nào là địa chỉ hỗn hợp, địa chỉ tuyệt đối.
- Giải thích được sự khác nhau giữa địa chỉ tương đối và địa chỉ tuyệt đối của một ô tính.
b. Nội dung: GV hướng dẫn HS làm việc nhóm để thực hiện lần lượt các yêu cầu trong SGK. 
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV tổ chức để HS làm việc theo nhóm, thực hiện lần lượt các yêu cầu trong SGK, 
- GV có thể gợi ý cho các nhóm HS đọc kênh chữ, quan sát kênh hình để tìm hiểu, trả lời câu hỏi gợi ý của GV.
- GV đặt câu hỏi gợi ý: 
-
.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS tóm tắt các lưu ý về việc sử dụng thiết bị số
- HS trả lời các câu hỏi được nêu trong hoạt động “Làm” SGK - tr 22 và giải thích.
- GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. 
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- HS trình bày, bảo vệ được nhận xét, đánh giá của mình về độ tin cậy, lợi ích của thông tin, ý kiến trong sản phẩm của nhóm.
- GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung. 
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV tuyên dương các nhóm.
- GV chuyển sang nội dung luyện tập. 
2. Địa chỉ hỗn hợp, địa chỉ tuyệt đối. 
- Khi sao chép công thức từ ô tính F4 đến ô tính F5 thì có kết quả sai vì tại ô tính F5 công thức sẽ là =E5*F3. Để tính đúng, địa chỉ ô F2 trong công thức không được thay đổi khi sao chép.
- Ta cần thêm kí hiệu $ vào trước địa chỉ hàng của ô tính F2 trong công thức để địa chỉ của ô tính 
đối
Hoạt động Làm:
1. Công thức tính Tổng tiền công tại ô tính C11 là =C10*$F2. Khi sao chép công thức đến ô tính D11, E11. Địa chỉ ô tính có địa chỉ cột thay đổi, nhưng địa chỉ ô tính F2 không thay đổi nên khi sao chép công 
hợp B$4.
+ Đối với địa chỉ ô tính chứa số tháng: Do công thức tính tiền lãi luôn phải lấy số tháng gửi ở cột A (địa chỉ cột không thay đồi) và ở các hàng từ 5 đến 10 (địa chỉ hàng thay đổi). Vì vậy, địa chỉ ô tính chứa số tháng trong công thức ở ô tính B5 phải là địa chỉ hỗn hợp $A5.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: HS củng cố kiến thức về sử dụng địa chỉ tương đối, đại chỉ tuyệt đối. 
b. Nội dung: GV cho HS tham gia trò chơi trắc nghiệm, hoàn thành các bài tập phần Luyện tập SGK tr.22.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS. 
d. Tổ chức hoạt động:
Nhiệm vụ 1: Khoanh tròn vào đáp án đặt trước câu trả lời đúng
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV nêu yêu cầu: Khoanh tròn vào đáp án đặt trước câu trả lời đúng
Câu 1: Phần mềm nào được sử dụng để minh họa các nội dung về phần mềm bảng tính?
Word
Powerpoint
Excel
Paint
Câu 2: “Địa chỉ ô tính được xác định bởi tên cột (địa chỉ cột) và tên hàng (địa chỉ hàng) gọi là..”
Đáp án thích hợp để điền vào . là
bảng tính
hàm
địa chỉ ô tính
công thức
Câu 3: Cho công thức tại ô E4 là =C4+D4, khi sao chép công thức này đến ô E5 thì công thức tại ô E5 là =C5+D5. Các địa chỉ C4, D4, C5, D5 trong các công thức trên đều là
địa chỉ tuyệt đối
địa chỉ tương đối
địa chỉ hỗn hợp
địa chỉ công thức
Câu 4: Công thức tại ô tính E4 là =C4+D4, khi sao chép đến ô tính E5 sẽ thành
=C4+D4
=C4+D5
=C5+D5
=C5+D4
Câu 5: Cho công thức tại ô tính E4 là =C4+D4, khi sao chép công thức tại ô tính E4 đến ô tính E5, địa chỉ cột của ô tính chứa công thức là cột
C
E
D
C, D
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS vận dụng kiến thức đã học và trả lời câu hỏi. 
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. 
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện HS trả lời:
Câu 1. Đáp án C.
Câu 2. Đáp án C.
Câu 3. Đáp án B.
Câu 4. Đáp án B.
Câu 5. Đáp án A.
- GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung. 
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.
Nhiệm vụ 2: Trả lời câu hỏi phần Luyện tập SGK tr.22
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV nêu yêu cầu: 
1. Phần mềm bảng tính Excel có các loại địa chỉ ô tính nào?
2. Phát biểu nào dưới đây sai?
a) Địa chỉ tương đối là địa chỉ ô tính không có kí hiệu $ được thêm vào trước tên cột và tên hàng.
b) Địa chỉ tuyệt đối là địa chỉ ô tính có kí hiệu $ được thêm vào trước tên cột và tên hàng.
c) Địa chỉ hỗn hợp là địa chỉ ô tính có kí hiệu $ chỉ được thêm vào trước tên cột hoặc tên hàng.
d) Chỉ có hai loại địa chỉ ô tính là địa chỉ tương đối và địa chỉ tuyệt đối.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS làm việc cá nhân, dựa vào kiến thức đã học để trả lời câu hỏi. 
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. 
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
) có thể được thay đổi khi sao chép công thức.
Địa chỉ tuyệt đối: địa chỉ ô tính có cả địa chỉ cột và địa chỉ hàng được giữ nguyên khi
sao chép công thức.
Bài tập 2. Đáp án D
Bài tập 3. 1-C; 2-D; 3-A; 4-B
Bài tập 4.
Công thức ở ô tính B2
Công thức ở ô tính C3
Kết quả
=B1+A2
=C2+B3
9
=$B$1+$A$2
=$B$1+$A$2
3
=B$1+$A2
=C$1+$A3
9
=$B1+A$2
=$B2+B$2
6
- GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung. 
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.
D. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
a. Mục tiêu: 
- Thực hành sử dụng địa chỉ tương đối, địa chỉ hỗn hợp và địa chỉ tuyệt đối một cách phù hợp trong công thức để tính đúng theo yêu cầu.
- Hiểu được những lợi ích khi sử dụng các loại địa chỉ thích hợp trong công thức để tính toán.
b. Nội dung: GV hướng dẫn HS thực hiện các nhiệm vụ trong phần Thực hành. 
c. Sản phẩm học tập: Các nhóm HS hoàn thành nhiệm vụ thực hành.
d. Tổ chức hoạt động:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS làm việc nhóm để hoàn thành bài thực hành dưới sự hỗ trợ, hướng dẫn của GV: 
Bài tập 1. 
- Đối với câu a, b: HS nhập công thức như đã được hướng dẫn, tìm hiểu ở phần Khám phá để tự kiểm chứng kết quả.
- Đối với câu c: HS thực hiện được các yêu cầu đặt ra. Công thức đúng để tính Tổng số ca cho người đầu tiên ở ô tính E5 là =C5*C$3+D5*D$5.
Bài tập 2. 
- Đối với câu a: Theo kết quả đã thực hiện ở phần Khám phá, HS nhập công thức đúng vào ô tính B5, sao chép công thức đến các khối ô tính theo yêu cầu.
lãi cho các mặt hàng còn lại.
- Đối với câu b: Lập được công thức đúng để tính Tiền hàng tồn của mặt hàng đầu tiên tại ô tính H5 là =(C5-E5)*D5*H$3; sao chép được công thức để tính Tiền hàng tồn cho các mặt hàng còn lại.
- Đối với câu c, d: HS thực hiện thay đổi tỉ giá tại ô tính H3 và nhận thấy được sự thay
đối kết quả ở các ô tính chứa công thức có địa chỉ ô tính H3 (G5:H14). GV hỗ trợ, gợi ý để HS nhận thấy được việc lưu trữ tỉ giá tại một ô tính H3 (kết hợp với việc sử dụng địa chỉ ô tính hợp lí) sẽ giúp quản lí, cập nhật số liệu dễ dàng, đơn giản, tránh sai sót dẫn đến thiếu thống nhất khi phải cập nhật cùng một số liệu ở nhiều nơi hay phải lập, sao chép lại công thức. HS lưu lại bảng tính và thoát khỏi Excel.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- Các nhóm thảo luận, hoàn thành bài thực hành. 
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. 
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- Các nhóm trình bày kết quả sản phẩm. 
- GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ đánh giá. 
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, tuyên dương ý thức thực hành của các nhóm.
E. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải quyết vấn đề thực tiễn.
b. Nội dung: HS trao đổi nhóm đôi, phát biểu thảo luận trước lớp. 
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS trong phần Vận dụng SGK tr.23.
d. Tổ chức hoạt động:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm và thực hiện bài tập sau: 
Điểm trung bình học kì môn học được tính bằng trung bình các điểm thành phần nhân với hệ số của điểm thành phần đó (điểm đánh giá thường xuyên có hệ số là 1, điểm đánh giá giữa kì có hệ số là 2, điểm đánh giá học kì có hệ số là 3). Em hãy tạo bảng tính theo dõi kết quả học tập của em và lập công thức tính điểm trung bình học kì để khi thay đổi hệ số thì chỉ cần cập nhật hệ số mà không phải lập lại công thức.
- GV hướng dẫn, gợi ý: 
HS làm việc nhóm, vận dụng kiến thức đã học để tạo bảng tính theo dồi kết quả học tập một môn học với mỗi hệ số được lưu ở một ð tính riêng và lập được công thức tính kết quả học tập theo yêu cầu trong SGK.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS thảo luận nhóm và vận dụng kiến thức đã học, kiến thức thực tế để trả lời câu hỏi. 
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. 
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- Các nhóm trình bày, trao đổi sản phẩm thực hành với nhóm đã đề xuất chủ đề.
- GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung. 
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, kết thúc tiết học.
E. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ:
Ôn lại kiến thức đã học.
Làm bài tập trong Sách bài tập Tin học 8.
Đọc và tìm hiểu trước Bài 6: Sắp xếp, lọc dữ liệu.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_tin_hoc_8_chan_troi_sang_tao_bai_5_su_dung_dia_chi_t.docx