Giáo án Tin học 8 (Chân trời sáng tạo) - Chương trình cả năm
BÀI 1: LƯỢC SỬ CÔNG CỤ TÍNH TOÁN
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Trình bày được sơ lược lịch sử phát triển máy tính.
- Hiểu máy tính được thiết kế theo nguyên lý Von-Neuman
2. Năng lực:
2.1. Năng lực chung:
- Tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
- Giao tiếp và hợp tác: có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô.
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, có sáng tạo khi tham gia các hoạt động tin học.
2.2. Năng lực Tin học
- Nuôi dưỡng trí tưởng tượng, tiếp thu những ý tưởng sáng tạo qua những phát minh công nghệ. (NLa)
- Sử dụng được công cụ tìm kiếm, xử lí vào trao đổi thông tin để tìm hiểu về lịch sử phát triển của các tiến bộ trong công nghệ tính toán. (NLd)
3. Phẩm chất:
- Rèn luyện đức tính chăm chỉ, sáng tạo không ngừng nâng cao hiệu suất lao động.
- Củng cố tinh thần yêu nước và trách nhiệm công dân qua mối liên hệ sự phát triển Khoa học – Công nghệ trên thế giới với sự phát triển Tin học của đất nước.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên: Sách giáo khoa Tin học 8.
- Máy tính, máy chiếu.
- Một số hình ảnh hoặc video về sự phát triển của công cụ tính toán qua các thời kì.
- Phiếu học tập.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Tin học 8 (Chân trời sáng tạo) - Chương trình cả năm
Ngày soạn: Ngày giảng: CHỦ ĐỀ 1: MÁY TÍNH VÀ CỘNG ĐỒNG TIẾT 1 BÀI 1: LƯỢC SỬ CÔNG CỤ TÍNH TOÁN I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: - Trình bày được sơ lược lịch sử phát triển máy tính. - Hiểu máy tính được thiết kế theo nguyên lý Von-Neuman 2. Năng lực: 2.1. Năng lực chung: - Tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp. - Giao tiếp và hợp tác: có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô. - Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, có sáng tạo khi tham gia các hoạt động tin học. 2.2. Năng lực Tin học - Nuôi dưỡng trí tưởng tượng, tiếp thu những ý tưởng sáng tạo qua những phát minh công nghệ. (NLa) - Sử dụng được công cụ tìm kiếm, xử lí vào trao đổi thông tin để tìm hiểu về lịch sử phát triển của các tiến bộ trong công nghệ tính toán. (NLd) 3. Phẩm chất: - Rèn luyện đức tính chăm chỉ, sáng tạo không ngừng nâng cao hiệu suất lao động. - Củng cố tinh thần yêu nước và trách nhiệm công dân qua mối liên hệ sự phát triển Khoa học – Công nghệ trên thế giới với sự phát triển Tin học của đất nước. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Đối với giáo viên: Sách giáo khoa Tin học 8. - Máy tính, máy chiếu. - Một số hình ảnh hoặc video về sự phát triển của công cụ tính toán qua các thời kì. - Phiếu học tập. 2. Đối với học sinh: Sách giáo khoa Tin học 8, vở ghi. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Hoạt động Khởi động (5 phút) a. Mục tiêu: HS thấy được nhu cầu tính toán của con người đã có từ lâu và họ sử dụng những công cụ tự nhiên để thực hiện việc tính toán đó. b. Nội dung: Công cụ tính toán đầu tiên. c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh d. Tổ chức thực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS quan sát hình ảnh sau và đặt câu hỏi: Em có biết đây là gì và thường được sử dụng trong lĩnh vực nào không? - GV tóm tắt các ý ở phần khởi động để HS nắm rõ: + Các phép tính đầu tiên được con người thực hiện bằng sử dụng 10 ngón tay. + Hệ thống ghi số thập phân vẫn phổ biến đến ngày nay. + Công cụ tính toán sớm nhất là bàn tính. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - HS đọc thông tin đoạn văn bản và trả lời câu hỏi. - GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo, thảo luận: HS trả lời câu hỏi: + Đây là bàn tính. + Bàn tính thường được sử dụng trong lĩnh vực Toán học. - GV mời HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung. Bước 4: Kết luận, nhận định: - GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức. - GV dẫn dắt HS vào bài học: Theo em, máy tính có sử dụng để tính toán được không. Để tìm hiểu xem máy tính được phát triển như thế nào và được sử dụng ra sao, chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 1: Lược sử công cụ tính toán. 2. Hoạt động Hình thành kiến thức mới (25 phút) Hoạt động 1: Máy tính cơ học (15 phút) a. Mục Tiêu: Thông qua hoạt động, HS tiếp cận lược sử hình thành công cụ tính toán qua những câu chuyện. b. Nội dung: Lược sử hình thành công cụ tính toán c. Sản phẩm: Phiếu học tập d. Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV và HS Sản phẩm dự kiến Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - GV yêu cầu HS quan sát Hình 1.2, đọc thông tin mục 1 – SGK tr.6, 7, thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi: 1. Tên của một trong những chiếc máy tính đầu tiên là gì? 2. Chiếc máy đó có thể làm được những gì? 3. Ý tưởng nào đã thúc đẩy sự phát minh ra máy tính? - Yêu cầu HS làm bài củng cố trong SGK: Máy tính trong dự án của Babbage có những đặc điểm gì? A. Máy tính cơ học thực hiện tự động. B. máy tính có những ứng dụng ngoài tính toán thuần túy. C. Có thiết kế giống với máy tính ngày nay D. Cả 3 đặc điểm trên. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - HS suy nghĩ, tham khảo SGK trả lời câu hỏi - GV quan sát và trợ giúp các nhóm Bước 3: Báo cáo, thảo luận: - HS cử đại diện nhóm báo cáo kết quả. - Các nhóm nhận xét, bổ sung cho nhau. Bước 4: Kết luận, nhận định: - GV nhận xét, kết luận, chính xác hóa kiến thức. - Yêu cầu HS đọc ghi nhớ. 1. Máy tính cơ học - HS trả lời: + Chiếc máy tính cơ khí đầu tiên có tên Pascaline. + Thực hiện cả bốn phép tính số học. + Pascal muốn giúp cha trong việc tính toán thuế. - Đáp án đúng: D Hoạt động 2: Máy tính điện tử (10 phút) a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS tiếp cận lược sử hình thành công cụ tính toán qua những câu chuyện. b. Nội dung: Cấu trúc máy tính c. Sản phẩm: Phiếu học tập d. Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV và HS Sản phẩm dự kiến Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - GV chiếu một số hình ảnh về các máy tính điện – cơ. - GV yêu cầu HS quan sát Hình 1.3, 1.4, 1.5, 1.6, đọc thông tin mục 2 – SGK tr.7, 8, thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi: + Máy tính cấu tạo dựa trên kiến trúc Von Neumann gồm những thành phần nào? Vẽ lại sơ đồ cấu trúc máy tính vào trong vở. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - HS suy nghĩ, tham khảo SGK trả lời câu hỏi - GV quan sát và trợ giúp các nhóm Bước 3: Báo cáo, thảo luận: - HS cử đại diện nhóm báo cáo kết quả. - Các nhóm nhận xét, bổ sung cho nhau. Bước 4: Kết luận, nhận định: - GV nhận xét, kết luận, chính xác hóa kiến thức. - Yêu cầu HS đọc ghi nhớ. 2. Máy tính điện tử - Máy tính cấu tạo dựa trên kiến trúc Von Neumann gồm bộ xử lý, bộ nhớ, các cổng kết nối với thiết bị vào – ra và đường truyền giữa các bộ phận đó. - Sơ đồ cấu trúc máy tính: 3. Hoạt động luyện tập (10 phút) a. Mục tiêu: Củng cố, luyện tập kiến thức vừa học. b. Nội dung: Bài 1 phần Luyện tập trang 9 SGK. c. Sản phẩm: Bài làm của học sinh, kĩ năng giải quyết nhiệm vụ học tập. d. Tổ chức thực hiện: - GV yêu cầu HS làm bài tập 1 trong phần Luyện tập trang 9 SGK. - HS suy nghĩ, làm bài tập và báo cáo kết quả Luyện tập Bài 1. Em hãy nêu một số ví dụ cho thấy sự khác nhau rõ ràng trong hoạt động học tập khi chưa có và khi có các thiết bị công nghệ số hiện nay. 4. Hoạt động 4: Vận dụng (5 phút) a. Mục tiêu: Vận dụng các kiến thức vừa học giải quyết các vấn đề học tập và thực tiễn. b. Nội dung: Những thế hệ máy vi tính điện tử nào đã xuất hiện ở nước ta ở thời kỳ trước. c. Sản phẩm: HS vận dụng các kiến thức vào giải quyết các nhiệm vụ đặt ra. d. Tổ chức thực hiện: Gv đưa câu hỏi về nhà: Sử dụng công cụ tìm kiếm trên internet, em hãy cho biết vào thời điểm đất nước ta hoàn toàn thống nhất năm 1975, những thế hệ máy vi tính điện tử nào đã xuất hiện ở nước ta. Ngày soạn: Ngày giảng: TIẾT 2 BÀI 1: LƯỢC SỬ CÔNG CỤ TÍNH TOÁN (Tiếp) I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: - Biết được lịch sử phát triển của các thế hệ của máy tính. - Nêu được ví dụ cho thấy sự phát triển máy tính đã đem đến những thay đổi lớn lao cho xã hội loài người. 2. Năng lực: 2.1. Năng lực chung: - Tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp. - Giao tiếp và hợp tác: có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô. - Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, có sáng tạo khi tham gia các hoạt động tin học. 2.2. Năng lực Tin học - Nuôi dưỡng trí tưởng tượng, tiếp thu những ý tưởng sáng tạo qua những phát minh công nghệ. (NLa) - Sử dụng được công cụ tìm kiếm, xử lí vào trao đổi thông tin để tìm hiểu về lịch sử phát triển của các tiến bộ trong công nghệ tính toán. (NLd) 3. Phẩm chất: - Rèn luyện đức tính chăm chỉ, sáng tạo không ngừng nâng cao hiệu suất lao động. - Củng cố tinh thần yêu nước và trách nhiệm công dân qua mối liên hệ sự phát triển Khoa học – Công nghệ trên thế giới với sự phát triển Tin học của đất nước. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Đối với giáo viên: Sách giáo khoa Tin học 8. - Máy tính, máy chiếu. - Một số hình ảnh hoặc video về sự phát triển của công cụ tính toán qua các thời kì. - Phiếu học tập. 2. Đối với học sinh: Sách giáo khoa Tin học 8, vở ghi. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Hoạt động Khởi động (5 phút) a. Mục tiêu: Kiểm tra kiến thức cũ. b. Nội dung: Tên của chiếc máy tính cơ khí đầu tiên và sơ đồ cấu trúc máy tính. c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh d. Tổ chức thực hiện: - GV đưa ra câu hỏi: + Hãy nêu tên của chiếc máy tính cơ khí đầu tiên? + Vẽ sơ đồ cấu trúc máy tính. - HS trả lời. GV nhận xét, cho điểm. - GV dẫn dắt HS vào bài học: ở tiết trước chúng ta đã được tìm hiểu về những chiếc máy tính cơ khí đầu tiên, cũng như biết được kiến trúc máy tính Von Neumann. Ở tiết học này chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu các thế hệ máy tính và cùng xem máy tính đã thay đổi thế giới như thế nào. 2. Hoạt động Hình thành kiến thức mới (25 phút) Hoạt động 1: Máy tính điện tử (15 phút) a. Mục tiêu: Biết các thế hệ của lịch sử hình thành máy tính. b. Nội dung: Các thế hệ của máy tính điện tử. c. Sản phẩm: Phiếu học tập d. Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV và HS Sản phẩm dự kiến Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - GV yêu cầu HS quan sát Hình 1.3, 1.4, 1.5, 1.6, đọc thông tin mục 2 – SGK tr.7, 8, thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi: + Máy tính điện tử có thể được phân chia thành bao nhiêu thế hệ? Và đó là những thế hệ nào? - GV cho HS xem video sau để hiểu thêm về các sự ra đời của máy tính: youtube.com/watch?v=KYW1HvgEpLk youtube.com/watch?v=K51Hgc7LZLM - GV đưa ra câu hỏi củng cố: Bộ vi xử lý là linh kiện máy tính dựa trên công nghệ nào? A. Đèn điện tử chân không. B. Linh kiện bán dẫn đơn giản C. Mạch tích hợp hàng chục, hàng trăm linh kiện bán dẫn D. Mạch tích hợp cỡ lớn, gồm hàng chục nghìn đến hàng triệu linh kiện bán dẫn. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - HS suy nghĩ, tham khảo SGK trả lời câu hỏi - GV quan sát và trợ giúp các nhóm Bước 3: Báo cáo, thảo luận: - HS cử đại diện nhóm báo cáo kết quả. - Các nhóm nhận xét, bổ sung cho nhau. Bước 4: Kết luận, nhận định: - GV nhận xét, kết luận, chính xác hóa kiến thức. 2. Máy tính điện tử (tiếp) - Máy tính điện tử có thể được phân chia thành 5 thế hệ đó là + Thế hệ thứ nhất (1945-1955) + Thế hệ thứ hai (1955 – 1965) + Thế hệ thứ ba (1965 – 1974) + Thế hệ thứ tư (1974 – 1990) + Thế hệ thứ năm (1990 – ngày nay) - Đáp án đúng: D Hoạt động 2: Máy tính đã thay đổi thế giới như thế nào (10 phút) a. Mục tiêu: Hiểu được máy tính đã thay đổi thế giới như thế nào b. Nội dung: Sự biến đổi của thế giới nhờ sự phát triển của công nghệ máy tính c. Sản phẩm: Phiếu học tập d. Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV và HS Sản phẩm dự kiến Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - GV chiếu cho học sinh xem một video về phát minh vĩ đại của nhân loại - chiếc máy tính https://www.youtube.com/watch?v=K51Hgc7LZLM - GV yêu cầu HS đọc thông tin mục 3 – SGK tr.9, thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi: + Máy tính điện tử đã thay đổi các hoạt động trong các lĩnh vực nào? + Trong lĩnh vực giáo dục, máy tính đã thay đổi các hoạt động như thế nào? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - HS suy nghĩ, tham khảo SGK trả lời câu hỏi - GV quan sát và trợ giúp các nhóm Bước 3: Báo cáo, thảo luận: - HS cử đại diệ ... hững nghề nghiệp đa dạng của lĩnh vực này như: phát triển phần mềm, lập trình ứng dụng điện thoại, quản trị mạng. Bên cạnh đó, một số nghề liên quan đến ứng dụng tin học cũng rất phát triển như: bán hàng online, streamer, vlogger, - GV đưa ra câu hỏi củng cố: + Hãy ghép mỗi ứng dụng ở cột B với một nghề phù hợp nhất ở cột A để chứng minh cho việc ứng dụng của tin học có thể tăng hiệu quả công việc + Em hãy kể ra những ứng dụng tin học mà các thầy cô giáo đã sử dụng để giúp các em nâng cao hiệu quả của việc học tập. 1. Tin học giúp nâng cao hiệu quả công việc - Một vài ví dụ: + Nghề kiến trúc sư: Vẽ các sơ đồ dự án, tính toán các phương án thi công, xử lý các lỗi. + Nghề kinh doanh: Xây dựng các bản kê, báo cáo tài chính. Thực hiện thương mại điện tử. + Nghề lái xe: Hỗ trợ bản đồ trực tuyến, tìm đường đi phù hợp, - Có được kết quả đó là nhờ vào một số điểm sau: + Ứng dụng tin học giúp tăng tốc độ xử lý, tay tiết kiệm thời gian của người lao động + Ứng dụng tin học giúp liên lạc và trao đổi thông tin dễ dàng. + Ứng dụng tin học hỗ trợ làm việc nhóm và mở rộng phạm vi làm việc. + Ứng dụng tin học giúp nâng cao tay nghề bổ sung kiến thức hỗ trợ thông tin cho người lao động. + Đáp án: 1 – d 2 – e 3 – a 4 – c 5 – b + Một số ứng dụng: Phần mềm trình chiếu, phần mềm học trực tuyến, phần mềm tạo câu hỏi trắc nghiệm, Hoạt động 2: Bình đẳng giới trong sử dụng máy tính và ứng dụng tin học (10 phút) a. Mục tiêu: HS nhận thức và trình bày được vấn đề bình đẳng giới trong việc sử dụng máy tính và trong ứng dụng tin học, nêu được ví dụ minh họa b. Nội dung: Bình đẳng giới trong sử dụng máy tính và ứng dụng tin học c. Sản phẩm: Phiếu học tập d. Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV và HS Sản phẩm dự kiến Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - Gv hỏi HS: Nếu có bạn nào đó nói với em “Nghề nghiệp trong lĩnh vực tin học chỉ nên dành cho nam giới”, em sẽ trả lời bạn như thế nào? Tại sao? - GV yêu cầu HS hoạt động nhóm thực hiện: Em hãy cho biết những ngành nghề nào thuộc lĩnh vực tin học đang có nhiều phụ nữ làm việc? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - HS quan sát, suy nghĩ, tham khảo SGK trả lời câu hỏi - GV quan sát và trợ giúp các nhóm. Bước 3: Báo cáo, thảo luận: - HS cử đại diện nhóm báo cáo kết quả. - Các nhóm nhận xét, bổ sung cho nhau. Bước 4: Kết luận, nhận định: - GV nhận xét, kết luận, chính xác hóa kiến thức. (Lưu ý: HS có thể đưa ra các ngành nghề khác nhau). - GV chiếu hình ảnh minh họa và giới thiệu về: + Ngày Quốc tế trẻ em gái với công nghệ thông tin (International Girls in ICT Day) + Chiến dịch DigiGirlZ + Lập trình viên đầu tiên: Bà Ada Lovelace. - GV đưa ra câu hỏi củng cố: Dựa vào thông tin vừa học, em hãy chỉ ra phương án nào dưới đây không đúng khi nói về việc sử dụng máy tính và ứng dụng tin học? A. Giúp việc thông tin liên lạc giữa mọi người hiệu quả hơn. B. Để mọi người được tham gia vào môi trường học tập tốt hơn. C. Phụ nữ và trẻ em gái không cần đến máy tính vì không giúp ích nhiều cho họ. D. Mọi người đều có cơ hội học hỏi kiến thức để giúp nâng cao chất lượng cuộc sống và chăm sóc sức khỏe tốt hơn 2. Bình đẳng giới trong sử dụng máy tính và ứng dụng tin học - Các nghề nghiệp trong lĩnh vực tin học không chỉ dành cho nam giới. Nữ giới hoàn toàn có khả năng ứng dụng tin học ngang bằng với nam giới - Một số ngành nghề: + Lập trình viên + Chuyên viên thiết kế đồ họa + Chuyên viên phân tích dữ liệu - Đáp án: C 3. Hoạt động luyện tập (5 phút) a. Mục tiêu: Củng cố, luyện tập kiến thức vừa học. b. Nội dung: Bài tập 2 trong phần Luyện tập trang 94 SGK. c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS. d. Tổ chức thực hiện: - GV yêu cầu HS làm bài tập 2 trong phần Luyện tập trang 94 SGK. - HS suy nghĩ, làm bài tập vào vở và báo cáo kết quả Luyện tập Bài 2: Em hãy chọn phương án trả lời đúng nhất. Bất bình đẳng giới trong sử dụng máy tính và ứng dụng tin học có thể dẫn tới hậu quả gì? A. Phụ nữ và trẻ em gái không có cơ hội phát triển nghề nghiệp trong lĩnh vực công nghệ. B. Phụ nữ và trẻ em gái không có cơ hội sử dụng công nghệ để nâng cao hiệu quả công việc và chất lượng cuộc sống. C. Phụ nữ và trẻ em gái không theo kịp sự phát triển của xã hội. D. Cả ba hậu quả trên - Đáp án đúng: D 4. Hoạt động Mở rộng (5 phút) a. Mục tiêu: Từ kiến thức đã học, HS mở rộng trả lời các câu hỏi với trường hợp khác b. Nội dung: Ứng dụng Tin học trong nghề nghiệp và bình đẳng giới trong sử dụng máy tính. c. Sản phẩm: Tệp trình chiếu, văn bản của HS d. Tổ chức thực hiện: GV yêu cầu HS về nhà thực hiện các nhiệm vụ sau: + Tạo một bài thuyết trình về ứng dụng tin học trong các nghề nghiệp tại Việt Nam. + Tạo một tệp văn bản với nội dung trả lời câu hỏi: Trong vai trò là một học sinh lớp 8, em có thể làm gì để thúc đẩy bình đẳng giới ở lứa tuổi của em, ở khía cạnh sử dụng máy tính và ứng dụng tin học trong học tập. Ngày soạn: Ngày giảng: TIẾT 34 ÔN TẬP CUỐI HỌC KỲ II I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: - Hệ thống lại kiến thức về: + Trình chiếu nâng cao: Tạo đầu trang, chân trang, đánh số trang trong văn bản. Các thao tác nâng cao cho bài trình chiếu. + Lập trình trực quan: Mối liên hệ giữa thuật toán và chương trình. Các khái niệm hằng, biến, biểu thức - Luyện tập các thao tác nâng cao với bài trình chiếu. - Thực hiện lập trình có thể hiện các cấu trúc điều khiển. Biết cách chạy thử, tìm lỗi và sửa được chương trình. 2. Năng lực: 2.1. Năng lực chung: - Tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp. - Giao tiếp và hợp tác: có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô. - Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, có sáng tạo khi tham gia các hoạt động tin học. 2.2. Năng lực Tin học - Sử dụng thành thạo máy vi tính, vận dụng kiến thức chủ đề 4,5,6 để làm bài tập. (Nla) - Biết cách lập trình để giải quyết một vấn đề cụ thể. (Nlc) 3. Phẩm chất: - Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: yêu nước, chăm chỉ, trách nhiệm. - Học sinh có ý thức trách nhiệm khi lập trình và tạo bài trình chiếu. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Đối với giáo viên: Sách giáo khoa Tin học 8. - Máy tính, máy chiếu. - Sơ đồ tư duy, phần mềm trực tuyến Quizizz. - Phiếu học tập. 2. Đối với học sinh: Sách giáo khoa Tin học 8, vở ghi. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Hoạt động Khởi động (5 phút) a. Mục tiêu: HS nắm được sơ lược về nội dung ôn tập. b. Nội dung: Câu hỏi trắc nghiệm trên Quizizz c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS. d. Tổ chức thực hiện: - GV cho học sinh trả lời câu hỏi thông qua phần mềm Quizizz. - Câu hỏi: Câu 1: Từ đầu học kỳ II, chúng ta đã học qua bao nhiêu bài? A. 4 B. 6 C. 8 D. 10 Câu 2: Phần mềm nào được sử dụng để tạo các chương trình? A. Word B. Excel C. Powerpoint D. Scratch Câu 3: Tệp chương trình tạo bằng ngôn ngữ lập trình trực quan có phần mở rộng là gì? A. .docx B. .xlsx C. .pptx D. .sb3 - GV giới thiệu: Trong học kỳ II vừa rồi, chúng ta đã được tìm hiểu và luyện tập các thao tác nâng cao đối với văn bản và trang chiếu. Chúng ta cũng được tìm hiểu chuyên sâu về lập trình bằng ngôn ngữ Scratch. Hôm nay chúng ta sẽ ôn tập các nội dung đó. 2. Hoạt động Hình thành kiến thức (35 phút) Hoạt động 1: Ôn tập lý thuyết (20 phút) a. Mục tiêu: Ôn lại kiến thức về: Tạo đầu trang, chân trang, đánh số trang trong văn bản. Các thao tác nâng cao cho bài trình chiếu. Khái niệm hằng, biến, biểu thức. Các loại lỗi khi lập trình. Ứng dụng của tin học với nghề nghiệp b. Nội dung: Các kiến thức đã học trong học kỳ II. c. Sản phẩm: Phiếu học tập d. Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV và HS Sản phẩm dự kiến Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - GV chia nhóm học sinh và yêu cầu hoàn thiện phiếu học tập (đính kèm ở phần Phụ lục) Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - HS phân công nhóm trưởng, người báo cáo - HS thảo luận và viết câu trả lời theo nhóm Bước 3: Báo cáo, thảo luận: - HS trình bày kết quả, nhóm khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Kết luận, nhận định: - GV nhận xét, đánh giá và chuẩn kiến thức - Yêu cầu học sinh về nhà học thuộc các nội dung đó. - GV bổ sung thêm các lưu ý cần nhớ trong các bài đã học. - Nhắc nhở học sinh về nhà đọc lại SGK bài 9a,10a,11a,12, 13, 14, 15, 16. Hoạt động 3: Ôn tập thực hành (15 phút) a. Mục tiêu: HS luyện tập lại các thao tác để tạo một bài trình chiếu từ bản mẫu sẵn có. Lập trình và sửa lỗi một chương trình. b. Nội dung: Tạo bài trình chiếu và lập trình c. Sản phẩm: Bài thực hành của học sinh d. Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV và HS Sản phẩm dự kiến *Nhiệm vụ 1: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - GV yêu cầu HS chọn một bản mẫu phù hợp để tạo một bài trình chiếu với chủ đề “Giới thiệu về trường học của em” Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - HS thực hành trên máy tính cá nhân. GV quan sát và hỗ trợ. Bước 3: Báo cáo, thảo luận: - HS trình bày kết quả thực hành. HS làm được đến đâu báo cáo đến đó. Bước 4: Kết luận, nhận định: - GV nhận xét, đánh giá và chuẩn kiến thức *Nhiệm vụ 2: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - GV yêu cầu HS lập trình trên Scratch đoạn chương trình thực hiện: Nhập điểm kiểm tra miệng (hệ số 1), kiểm tra 15 phút (hệ số 1), kiểm tra giữa kỳ (hệ số 2), kiểm tra cuối kỳ (hệ số 3) của môn Tin học. Sau đó đưa ra điểm trung bình môn. Nếu điểm trung bình lớn hơn hoặc bằng 5,0 thì thông báo là “ĐẠT”, nếu không, thông báo “CHƯA ĐẠT” Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - HS thực hành trên máy tính cá nhân. GV quan sát và hỗ trợ. Bước 3: Báo cáo, thảo luận: - HS trình bày kết quả thực hành. HS làm được đến đâu báo cáo đến đó. Bước 4: Kết luận, nhận định: - GV nhận xét, đánh giá và chuẩn kiến thức 3. Hoạt động luyện tập (3 phút) a. Mục tiêu: Củng cố, luyện tập kiến thức vừa học. b. Nội dung: Hoàn thiện bài thực hành. c. Sản phẩm: Bài làm của học sinh, kĩ năng giải quyết nhiệm vụ học tập. d. Tổ chức thực hiện: - GV yêu cầu HS tiếp tục hoàn thiện hai bài thực hành ở hoạt động trên. Lưu lại bài dưới tên truonghoccuaem.pptx và trungbinhmonTin.sb3 4. Hoạt động Vận dụng (2 phút) a. Mục tiêu: Vận dụng các kiến thức vừa học giải quyết các vấn đề học tập và thực tiễn. b. Nội dung: Đánh số trang, đầu trang và chân trang trên trang chiếu. c. Sản phẩm: HS vận dụng các kiến thức vào giải quyết các nhiệm vụ đặt ra. d. Tổ chức thực hiện: GV yêu cầu HS chia sẻ bài trình chiếu đang làm ở phần Ôn tập thực hành vào mail cá nhân của các em. Sau đó về nhà thực hành bổ sung số trang, đầu trang và chân trang vào trang chiếu. IV. PHỤ LỤC PHIẾU HỌC TẬP Câu 1:Tên tiếng Anh của đầu trang và chân trang là gì? .. .. Câu 2: Văn bản trên trang chiếu nên được định dạng như thế nào? .. .. .. Câu 3: Nêu tác dụng của bản mẫu trong phần mềm trình chiếu? .. .. .. Câu 4: Chương trình là gì? .. .. .. Câu 5: Nêu khái niệm hằng, biến và biểu thức .. .. .. .. Câu 6: Trình bày các loại lỗi khi lập trình? .. .. .. .. Câu 7: Nêu cách xử lý lỗi lôgic khi lập trình trực quan .. .. .. .. Câu 8: Ứng dụng tin học tăng hiệu quả các ngành nghề như thế nào? .. .. .. ..
File đính kèm:
- giao_an_tin_hoc_8_chan_troi_sang_tao_chuong_trinh_ca_nam.docx