Giáo án Toán 2 - Sách Chân trời sáng tạo - Học kỳ 1

BÀI: NHIỀU HƠN HAY ÍT HƠN BAO NHIÊU

 (2 TIẾT)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Nhận biết nhiều hơn, ít hơn

- Vận dụng GQVĐ liên quan: Tìm xem hai nhóm đối tượng nhiều hơn hay ít hơn bao nhiêu qua việc so sánh hai số hơn kém bao nhiêu đơn vị.

2. Năng lực

* Năng lực chung:

- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế.

* Năng lực riêng: Tư duy và lập luận toán học, mô hình hóa toán học, giải quyết vấn đề toán học, giao tiếp toán học.

3. Phẩm chất: Bồi dưỡng kĩ năng giao tiếp toán học và tư duy lập luận toán học.

- Tích hợp: Toán học và cuộc sống, Tự nhiên và Xã hội, Tiếng Việt

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

- Giáo án, SGK, SGV.

- 20 khối lập phương

- Máy tính, máy chiếu (nếu có).

2. Đối với học sinh

- SGK, vở ghi, bút viết, bảng con

- 10 khối lập phương

 

docx 346 trang chantroisangtao 16/08/2022 5300
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Toán 2 - Sách Chân trời sáng tạo - Học kỳ 1", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Toán 2 - Sách Chân trời sáng tạo - Học kỳ 1

Giáo án Toán 2 - Sách Chân trời sáng tạo - Học kỳ 1
Ngày soạn: //
Ngày dạy: //
BÀI: ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100
(2 TIẾT)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Ôn tập các số đến 100
+ Đọc, viết số
+ So sánh các số, thứ tự số
+ Đếm thêm 1, 2, 5, 10
+ Cấu tạo thập phân của số
+ Vị trí, số thứ tự
- Làm quen với thuật ngữ chữ số
2. Năng lực
* Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế.
* Năng lực riêng: Tư duy và lập luận toán học, mô hình hóa toán học, giải quyết vấn đề toán học, giao tiếp toán học.
3. Phẩm chất: 
- Bồi dưỡng phẩm chất trách nhiệm
- Tích hợp: Toán học và cuộc sống, Tự nhiên và Xã hội, Tiếng Việt
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
- Giáo án, SGK, SGV.
- Một thanh trục và 8 khối lập phương, hình vẽ bài Vui học
2. Đối với học sinh
- SGK.
- Một thanh trục và 8 khối lập phương
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
A. KHỞI ĐỘNG
Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước cho HS làm quen với bài học mới.
Cách tiến hành:
- GV tổ chức cho cả lớp múa hát tập thể tạo không khí vui tươi.
- GV giới thiệu vào bài mới
B. BÀI HỌC VÀ THỰC HÀNH
Mục tiêu: HS quan sát bảng các số từ 1 đến 100, nhận biets bảng gồm 10 hàng và 10 cột.
Cách tiến hành:
Bước 1: Đọc số
- GV tổ chức cho HS (nhóm 4) đọc các yêu cầu, nhận biết nhiệm vụ rồi thảo luận
a) GV cho HS đọc nối tiếp, mỗi em đọc một hàng nhiều số
b) GV cho HS đọc các số tròn trục
- GV chốt: đếm thêm 10 (có thể sử dụng trong đếm nhanh)
c) GV cho HS đọc các số cách 5 đơn vị
- GV chốt: đếm thêm 5 (có thể sử dụng trong đếm nhanh)
Bước 2: Thứ tự các số trong bảng 
- GV cho HS nhóm 4 đọc các yêu cầu, nhận nhiệm vụ, thảo luận
- GV lưu ý HS trả lời bạn ong: “Từ trái sang phải, từ trên xuống dưới”
- GV hướng dẫn HS chơi “Ném bóng để sửa bài”
+ GV chỉ vào bảng số cho HS đọc một vài số để minh họa
+ GV chỉ vào hai số liền nhau trong cùng một cột để giới thiệu cách đếm thêm trục
+ GV chỉ vào hai số bất kì trong cùng một hàng (hay cùng một cột) cho HS nhận xét
Bước 3: So sánh các số
a) Phân tích mẫu
- GV cho HS so sánh hai số 37 và 60
- GV chọn 2 HS có 2 cách trình bày khác nhau, nói cách làm của mình trước lớp
- GV cho HS cả lớp nhận xet bài làm của bạn rồi tự nhận xét bài làm của mình
- GV nhận xét
- GV cho HS đọc yêu cầu, nhận biết nhiệm vụ, xem lại mẫu
- GV gọi hai nhóm làm bài nhanh nhất trình bày trước lớp (mỗi nhóm một câu)
- GV chốt lại: Ôn lại cách so sánh
+ Số có hai chữ số lớn hơn số có một chữ số
+ So sánh số chục, só nào có chục lớn hơn là số lớn hơn 
+ Số chục bằng nhau, so sánh số đơn vị, số nào có số đơn vị lớn hơn là số lớn hơn. 
b) Sắp xếp các số theo thứ tự từ bé đến lớn
- GV hướng dẫn HS so sánh tương tự như câu a) và sắp xếp thứ tự từ bé đến lớn các số 
Bước 4: Làm theo mẫu
- GV cho HS thảo luận nhóm đôi, tìm hiểu mẫu:
+ Có mấy việc phải làm?
+ Đó là những việc gì?
- GV chốt: có 5 việc, trong sách có một việc, các em làm tiếp 4 việc nữa cho hoàn thiện 
- Sửa bài: GV tổ chức cho HS chơi tiếp sức để điền vào sơ đồ trên bảng lớp
C. LUYỆN TẬP
Mục tiêu: HS làm bài tập để củng cố lại các kiến thức đã được ôn tập
Cách tiến hành:
Nhiệm vụ 1: Hoạt động nhóm, hoàn thành BT1
- GV cho HS đọc yêu cầu và thảo luận nhóm
- GV gọi HS đọc bài làm theo nhóm (mỗi nhóm đọc 1 dãy số , GV khuyến khích HS nói cách làm.
- GV chốt: 
+ Thêm 1: 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30
+ Thêm 2: 30, 32, 34, 36, 38, 40, 42, 44, 46, 48
+ Thêm 5: 5, 10, 15, 20, 25, 30, 35, 40, 45, 50
+ Thêm 10: 10, 20, 30, 40, 50, 60, 70, 80, 90, 100
- GV mở rộng thêm: Đề đếm nhanh, trong một số trường hợp nên đếm thêm 1, thêm 2, thêm 5, thêm 10, cho ví dụ.
+ Thêm l: Số lượng ít.
+ Thêm 2: Số lượng nhiều, đặc biệt khi xuất hiện các “cặp”.
Ví đụ: Đếm chân của nhiều con vật 2 chân (gà, vịt, chim, ...).
+ Thêm 5: Khi có các nhóm 5.
Ví dụ: Mỗi hộp có 5 cái bánh, ...
+ Thêm 10: Những thứ đề thành từng chục.
Vị dụ: Bó hoa, xâu bánh ú, chục trứng, hộp bút sáp 10 cái, ....
Nhiệm vụ 2: Hoạt động cặp đôi, hoàn thành BT2
- GV đặt câu hỏi giúp HS nhận biết yêu cầu bài:
+ Thay dấu (?) bằng số thích hợp.
+ GV lưu ý làm dấu khi đếm, đếm lần lượt để không bị trùng lặp)
- GV gọi vài HS nói trước lớp - cả lớp nhận xét.
- GV chốt: Có 18 bạn tham gia trò chơi.
Nhiệm vụ 3: Hoạt động cá nhân, hoàn thành BT3
- GV vấn đáp giúp HS nhận biết yêu cầu của đề bài
+ Có tất cả bao nhiêu cái?
- GV giúp HS biết đếm nhanh (đếm thêm 5)
- GV gọi HS nói trước lớp - cả lớp nhận xét.
- GV chốt kết quả: 35
Nhiệm vụ 4: Hoàn thành thử thách
- GV cho HS đọc nội dung, nhận biết yêu cầu, xác định nhiệm vụ:
+ Khay cuối cùng có bao nhiều cái bánh?
- GV gọi vài em đọc kết quả, nói cách làm
- GV chốt: HS có thể có cách làm khác nhau, lí luận đúng đề tìm được kết quả đúng thì chấp nhận. Khay cuối cùng có 27 cải bánh.
Nhiệm vụ 5: Vui học
- GV nói câu chuyện, giới thiệu hình vẽ, giúp HS xác định quy định các phòng học, đọc thẻ số của các bạn thủ.
- GV cho HS đọc yều cầu và thực hiện yêu cầu
- GV gọi HS nói trước lớp, khuyến khích HS vừa nói vừa chỉ vào hình vễ trên bảng lớp 
- GV cho HS liên hệ thực tế: vào đúng phòng, ngồi đúng chỗ
D. CỦNG CỐ
Mục tiêu: HS củng cố lại một lần nữa kiến thức đã học thông qua hoạt động hỏi nhanh, đáp nhanh.
Cách tiến hành:
- GV tổ chức cho HS chơi: Đố bạn?. GV cho HS chơi 3 lần để xác định đội thắng cuộc (đội nào đúng nhiều hơn thì thắng cuộc)
+ Một HS đọc 2 số trong bảng số
+ Cả lớp viết vào bảng con rồi điền dấu so sánh
* Liên hệ thực tế
- GV yêu cầu cho HS về nhà cùng người thân chơi trốn tìm để tập đếm thêm 5: 5; 10; 15; 20; ., 100
- Cả lớp cùng tham gia múa hát tập thể
- HS lắng nghe
- HS trình bày theo yêu cầu của GV
- HS đọc các số từ 1 đến 100
+ Đọc lại các số từ 100 đến 1
- HS đọc các số: 10; 20; 30; 40; 50; 60; 70; 80; 90; 100
- HS chú ý lắng nghe
- HS đọc các số: 5; 10; 15; 20; 25; 30; 35; 40; 45; 50; 55; 60; 65; 70; 75; 80; 85; 90; 95;100
- HS chú ý lắng nghe
- HS thảo luận nhóm, thực hiện yêu cầu
- HS chú ý lắng nghe
- HS trả lời
a) Các số trong bảng được sắp xếp theo thứ tự từ bé đến lớn
- HS đọc số GV chỉ
b) Các số trong cùng một hàng (kẻ từ số cuối cùng) có số trục giống nhau
c) Các số trong cùng một cột có số đơn vị giống nhau
- HS quan sát và đọc
d) Nhìn hai số trong cùng một hàng, ta nói ngày: số bên phải lớn hơn số bên trái
Nhìn hai số trong cùng một cột, ta nói ngay: số ở hàng dưới lớn hơn số ở hàng trên
- HS nhận xét
- HS so sánh 
- 2 HS trình bày cách làm:
+ 37 < 60 
3 chục bé hơn 6 chục nên 37 < 60
+ 60 > 37 
6 chục lớn hơn 3 chục nên 60 > 37
- HS nhận xét
- HS lắng nghe
- HS làm việc nhóm đôi (mỗi em ghi một cách so sánh)
- HS trình bày: 79 > 74; 52 > 25 
hay 74 < 79; 25 < 52
- HS lắng nghe, ghi nhớ kiến thức
- HS sắp xếp các số:
+ Từ bé đến lớn: 38, 43, 70; 29, 82, 87
- HS trình bày các việc phải làm:
+ Viết số
+ Viết số chục - số đơn vị
+ Dùng thanh trục và khối lập phương để thể hiện số
+ Viết số vào sơ đồ tách – gộp số
+ Viết số thành tổng của số chục và số đơn vị
- HS lắng nghe và hoàn thiện bài
- HS cả lớp tham gia trò chơi điền số vào bảng:
- HS thảo luận (nhóm 4) tìm cách làm: thêm 1, thêm 2, thêm 5, thêm 10
+ HS làm cá nhân rồi chia sẻ trong nhóm 4
- HS đọc bài, cả lớp nhận xét
- HS lắng nghe 
- HS lắng nghe GV và ghi nhớ kiến thức
-
- HS làm bài:
+ HS tìm cách làm “Đếm nhanh” (đếm thêm 2).
+ HS làm bài (cá nhân) rồi nói với bạn câu trả lời.
- HS trình bày cách làm, cả lớp nhận xét
- HS lắng nghe 
- HS lắng nghe GV hỏi, HS trả lời
- HS lắng nghe GV gợi ý cách làm
- HS đếm trước lớp, cả lớp nhận xét
- HS lắng nghe.
- HS đọc đề, thảo luận (nhóm 4)
+ HS đếm và viết số bánh trên năm khay theo thư tự: 2, 7, 12, 17, 22 (đếm thêm 5).
- HS làm bài cá nhân, chia sẻ trong nhóm để kiểm tra kết quả
- HS đọc kết quả
- HS lắng nghe GV 
- HS lắng nghe
- HS đọc yêu cầu, thảo luận nhóm đôi
+ HS nói cho nhau nghe
- HS nói trước lớp. Cả lớp lắng nghe, nhận xét.
- HS lắng nghe
- HS cả lớp tham gia trò chơi
+ Nghe bạn đọc số và viết kết quả so sánh vào bảng con.
- HS về nhà chơi cùng người thân
Ngày soạn: //
Ngày dạy: //
BÀI: ƯỚC LƯỢNG
(1 TIẾT)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Nhận biết việc ước lượng
- Vận dụng ước lượng đồ vật theo nhóm chục
2. Năng lực
* Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế.
* Năng lực riêng: Tư duy và lập luận toán học, mô hình hóa toán học, giải quyết vấn đề toán học, giao tiếp toán học.
3. Phẩm chất: Bồi dưỡng kĩ năng giao tiếp toán học và tư duy lập luận toán học.
Tích hợp: Tự nhiên xã hội, Thủ công
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
- Giáo án, SGK, SGV.
- Hình vẽ để sử dụng cho nội dung bài học và bài tập.
- Máy tính, máy chiếu (nếu có).
2. Đối với học sinh
- SGK, vở ghi, bảng con
- Tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
A. KHỞI ĐỘNG
Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước cho HS làm quen với bài học mới.
Cách tiến hành:
- GV yêu cầu HS quan sát hình ảnh sau 9 (trong vòng 15s) và trả lời câu hỏi :
Đoán xem trong hình có bao nhiêu quả bóng ?
- GV ghi lại một số kết quả ở góc bảng 
- GV đặt vấn đề: Có nhiều khi chúng ta không đủ thời gian để đếm và có khi cũng không thể đếm hết được. Ví dụ như đếm số con gà đang chạy trên sân. Nếu muốn biết có khoảng bao nhiêu con gà, chúng ta phải ước lượng. Vậy cách ước lượng như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay - Bài 2: Ước lượng.
B. BÀI HỌC VÀ THỰC HÀNH
Mục tiêu: Thông qua các hoạt động học sinh nắm được cách ước lượng
Cách tiến hành:
Bước 1: Ước lượng 
- GV cho HS quan sát hình vẽ phần Cùng học trên bảng lớp, nhận biết việc cần làm:
 “ước lượng” số con bướm có tất cả trong hình.
+ GV giải thích: chỉ quan sát, không đếm hết, xác định có khoảng bao nhiêu con bướm.
- GV dùng phương pháp khăn trải bàn, cho HS thảo luận nhóm bốn đề tìm cách ước lượng 
- GV hệ thống hoá cách ước lượng: Ta có thể ước lượng theo cột, theo hàng, theo nhóm, ... (gọi chung là nhóm).
- Ước lượng theo cách nào phụ thuộc hai yếu tố sau:
+ Nhóm mẫu có khoảng 10 vật (10, gần được 10 hay hơn 10 một vải vật).
+ Số lượng vật ở các nhóm gần bằng nhau.
- Ở bài này ta ước lượng theo nhóm nào? Tại sao? 
- GV khái quát cách ước lượng bằng các câu hỏi, HS trả lời cụ thể với hình ảnh các con bướm trong phần bài học.
+ Tất cả có khoảng bao nhiêu con bướm?
- GV cho HS đếm hết số bướm (sử dụng SGK) để có kết quả chính xác
- GV chốt: Chọn nhóm mẫu vật có khoảng 10 chục rồi đếm theo chục
Bước 2: Thực hành 
- Gv cho HS xác định yêu cầu của phần thực hành
- GV cho HS thực hiện nhóm đôi thực hiện:
+ Ước lượng số máy bay và đếm lại xem có bao nhiêu chiếc máy bay?
+ Ước lượng số ngôi sao và đếm lại xem có bao nhiêu ngôi sao?
- GV sửa bài, giúp HS trình bày theo các ý chính:
+ Giải thích tại sao lại chọn mẫu như vậy.
+ Trình bày cách ướng lượng
+ Thông báo kết quả đếm
+ So sánh kết quả ước lượng thì chênh lệch bao nhiêu?
C. LUYỆN TẬP
Mục tiêu: HS làm bài tập, luyện tập cách ước lượng rồi đếm
Cách tiến hành:
- Gv sử dụng phương pháp nhóm mảnh ghép cho HS luyện tập các bài tập:
 ... nhìn vào sơ đồ, ta thấy ngay:
+ Số con bọ rùa màu đỏ nhiều nhất, số con bọ rùa màu vàng ít nhất.
+ Số con bọ lùa màu đỏ nhiều hơn số con bọ lùa màu vàng 9 con (HS chỉ vào phần nhiều hơn).
- HS lắng nghe
Ngày soạn: //
Ngày dạy: //
BÀI: ÔN TẬP HỌC KÌ I 
 (9 TIẾT)
ÔN TẬP HÌNH HỌC VÀ ĐO LƯỜNG
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Ôn tập hình học và đo lường: ngày, giờ, xem lịch, đo độ dài, cộng trừ số đo độ dài, ghép hình, ..
2. Năng lực
* Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế.
* Năng lực riêng: Tư duy và lập luận toán học, mô hình hóa toán học, giao tiếp toán học.
3. Phẩm chất: 
- Bồi dưỡng phẩm chất yêu nước
- Tích hợp: Toán học và cuộc sống, Tự nhiên và Xã hội.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
- Giáo án, SGK, SGV.
- Hình vẽ bài 3 (phần hình), hai tờ lịch dùng cho bài 5 (phần hình).
2. Đối với học sinh
- SGK, vở ghi, bút viết, bảng con
- 10 khối lập phương
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
A. KHỞI ĐỘNG
Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước cho HS làm quen với bài học mới.
Cách tiến hành:
- GV cho HS hát múa
- GV tổng kết, dẫn dắt HS vào bài mới.
B. LUYỆN TẬP
Mục tiêu: HS làm bài tập để củng cố lại các kiến thức đã học
Cách tiến hành
* Nhiệm vụ 1: Hoạt động nhóm đôi, hoàn thành BT1
- GV cho HS nhóm đôi tìm hiểu bài và nhận biết:
+ Yêu cầu của bài
+ Tìm thế nào?
- GV yêu cầu HS làm bài cá nhân sau đó chia sẻ với bạn kết quả
- GV sửa bài, gọi một số HS đọc kết quả, yêu cầu HS giải thích tại sao lại điền như vậy
- GV nhận xét, tuyên dương các bạn HS thực hiện tốt
Nhiệm vụ 2: Hoạt động nhóm đôi, hoàn thành BT2
- GV cho HS tìm hiểu, nhận biết: 
+ Yêu cầu của bài
+ Làm thế nào
- GV yêu cầu HS nhóm đôi thảo luận chọn đơn vị đúng cho từng trường hợp
- GV sửa bài, gọi HS các nhóm đọc kết quả
- GV giúp HS ôn lại các só đo bản thân cần ghi nhớ:
• Bụng ngón trỏ đo được 1 cm. 
• Gang tay trung bình đo được 16 cm.
Nhiệm vụ 3: Hoạt động nhóm hai, hoàn thành BT3
- GV yêu cầu HS nhóm hai tìm hiểu bài và nhận biết yêu cầu của bài
- GV treo hình vẽ lên bảng lớp, gọi HS vừa đọc vừa chỉ vào hình vẽ
- GV nhận xét, tổng kết
Nhiệm vụ 4: Hoạt động cá nhân, hoàn thành BT4
- GV yêu cầu HS quan sát hình tìm hiểu bài:
+ Quan sát hình vẽ, nói xem bức hình vẽ gì? 
+ Giúp HS dựa vào bức hình, mô tả dặc điểm của đường thẳng, đường cong, đường gấp khúc
- GV yêu cầu HS xác định các đường thẳng, đường cong, đường gấp khúc trên hình vẽ và tiến hành đo rồi tính độ dài đường gấp khúc
+ GV lưu ý: Cách đặt thước để đo; Cách đọc viết số đo
- GV sửa bài, gọi HS nói câu trả lời
- GV nhận xét
* Thử thách
- GV cho HS quan sát các hình ảnh, nhận biết phần khuyết của mỗi hình. Yêu cầu HS sử dụng các khối lập phương trong bộ đồ dùng học toán để thực hiện ghép hình.
- GV yêu cầu HS thảo luận và làm bài
- GV sửa bài, khuyến khích HS thao tác trên các khối lập phương.
- GV nhận xét
Nhiệm vụ 5: Hoạt động cá nhân, hoàn thành BT5
- GV yêu cầu HS tự tìm hiểu và làm bài
- GV sửa bài, treo tờ lịch tháng 10 và tháng 11 lên, khuyến khích HS xem lịch vừa trả lời vừa chỉ vào lịch. 
- GV mở rộng: Một số ngày cần ghi nhớ, đặc biệt nói về ngày 22/12 để chuyển tiếp sang bài 6.
Nhiệm vụ 6: Hoạt động nhóm đôi, hoàn thành BT6
- GV cho HS quán sát tranh, nói xem bức tranh vẽ gì?
+ Dựa vào bức tranh, xác định sự việc xảy ra vào ngày nào, buổi nào trong ngày đó
- GV yêu cầu H thảo luận nhóm đôi và làm bài
- GV sửa bài, treo tranh lên bảng lớp gọi HS đọc kết quả và giải thích cách làm
* Hoạt động thực tế
- GV: Em hãy ghi nhận những ngày đáng nhớ của em và của những người thân trong gia đình em.
- HS cả lớp hát múa
- HS lắng nghe
- HS thảo luận nhận biết:
+ Yêu cầu: điền số?
+ Dựa vào mối liên hệ giữa các đơn vị đo độ dài
- HS làm bài cá nhân và chia sẻ với bạn
- HS đọc kết quả: 
1 dm = 10 cm 10 cm = 1 dm
3 dm = 30 cm 40 cm = 4 dm
- HS lắng nghe
- HS tìm hiểu, nhận biết
+ Yêu cầu: cm hay dm
+ Dựa vào độ lớn của đơn vị đo
- HS thảo luận theo nhóm đôi
- HS các nhóm đọc kết quả
a) Một đốt ngón tay của em dài 1 cm
b) Một gang tay của mẹ dài 2 dm
c) Em của bạn Lan cao 10 dm
d) Cây bút chì của em dài 10 cm
- HS lắng nghe và ghi nhớ
- HS tìm hiểu và nhận biết:
+ Yêu cầu của bài: Đọc tên điểm, đoạn thẳng, ba điểm thẳng hàng
- HS đọc:
+ Các điểm: A; B, D; C 
+ Các đoạn thẳng: AB; AD; AC; BD; BC; DC 
+ Ba điểm B, D, C thẳng hàng.
- HS lắng nghe
- HS quan sát hình vẽ lắng nghe và trả lời các câu hỏi.
- HS làm bài, lưu ý cách đo
- HS nói câu trả lời:
a) Đường màu đỏ là đường gấp khúc
Đường màu xanh dương là đường cong
Đường màu xanh lá cây là đường thẳng
- HS lắng nghe
- HS quan sát nhận biết, sử dụng các khối lập phương để ghép hình
- HS thảo luận làm bài
- HS thao tác ghép hình
- HS lắng nghe
- HS tìm hiểu và làm bài
- HS quan sát các tờ lịch và trả lời 
a) Tháng 10 có 31 ngày
Có 5 ngày chủ nhật là các ngày 3, 10, 17, 24 và 31
Ngày 20 tháng 10 là thứ tư
b) Tháng 11 có 30 ngày
Có 4 ngày chủ nhật là các ngày 7, 14, 21, 28
Ngày 20 tháng 11 là thứ bảy
- HS lắng nghe
- HS quan sát bức tranh và tìm hiểu
- HS thảo luận và làm bài
- HS đọc kết quả:
a) Ngày 22 tháng 12 chúng em đi tặng hoa các chú bộ đội
b) Xe khởi hành lúc 7 giờ
Chúng em tặng hoa các chú bộ đôi lúc 9 giờ
- HS ghi vào bảng những sự kiện đáng nhớ với người thân vào bảng
Ngày soạn: //
Ngày dạy: //
BÀI: THỰC HÀNH VÀ TRẢI NGHIỆM
Đi tàu trên sông
 (2 TIẾT)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Ôn tập: Xem giờ, đặt giờ
- Ôn tập: Biểu đồ tranh
- Ôn tập: Giải quyết vấn đề
2. Năng lực
* Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế.
* Năng lực riêng: Tư duy và lập luận toán học, mô hình hóa toán học, giải quyết vấn đề toán học, giao tiếp toán học.
3. Phẩm chất: 
- Phẩm chất: yêu nước
- Tích hợp: Toán học và cuộc sống; Tự nhiên và Xã hội
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
- Giáo án, SGK, SGV.
- Mô hình đồng hồ 2 kim, hình cho bài kham phá
2. Đối với học sinh
- SGK, vở ghi, bút viết, bảng con
- Mô hình đồng hồ 2 kim
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
A. KHỞI ĐỘNG
Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước cho HS làm quen với bài học mới.
Cách tiến hành:
- GV tổ chức cho HS cả lớp chơi trò chơi Đố bạn
- GV đọc giờ - HS quay kim đồng hồ
- GV cho HS tiếp tục chơi theo nhóm đôi
B. THỰC HÀNH
Mục tiêu: HS thực hành đi tàu trên sông
Cách tiến hành:
Bài 1
- GV cho HS quan sát hình ảnh, nói xem bức hình vẽ gì?
- GV giới thiệu sơ lược: Tuyến buýt đường sông đầu tiên tại Thành phố Hồ Chí Minh đã đi vào hoạt động từ tháng 11/2017. Tuyến buýt xuất phát từ bến Bạch Đằng (Quận 1) đi theo sòng Sài Gòn, qua kênh Thanh Đa và ra lại sông Sài Gòn đến khu vực phường Linh Đông (thành phố Thủ Đức). Tuyến buýt đường sông số 1 có 3 tàu buýt, mỗi tàu 75 chỗ ngồi. Hiện có 5 bến được đưa vào hoạt động bao gồm: Bạch Đằng, Bình An, Thanh Đa, Hiệp Bình Chánh và Linh Đông.
- Dựa vào hình ảnh, GV giúp HS xác định thời gian khởi hành của các chuyến tàu. 
- GV yêu cầu HS (nhóm đôi) thay nhau xoay kim đồng hồ theo yêu cầu, đọc giờ theo buổi.
Bài 2:
- GV giới thiệu cho HS biết có 4 chuyến tàu, số lượng vé theo sĩ số lớp.
- GV phát vé cho HS đăng kí.
- GV cho HS xếp hàng đăng kí vé, GV ghi nhận: Ưu tiên em nào đăng kí trước được chọn chuyến và số ghế, em nào đãng kí sau phải chọn ghế hoặc chuyến khác nếu bị trùng vé.
- GV cho HS thu thập, phân loại dữ liệu, kiểm đếm, thể hiện kết quả kiểm đếm trên một bảng cho sẵn
• Phân loại: Chuyến tàu mà em đăng kí.
• Thu thập: Phỏng vấn các bạn để biết bạn đăng kí chuyến tàu nào trong 4 chuyến tàu: 8 giờ, 10 giờ, 13 giờ, 15 giờ.
 • Kiểm đếm: Đếm số bạn đi trên từng chuyến tàu và ghi chép.
Có .?. bạn đi chuyến tàu 8 giờ. 
C ó .?. bạn đi chuyến tàu 10 giờ.
Có .?. bạn đi chuyến tàu 13 giờ. 
Có .?. bạn đi chuyến tàu 15 giờ.
* Thể hiện kết quả kiểm đếm trên một bảng cho sẵn.
• Đặt vào khung: l / H S . 
- GV yêu cầu HS hoạt động theo tổ. Các em có thể phân việc: một bạn phỏng vấn, các bạn còn lại ghi chép và đặt khối lập phương vào bảng riêng của mình (SGK)).
- GV yêu cầu HS dựa vào biểu đồ tranh, trả lời các câu hỏi.
- GV sửa bài: gọi nhiều nhóm trình bày về kết quả làm việc của tổ, trả lời các câu hỏi trong bài thao tác trên bảng lớp để minh hoạ.
- Sau khi sửa bài, GV giáo dục HS về phép lịch sự khi đi trên các phương tiện giao thông công cộng.
Ví dụ: không ồn ào, xếp hàng (nếu cần), ngồi đúng số ghế,...
Bài 3: Chơi đi tàu
- GV treo 4 đồng hồ lên bảng lớp, HS đọc các giờ khởi hành. HS xếp hàng theo các chuyến tàu. GV ghi số lên mặt bàn để biểu thị số ghế. 
- GV điều khiển.
+ Hành khách đi chuyến tàu lúc 8 giờ cầm vé trên tay để tiện việc kiểm soát.
+ Các em đi tàu 8 giờ vào ngồi đúng số ghế được ghi trên vé. Cả lớp hát bài Em đi chơi thuyền. Hát xong, đến bến, các em lên bờ.
Đến chuyến 10 giờ.
..
* Khám phá
- GV cho HS xem hình để xác định toà nhà cao nhất.
+ Đây là bài tập mở, HS có thể chọn từ tuỳ ý và có lời giải thích phù hợp là được.
- GV có thể giới thiệu: Toà nhà Vincom Landmark 81 cao 81 tầng (với 3 tầng hầm), ở Tàn Cảng, quận Bình Thạnh, ven sông Sài Gòn được khởi công ngày 26/07/2014. Toà nhà được khai trương và đưa vào sử dụng ngày 26/07/2018.
* Hoạt động thực tế
Em tập làm phóng viên.
- GV: Em hãy phỏng vấn người thân rồi hoàn thành biểu đồ sau.
Mỗi thay cho 1 người.
- HS cả lớp chơi trò chơi.
- HS quan sát hình ảnh nói: 
Bức tranh vẽ tuyến buýt đường thủy số 1, tàu, bảng giờ khởi hành. 
- HS lắng nghe
- HS quan sát hình ảnh xác định thời gian khởi hành các chuyển tàu
- HS thực hiện theo nhóm đôi
- HS lắng nghe
- HS xếp hàng đăng kí vé
- HS tiến hành thu thập dữ liệu theo yêu cầu của GV và ghi chép lại
- HS hoạt động theo tổ hoàn thành bảng
- HS trả lời các câu hỏi
- Các nhóm trình bày kết quả làm việc
- HS lắng nghe, ghi nhớ
- HS lắng nghe GV phổ biến luật chơi
- HS cả lớp tham gia trò chơi theo sự điều khiển của GV
- HS quan sát hình dùng từ có thể, chắc chắn, không thể điền vào chỗ chấm rồi nói
- HS lắng nghe GV giới thiệu
- HS về nhà phỏng vấn người thân và hoàn thành biểu đồ
KIỂM TRA HỌC KÌ I
1. Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng.
Số liền trước số 80 là: 
A. 70 B. 79 C. 89
2. Sắp xếp các số sau theo thứ tự từ bé đến lớn: 89; 34; 58; 67.
..
3. Điền số thích hợp vào chỗ chấm.
a) 70 cm = ................. dm b) 8 dm = ................. cm
4. Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đủng.
Biết số bị trừ và số trừ lần lượt là 65 và 27, hiệu của chúng là: 
A. 38 B. 48 C. 35
5. Đúng ghi đ , sai ghi s .
a) A, B, C là ba điểm thẳng hàng. 
b) A, D, C là ba điểm thẳng hàng. 
6. Đặt tính rồi tính.
 83 - 36 45 + 39 67 - 19 57 + 33
. ... .. .
. ... .. .
. ... .. .
7. Tính:
65 dm + 20 dm - 5 dm = .................................
8. Vẽ thêm kim giờ, kim phút để đồng hồ chỉ:
 a) 9 giờ b) 15 giờ
9. Khối lớp Một trồng được 42 cây, khối lớp Hai trồng được nhiều hơn khối lớp Một 9 cây. Hỏi khối lớp Hai trồng được bao nhiêu cây?
10. Người ta dùng hai cái xô để đựng nước (như hình vẽ). Xô nhỏ đựng được 9 l nước, xô lớn đụng được 25 nước. Hỏi xô lớn đựng được nhiều hơn xô nhỏ bao nhiêu lít nước?

File đính kèm:

  • docxgiao_an_toan_2_sach_chan_troi_sang_tao_hoc_ky_1.docx