Giáo án Toán 2 - Sách Chân trời sáng tạo - Học kỳ 2

BÀI: GIỜ, PHÚT, XEM ĐỒNG HỒ

 (3 TIẾT)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Nhận biết được 1 giờ có 60 phút.

- Đọc được giờ trên đồng hồ khi kim phút chỉ số 3, số 6.

 Đọc được giờ trên đồng hồ điện tử với số phút là : 00, : 15, : 30.

 - Giải quyết được một số vấn đề thực tiễn liên quan đến thời gian.

2. Năng lực

* Năng lực chung:

- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế.

* Năng lực riêng: Tư duy và lập luận toán học, mô hình hóa toán học, giải quyết vấn đề toán học, giao tiếp toán học, sử dụng công cụ, phương tiện toán học.

3. Phẩm chất:

- Phẩm chất: chăm chỉ (quý trọng thời gian), trách nhiệm

- Tích hợp: Toán học và cuộc sống, Tự nhiên và Xã hội, Tiếng Việt

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

- Giáo án, SGK, SGV.

- Mô hình đồng hồ 2 kim và đồng hồ điện tử

2. Đối với học sinh

- SGK, vở ghi, bút viết, bảng con

- Mô hình đồng hồ 2 kim

 

docx 298 trang chantroisangtao 16/08/2022 6980
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Toán 2 - Sách Chân trời sáng tạo - Học kỳ 2", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Toán 2 - Sách Chân trời sáng tạo - Học kỳ 2

Giáo án Toán 2 - Sách Chân trời sáng tạo - Học kỳ 2
Ngày soạn: //
Ngày dạy: //
BÀI: TỔNG CÁC SỐ HẠNG BẰNG NHAU
(1 TIẾT)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Dựa vào hình ảnh, tính tổng của nhiều số (theo thứ tự từ trái sang phải). 
- Làm quen với tổng các số hạng bằng nhau. 
- Dựa vào tổng các số hạng bằng nhau hoặc dựa vảo hình ảnh, làm quen với cách nói: cái gì đuợc lấy lần mấy.
2. Năng lực
* Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế.
* Năng lực riêng: Tư duy và lập luận toán học, mô hình hóa toán học, giao tiếp toán học.
3. Phẩm chất: 
- Bồi dưỡng phẩm chất yêu nước
- Tích hợp: Toán học và cuộc sống, Tự nhiên xã hội, Âm nhạc, Giáo dục thể chất.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
- Giáo án, SGK, SGV.
- Hình vẽ để sử dụng cho nội dung bài học và bài tập.
- Máy tính, máy chiếu (nếu có).
2. Đối với học sinh
- SGK, vở ghi, bảng con
- Tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
A. BÀI HỌC VÀ THỰC HÀNH
Mục tiêu: Thông qua các hoạt động học sinh nắm được cách tính tổng của nhiều số hạng bằng nhau và áp dụng vào thực hành
Cách tiến hành:
Bước 1: Giới thiệu tổng các số hạng bằng nhau 
- GV yêu cầu HS hoạt động cá nhân. 
Tính tổng số quả chuối. 
+ Nêu các số hạng của tổng
Tính tổng số quả dâu 
+ Nhận xét các số hạng của tồng 
+ Có mấy số hạng? 
- GV chỉ vào tổng 3 + 3 + 3 + 3 và giới thiệu đây là tổng các số hạng bằng nhau, có 4 số hạng, mỗi số hạng đều bằng 3 nên ta nói: 3 được lấy 4 lần. 
Hình ảnh được lặp lại về mặt số lượng
- GV khái quát vừa chỉ vào hình ảnh những trái dâu, vừa nói theo nội dung:
Cái gì được lấy mấy lần
Tổng các số hạng bằng nhau
Bước 2: Thực hành 
- GV hướng dẫn HS phân tích mẫu, đặt câu hỏi: 
+ Hình ảnh gì được lặp lại? 
+ Viết rồi tính tổng
+ Nhận xét tổng 
+ Cái gi được lấy mấy lần? 
- GV yêu cầu HS thực hiện cá nhân làm các câu a, b theo mẫu.
B. LUYỆN TẬP
Mục tiêu: HS làm bài tập, luyện tập tính tổng của các số hạng bàng nhau
Cách tiến hành:
Nhiệm vụ 1: Hoạt động cá nhân, hoàn thành BT1
- GV cho HS quan sát mẫu và phân tích
- GV yêu cầu HS thực hiện cá nhân hoàn thành phần a), b) tương tự mẫu
- GV sửa bài, gọi HS viết phép tính và giải thích cách làm
- GV nhận xét, tuyên dương HS thực hiện đúng
Nhiệm vụ 2: Hoạt động cá nhân, hoàn thành BT2
- GV yêu cầu HS quan sát tranh và thực hiện yêu cầu
- GV sửa bài, gọi HS đọc kết quả
- GV nhận xét, tổng kết
C. CỦNG CỐ
Mục tiêu: HS củng cố lại một lần nữa kiến thức đã học thông qua trò chơi Gió thổi
Cách tiến hành:
- GV: Gió thổi, gió thổi!
- GV: Thổi 5 nhóm, mỗi nhóm 4 bạn đứng lên
- GV nhận xét, đánh giá kết quả, thái độ học tập của HS.
- HS tính :
Tổng số quả chuối:
 2 + 3 + 3 + l = 9 (tính từ trái sang phải) 
+ Các số hạng của tổng: 2, 3, 3, 1. 
Tổng số quả dâu: 
3 + 3 + 3 + 3 = 12 (tính từ trái sang phải) 
+ Các số hạng bằng nhau, mỗi số hạng đều bằng 3
+ Có 4 số hạng
- HS lắng nghe
- HS quan sát mẫu, trả lời:
+ 2 con chim cánh cụt
+ Tổng: 2 + 2 + 2 + 2 + 2 = 10
+ Các số hạng trong tổng bằng nhau
+ Số 2 được lấy 5 lần
- HS thực hiện:
a) 2 + 2 + 2 + 2 = 8
 2 được lấy 4 lần
b) 3 + 3 + 3 = 9
 3 được lấy 3 lần
- HS phân tích mẫu:
+ Hình ảnh 5 quả táo được lặp lại
+ Tổng: 5 + 5 + 5 = 15
+ Các số hạng trong tổng bằng nhau
+ Số 5 được lặp lại 3 lần
- HS thực hiện cá nhân
- HS viết phép tính:
a) 2 + 2 + 2 + 2 + 2 + 2 = 12
 2 được lấy 6 lần
b) 3 + 3 + 3 + 3 + 3 = 15
 3 được lấy 5 lần
- HS lắng nghe
- HS quan sát tranh và điền số thích hợp vào dấu ?
- HS đọc kết quả:
+ Có 4 loại con vật mỗi loại đề có 3 con nên ta có: 
3 được lấy 4 lần
- HS lắng nghe
- HS: Thổi gì, thổi gì?
- HS 4 được lấy 5 lần.
- HS lắng nghe GV nhận xét
Ngày soạn: //
Ngày dạy: //
BÀI: PHÉP NHÂN
 (3 TIẾT)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Nhận biết: 
• Ý nghĩa của phép nhân: sự lặp lại, phép nhân là cách viết khác của tổng các số hạng bằng nhau. 
• Dấu nhân. 
• Thuật ngữ thể hiện phép nhân: cái gì được lấy mấy lần? 
- Quan sát hình ảnh, nói được tình huống xuất hiện phép nhân, viết được phép nhân thích hợp.
- Viết tổng các số hạng bằng nhau thành phép nhân. 
- Tính được kết quả phép nhân dựa vào việc tính tồng các số hạng bằng nhau. 
- Làm quen bài toán về ý nghĩa của phép nhân, bước đầu phân biệt với bài toán về ý nghĩa của phép cộng. 
2. Năng lực
* Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế.
* Năng lực riêng: Tư duy và lập luận toán học, mô hình hóa toán học, giải quyết vấn đề toán học, giao tiếp toán học.
3. Phẩm chất: 
- Bồi dưỡng phẩm chất yêu nước, trách nhiệm
- Tích hợp: Toán học và cuộc sống, Tự nhiên và Xã hội, Tiếng Việt
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
- Giáo án, SGK, SGV.
- 20 khối lập phương
2. Đối với học sinh
- SGK, vở ghi, bút, phấn, bảng con
- 10 khối lập phương
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
A. KHỞI ĐỘNG
Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước cho HS làm quen với bài học mới.
Cách tiến hành:
- GV cho HS chơi trò chơi “Gió thổi”
- GV: Gió thổi, gió thổi!
- GV: Thổi 3 nhóm, mỗi nhóm 6 bạn đứng lên
- GV cùng cả lớp nhận xét, đánh giá, dẫn HS vào bài học mới
B. BÀI HỌC VÀ THỰC HÀNH
Mục tiêu: HS viết được dấu nhân, phép tính nhân và thực hành viết phép nhân và tìm kết quả của phép nhân 
Cách tiến hành:
Bước 1: Hình thành phép nhân 
- GV cho HS đọc yêu cầu 
+ Có tất cả bao nhiêu bút chì?
- GV yêu cầu HS (nhóm đôi) thảo luận cách làm. 
- GV yêu cầu HS tính toán để tìm số bút chì có tất cả ra bảng con.
- GV cho HS nhận xét các sổ hạng của tổng 
- GV với tổng các số hạng bằng nhau, ta có thể viết thành phép nhân, do 3 được lấy 4 lần nên ta viết phép nhân: 3 x 4 = 12
- GV giới thiệu cách đọc: ba nhân bốn bằng mười hai.
Bước 2: Viết dấu nhân, phép tính nhân
Bài 1
- GV giới thiệu dấu x.
- GV hướng dẫn cách viết.
- GV hướng dẫn viết phép tính 3 x 4 = 12
Bước 3: Thực hành viết phép nhân và tìm kết quả của phép nhân
Bài 2: 
GV yêu cầu 4 HS xoè hai bàn tay và đứng trước lớp.
a) Số bàn tay của 4 bạn?
- GV đặt câu hỏi:
+ Mỗi bạn có mấy bàn tay?
+ Có mấy bạn?
+ Như vậy 2 bàn tay được lặp lại mấy lần? 
- GV yêu cầu HS viết phép nhân trên bảng con (không viết kết quả) 
- GV yêu cầu HS chỉ vào từng số của phép nhân 2 x 4 và nói: 2 bàn tay được lấy 4 lần.
b) - GV yêu cầu HS nhóm đôi thảo luận và viết phép tính.
- GV sửa bài, tập cho các em nói theo cách ở câu a.
Bài 3: Tìm kết quả phép nhân bằng cách chuyển về tổng các số hạng bằng nhau (có dùng các khối lập phương để tường minh cách làm).
- Tìm hiểu mẫu
- GV đặt câu hỏi:
• Yêu cầu của bài? 
• Quan sát phép nhân: 2 x 4
+ Cái gì được lấy mấy lần? 
+ Thể hiện bằng ĐDHT. 
• Muốn biết có tất cả bao nhiêu khối lập phương, ta tính thế nào?
- GV yêu cầu HS (nhóm đôi) thực hiện câu a, câu b theo mẫu.
a) 7 x 2 b) 6 x 3
C. LUYỆN TẬP
Mục tiêu: HS làm bài tập để củng cố lại cách viết phép nhân và tìm kết quả của phép nhân
Cách tiến hành:
Nhiệm vụ 1: Hoạt động cá nhân, hoàn thành BT1
- GV cho HS tìm hiểu mẫu, trả lời câu hỏi:
+ Tại sao lại viết phép nhân 5 x 3?
- GV yêu cầu HS thực hiện câu a, b theo mẫu
- GV chữa bài cho các em, khuyến khích HS nói như mục tìm hiểu mẫu
- GV tuyên dương, khen ngợi các bạn đã thực hiện phép tính đúng, trình bày đẹp.
Nhiệm vụ 2: Hoạt động cá nhân, hoàn thành BT2
- GV cho HS tìm hiểu mẫu, nhận biết:
• Quan sát hình ảnh, viết tổng các số hạng bằng nhau, tính tổng để tìm số chấm tròn có tất cả.
• Viết tổng các số hạng bằng nhau thành phép nhân. • Tập nói theo hai cách: 
+ Có 3 nhóm, mỗi nhóm 2 hình tròn, 2 được lấy 3 lần, 2 x 3 = 6.
+ Tổng có 3 số hạng, mỗi số hạng đều bằng 2, 2 được lấy 3 lần, 2 x 3 = 6. 
- GV yêu cầu HS thực hiện các câu a, b, c, d trên bảng con. 
- Khi sửa bài, gọi HS nói theo theo 2 cách (mẫu).
- GV chữa bài cho HS, sau đó GV nhận xét và khen ngợi tinh thần học tập của các bạn.
Nhiệm vụ 3: Hoạt động cá nhân, hoàn thành BT3
- GV gọi HS trả lời câu hỏi:
+ Yêu cầu của bài là gì? 
- GV cho HS tìm hiểu mẫu và trình bày trước lớp
- GV yêu cầu HS thực hiện phần a), b), c), d) trên bảng con, lưu ý viết đầy đủ theo mẫu
- GV chữa bài, yêu cầu HS nói theo mẫu:
+ Tổng gồm ... số hạng, mỗi số hạng đều bằng ..., ... được lấy ... lần , ... x ...
- GV nhận xét, tuyên dương các bạn thực hiện dúng
Nhiệm vụ 4: Hoạt động cặp đôi, hoàn thành BT4
- GV yêu cầu HS nhóm đôi tìm hiểu yêu cầu và tìm hiểu mẫu
- GV yêu cầu HS thực hiện từng câu trên bảng con, với mỗi câu viết đầy đủ theo mẫu
- GV sửa bài, gọi HS trình bày kết quả, giải thích tại sao viết thành tổng như vậy.
Ví dụ: 5 x 4 tức là 5 được lấy 4 lần, tổng gồm 4 số hạng, mỗi số hạng đều bang 5: 
5 + 5 + 5 + 5.
- GV nhận xét kết quả của HS.
Nhiệm vụ 5: Hoạt động cặp đôi, hoàn thành BT5
- GV yêu cầu HS nhóm đôi tìm hiểu bài
+ Xác định yêu cầu của bài.
+ Quan sát hình ảnh.
- GV yêu cầu HS nhóm đôi thực hiện tính và tìm cây mà mỗi con chim sẽ bay tới
- GV sửa bài, gọi HS trình bày cách tính kết quả phép nhân
- GV nhận xét kết quả của HS, tuyên dương các nhóm thực hiện tốt.
Nhiệm vụ 6: Hoạt động cá nhân, hoàn thành BT6
- GV yêu cầu HS tìm hiểu bài xác định yêu cầu của bài.
- GV cho HS quan sát mẫu trả lời:
+ Có mấy lần 3 chấm tròn?
+ Cái gì được lấy mấy lần
- GV yêu cầu HS thực hiện các phần còn lại tương tự mẫu
- GV sửa bài, gọi HS đọc phép nhân
- GV nhận xét kết quả của HS, tuyên dương các HS thực hiện đúng
Nhiệm vụ 7: Hoạt động nhóm đôi, hoàn thành BT7
- GV yêu cầu HS tìm hiểu bài xác định yêu cầu của bài.
- GV yêu cầu HS nhóm đôi thực hiện
- GV sửa bài, giúp HS hệ thống lại cách suy nghĩ:
Ví dụ: 3 x 4 = 12 ® 3 được lấy 4 lần ® 3 khối lập phương được lấy 4 lần ® hình ảnh các khối lập phương màu đỏ
- GV nhận xét kết quả của HS, tuyên dương các HS thực hiện tốt
* Vui học
- GV cho HS quan sát tranh, nhận biết: kết quả phép nhân dựa vào việc xác định số bạn có tất cả
D. CỦNG CỐ
Mục tiêu: HS củng cố lại một lần nữa kiến thức đã học thông qua trò chơi Kết bạn
Cách tiến hành:
- GV chuẩn bị một số bảng con có viết phép tính nhân, tổng các số hạng bàng nhau, kết quả.
Các bảng trên không để theo thứ tự, úp xuống
Mỗi lần chơi 9 bạn, mỗi bạn lấy một bảng con bất kì. Các bạn “kết bạn” thành nhóm 3 và đứng theo thứ tự: phép nhân, tổng, kết quả.
Ví dụ:
- GV chia lớp thành các nhóm 9 bạn lần lượt tham gia trò chơi
* Hoat động thực tế
- GV hướng dẫn HS vẽ hình theo ý thích thể hiện 3 nhóm, mỗi nhóm có 2 đối tượng.
Ví dụ:
- GV nhận xét, đánh giá kết quả, thái độ học tập của HS.
- HS: Thổi gì, thổi gì?
- HS: 6 được lấy 3 lần.
- HS nghe GV giới thiệu bài mới
- HS đọc yêu cầu
- HS thảo luận tìm cách làm
• Đếm. 
• Tính toán. 
- HS tính ra bảng con:
3 + 3 + 3 + 3 = 12
- HS nhận xét: Các số hạng bằng nhau, đều bằng 3.
- HS lắng nghe, ghi nhớ
- HS đọc trôi chảy.
- HS lắng nghe
- HS viết trên bảng con
- HS viết trên bảng con.
- HS xòe bàn tay đưng trước lớp
- HS trả lời:
+ Mỗi bạn có hai bàn tay
+ Có 4 bạn
+ 2 bàn tay được lặp lại 4 lần
- HS viết trên bảng con:
2 x 4
- HS chỉ và nói
- HS thảo luận và viết phép tính:
 5 x 8
- HS chỉ vào từng số của phép nhân 5 x 8 và nói: 5 ngón tay được lặp lại 8 lầ ...  thì nghĩ tới phép tính cộng, phép nhân. 
• Nếu kết quả giảm so với các thành phần tham dự phép tính thì nghĩ tới phép tính trừ, phép chia. 
Nhiệm vụ 6: Hoạt động nhóm đôi, hoàn thành BT6
- GV yêu cầu nhóm hai HS tìm hiểu bài, nhận biết:
+ Yêu cầu của bài là gì?
+ Tìm thế nào?
- GV yêu cầu HS làm bài theo nhóm đôi 
- GV sửa bài, mời HS trình bày và khuyến khích HS giải thích cách làm tại sao lại điền như vậy
GV lưu ý HS kiểm tra kết quả bằng cách thực hiện ngược lại từ phải sang trái.
- GV nhận xét, tổng kết
- HS quan sát mẫu, lắng nghe GV hướng dẫn và nhận biết.
- HS thực hiện trên bảng con
- HS trình bày cách làm
- HS lắng nghe
- HS tìm hiểu và nhận biết yêu cầu:
a) Đọc bảng nhân, chia 
b) Đọc cặp phép tính tương ứng. 
- HS thực hiện đọc cho nhau nghe
- HS lắng nghe GV phổ biến luật chơi và thực hiện
- HS đọc phép tính, cả lớp nhận xét
- HS đọc bảng nhân, chia
- HS tìm hiểu và nhận biết yêu cầu: Tính nhẩm
- HS thực hiện nhóm đôi
- HS lắng nghe 
- HS đọc bài và xác định
- HS làm bài cá nhân
- HS trình bày bài giải
a) Số cây 4 tổ trồng được là
 4 x 5 = 20 (cây)
 Đáp số: 20 cây
b) Chuồng thỏ có tất cả số con thỏ là:
 14 : 2 = 7 (con thỏ)
 Đáp số: 7 con thỏ
- HS lắng nghe
- HS tìm hiểu và nhận biết
- HS thảo luận nhóm đôi
- HS trình bày cách làm cách làm:
10 : 5 = 2 10 x 2 = 20 
10 - 2 = 8 10 + 5 = 15
- HS tìm hiểu, nhận biết:
+ Yêu cầu của bài: Số?
+ Thực hiện lần lượt các phép tính từ trái sang phải
- HS thảo luận làm bài
- HS trình bày và giải thích cách làm
- HS lắng nghe
ÔN TẬP HÌNH HỌC VÀ ĐO LƯỜNG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
B. LUYỆN TẬP
Mục tiêu: HS làm bài tập để củng cố lại các kiến thức đã học
Cách tiến hành
* Nhiệm vụ 1: Hoạt động nhóm đôi, hoàn thành BT1
- GV cho HS tìm hiểu bài và nhận biết:
+ Quan sát hình vẽ, em nhận biết điều gi? 
+ Bài toán yêu cầu gì? 
- GV yêu cầu HS thực hiện nhóm đôi: Thảo luận và làm bài.
+ GV lưu ý HS đọc tên hình (của khỉ con) để tìm khỉ mẹ. 
- GV sửa bài, mời HS trình bày và khuyến khích HS giải thích tại sao chọn như vậy.
- GV nhận xét
Nhiệm vụ 2: Hoạt động nhóm đôi, hoàn thành BT2
- GV cho HS tìm hiểu bài và nhận biết:
+ Quan sát hình vẽ, em nhận biết điều gì? 
+ Bài toán yêu cầu gì? 
- GV yêu cầu HS thực hiện nhóm bốn: Thảo luận và làm bài.
- GV mời HS trình bày, khuyến khích HS giải thích cách làm (kết hơp với hình vẽ).
Ví dụ: a) HS chỉ vào bức tranh để xác định các loại đường. 
b) Đo rồi đọc số đo, viết phép tính lên bảng, nói câu trả lời. 
c) Xem đồng hồ, nói giờ, xoay kim đồng hồ để tính khoảng thời gian.
- GV nhận xét
 Nhiệm vụ 3: Hoạt động nhóm bốn, hoàn thành BT3
- GV cho HS nhóm bốn tìm hiểu bài, nhận biết yêu cầu và cách thực hiện.
- GV yêu cầu HS thực hiện
- GV sửa bài, mời HS đọc kết quả và khuyến khích HS giải thích tại sao điền như vậy. 
- GV giúp HS hệ thống hoá mối quan hệ giữa các đơn vị đo độ dài đã học.
Nhiệm vụ 4: Hoạt động nhóm bốn, hoàn thành BT4
- GV giúp HS xác định khoảng thời gian 1 giờ hay 1 phút. 
- GV yêu cầu HS nhóm bốn tìm hiểu bài, nhận biết: 
+ Hình vẽ các việc làm quen thuộc. Xác định khoảng thời gian cần để thực hiện công việc đó.
- GV yêu cầu HS thực hiện làm bài
- GV sửa bài, khuyến khích HS giải thích cách làm.
Ví dụ: Đánh răng trong 1 phút (vì việc đánh răng diễn ra nhanh,...).
- GV nhận xét phần trình bày của HS
* Thử thách
- GV cho HS xác định cái đã cho và câu hỏi của bài toán, xác định việc cần làm.
- GV sửa bài, khuyến khích nhiều nhóm trình bày bài giải (có giải thích cách làm). 
- Sau khi sửa bài, GV giáo dục HS ăn uống hợp lí, tránh thừa cân, béo phi, nói vài tác hại của béo phì.
Nhiệm vụ 5: Hoạt động nhóm hai, hoàn thành BT5
- GV cho HS thực hiện theo nhóm 
+ Một HS xếp 1 hình. 
+ GV lưu ý HS có thể xếp hình theo mẫu trong SGK, cũng có thể xếp hình một người đang vận động khác mà em thích. 
- Khi đã xếp xong, GV khuyến khích các em tưởng tượng và mô tả.
Ví dụ: Đầu là hình vuông, thân lả hình tam giác, chân là hình tứ giác ,...
- GV mở rộng, giáo dục HS tập thể dục thường xuyên và đều đặn giúp cơ thể khỏe mạnh, trí óc minh mẫn ,...
* Đất nước em
Các phiến đá có dạng hình khối trụ 
- GV giới thiệu: Ghềnh Đá Đĩa (ở tỉnh Phú Yên), không chỉ nổi tiếng với những bãi biển đẹp mà còn được biết đến với địa danh Ghềnh Đá Đĩa tuyệt tác của thiên nhiên.
* Hoạt động thực tế
- GV hướng dẫn HS tìm vị trí tính Phú Yên trên bản đồ (SGK trang 114)
- HS thảo luận nhận biết:
+ Có 7 khỉ con, mỗi khỉ con gắn với một hình; có 7 khỉ mẹ, mỗi khỉ mẹ cầm bảng tên gọi một hình)
+ HS đọc yêu cầu của bài toán
- HS thảo luận và làm bài
- HS trình bày và giải thích
- HS lắng nghe
- HS tìm hiểu, nhận biết
+ Có 3 con đường để giúp bạn Sên băng qua sông: đường đỏ, đường vàng và đường xanh lá. Có 2 đồng hồ ở 2 bờ sông.
+ HS đọc yêu cầu của bài toán
a) Nhận dạng, xác định đường thẳng, đường cong, đường gấp khúc. 
b) Đo rồi tính. 
c) Xem đồng hồ. 
- HS làm bài cá nhân rồi chia sẻ vói bạn. 
- HS trình bày và giải thích
a) Cầu màu xanh lá có dạng đường cong
Cầu màu vàng có dạng đường thẳng
Cầu màu đỏ có dạng đường gấp khúc
b) HS đo và tính kết quả
c) Sên bắt đầu lúc 8 giờ 15 phút
Sên qua khỏi cầu lúc 8 giờ 30 phút
- HS lắng nghe 
- HS thảo luận và nhận biết: Đổi đơn vị đo
- HS thực hiện
- HS trình bày và giải thích
+ 1 km = 1000 m
 1 dm = 10 cm
 1 m = 10 dm = 100 cm
- HS lắng nghe GV hệ thống
- HS xác định các khoảng thời gian 1 giờ hay 1 phút
- HS thảo luận nhóm bốn tìm hiểu và nhận biết
- HS thực hiện làm bài
- HS trình bày và giải thích
- HS lắng nghe
- HS tìm hiểu và xác định việc cần làm: Giải bài toán
- HS trình bày bài giải:
Bạn đó thừa số ki-lô-gam là:
 35 – 29 = 6 (kg)
 Đáp số: 6 kg
- HS lắng nghe
- HS thực hiện xếp hình
- HS quan sát các tờ lịch và trả lời 
- HS tưởng tượng và mô tả
- HS lắng nghe và ghi nhớ
- HS lắng nghe GV giới thiệu
- HS xác định vị trí trên bản đồ
ÔN TẬP: BIỂU ĐỒ TRANH 
CÓ THỂ, CHẮC CHẮN, KHÔNG THỂ
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
B. LUYỆN TẬP
Mục tiêu: HS làm bài tập để củng cố lại các kiến thức đã học
Cách tiến hành
* Nhiệm vụ 1: Hoạt động nhóm đôi, hoàn thành BT1
a) Thu thập, phân loại, kiểm đếm và thể hiện kết quả đếm trên một bảng cho sẵn.
• Thu thập 
GV giới thiệu: Tìm hiểu về rau củ thu hoạch ở vườn nhà bác Năm trong một ngày, người ta thu thập được số lượng như hình vẽ (SGK trang 111).
• Phân loại
- GV đặt câu hỏi:
+ Người ta phân loại rau củ thành mấy loại? Kể tên.
• Kiểm đếm
- GV yêu cầu HS đếm số lượng của mỗi loại rau củ và ghi chép kết quả đếm. 
- GV mời HS thông báo kết quả, GV viết trên bảng lớp.
• Thể hiện kết quả kiểm đếm trên một bảng cho sẵn.
Đặt vào khung: 1 / cái (trái, củ) 
b) Đọc và nhận xét đơn giản biểu đồ tranh.
- GV yêu cầu HS (nhóm đôi) xem biểu đồ và trả lời câu hỏi (HS nói cho nhau nghe).
- Sửa bài, GV mời HS lên bảng trình bày thao tác trên bảng lớp, khuyến khích HS giải thích.
- GV nhận xét
Nhiệm vụ 2: Hoạt động nhóm đôi, hoàn thành BT2
- GV cho nhóm hai HS tìm hiểu bài, nhận biết yêu cầu của bài.
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi thực hiện bài
- GV sửa bài, mời HS đọc kết quả và khuyến khích HS giải thích tại sao điền như vậy.
- GV nhận xét
* Đất nước em
- GV cho HS Đếm các loại rau củ trong hình (liệt kê/kể tên để đếm cho dễ).
- GV giới thiệu: Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng) có nhiều tài nguyên thiên nhiên, là một trong những điểm du lịch nổi tiếng cùa Việt Nam, một vùng nông nghiệp trù phú đặc biệt với những sàn phẩm rau và hoa. Đà Lạt còn được biết đến với nhiều tên gọi khác như “Thành phố mù sương”, “Thành phố ngàn thông”, “Thành phố ngàn hoa”, “Xứ hoa anh đào”, ...
* Hoạt động thực tế
- GV hướng dẫn HS tìm vị trí tỉnh Lâm Đồng trên bản đồ (SGK trang 114).
- GV: Mỗi bữa cơm em cần ăn nhiều rau củ sẽ tốt cho sức khoẻ (vì các loại rau củ cung cấp thêm vi-ta-min và dưỡng chất cho cơ thể).
- HS quan sát hình vẽ và lắng nghe GV giới thiệu
- HS trả lời: 
+ 4 loại gồm: bắp cải, cà chua, cà tím, su hào
- HS đếm số lượng mỗi loại và ghi chép
- HS thông báo kết quả
Bắp cải: 5 cái; Cà tím: 6 trái; Cà chua: 7 trái; Su hào: 8 củ
- HS thực hiện theo nhóm đôi 
- HS trình bày và giải thích
Chỉ cần nhìn vào sơ đồ, ta thấy ngay: Cà chua nhiều hon cà tím 1 trái
- HS lắng nghe 
- HS thảo luận và nhận biết yêu cầu của bài: Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống
- HS thảo luận thực hiện bài
- HS đọc kết quả và giải thích
a) chắc chắn (vì cả hai khối lập phương đều màu đỏ).
b) không thể (vì cả hai khối lập phương đều màu xanh). 
c) có thể (vì có một khối lập phương màu đỏ và một khối lập phương màu xanh).
- HS lắng nghe
- HS quan sát hình và đếm
- HS lắng nghe GV giới thiệu
- HS xác định vị trí trên bản đồ
Ngày soạn: //
Ngày dạy: //
BÀI: THỰC HÀNH VÀ TRẢI NGHIỆM
(2 TIẾT)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Ôn tập về hình học: Tri giác các hình khối bằng xúc giác
2. Năng lực
* Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế.
* Năng lực riêng: Sử dụng công cụ, phương tiện học toán; giao tiếp toán học.
3. Phẩm chất: 
- Phẩm chất: yêu nước
- Tích hợp: Toán học và cuộc sống; Tự nhiên và Xã hội
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
- Giáo án, SGK, SGV.
- Một số hình khối để chơi
2. Đối với học sinh
- SGK, vở ghi, bút viết, bảng con
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
A. KHỞI ĐỘNG
Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước cho HS làm quen với bài học mới.
Cách tiến hành:
- GV tổ chức cho HS cả lớp cùng múa hát
B. THỰC HÀNH
Mục tiêu: HS dùng tay nhận biết được các hình khối
Cách tiến hành:
Trò chơi: Dùng tay nhận biết các hình khối đã học.
GV phổ biến luật chơi và cho HS chơi.
GV chia HS thành 2 hay 4 đội
Mỗi lần chơi: cử 1 hoặc 2 HS/đội.
Bịt mắt và dùng tay để tìm các hình khối theo yêu cầu (trong vòng 15 giây cho mỗi yêu cầu).
Ví dụ: Tìm khối lập phương (15’) 
 Tìm khối trụ (15’)
Lưu ý: GV có thể lắc chuông hoặc vỗ tay đễ làm hiệu cho HS biết lúc bắt đầu và kết thúc cho mỗi yêu cầu.
Kết thúc mỗi lần chơi, đội nào tìm được nhiều hình khối nhất thì thắng 1 trận.
Kết thúc trò chơi, đội nào có nhiều trận thắng nhất thì thắng cuộc.
* Hoạt động thực tế
- GV: Tìm những vật có dạng các hình khối dã học quanh nơi em ở
- HS cả lớp cùng múa hát
- HS lắng nghe GV phổ biến luật chơi và tiến hành chơi theo đội
- HS thực hiện
KIỂM TRA CUỐI NĂM
1. Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng.
a) Số liền sau số 789 là: 
A. 787 B. 800 C. 790
b) Số thích hợp để điền vào ô trống 675 < 
A. 756 B. 657 C. 567
2. Tìm số bị che
a) : 5 = 3 b) 10 x = 50
Số bị che là:  Số bị che là:.
3. Điền số thích hợp vào chỗ chấm.
a) 7 dm = ................. cm b) . cm = 9 dm
4. Những câu bình nói là có thể hay không thể xảy ra? Em hãy điền dấu (ü) vào các câu đúng.
a) Mình đã xếp được nhiều hơn 45 ngôi sao và ít hơn 47 ngôi sao.
 Có thể không thể
b) Mình đã xếp được ít hơn 20 ngôi sao và nhiều hơn 24 ngôi sao
 Có thể không thể
5. Đặt tính rồi tính.
 39 + 47 83 – 28 537 + 361 786 - 501 
6. Tính: 
 4 x 5 + 18 = ..
 = ..
7. Viết phép tính và kết quả vào chỗ chấm
Độ dài đường gấp khúc ABCDE là:.................................
8. Có 45 kg gạo chia đều vào 5 bao. Hỏi mỗi bao có bao nhiêu ki-lô-gam gạo?
9. Vẽ thêm kim giờ và kim phút để đồng hồ chỉ giờ phù hợp.
 7 giờ 30 tối, em ngồi vào bàn ôn bài

File đính kèm:

  • docxgiao_an_toan_2_sach_chan_troi_sang_tao_hoc_ky_2.docx