Giáo án Toán 8 (Chân trời sáng tạo) - Học kì 1

CHƯƠNG I. ĐA THỨC

BÀI 1. ĐƠN THỨC (2 TIẾT)

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:

- Nhận biết được đơn thức, đơn thức thu gọn, hệ số, phần biến và bậc của đơn thức.

- Nhận biết được đơn thức đồng dạng.

2. Năng lực

Năng lực chung:

- Thu gọn một đơn thức cho trước.

- Cộng và trừ hai đơn thức đồng dạng cho trước.

- Biểu đạt các ý kiến lập luận của riêng mình.

Năng lực riêng: tư duy và lập luận toán học, giao tiếp toán học; mô hình hóa toán học; giải quyết vấn đề toán học.

- Năng lực tư duy và lập luận toán học: được hình thành thông qua các thao tác như xác định hệ số, phần biến và bậc của đơn thức; thu gọn đơn thức.

- Năng lực giao tiếp toán học: được hình thành qua việc HS sử dụng được các thuật ngữ toán học xuất hiện ở bài học trong trình bày, diễn đạt giải toán như đơn thức, đơn thức thu gọn, đơn thức đồng dạng.

- Năng lực mô hình hóa toán học: được hình thành thông qua thao tác HS viết được đơn thức biểu thị các đại lượng để mô tả tình huống xuất hiện trong một số bài toán thực tế đơn giản.

- Năng lực giải quyết vấn đề toán học: được hình thành qua việc HS phát hiện được vấn đề cần giải quyết và sử dụng được kiến thức, kĩ năng toán học trong bài học để giải quyết vấn đề.

3. Phẩm chất

- Tích cực thực hiện nhiệm vụ khám phá, thực hành, vận dụng.

- Có tinh thần trách nhiệm trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao.

- Khách quan, công bằng, đánh giá chính xác bài làm của nhóm mình và nhóm bạn.

- Tự tin trong việc tính toán; giải quyết bài tập chính xác.

 

doc 187 trang Thu Lụa 30/12/2023 1800
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Toán 8 (Chân trời sáng tạo) - Học kì 1", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Toán 8 (Chân trời sáng tạo) - Học kì 1

Giáo án Toán 8 (Chân trời sáng tạo) - Học kì 1
Ngày soạn: .../.../...
Ngày dạy: .../.../...
CHƯƠNG I. ĐA THỨC
BÀI 1. ĐƠN THỨC (2 TIẾT)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: 
Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:
Nhận biết được đơn thức, đơn thức thu gọn, hệ số, phần biến và bậc của đơn thức.
Nhận biết được đơn thức đồng dạng.
2. Năng lực 
Năng lực chung:
Thu gọn một đơn thức cho trước.
Cộng và trừ hai đơn thức đồng dạng cho trước.
Biểu đạt các ý kiến lập luận của riêng mình.
Năng lực riêng: tư duy và lập luận toán học, giao tiếp toán học; mô hình hóa toán học; giải quyết vấn đề toán học.
Năng lực tư duy và lập luận toán học: được hình thành thông qua các thao tác như xác định hệ số, phần biến và bậc của đơn thức; thu gọn đơn thức.
Năng lực giao tiếp toán học: được hình thành qua việc HS sử dụng được các thuật ngữ toán học xuất hiện ở bài học trong trình bày, diễn đạt giải toán như đơn thức, đơn thức thu gọn, đơn thức đồng dạng.
Năng lực mô hình hóa toán học: được hình thành thông qua thao tác HS viết được đơn thức biểu thị các đại lượng để mô tả tình huống xuất hiện trong một số bài toán thực tế đơn giản.
Năng lực giải quyết vấn đề toán học: được hình thành qua việc HS phát hiện được vấn đề cần giải quyết và sử dụng được kiến thức, kĩ năng toán học trong bài học để giải quyết vấn đề.
3. Phẩm chất
Tích cực thực hiện nhiệm vụ khám phá, thực hành, vận dụng.
Có tinh thần trách nhiệm trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao.
Khách quan, công bằng, đánh giá chính xác bài làm của nhóm mình và nhóm bạn.
Tự tin trong việc tính toán; giải quyết bài tập chính xác.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 
1 - GV: SGK, SGV, Tài liệu giảng dạy, giáo án PPT, PBT(ghi đề bài cho các hoạt động trên lớp), các hình ảnh liên quan đến nội dung bài học,... 
2 - HS: 
- SGK, SBT, vở ghi, giấy nháp, đồ dùng học tập (bút, thước...), bảng nhóm, bút viết bảng nhóm.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)
a) Mục tiêu: Giúp HS có hứng thú với nội dung bài học thông qua một tình huống liên quan đến khái niệm đơn thức.
b) Nội dung: HS đọc bài toán mở đầu và thực hiện bài toán dưới sự dẫn dắt của GV (HS chưa cần giải bài toán ngay).
c) Sản phẩm: HS nắm được các thông tin trong bài toán và dự đoán câu trả lời cho câu hỏi mở đầu theo ý kiến cá nhân.
d) Tổ chức thực hiện: 
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
- GV chiếu Slide dẫn dắt, đặt vấn đề qua bài toán mở đầu và yêu cầu HS thảo luận và nêu dự đoán (chưa cần HS giải): 
+ “Một nhóm thiện nguyện chuẩn bị y phần quà giúp đỡ những gia đình có hoàn cảnh khó khăn. Mỗi phần quà gồm x kg bao gạo và x gói mì ăn liền. Viết biểu thức biểu thị giá trị bằng tiền (nghìn đồng) của toàn bộ số quà đó, biết 12 nghìn đồng/kg gạo; 4,5 nghìn đồng/gói mì ăn ?”
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS quan sát và chú ý lắng nghe, thảo luận nhóm và thực hiện yêu cầu theo dẫn dắt của GV.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi đại diện một số thành viên nhóm HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Kết luận, nhận định: GV ghi nhận câu trả lời của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào tìm hiểu bài học mới: “Bài học ngày hôm nay sẽ giúp các em biết được biểu thức liên hệ giữa giá trị của số gạo và số mì ăn liền trong phần quà ở phần mở đầu trên”.
Bài 1: Đơn thức
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
TIẾT 1: ĐƠN THỨC VÀ ĐƠN THỨC THU GỌN
Hoạt động 1: Đơn thức và đơn thức thu gọn
a) Mục tiêu: 
- HS hiểu được khái niệm đơn thức, đơn thức thu gọn và bậc của một đơn thức.
- Nhận biết được dạng của đơn thức, phần hệ số, phần biến và tổng số mũ của đơn thức.
b) Nội dung:
- HS tìm hiểu nội dung kiến thức về đơn thức theo yêu cầu, dẫn dắt của GV, thảo luận trả lời câu hỏi trong SGK. 
c) Sản phẩm: HS ghi nhớ và vận dụng kiến thức về đơn thức để thực hành làm các bài tập ví dụ, luyện tập, vận dụng.
d) Tổ chức thực hiện:
HĐ CỦA GV VÀ HS
SẢN PHẨM DỰ KIẾN
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm thực hiện HĐ1 và HĐ2 để mô hình hoá bài toán nêu trong tình huống mở đầu.
 GV chữa bài, chốt đáp án. 
- GV dẫn dắt, đặt câu hỏi và rút ra kết luận trong hộp kiến thức (GV đặt câu hỏi dẫn dắt: “Từ những ví dụ ở HĐ1 và HĐ2 chúng ta có thể thấy là những đơn thức. Vậy đơn thức là gì?”).
- GV mời một vài HS đọc khung kiến thức trọng tâm.
- GV phân tích đề bài Ví dụ 1, vấn đáp, gợi mở giúp HS nhận biết đơn thức không chứa phép cộng và căn bậc hai.
+ Em hãy nêu lại khái niệm đơn thức.
GV dẫn dắt: Đơn thức là biểu thức đại số chỉ gồm một số hoặc một biến, hoặc có dạng tích của những số và biến.
+ Dựa vào định nghĩa, HS hoàn thành bài tập Ví dụ 1 vào vở cá nhân, sau đó trao đổi cặp đôi tranh luận và thống nhất đáp án.
 GV gọi một vài HS trình bày kết quả.
- HS nhận biết đơn thức thông qua việc hoàn thành bài Luyện tập 1 trong SGK.
- GV cho HS thảo luận nhóm phần Tranh luận để củng cố các khái niệm đơn thức.
- GV yêu cầu HS quan sát hai đơn thức A và B trong SGK – tr.7
- GV dẫn dắt, đặt câu hỏi và rút ra kết luận trong hộp kiến thức (GV đặt câu hỏi dẫn dắt: “Từ đơn thức A và B sau khi thực hiện các phép tính ta được một đơn thức thu gọn, vậy đơn thức thu gọn là gì?”).
- GV đặt câu hỏi: “Với đơn thức B ta tính được tổng số mũ của B là bao nhiêu?”
- GV đặt câu hỏi cho HS thực hiện: “Dựa vào định nghĩa đơn thức đã học ở trên, các em hãy xác định phần hệ số và phần biến của đơn thức ở trên?”
- GV mời một vài HS đọc khung kiến thức trọng tâm.
- GV rút ra phần chú ý cho HS và nhấn mạnh cho HS thấy được cách ghi hệ số của đơn thức, bậc 0 và đơn thức 0.
- GV phân tích đề bài Ví dụ 2, vấn đáp, gợi mở giúp HS nhận biết hệ số, phần biến và bậc của đơn thức.
+ Em hãy nêu lại khái đơn thức thu gọn?
GV dẫn dắt: Sau khi thu gọn được đơn thức, hãy xác định phần số và phần còn lại?.
+ Dựa vào định nghĩa, HS hoàn thành bài tập Ví dụ 2 vào vở cá nhân, sau đó đối chiếu với đáp án trong SGK.
 GV gọi một vài HS trình bày kết quả.
- HS nhận biết đơn thức thông qua việc hoàn thành bài Luyện tập 2 trong SGK. 
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
- HĐ cá nhân: HS suy nghĩ, hoàn thành vở.
- HĐ cặp đôi, nhóm: các thành viên trao đổi, đóng góp ý kiến và thống nhất đáp án.
Cả lớp chú ý thực hiện các yêu cầu của GV, chú ý bài làm các bạn và nhận xét.
- GV: quan sát và trợ giúp HS. 
Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
- HS trả lời trình bày miệng/ trình bày bảng, cả lớp nhận xét, GV đánh giá, dẫn dắt, chốt lại kiến thức.
Bước 4: Kết luận, nhận định: GV tổng quát, nhận xét quá trình hoạt động của các HS, cho HS nhắc lại khái niệm đơn thức.
1. Đơn thức và đơn thức thu gọn 
Khái niệm đơn thức
HĐ1: 
+ Biểu thức không phải là đơn thức một biến.
+ Vì đơn thức là biểu thức đại số chỉ gồm một số hoặc một biến, hoặc có dạng tích của những số và biến.
+ Ví dụ về đơn thức một biến:
HĐ2: 
+ Nhóm 1: 
.
+ Nhóm 2:
Kết luận:
Đơn thức là biểu thức đại số chỉ gồm một số hoặc một biến, hoặc có dạng tích của những số và biến.
Ví dụ 1: (SGK – tr6)
Luyện tập 1:
Biểu thức là đơn thức là:
Tranh luận:
Theo em, bạn Tròn đúng, Vuông sai vì:
 là một số vô tỉ nhân với một biến là . Nên nó là một đơn thức.
Đơn thức thu gọn, bậc của đơn thức
* Đơn thức thu gọn:
+ Đơn thức 
+ Đơn thức 
Kết luận:
Đơn thức thu gọn là đơn thức chỉ gồm một số, hoặc có dạng tích của một số với những biến, mỗi biến chỉ xuất hiện một lần và đã được nâng lên lũy thừa với số mũ nguyên dương.
* Bậc của một đơn thức:
+ Đơn thức ta có:
Tổng số mũ của x, y và z là nên B có bậc là 6.
Kết luận:
Bậc của đơn thức là tổng số mũ của các biến trong một đơn thức thu gọn với hệ số khác 0.
+ Đơn thức 
Phần hệ số: 
Phần biến: 
Kết luận:
Trong đơn thức thu gọn, phần số hay còn gọi là phần hệ số, phần còn lại gọi là phần biến.
* Chú ý:
- Với các đơn thức có hệ số là hay , ta không viết số 1.
- Mỗi số khác 0 là một đơn thức thu gọn bậc 0.
- Số 0 cũng được coi là một đơn thức. Nó không có bậc.
Ví dụ 2: (SGK – tr.7)
Luyện tập 2:
+ Đơn thức thu gọn: 
+ Bậc của đơn thức là 6.
TIẾT 2: ĐƠN THỨC ĐỒNG DẠNG
Hoạt động 2: Đơn thức đồng dạng
a) Mục tiêu: 
- Nhận biết và hiểu khái niệm đơn thức đồng dạng.
b) Nội dung:
- HS tìm hiểu nội dung kiến thức về đơn thức theo yêu cầu, dẫn dắt của GV, thảo luận trả lời câu hỏi và hoàn thành các bài tập ví dụ, luyện tập trong SGK. 
c) Sản phẩm: HS ghi nhớ và vận dụng kiến thức về đơn thức đồng dạng để thực hành hoàn thành bài tập Ví dụ 3, Luyện tập 3, 4.
d) Tổ chức thực hiện:
HĐ CỦA GV VÀ HS
SẢN PHẨM DỰ KIẾN
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
Nhiệm vụ 1: Khái niệm đơn thức đồng dạng
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm thực hiện HĐ3 và HĐ4 để mô hình hoá bài toán về đơn thức đồng dạng.
 GV chữa bài, chốt đáp án. 
- GV dẫn dắt, đặt câu hỏi và rút ra kết luận trong hộp kiến thức (GV dẫn dắt: “Với HĐ3, HĐ4 các em hãy nhận xét về phần hệ số, phần biến của những đơn thức? Những đơn thức có phần biến giống nhau và hệ số khác 0 là hai đơn thức đồng dạng”).
- GV đặt câu hỏi:
+ Nếu hai đơn thức đồng dạng, thì chúng có cùng bậc không? Lấy ví dụ?
(Có cùng bậc, ví dụ: và là đơn thức đồng dạng và cùng bậc).
- GV mời một vài HS đọc khung kiến thức trọng tâm.
- HS nhận biết đơn thức thông qua việc hoàn thành bài Luyện tập 3 trong SGK. 
- GV cho HS thảo luận nhóm phần Tranh luận để củng cố các khái niệm đơn thức.
Nhiệm vụ 2: Cộng và trừ đơn thức đồng dạng.
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm thực hiện HĐ5 và HĐ6 để mô hình hoá bài toán về đơn thức đồng dạng.
 GV chữa bài, chốt đáp án. 
- GV dẫn dắt, đặt câu hỏi và rút ra kết luận trong hộp kiến thức (GV dẫn dắt: “ở HĐ6 phần a, ta thấy đây là phép cộng đơn thức; phần b là phép trừ đơn thức. Vậy muốn cộng (hoặc trừ) đơn thức thì ta cần làm như thế nào?”).
- GV mời một vài HS đọc khung kiến thức trọng tâm.
- GV đặt Ví dụ 3 cho HS:
Cho hai đơn thức: 
 và 
+ Tính và ?
GV dẫn dắt: “Cũng giống với cộng (trừ) đơn thức một biến, theo các em cộng (trừ) đơn thức đã rút gọn sẽ làm như thế nào?”.
+ HS hoàn thành bài tập Ví dụ 3 vào vở cá nhân, sau đó đối chiếu đáp án với bạn cùng bàn.
 GV gọi một vài HS trình bày kết quả.
- HS nhận biết cộng trừ, tính giá trị đơn thức thông qua việc hoàn thành bài Luyện tập 4 trong SGK. 
→ GV dẫn dắt: 
+ Thực hiện tính tổng S của ba đơn thức.
+ Để tính giá trị của S thì ta sẽ làm như thế nào? 
+ GV gọi một HS lên bảng trình bày.
- HS vận dụng kiến thức hoàn thành bài tập Vận dụng.
+ GV gợi ý cho HS tính Giá trị của một phần quà trước, sau đó mới tính tổng số quà.
+ GV mời đại diện 2 bạn trình bày. Cả lớp trình bày vào vở cá nhân.
 GV chữa bài, chốt đáp án. 
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
- HĐ cá nhân: HS suy nghĩ, hoàn thành vở.
- HĐ cặp đôi, nhóm: các thành viên trao đổi, đóng góp ý kiến và thống nhất đáp án.
Cả lớp chú ý thực hiện các yêu cầu của GV, chú ý bài làm các bạn và nhận xét.
- GV: quan sát và trợ giúp HS. 
Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
- HS trả lời trình bày miệng/ trình bày bảng, cả lớp nhận xét, GV đánh giá, dẫn dắt, chốt lại kiến thức.
Bước 4: Kết luận, nhận định: GV tổng quát, nhận xét quá trình hoạt động của các HS, cho HS nhắc lại khái niệm đơn thức.
2. Đơn thức đồng dạng
Khái niệm đơn thức đồng dạng
HĐ3: Ba đơn thức biến x cùng bậc với M:
Phần biến của các đơn thức giống nhau.
HĐ4: 
a) Cả ba đơn thức đều có bậc là 5.
b) Phần biến của đơn thức A giống đơn thức B và khác đơn thức C.
Kết luận:
Hai đơn thức đồng dạng là hai đơn thức với hệ số khác 0 và có phần biến giống nhau.
* Nhận xét: Hai đơn thức đồng dạng thì có cùng bậc.
Luyện tập 3:
+ Nhóm 1: 
+ Nhóm 2: 
+ Nhóm 3: 
Tranh luận:
Điều này đúng với đơn thức hai biến có cùng bi ... hình bình hành hay không?
+ GV mời một số HS nêu suy nghĩ của mình.
+ GV kết luận bằng cách trình bày Định lí 2 cho HS hiểu được vấn đề.
- GV yêu cầu HS viết giải thiết, kết luận của Định lí 2.
+ GV mời 2 HS lên bảng viết giải thiết, kết luận.
+ GV đi kiểm tra ngẫu nhiên một số vở ghi của HS.
- GV hướng dẫn cho HS thực hiện Ví dụ 2. 
+ GV mời 1 HS lên bảng viết giả thiết và kết luận.
 GV hướng dẫn:
+ Ta chứng minh AH // CK dựa vào tính chất: Hai đường thẳng phân biệt cùng vuông góc với 1 đường thẳng thứ ba.
+ Ta chứng minh AH bằng CK từ việc chứng minh tam giác AHD bằng tam giác CKB.
+ HS suy nghĩa và làm bài.
+ GV mời 1 HS đứng tại chỗ trình bày bài làm cho cả lớp nghe và nhận xét.
- GV cho HS làm Luyện tập 2 ra phiếu bài tập trong thời gian quy định. Sau đó thu lại để chấm đánh giá trình độ tiếp thu bài học và sử dụng kiến thức của HS.
- GV cho HS làm phần Thực hành 2
+ GV hướng dẫn: Các em cần áp đụng định lí 2 a) vào bài này để xử lí.
+ GV mời 1 HS nhắc lại định lí 2 a.
+ GV mời 1 HS đứng tại chỗ trả lời nhanh phần Thực hành 2.
+ GV kết luận và chốt đáp án.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
- HĐ cá nhân: HS suy nghĩ, hoàn thành vở.
- HĐ cặp đôi, nhóm: các thành viên trao đổi, đóng góp ý kiến và thống nhất đáp án.
Cả lớp chú ý thực hiện các yêu cầu của GV, chú ý bài làm các bạn và nhận xét.
- GV: quan sát và trợ giúp HS. 
Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
- HS trả lời trình bày miệng/ trình bày bảng, cả lớp nhận xét, GV đánh giá, dẫn dắt, chốt lại kiến thức.
Bước 4: Kết luận, nhận định: GV tổng quát, nhận xét quá trình hoạt động của các HS, cho HS nhắc lại dấu hiệu nhận biết hình bình hành theo cạnh.
2. Dấu hiệu nhận biết
Dấu hiệu nhận biết hình bình hành theo cạnh.
- Nếu một tứ giác có các cạnh đối bằng nhau thì tứ giác đó có là một hình bình hành.
Định lí 2:
a) Tứ giác có các cạnh đối bằng nhau là một hình bình hành.
b) Tứ giác có một cặp cạnh đối song song và bằng nhau là một hình bình hành.
a) 
GT
Tứ giác ABCD, có:
AB = CD; AD = BC
KL
Tứ giác ABCD là hình bình hành.
b) 
GT
Tứ giác ABCD, có:
AB // CD và AB = CD
KL
Tứ giác ABCD là hình bình hành.
Ví dụ 2: (SGK – tr.59).
Hướng dẫn giải: (SGK – tr.59, 60).
Luyện tập 2
a) Vì ABCD là hình bình hành nên ta có: .
Mà DE và BF là tia phân giác của và . Nên ta có:
 (1)
+ Ta có: (so le trong).
=> 
=> cân tại A.
+ Tương tự ta chứng minh được:
 => cân tại C.
+ Xét và có:
AD = BC (ABCD là hình bình hành).
=> = (g.c.g).
=> ED = BF
b) 
Ta có: ED = BF (theo câu a)
Mà (so le trong).
=> tứ giác DEBF là hình bình hành.
Thực hành 2
Theo định lí 2a: Tứ giác có các cạnh đối bằng nhau là một hình bình hành.
Vì sợi xích có đoạn dài ngắn xen kẽ nhau, hai đoạn dài bằng nhau, hai đoạn ngắn bằng nhau nên tứ giác đó chính là hình bình hành.
TIẾT 3: DẤU HIỆU NHẬN BIẾT HÌNH BÌNH HÀNH THEO GÓC VÀ ĐƯỜNG CHÉO.
Hoạt động 3: Dấu hiệu nhận biết hình bình hành theo góc và đường chéo
a) Mục tiêu: 
- Nhận biết được dấu hiệu nhận biết hình bình hành theo góc và đường chéo.
- Vận dụng được dấu hiệu nhận biết để xử lí các bài toán có liên quan.
b) Nội dung:
- HS tìm hiểu nội dung kiến thức về dấu hiệu nhận biết hình bình hành theo góc và đường chéo thức theo yêu cầu, dẫn dắt của GV, thảo luận trả lời câu hỏi và hoàn thành các bài tập ví dụ, luyện tập, vậnn dụng trong SGK. 
c) Sản phẩm: HS ghi nhớ và vận dụng kiến thức về dấu hiệu nhận biết hình bình hành theo góc và đường chéo để thực hành hoàn thành bài tập Ví dụ 3, Luyện tập 3, Vận dụng.
d) Tổ chức thực hiện:
HĐ CỦA GV VÀ HS
SẢN PHẨM DỰ KIẾN
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV yêu cầu 2 HS nhắc lại định lí 1 và định lí 2.
- GV dẫn HS vào Định lí 3: “Ta có một hình bình hành thì ta sẽ biết được các góc đối của nó bằng nhau, đường chéo của nó cắt nhau tại trung diểm mỗi đường. Và điều ngược lại vẫn đúng và vẫn cho ta một hình bình hành”.
- Sau đó:
+ GV mời 1 HS lên bảng ghi giải thiết, kết luận của định lí 3.
+ GV mời 2 HS lên bảng dùng hình học để minh họa lại định lí 3.
- GV cho HS tự thực hiện Ví dụ 3. 
+ GV mời 1 HS đứng tại chỗ trả lời nhanh. Và giải thích đáp án mình chọn.
- GV hướng dẫn cho HS làm Luyện tập 3 theo nhóm 3.
 + GV: Các em cần sử dụng định lí 3 b) để chứng minh tứ giác là hình bình hành, và từ đó sử dụng định lí 1a) để chứng minh được câu hỏi.
+ Các HS mỗi nhóm thảo luận, trình bày câu trả lời trong vở.
+ GV mời 1 HS vẽ hình, ghi giả thiết, kết luận và 1 HS lên trình bày.
+ GV nhận xét và chốt đáp án.
- GV dẫn dắt HS vào phần Vận dụng: “Chúng ta đã đi hết phần nội dung kiến thức của bài hình bình hành, để ứng dụng kiến thức vào thực tế các em cùng quan sát phần Vận dụng để trả lười câu hỏi trong phần mở đầu trên”.
+ GV cho HS tự vận dụng kiến thức và suy nghĩ để tìm ra đáp án.
+ Gv có thể gợi ý: Con đường cần mở qua O tới đường a và b chính là đường chéo của một hình bình hành.
+ GV mời 1 số HS lên bảng vừa vẽ hình, vừa giải thích lời giải.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
- HĐ cá nhân: HS suy nghĩ, hoàn thành vở.
- HĐ cặp đôi, nhóm: các thành viên trao đổi, đóng góp ý kiến và thống nhất đáp án.
Cả lớp chú ý thực hiện các yêu cầu của GV, chú ý bài làm các bạn và nhận xét.
- GV: quan sát và trợ giúp HS. 
Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
- HS trả lời trình bày miệng/ trình bày bảng, cả lớp nhận xét, GV đánh giá, dẫn dắt, chốt lại kiến thức.
Bước 4: Kết luận, nhận định: GV tổng quát, nhận xét quá trình hoạt động của các HS, cho HS nhắc lại dấu hiệu nhận biết hình bình hành theo góc và đường chéo. 
3. Dấu hiệu nhận biết hình bình hành theo góc và đường chéo
Định lí 3:
a) Tứ giác có các góc đối bằng nhau là một hình bình hành.
b) Tứ giác có hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường là một hình bình hành.
a) 
GT
Tứ giác ABCD, có:
KL
Tứ giác ABCD là hình bình hành.
b) 
GT
Tứ giác ABCD, có:
KL
Tứ giác ABCD là hình bình hành.
- Minh họa:
Ví dụ 3: (SGK – tr.60).
Hướng dẫn giải: (SGK – tr.60).
Luyện tập 3.
GT
Cho điểm: A, B, A’, B’ phân biệt; O không nằm trên AB.
O là trung điểm AA’ và BB’.
KL
A’B’ = AB; A’B’ // AB.
Giải:
Xét tứ giác ABA'B' ta có: AA' và BB' là hai đường chéo của tứ giác; O là trung điểm của mỗi đường, suy ra ABA'B' là hình bình hành (định lí 3b).
Từ đó suy ra A'B' = AB và A'B' // AB (định lí 1a).
Vận dụng
- Gọi C là giao điểm của a và b. Lấy điểm D sao cho O là trung điểm của đoạn CD. 
- Từ D vẽ đường thẳng song song với b, cắt a tại A và đường thẳng song song với a, cắt b tại B.
- Ta có CD và AB là hai đường chéo của hình bình hành CADB, chúng cắt nhua tại O nên OA = OB.
Hình minh họa:
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a) Mục tiêu: Học sinh củng cố lại kiến thức về hình bình hành thông qua một số bài tập.
b) Nội dung: HS vận dụng các tính chất của hình bình hành, thảo luận nhóm hoàn thành bài tập vào phiếu bài tập nhóm/ bảng nhóm.
c) Sản phẩm học tập: HS giải quyết được tất cả các bài tập liên quan.
d) Tổ chức thực hiện: 
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
- GV tổng hợp các kiến thức cần ghi nhớ cho HS về hình bình hành. 
- GV tổ chức cho HS hoàn thành bài cá nhân BT3.13 đến BT3.16 (SGK – tr61). 
- GV chiếu Slide cho HS củng cố kiến thức thông qua trò chơi trắc nghiệm.
Câu 1. Cho hình bình hành ABCD có  = α > 900. Ở phía ngoài hình bình hành vẽ các tam giác đều ADE, ABF. Tam giác CEF là tam giác gì? Chọn câu trả lời đúng nhất.
A. Tam giác   
B. Tam giác cân
C. Tam giác đều
D. Tam giác tù
Câu 2. Hãy chọn câu sai.
A. Hình bình hành có hai đường chéo vuông góc với nhau
B. Hình bình hành có hai góc đối bằng nhau
C. Hình bình hành có hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm mỗi đường
D. Hai bình hành có hai cặp cạnh đối song song
Câu 3. Hãy chọn câu sai:
A. Tứ giác có hai cặp cạnh đối song song là hình bình hành
B. Hình thang có hai góc kề một đáy bằng nhau là hình bình hành
C. Tứ giác có hai cặp cạnh đối bằng nhau là hình bình hành
D. Tứ giác có hai cặp góc đối bằng nhau là hình bình hành
Câu 4. Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống: “Tứ giác có hai đường chéo  thì tứ giác đó là hình bình hành”.
A. bằng nhau                          
B. cắt nhau
C. cắt nhau tại trung điểm mỗi đường
D. song song
Câu 5. Hãy chọn câu đúng. Cho hình bình hành ABCD có các điều kiện như hình vẽ, trong hình có:
A. 3 hình bình hành                           
B. 5 hình bình hành
C. 4 hình bình hành                           
D. 6 hình bình hành
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS quan sát và chú ý lắng nghe, thảo luận nhóm 2, hoàn thành các bài tập GV yêu cầu.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận: Mỗi BT GV mời đại diện các nhóm trình bày. Các HS khác chú ý chữa bài, theo dõi nhận xét bài các nhóm trên bảng.
Kết quả: 
Bài 3.13.
a) Đúng, vì khi đó ta được tứ giác có các cạnh đối song song là hình bình hành (định nghĩa).
b) Sai, vì hình thang cân có hai cạnh bên bằng nhau nhưng nó không phải là hình bình hành.
c) Đúng,  vì khi đó ta được tứ giác có các cạnh đối song song là hình bình hành (định nghĩa).
Bài 3.14.
+ Ta có ABCD là hình bình hành, nên : và .
+ Ta có : => 
=> 
Bài 3.15.
+ Ta có ABCD là hình bình hành; E là trung điểm AB, F là trung điểm CD.
=> EB // DF.
=> AE = EB = DF = FC.
=> Tứ giác DEBF là hình bình hành (EB // DF ; EB = DF).
Vậy DE = BF.
Bài 3.16.
+ Hình 3.36 a là hình bình hành ; Vì:
Hai góc đối : 
Hai góc đối : 
+ Hình 3.36 b không phải hình bình hành, vì :
Hai góc đối  
+ Hình 3.36 c là hình bình hành, vì :
Hai góc đối : 
Hai góc đối : .
- Đáp án câu hỏi trắc nghiệm 
Câu 1
Câu 2
Câu 3
Câu 4
Câu 5
C
A
B
C
D
Bước 4: Kết luận, nhận định: 
- GV chữa bài, chốt đáp án, tuyên dương các hoạt động tốt, nhanh và chính xác.
- GV chú ý cho HS các lỗi sai hay mắc phải khi thực hiện giải bài tập. 
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a) Mục tiêu: 
- Học sinh thực hiện làm bài tập vận dụng thực tế để nắm vững kiến thức.
- HS thấy sự gần gũi toán học trong cuộc sống, vận dụng kiến thức vào thực tế, rèn luyện tư duy toán học qua việc giải quyết vấn đề toán học.
b) Nội dung: HS vận dụng tính chất của hình bình hành, trao đổi và thảo luận hoàn thành các bài toán theo yêu cầu của GV.
c) Sản phẩm: HS hoàn thành các bài tập được giao.
d) Tổ chức thực hiện: 
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
- GV yêu cầu HS làm bài tập 3.17 ; 3.18 cho HS sử dụng kĩ thuật chia sẻ cặp đôi để trao đổi và kiếm tra chéo đáp án.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện hoàn thành bài tập được giao và trao đổi cặp đôi đối chiếu đáp án.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV mời đại diện một vài HS trình bày miệng.
Kết quả:
Bài 3.17. 
a) Ta có ABCD là hình bình hành => AB // CD; Mà E và F là trung điểm của AB và CD.
=> AE // CF; EB // DF và AE = EB = CF = FB.
+ Xét tứ giác AEFD có: AE // DF và AE = DF => AEFD là hình bình hành.
+ Xét tứ giác AECF có: AE // CF và AE = CF => AECF là hình bình hành.
b) 
+ Ta có AEFD là hình bình hành (theo câu a) nên EF = AD (tính chất hình bình hành).
+ TA có AECF là hình bình hành (theo câu a) nên AF = EC (tính chất hình bình hành).
Bài 3.18. 
+ Xét và có:
=> = (g.c.g)
=> AM = AN. Mà AB = CD => MB = ND.
+ Ta có: BM // DN và BM = DN => tứ giác MBND là hình bình hành.
Bước 4: Kết luận, nhận định: 
- GV nhận xét, đánh giá khả năng vận dụng làm bài tập, chuẩn kiến thức và lưu ý thái độ tích cực khi tham gia hoạt động và lưu ý lại một lần nữa các lỗi sai hay mắc phải cho lớp.
* HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
- Ghi nhớ kiến thức trong bài. 
- Hoàn thành bài tập trong SBT.
- Chuẩn bị bài sau “Luyện tập chung”.

File đính kèm:

  • docgiao_an_toan_8_chan_troi_sang_tao_hoc_ki_1.doc