Giáo án Toán học 8 (Chân trời sáng tạo) - Học kì 1

CHƯƠNG 1. BIỂU THỨC ĐẠI SỐ

BÀI 1: ĐƠN THỨC VÀ ĐA THỨC NHIỀU BIẾN (3 tiết)

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:

- Nhận biết được đơn thức, đa thức nhiều biến.

- Thực hiện thu gọn đơn thức, đa thức.

- Tính được giá trị của đa thức khi biết giá trị của các biến.

2. Năng lực

Năng lực chung:

- Năng lực tự chủ và tự học trong tìm tòi khám phá

- Năng lực giao tiếp và hợp tác trong trình bày, thảo luận và làm việc nhóm

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo trong thực hành, vận dụng.

Năng lực riêng:

- Tư duy và lập luận toán học

- Mô hình hóa toán học;

- Giao tiếp toán học

- Giải quyết vấn đề toán học.

3. Phẩm chất

- Tích cực thực hiện nhiệm vụ khám phá, thực hành, vận dụng.

- Có tinh thần trách nhiệm trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao.

- Khách quan, công bằng, đánh giá chính xác bài làm của nhóm mình và nhóm bạn.

- Tự tin trong việc tính toán; giải quyết bài tập chính xác

 

docx 402 trang Thu Lụa 30/12/2023 760
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Toán học 8 (Chân trời sáng tạo) - Học kì 1", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Toán học 8 (Chân trời sáng tạo) - Học kì 1

Giáo án Toán học 8 (Chân trời sáng tạo) - Học kì 1
Ngày soạn: .../.../...
Ngày dạy: .../.../...
CHƯƠNG 1. BIỂU THỨC ĐẠI SỐ
BÀI 1: ĐƠN THỨC VÀ ĐA THỨC NHIỀU BIẾN (3 tiết)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: 
Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:
Nhận biết được đơn thức, đa thức nhiều biến.
Thực hiện thu gọn đơn thức, đa thức.
Tính được giá trị của đa thức khi biết giá trị của các biến.
2. Năng lực 
Năng lực chung:
Năng lực tự chủ và tự học trong tìm tòi khám phá
Năng lực giao tiếp và hợp tác trong trình bày, thảo luận và làm việc nhóm
Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo trong thực hành, vận dụng.
Năng lực riêng: 
Tư duy và lập luận toán học
 Mô hình hóa toán học; 
Giao tiếp toán học
Giải quyết vấn đề toán học.
3. Phẩm chất
Tích cực thực hiện nhiệm vụ khám phá, thực hành, vận dụng.
Có tinh thần trách nhiệm trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao.
Khách quan, công bằng, đánh giá chính xác bài làm của nhóm mình và nhóm bạn.
Tự tin trong việc tính toán; giải quyết bài tập chính xác.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 
1 - GV: SGK, SGV, Tài liệu giảng dạy, giáo án PPT, PBT(ghi đề bài cho các hoạt động trên lớp), các hình ảnh liên quan đến nội dung bài học,... 
2 - HS: 
- SGK, SBT, vở ghi, giấy nháp, đồ dùng học tập (bút, thước...), bảng nhóm, bút viết bảng nhóm.
- Ôn tập lại kiến thức về đa thức một biến, giá trị của đa thức một biến và các phép toán cộng, trừ, nhân, chia với đa thức một biến.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)
a) Mục tiêu: 
- Thông qua giải bài toán về tìm diện tích trong tình huống có tính thực tế, HS có cơ hội trải nghiệm và làm quen với biểu thức đại số nhiều biến. Qua đó, HS bước đầu nhận thấy sự cần thiết của khái niệm đa thức nhiều biến và tạo hứng thú học tập.
b) Nội dung: HS đọc bài toán mở đầu và thực hiện yêu cầu dưới sự dẫn dắt của GV và trình bày kết quả. (HS thực hiện các phép tính bằng cách coi y như những số thực)
c) Sản phẩm: HS nắm được các thông tin trong bài toán và dự đoán câu trả lời cho câu hỏi mở đầu theo ý kiến cá nhân 
d) Tổ chức thực hiện: 
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
- GV chiếu Slide dẫn dắt, đặt vấn đề qua bài toán mở đầu và yêu cầu HS thảo luận và nêu dự đoán (chưa cần HS giải): 
+ “Hình bên là bản vẽ sơ lược nền của một ngôi nhà (các kích thước tính theo m). Có thể biểu thị diện tích của nền nhà bằng một biểu thức chứa biến x và y không? Nếu có, trong biểu thức đó chứa các phép tính nào?”
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS quan sát và chú ý lắng nghe, thảo luận nhóm và thực hiện yêu cầu theo dẫn dắt của GV.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi đại diện một số thành viên nhóm HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
Kết quả: 
S = x.(x + x) + x.(y+2) = 2x2 + xy + 2x
Biểu thức chứa các phép toán cộng, trừ, nhân, luỹ thừa cơ số x.
Bước 4: Kết luận, nhận định: GV ghi nhận câu trả lời của HS, nhận mạnh về việc không viết kí hiệu phép nhân trong biểu thức chứa chữ, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào tìm hiểu bài học mới: “Bài học ngày hôm nay sẽ giúp các em gọi tên được các biểu thức với các phép toán cộng, trừ, nhân, chia, luỹ thừa như trên ”.
⇒Bài 1: Đơn thức và đa thức nhiều biến.
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 1: Đơn thức và đa thức
a) Mục tiêu: 
- HS nhận biết các dấu hiệu đặc trưng để xác định, ghi nhớ khái niệm đơn thức và đa thức nhiều biến và các hạng tử của đa thức.
- HS biết viết biểu thức (đa thức nhiều biến) biểu thị, tính được giá trị của đa thức khi biết giá trị các biến.
b) Nội dung:
- HS tìm hiểu nội dung kiến thức về đơn thức và đa thức nhiều biến theo yêu cầu, dẫn dắt của GV, thảo luận trả lời câu hỏi trong SGK. 
c) Sản phẩm: HS ghi nhớ và vận dụng kiến thức về đơn thức và đa thức nhiều biến để thực hành làm các bài tập ví dụ, thực hành, vận dụng 
d) Tổ chức thực hiện:
HĐ CỦA GV VÀ HS
SẢN PHẨM DỰ KIẾN
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân sau đó thảo luận thực hiện yêu cầu của HĐKP1.
+ GV gợi ý HS để ý về các phép tính có trong mỗi biểu thức.
→ GV chữa bài, chốt đáp án. 
- GV dẫn dắt, đặt câu hỏi và rút ra kết luận về khái niệm đơn thức, đa thức trong hộp kiến thức (GV giới thiệu và đặt câu hỏi dẫn dắt: “Các biểu thức như ở nhóm A gọi là đơn thức; các biểu thức như ở nhóm A hoặc nhóm B gọi là đa thức. Các biểu thức như ở nhóm C không phải là đơn thức, cũng không phải là đa thức. Vậy tổng quát, đơn thức và đa thức là gì?”)
- GV mời một vài HS đọc khung kiến thức trọng tâm.
- GV lưu ý HS phần Chú ý:
a) Mỗi đơn thức cũng được coi là một đa thức (chỉ chứa một hạng tử)
b)Số 0 được gọi là đơn thức không, cũng gọi là đa thức không.
- GV phân tích đề bài Ví dụ 1, vấn đáp, gợi mở giúp HS nhận biết đơn thức, đa thức và số hạng tử của chúng.
+ Em hãy nêu lại khái niệm đơn thức, đa thức
→ HS hoàn thành bài tập Ví dụ 1 vào vở cá nhân, sau đó trao đổi cặp đôi tranh luận và thống nhất đáp án.
→ GV gọi một vài HS trình bày kết quả.
→ Từ kết quả của bài tập Ví dụ 1, GV dẫn dắt, lưu ý cho HS phần Chú ý:
Chú ý: Các biểu thức x, xy không phải là đơn thức cũng không phải là đa thức, y vì biểu thức đầu chứa phép toán lấy căn bậc hai số học của biến x, biểu thức sau chứa phép toán chia giữa hai biến x và y.
- GV yêu cầu HS tự hoàn thành Ví dụ 2, sau đó trao đổi cặp đôi kiểm tra chéo kết quả.
+ GV cho HS nhắc lại cách tích giá trị của đa thức khi biết các giá trị của biến.
- HS nhận biết, củng cố khái niệm đơn thức, đa thức và hạng tử của đa thức thông qua việc hoàn thành bài Thực hành 1 trong SGK. 
- GV cho HS thảo luận nhóm phần Vận dụng 1.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
- HĐ cá nhân: HS suy nghĩ, hoàn thành vở.
- HĐ cặp đôi, nhóm: các thành viên trao đổi, đóng góp ý kiến và thống nhất đáp án.
Cả lớp chú ý thực hiện các yêu cầu của GV, chú ý bài làm các bạn và nhận xét.
- GV: quan sát và trợ giúp HS. 
Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
- HS trả lời trình bày miệng/ trình bày bảng, cả lớp nhận xét, GV đánh giá, dẫn dắt, chốt lại kiến thức.
Bước 4: Kết luận, nhận định: GV tổng quát, nhận xét quá trình hoạt động của các HS, cho HS nhắc lại khái niệm đơn thức, đa thức.
1. Đơn thức và đa thức
HĐKP1:
a) - Các biểu thức ở nhóm A chỉ chứa các phép tính nhân và luỹ thừa đối với biến.
- Các biểu thức ở nhóm B và nhóm C chứa các phép tính khác (cộng, trừ, chia, khai căn). 
b) Các biểu thức ở nhóm A và nhóm B không chứa các phép tính nào khác ngoài các phép tính cộng, trừ, nhân và luỹ thừa (đối với biến).
⇒Kết luận:
Đơn thức là biểu thức đại số chỉ gồm một số, hoặc một biến, hoặc một tích giữa các số và các biến.
Đa thức là một tổng của những đơn thức. Mỗi đơn thức trong tổng gọi là một hạng tử của đa thức đó.
Chú ý:
a) Mỗi đơn thức cũng được coi là một đa thức (chỉ chứa một hạng tử)
b)Số 0 được gọi là đơn thức không, cũng gọi là đa thức không.
Ví dụ 1: (SGK – tr7)
Chú ý: Các biểu thức x, xy không phải là đơn thức cũng không phải là đa thức, y vì biểu thức đầu chứa phép toán lấy căn bậc hai số học của biến x, biểu thức sau chứa phép toán chia giữa hai biến x và y.
Ví dụ 2: (SGK – tr7)
Thực hành 1:
a) Các đơn thức là: 4πr33; p2π; 0; 12
b) Các đơn thức ở trên là những đa thức có một hạng tử.
Đa thức ab - πr2 có hai hạng tử.
Đa thức x3 – x + 1 có ba hạng tử.
Biểu thức x - 1y không phải là đa thức.
Vận dụng 1:
a) Biểu thức biểu thị diện tích bức tường là:
S = 12(a+2a).h - π.r2
= 32ah – π.r2 (m2)
b) Thay a = 2 ; h = 3 và r = 0,5 vào S ta được:
S = 32. 2 . 3 – π.0,52 = 8,215 (m2)
Hoạt động 2: Đơn thức thu gọn
a) Mục tiêu: 
- HS thực hành thu gọn đơn thức, nhận biết hệ số và bậc của đơn thức.
b) Nội dung:
- HS tìm hiểu nội dung kiến thức về đơn thức thu gọn theo yêu cầu, dẫn dắt của GV, thảo luận trả lời câu hỏi và hoàn thành các bài tập ví dụ, thực hành trong SGK. 
c) Sản phẩm: HS ghi nhớ và vận dụng kiến thức về hai phân thức bằng nhau để thực hành hoàn thành bài tập Ví dụ 3, Thực hành 2.
d) Tổ chức thực hiện:
HĐ CỦA GV VÀ HS
SẢN PHẨM DỰ KIẾN
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV yêu cầu HS nhớ và nhắc lại công thức tính thể tích hình hộp chữ nhật.
- GV tổ chức cho HS làm việc cá nhân hoàn thành HĐKP2.
+ GV đặt câu hỏi gợi ý để HS chỉ ra dấu hiệu của đơn thức thu gọn (chỉ cố một thừa số là số, mỗi biến chỉ xuất hiện một lần dưới dạng luỹ thừa).
→ GV cho một vài HS trình bày kết quả sau đó chốt đáp án.
→ GV dẫn dắt rút ra kiến thức về đơn thức thu gọn như trong khung kiến thức.
(GV gọi một vài HS đọc lại khung kiến thức)
+ GV yêu cầu HS trao đổim lấy 2 ví dụ về đơn thức thu gọn.
- GV lưu ý cho HS phần Chú ý.
a) Tổng số mũ của tất cả các biến có trong đơn thức (có hệ số khác 0) gọi là bậc của đơn thức đó. 
b) Ta coi một số khác 0 là đơn thức thu gọn, có hệ số bằng chính số đỏ và có bậc bằng 0.
c) Đơn thức không (số 0) không có bậc. d) Khi viết đơn thức thu gọn ta thưởng viết hệ số trước, phần biến sau và các biến được viết theo thứ tự bảng chữ cái.
- GV hướng dẫn HS Ví dụ 3:
+ GV yêu cầu HS phát biểu lại khái niệm đơn thức thu gọn và chỉ ra đơn thức thu gọn trong bài.
+ HS trao đổi, hoàn thành bài theo cặp.
+ GV mời 2 bạn trình bày kết quả và giải thích phần trình bày.
- GV lưu ý HS phần Chú ý được rút ra từ kết quả của Ví dụ 3.
- HS áp dụng kiến thức trình bày Thực hành 2 vào vở cá nhân sau đó trao đổi cặp đôi kiểm tra chéo đáp án.
+ GV mời đại diện 4 bạn trình bày.
→ GV chữa bài, chốt đáp án. 
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
- HĐ cá nhân: HS suy nghĩ, hoàn thành vở.
- HĐ cặp đôi, nhóm: các thành viên trao đổi, đóng góp ý kiến và thống nhất đáp án.
Cả lớp chú ý thực hiện các yêu cầu của GV, chú ý bài làm các bạn và nhận xét.
- GV: quan sát và trợ giúp HS. 
Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
- HS trả lời trình bày miệng/ trình bày bảng, cả lớp nhận xét, GV đánh giá, dẫn dắt, chốt lại kiến thức.
Bước 4: Kết luận, nhận định: GV tổng quát, nhận xét quá trình hoạt động của các HS, cho HS nhắc lại khái niệm đơn thức thu gọn và một số chú ý
2. Đơn thức thu gọn
HĐKP2.
Hai kết quả đều đúng. Tuy nhiên kết quả của Tâm được viết gọn hơn (ít thừa số hơn, 3 thừa số thay vì 5 thừa số)
⇒ Đơn thức thu gọn là đơn thức chỉ gồm tích của một số với các biến mà mỗi biến hiện một lần dưới dạng nâng lên luỹ thừa với mũi nguyên dương.
Chú ý:
a) Tổng số mũ của tất cả các biến có trong đơn thức (có hệ số khác 0) gọi là bậc của đơn thức đó. 
b) Ta coi một số khác 0 là đơn thức thu gọn, có hệ số bằng chính số đó và có bậc bằng 0.
c) Đơn thức không (số 0) không có bậc. d) Khi viết đơn thức thu gọn ta thường viết hệ số trước, phần biến sau và các biến được viết theo thứ tự bảng chữ cái.
Ví dụ 3: SGK – tr8
Chú ý:
a) Để thu gọn một đơn thức, ta nhóm các thừa số là các số rồi tính tích của chúng nhóm các thừa số cùng một biến rồi viết tích của chúng thành luỹ thừa của biến đỏ b) Tử nay, khi nói đến đơn thức, nếu không nói gì thêm, ta hiểu đó là đơn thức thu gọn.
Thực hành 2. 
a) 12xyx = 12x2y
+ Có hệ số là 12
 + Bậc là 4.
b) -y(2z)y = -2y2z
+ Có hệ số là -2
+ Bậc là 3
c) x3yx = x4y
+ x4y hệ số là 1; 
+ Bậc là 5
d) 5x2y3z4.y = 5x2y4z4
+ Hệ số: 5
+ Bậc là 10
Hoạt động 3: Cộng, trừ các đơn thức đồng dạng
a) Mục tiêu: 
- HS làm quen với cách thực hiện cộng, trừ đơn thức đồng dạng, nhận biết sự cần thiết của làm tính này.
- HS thực hành nhận biết hai đơn thức đồng dạng; cộng, trừ hai đơn thức đồng dạng.
b) Nội dung:
- HS tìm hiểu nội dung kiến thức về cộng, trừ các đơn thức đồng dạng theo yêu cầu, dẫn dắt của GV, thảo luận trả lời câu hỏi và hoàn thành các bài tập ví dụ, thực hành trong SGK. 
c) Sản phẩm: HS ghi nhớ và vận dụng kiến thức về điều kiện xác định và g ...  3. Miết giấy rồi gấp theo các nếp gấp. Bước 4. Dùng keo dán các mép giấy vào các mặt (Hình la, Hình 1b). Dùng keo dán mép giấy vào mặt bên rồi gấp các nửa hình tròn lại với nhau (Hình 1c, Hình 14).
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP – VẬN DỤNG
a) Mục tiêu: Học sinh luyện tập vận dụng kiến thức về hình chóp tam giác đều, hình chóp tứ giác đều để vẽ, cắt, gấp và xếp hình.
b) Nội dung: 
- GV trình bày cụ thể nội dung nhiệm vụ được giao cho HS 
- HS đọc/nghe/nhìn/làm thực hiện hoạt động theo nhóm hoàn thành các nhiệm vụ GV phân công.
c) Sản phẩm học tập: 
- Sản phẩm hộp quà tặng hình chóp tam giác đều và hình chóp tứ giác đều (bằng các tấm bìa tái chế)
d) Tổ chức thực hiện: 
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
- GV tổ chức hoạt động nhóm: GV chia lớp thành 4 nhóm tương ứng với 4 tổ: Mỗi tổ chọn 2 trong 4 mẫu ở trên để thực hiện
+ Yêu cầu các thành viên trong nhóm, mỗi thành viên đều phải làm sản phẩm của riêng mình.
+ Các thành viên trong nhóm trao đổi, thảo luận đề xuất các biện pháp để các bạn có thể gấp chính xác nhằm giúp sản phẩm và đúng vừa đẹp.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
- HS thực hiện hoạt động (đọc, nghe, nhìn, làm) theo yêu cầu và chỉ dẫn của GV; dự kiến các mức độ cần phải hoàn thành nhiệm vụ theo yêu cầu.
- GV dự kiến những khó khăn mà HS có thể gặp phải kèm theo biện pháp hỗ trợ
Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
- Đại diện các nhóm lần lượt lên báo cáo, thuyết trình trước lớp với sản phẩm kèm theo.
- GV tổ chức, điều hành (GV yêu cầu HS chọn một 1 vài sản phẩm trong nhóm trình bày, báo cáo theo giải pháp sư phạm của GV).
Bước 4: Kết luận, nhận định:
- GV phân tích cụ thể về sản phẩm học tập mà HS phải hoàn thành theo yêu cầu (làm căn cứ để nhận xét, đánh giá các mức độ hoàn thành của HS trên thực tế tổ chức dạy học).
- Làm rõ những nội dung/ yêu cầu về kiến thức, kĩ năng để HS ghi nhận, thực hiện.
- GV phân tích, đánh giá sản phẩm dựa theo bảng tiêu chí:
Mức độ
Nội dung hoàn thành
Tốt
- Vẽ, cắt, gấp, xếp và dán nhanh gọn, chính xác.
- Tạo lập được hình chóp tam giác và hình chóp tứ giác đều.
- Tô màu, trang trí các mặt đẹp, hài hoà.
Đạt
- Thực hiện được việc vẽ, cắt, gấp, xếp và dán
- Tạo lập được hình chóp tam giác đều và hình chóp tứ giác đều.
- Có tô màu và trang trí
Chưa đạt
- Thiếu một trong các nội dung của mức độ Đạt
* HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
- Dùng Internet tìm hiểu thêm các cách khác để tạo lập và trang trí hình chóp tam giác đều hoặc hình chóp tứ gác đều.
- Ôn và ghi nhớ lại các kiến thức đã học trong chương.
- Xem trước các bài HĐTN sau: HĐ2. Làm tranh treo tường minh hoạ các loại hình tứ giác đặc biệt.
Ngày soạn:/./
Ngày dạy: //
HOẠT ĐỘNG 3. THIẾT LẬP KẾ HOẠCH CHO MỘT MỤC TIÊU TIẾT KIỆM ( 1 tiết)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:
Vận dụng các kiến thức và kĩ năng để giải quyết một số vấn đề thực tiễn: Vận dụng kiến thức về thống kê để lập kế hoạch một cách khoa học và thuyết phục.
Sử dụng biểu đồ và bảng số liệu nhằm trình bày kế hoạch một cách khoa học và thuyết phục.
2. Năng lực 
Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học trong tìm tòi khám phá
- Năng lực giao tiếp và hợp tác trong trình bày, thảo luận và làm việc nhóm
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo trong thực hành, vận dụng.
Năng lực riêng: tư duy và lập luận toán học, mô hình hóa toán học, sử dụng công cụ, phương tiện học toán, giải quyết vấn đề, giao tiếp toán học.
3. Phẩm chất
- Có ý thức học tập, ý thức tìm tòi, khám phá và sáng tạo, có ý thức làm việc nhóm.
- Chăm chỉ tích cực xây dựng bài, có trách nhiệm, chủ động chiếm lĩnh kiến thức theo sự hướng dẫn của GV.
- Hình thành tư duy logic, lập luận chặt chẽ, và linh hoạt trong quá trình suy nghĩ; biết tích hợp toán học và cuộc sống.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 
1 - GV: SGK, SGV, Tài liệu giảng dạy, giáo án PPT, máy tính cá nhân có kết nội mạng internet, máy chiếu, phần mềm Word, Excel, 4 tờ giấy A3 để làm áp phích (phát cho 4 tổ).
2 - HS: SGK, SBT, vở ghi, giấy nháp, đồ dùng học tập (bút, thước...), bảng nhóm, bút viết bảng nhóm, dụng cụ học tập thông thường; máy tính cầm tay.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)
a) Mục tiêu: HS củng cố, nhớ lại các kiến thức về về các bảng, biểu đồ, số liệu
b) Nội dung: HS suy nghĩ, thảo luận trả lời câu hỏi của GV.
c) Sản phẩm: HS trả lời được câu hỏi và hoàn thành các câu hỏi trắc nghiệm.
d) Tổ chức thực hiện: 
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
- GV cho HS ôn lại kiến thức cũ thông qua phiếu trắc nghiệm:
Câu 1: Khẳng định nào sau đây là sai?
A. Biểu đồ hình quạt tròn dùng để so sánh các phần trong toàn bộ dữ liệu
B. Tổng các tỉ số phần trăm của các số liệu thành phần phải bằng 100% (của tổng thể thống kê)
C. Trong biểu đồ hình quạt tròn, tổng thể thống kê được biểu diễn bằng các hình quạt tròn
D. Số liệu thống kê theo tiêu chí thống kê của mỗi đối tượng được ghi ở hình quạt tròn tương ứng.
Câu 2: Chọn câu trả lời sai:
Biểu đồ đoạn thẳng biểu diễn sự thay đổi của một đối tượng theo thời gian thì:
A. Trục đứng biểu diễn đại lượng ta đang quan tâm
B. Trục ngang biểu diễn thời gian
C. Trục đứng biểu diễn các tiêu chí thống kê
D. Các đoạn thẳng nối nhau tạo thành một đường gấp khúc
Câu 3. Để biểu diễn số học sinh trung bình, khá, giỏi của một lớp, dùng cách nào dưới đây để thuận tiện cho việc thống kê và so sánh dữ liệu?
A. Biểu đồ tranh
B. Biểu đồ cột
C. Kiểm đếm
D. Đáp án khác
Câu 4. Bạn Hưng ghi chép nhanh điểm Toán của các bạn trong Tổ 1 của lớp 6B thành dãy dữ liệu: 5, 8, 6, 7, 8, 5, 4, 6, 9, 6, 8, 8. Em hãy giúp Hưng sắp xếp lại dữ liệu vào bảng thống kê.
A.
Điểm số
9
8
7
6
5
4
Số bạn đạt được
1
4
1
3
2
1
 B.
Điểm số
9
8
7
6
5
4
Số bạn đạt được
2
3
1
2
3
1
 C.
Điểm số
9
8
7
6
5
4
Số bạn đạt được
1
5
1
2
2
1
 D.
Điểm số
9
8
7
6
5
4
Số bạn đạt được
1
4
2
2
3
1
Câu 5. Bảng số liệu sau đây biểu thị số lượng đàn bò và đàn lợn trên thế giới giai đoạn 1980 – 2014 (đơn vị: triệu con).
Năm
Vật nuôi
1980
1990
2000
2010
2014
Bò
1218,1
1296,8
1302,9
1453,4
1482,1
Lợn
778,8
848,7
856,2
975,0
986,6
Để biểu diễn số lượng đàn bò và đàn lợn trên thế giới qua các năm, biểu đồ nào thích hợp nhất?
A. Biểu đồ cột đơn
B. Biểu đồ cột kép
C. Biểu đồ hình quạt
D. Không có loại biểu đồ nào phù hợp
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS suy nghĩ, trao đổi trả lời câu hỏ của GV.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
- HS giơ tay, trả lời câu hỏi .
- GV mời một vài HS phát biểu, cho ý kiến.
Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá câu trả lời của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt, kết nối HS vào bài thực hành.
⇒ HOẠT ĐỘNG 2: LÀM TRANH TREO TƯỜNG MINH HOẠ CÁC LOẠI TỨ GIÁC ĐẶC BIỆT
 B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 1: Hướng dẫn cách làm
a) Mục tiêu: 
- HS nhớ lại kiến thức đã học liên quan đến phân loại biểu đồ và phân loại dữ liệu.
- Vận dụng kiến thức hoàn thành phân công tính toán, lập bảng thống kê, vẽ biểu đồ biểu diễn và vẽ khẩu hiệu.
- Phát triển năng lực sáng tạo cho HS (tô màu trang trí biểu đồ, khẩu hiệu)
b) Nội dung: 
HS thực hiện lần lượt các yêu cầu của GV để khám phá và ghi nhớ kiến thức.
c) Sản phẩm: 
- HS ghi nhớ các kiến thức cũ về các loại biểu đồ và phân loại dữ liệu và vận dụng, thực hành được theo yêu cầu của GV
d) Tổ chức thực hiện: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
SẢN PHẨM DỰ KIẾN
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV chiếu Slide nhận diện các loại biểu đồ để học sinh nhớ lại và nhận dạng:
Hình 1
Hình 2
Hình 3
Hình 4
Hình 5
→ GV yêu cầu đại diện HS trình bày.
- GV dẫn dắt, giới thiệu HS tìm hiểu nêu phần chuẩn bị và đọc tổ chức hoạt động: SGK -tr123.
- GV chiếu Slide Ví dụ: SGK – tr124 để HS hình dung ra các nội dung chính cần làm:
Ví dụ: Kế hoạch tài chính của nhóm 1, lớp 8A: Mục tiêu tiết kiệm: Đi thăm các bạn học sinh mồ côi tại địa phương.
Kì vọng tiết kiệm được của cả nhóm 10 học sinh: 4 000 000 đồng. 
Thời gian dự kiến: 7 tháng (từ ngày 1/11 năm nay đến ngày 30/5 năm sau). 
Mỗi học sinh tiết kiệm mỗi ngày: 2 000 đồng. 
Nhóm 1 tiết kiệm mỗi ngày: 2 000 . 10 = 20 000 (đồng)
Bảng số liệu thống kê của nhóm:
- Biểu đồ biểu diễn:
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
- HS theo dõi SGK, chú ý nghe, tiếp nhận kiến thức, tiếp nhận nhiệm vụ hoạt động cặp đôi, hoạt động nhóm, hoàn thành các yêu cầu.
- GV: giảng, phân tích, dẫn dắt, trình bày mẫu.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
- Cá nhân: HS giơ tay phát biểu, trình bày.
- Lớp chú ý nghe, nhận xét.
Bước 4: Kết luận, nhận định: 
- GV chốt lại đáp án, lưu ý lại cho HS khó khăn khi thực hiện và các kĩ năng sai dễ mắc phải.
1) Ôn tập kiến thức
- Hình 1: Biểu đồ tranh, 
- Hình 2: Biểu đồ hình quạt 
- Hình 3: Biểu đồ cột, 
- Hình 4: Biểu đồ cột kép, 
- Hình 5: Biểu đồ đoạn thẳng.
2. Tổ chức hoạt động
a) Chuẩn bị:
- Máy tính cầm tay, thước thẳng, bút bi, bút chì màu.
b) Tổ chức hoạt động:
(SGK-tr123,124)
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP – VẬN DỤNG
a) Mục tiêu: Học sinh luyện tập vận dụng kiến thức về phân loại biểu đồ và phân loại dữ liệu lập kế hoạch cho một mục tiêu tiết kiệm của nhóm.
b) Nội dung: 
- GV trình bày cụ thể nội dung nhiệm vụ được giao cho HS 
- HS đọc/nghe/nhìn/làm thực hiện hoạt động theo nhóm hoàn thành các nhiệm vụ GV phân công.
c) Sản phẩm học tập: 
- Sản phẩm tranh treo tường minh hoạ được vẽ ghép bởi các tứ giác đặc biệt 
d) Tổ chức thực hiện: 
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
- GV tổ chức hoạt động nhóm: GV chia lớp thành 4 nhóm tương ứng với 4 tổ: Phân công các nhóm trưởng:
+ Lấy ý kiến các bạn về một mục tiêu của nhóm, chẳng hạn: Muốn mua một trái bóng đá, bóng rổ, cặp vợt cầu lông dùng chung của nhóm, tổ chức một chuyến tham quan hoặc đi làm từ thiện chung của lớp.
+ Phân công các bạn lập kế hoạch tiết kiệm cụ thể hằng ngày.
+ Lập bảng thống kê theo dõi tiến độ từ lúc bắt đầu cho đến khi đạt mục tiêu. 
+ Vẽ biểu đồ thống kê biểu diễn các dữ liệu trong kế hoạch của nhóm (theo mẫu gợi ý).
+ Phân công vẽ khẩu hiệu và trang trí áp phích. 
- GV lưu ý: Các nhóm có thể trình bày sản phẩm dưới dạng trình chiếu (nếu có điều kiện).
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
- HS thực hiện hoạt động (đọc, nghe, nhìn, làm) theo yêu cầu và chỉ dẫn của GV; dự kiến các mức độ cần phải hoàn thành nhiệm vụ theo yêu cầu.
- GV dự kiến những khó khăn mà HS có thể gặp phải kèm theo biện pháp hỗ trợ
Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
- Đại diện các nhóm lần lượt lên báo cáo, thuyết trình trước lớp giới thiệu sản phẩm của nhóm.
- GV tổ chức, điều hành (GV yêu cầu HS chọn một 1 thành viên trong nhóm trình bày, báo cáo theo giải pháp sư phạm của GV).
Bước 4: Kết luận, nhận định:
- GV phân tích cụ thể về sản phẩm học tập mà HS phải hoàn thành theo yêu cầu (làm căn cứ để nhận xét, đánh giá các mức độ hoàn thành của HS trên thực tế tổ chức dạy học).
- Làm rõ những nội dung/ yêu cầu về kiến thức, kĩ năng để HS ghi nhận, thực hiện.
- GV kiểm tra sản phẩm, giải thích và hướng dẫn cách bổ sung các hình tứ giác còn thiếu.
- GV phân tích, đánh giá sản phẩm dựa theo bảng tiêu chí:
Mức độ
Nội dung hoàn thành
Tốt
- Tìm được mục tiêu tiết kiệm hay và phù hợp.
- Lập bảng thống kê và biểu đồ biểu diễn chính xác.
- Tô màu trang trí khẩu hiệu đẹp, hài hoà.
Đạt
- Có mục tiêu tiết kiệm hợp lí.
- Có bảng thống kê và biểu đồ biểu diễn tương đối chính xác.
- Có màu trang trí khẩu hiệu. 
Chưa đạt
- Thiếu một trong các nội dung của mức độ Đạt
* HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
- Mỗi HS tự thiết lập một mục tiêu tiết kiệm cá nhân. 
- Xem trước và chuẩn bị bài sau: C5- B1: Khái niệm hàm số.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_toan_hoc_8_chan_troi_sang_tao_hoc_ki_1.docx