Giáo án Vật lí 10 (Chân trời sáng tạo) - Chương 1: Mở đầu - Bài 1: Khái quát về môn vật lí - Lý Quang Cường

BÀI 1. KHÁI QUÁT VỀ MÔN VẬT LÍ

Môn học/Hoạt động giáo dục: Vật lí; lớp: 10

Thời gian thực hiện: 2 tiết

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

 - Nêu được đối tượng, mục tiêu, phương pháp nghiên cứu của vật lí.

 - Phân tích được ảnh hưởng của vật lí đối với đời sống và đối với sự phát triển của khoa học, công nghệ và kĩ thuật.

2. Năng lực:

a) Năng lực chung:

+Tự lực và tự học:Vận dụng một cách linh hoạt những kiến thức, kĩ năng đã học từ trung học cơ sở để giải quyết vấn đề. Cụ thể là đi sâu vào tìm hiểu đối tượng, mục tiêu phương pháp nghiên cứu cũng như tầm ảnh hưởng của vật lí đối với thế giới tự nhiên.

+Giao tiếp và hợp tác: Biết sử dụng kết hợp ngôn ngữ với hình ảnh để trình bày thông tin, ý tưởng và thảo luận những vấn đề của bài học. Biết tự giác và có tinh thần trách nhiệm hoàn thành phần việc được giao, đóng góp ý kiến điều chỉnh thúc đẩy hoạt động chung và thúc đẩy quá trình xây dựng kiến thức mới; tôn trọng, tiếp nhận và khiêm tốn học hỏi ý kiến các thành viên trong nhóm.

+ Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Tìm kiếm ứng dụng vật lí đến đời sống và kĩ thuật

b) Năng lực môn Vật lí:

+ Năng lực nhận thức Vật lí: Nhận biết và nêu được đối tượng, mục tiêu, phương pháp nghiên cứu của vật lí. Trình bày, phân tích được những ảnh hưởng của vật lí đối với đời sống cả ở khía cạnh vi mô và vĩ mô.

+ Năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ vật lí:Tìm hiểu được một số hiện tượng, quá trình vật lí đơn giản, gần gũi trong đời sống và trong thế giới tự nhiên theo tiến trình; sử dụng được các chứng cứ khoa học, các ví dụ thực tế để kiểm chứng kiến thức có trong bài.

 + Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: vào thực tiễn đời sống cũng như kỹ thuật

3. Phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm, nhân ái, yêu nước

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

- Laptop, máy chiếu, .

- Tài liệu học tập do giáo viên cung cấp từ đầu năm học và sách giáo khoa hiện hành.

- Các hình ảnh, video minh họa .

- Phiếu học tập

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

Hoạt động 1: ( khoảng 10phút) Khởi động

 a) Mục tiêu: Kích thích sự hào hứng cho HS trước khi vào bài học mới.

b) Nội dung:

 - GV đưa ra tình huống nhằm tạo sự hứng thú và dẫn dắt HS đi vào bài học.

 - GV đặt vấn đề theo gợi ý SGK

c) Sản phẩm:

- Hoàn thành phiếu học tập số 1

 - HS biết vận dụng những kiến thức đã học từ cấp trung học cơ sở để trả lời câu hỏi của GV.

 d) Tổ chức thực hiện:

- Giao nhiệm vụ học tập:

 GV đưa ra câu hỏi để HS trả lời: Hãy kể tên các lĩnh vực vật lý mà em đã được học ở cấp trung học cơ sở?

 

doc 5 trang Thu Lụa 30/12/2023 220
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lí 10 (Chân trời sáng tạo) - Chương 1: Mở đầu - Bài 1: Khái quát về môn vật lí - Lý Quang Cường", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Vật lí 10 (Chân trời sáng tạo) - Chương 1: Mở đầu - Bài 1: Khái quát về môn vật lí - Lý Quang Cường

Giáo án Vật lí 10 (Chân trời sáng tạo) - Chương 1: Mở đầu - Bài 1: Khái quát về môn vật lí - Lý Quang Cường
Trường THPT Nguyễn Thái Bình	Họ và tên GV: Lý Quang Cường
Tổ Vật lí – Kỹ thuật Công nghiệp
TÊN BÀI DẠY: CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU
BÀI 1. KHÁI QUÁT VỀ MÔN VẬT LÍ 
Môn học/Hoạt động giáo dục: Vật lí; lớp: 10
Thời gian thực hiện: 2 tiết
I. MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức: 
 - Nêu được đối tượng, mục tiêu, phương pháp nghiên cứu của vật lí.
 - Phân tích được ảnh hưởng của vật lí đối với đời sống và đối với sự phát triển của khoa học, công nghệ và kĩ thuật.
2. Năng lực: 
a) Năng lực chung: 
+Tự lực và tự học:Vận dụng một cách linh hoạt những kiến thức, kĩ năng đã học từ trung học cơ sở để giải quyết vấn đề. Cụ thể là đi sâu vào tìm hiểu đối tượng, mục tiêu phương pháp nghiên cứu cũng như tầm ảnh hưởng của vật lí đối với thế giới tự nhiên...
+Giao tiếp và hợp tác: Biết sử dụng kết hợp ngôn ngữ với hình ảnh để trình bày thông tin, ý tưởng và thảo luận những vấn đề của bài học. Biết tự giác và có tinh thần trách nhiệm hoàn thành phần việc được giao, đóng góp ý kiến điều chỉnh thúc đẩy hoạt động chung và thúc đẩy quá trình xây dựng kiến thức mới; tôn trọng, tiếp nhận và khiêm tốn học hỏi ý kiến các thành viên trong nhóm.
+ Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Tìm kiếm ứng dụng vật lí đến đời sống và kĩ thuật	
b) Năng lực môn Vật lí: 
+ Năng lực nhận thức Vật lí: Nhận biết và nêu được đối tượng, mục tiêu, phương pháp nghiên cứu của vật lí. Trình bày, phân tích được những ảnh hưởng của vật lí đối với đời sống cả ở khía cạnh vi mô và vĩ mô. 
+ Năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ vật lí:Tìm hiểu được một số hiện tượng, quá trình vật lí đơn giản, gần gũi trong đời sống và trong thế giới tự nhiên theo tiến trình; sử dụng được các chứng cứ khoa học, các ví dụ thực tế để kiểm chứng kiến thức có trong bài. 
 + Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: vào thực tiễn đời sống cũng như kỹ thuật 
3. Phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm, nhân ái, yêu nước
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Laptop, máy chiếu, .
- Tài liệu học tập do giáo viên cung cấp từ đầu năm học và sách giáo khoa hiện hành.
- Các hình ảnh, video minh họa .
- Phiếu học tập
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động 1: ( khoảng 10phút) Khởi động
 a) Mục tiêu: Kích thích sự hào hứng cho HS trước khi vào bài học mới.
b) Nội dung: 
 - GV đưa ra tình huống nhằm tạo sự hứng thú và dẫn dắt HS đi vào bài học.
 - GV đặt vấn đề theo gợi ý SGK
c) Sản phẩm:
- Hoàn thành phiếu học tập số 1
 - HS biết vận dụng những kiến thức đã học từ cấp trung học cơ sở để trả lời câu hỏi của GV.
 d) Tổ chức thực hiện: 
- Giao nhiệm vụ học tập: 
 GV đưa ra câu hỏi để HS trả lời: Hãy kể tên các lĩnh vực vật lý mà em đã được học ở cấp trung học cơ sở?
 - Thực hiện nhiệm vụ:	
 HS nhớ lại kiến thức cấp trung học cơ sở để đưa ra câu trả lời.
- Báo cáo, thảo luận: 
 + GV mời 1 bạn đứng tại chỗ trả lời cho câu hỏi mở đầu.
 Gợi ý: Các lĩnh vực vật lý mà em đã được học ở cấp trung học cơ sở: lực, năng lượng, âm thanh, ánh sáng, điện, từ
 + Các HS khác lắng nghe, nhận xét và bổ sung ý kiến.
- Kết luận, nhận định:
 + GV tiếp nhận câu trả lời của HS, đánh giá, nhận xét.
 + GV dẫn dắt vào bài: Ở cấp trung học cơ sở, các em đã được học rất nhiều lĩnh vực thuộc bộ môn Vật lí. Có bao giờ các em tự đặt ra câu hỏi cho chính mình rằng: Vật lí nghiên cứu về cái gì? Nghiên cứu vật lí để làm gì và nghiên cứu bằng cách nào? Bài học hôm nay sẽ giúp các em đi tìm câu trả lời cho những câu hỏi trên.Chúng ta đi vào Bài 1. Khái quát về môn vật lí. 
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới ( khoảng 60phút) 
Hoạt động 2.1: Tìm hiểu đối tượng, mục tiêu, phương pháp nghiên cứu của vật lí( khoảng 35phút) 
a)Mục tiêu: HS nêu được đối tượng, mục tiêu, phương pháp nghiên cứu vật lí
 b) Nội dung: GV giảng giải, phân tích, yêu cầu HS đọc sgk, thảo luận, trả lời câu hỏi.
 c) Sản phẩm: 
 - HS nêu được đối tượng, mục tiêu, phương pháp nghiên cứu vật lí và biết lấy ví dụ chứng minh.
 - Hoàn thành phiếu học tập số 2
 d) Tổ chức thực hiện: 
- Giao nhiệm vụ học tập: 
 + GV cho HS tự đọc phần đọc hiểu trong SGK và trả lời các câu hỏi. 
 + Trả lời phiếu số 2
- Thực hiện nhiệm vụ: 
 + HS đọc thông tin SGK, quan sát hình ảnh, trả lời câu hỏi và trả lời phiếu số 2
 + GV quan sát quá trình HS thực hiện, hỗ trợ khi HS cần.
- Báo cáo, thảo luận: 
+ Kết quả của cá nhân hoặc nhóm hoàn thành phiếu số 2
 + HS hiểu và ghi chép vào vở về đối tượng, mục tiêu và phương pháp của vật lí. 
 + HS đưa ra được các câu trả lời theo yêu cầu của GV(cá nhân, nhóm).
- Kết luận, nhận định:
 GV đánh giá, nhận xét, kết luận, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.
Hoạt động 2.2:Tìm hiểu Ảnh hưởng của vật lí đến một số lĩnh vực trong đời sống và kĩ thuật
( khoảng 25 phút) 
a) Mục tiêu: Nhận biết và phân tích được ảnh hưởng, tác động của vật lí đến một số lĩnh vực và đối với đời sống con người. 
b) Nội dung: GV chiếu hình ảnh
HS quan sát xem xét các tình huống, đưa ra những phân tích những ảnh hưởng, tác động của vật lí đến một số lĩnh vực và đối với đời sống con người. 
 c) Sản phẩm: 
 - HS hoàn thành các nhiệm vụ thảo luận, đưa ra những phân tích để đi đến kết luận về ảnh hưởng của vật lí đến một số lĩnh vực trong đời sống và kĩ thuật như: Thông tin liên lạc, y tế, công nghiệp, nông nghiệp, nghiên cứu
 - Hoàn thành phiếu số 3 
 d) Tổ chức thực hiện: 
- Giao nhiệm vụ học tập: 
 +HS quan sát hình ảnh 1.5: Ứng dụng vật lí trong lĩnh vực đời sống và kĩ thuật.
 + HS làm việc nhóm để vẽ sơ đồ tư duy nhằm phân tích ảnh hưởng của vật lí trong một số lĩnh vực: (ưu điểm). 
- Thực hiện nhiệm vụ: 
 + HS thực hiện yêu cầu trong phần giao nhiệm vụ 
 + GV quan sát quá trình HS thực hiện, hỗ trợ khi HS cần.
- Báo cáo, thảo luận: 
+ Học sinh trưng bày sản phẩm theo nhóm
 + HS đánh giá sản phẩm theo kĩ thuật phòng tranh.
- Kết luận, nhận định:
 GV đánh giá, nhận xét, kết luận, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.
Hoạt động 3 (khoảng15 phút): Luyện tập
 a) Mục tiêu: Giúp HS hệ thống lại kiến thức đã học.
 b) Nội dung: GV chiếu câu hỏi, HS suy nghĩ, trả lời.
c) Sản phẩm:
 - HS đưa ra được câu trả lời đúng.
- Hoàn thành phiếu số 4
d) Tổ chức thực hiện:
- Giao nhiệm vụ học tập: 
 + GV trình chiếu phiếu học tập.
 + Đọc nội dung và suy nghĩ câu trả lời đúng.
- Thực hiện nhiệm vụ: 
 HS thảo luận, suy nghĩ cách giải bài tập GV giachọn câu trả lời đúng.
 - Báo cáo, thảo luận: Chốt câu trả lời
 - Kết luận, nhận định:
 GV đánh giá, nhận xét, chuyển sang nội dung tiếp theo.
Hoạt động 4 (khoảng 5phút): Vận dụng
a) Mục tiêu: Giúp HS vận dụng kiến thức đã học vào làm bài tập cũng như áp dụng vào thực tiễn cuộc sống.
b) Nội dung: GV đặt câu hỏi, HS suy nghĩ hoàn thành bài tập.
 c) Sản phẩm: HS hoàn thành bài tập về nhà mà GV giao.
d) Tổ chức thực hiện: 
- Giao nhiệm vụ học tập: GV yêu cầu HS về nhà hoàn thành bài tập, đầu giờ tiết sau nộp cho GV. 
- Thực hiện nhiệm vụ: 
 HS thảo luận, suy nghĩ cách giải bài tập GV giao.
- Báo cáo, thảo luận: 
Vận dụng thực tiễn, phân tích, so sánh, nêu điểm ưu việt của vật lí trongt kĩ thuật và đời sống.
- Kết luận, nhận định:
 GV nhận xét, đánh giá, kết thúc bài học.
 Hướng dẫn về nhà:
Ôn tập và ghi nhớ kiến thức vừa học ở bài 1.
Hoàn thành bài tập SGK. 
Tìm hiểu nội dung bài 2. Vấn đề an toàn trong vật lí. 
IV. PHẦN PHỤ LỤC Các phiếu học tập (nếu có)
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1:
Hãy xem bảng hướng dẫn sử dụng sách ở trang 2 SGK. Sau đó nối các biểu tượng ở cột A sao cho tương ứng với các ý nghĩa ở cột B:
Khởi động, đặt vấn đề, gợi mở và tạo hứng thú vào bài học
Củng cố kiến thức và rèn luyện kĩ năng đã học
Tóm tắt kiến thức trọng tâm
Hoạt động hình thành kiến thức mới qua việc quan sát hình ảnh, thí nghiệm hoặc trãi nghiệm thực tế
Thảo luận để hình thành kiến thức mới
Vận dụng kiến thức và kĩ năng đã học vào thực tiễn cuộc sống
Giới thiệu thêm kiến thức và ứng dụng liên quan đến bài học, giúp các em tự học ở nhà
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
Câu 1: Nêu đối tượng nghiên cứu tương ứng với từng phân ngành sau của vật lí: cơ, ánh sáng, điện, từ. Từ đó, hãy tổng quát hóa, cho biết đối tượng nghiên cứu của vật lí gồm những gì?
Câu 2: Mục tiêu của Vật lí là gì? Mục tiêu học tập môn vật lí là gì?
Câu 3: Quan sát hình 1.2, thảo luận để nêu thế nào là vi mô, vĩ mô.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3
Câu 1: Quan sát Hình 1.5 và phân tích ảnh hưởng của Vật lí trong một số lĩnh vực. Từ đó, trình bày ưu điểm của việc ứng dụng Vật lí vào đời sống so với các phương pháp truyền thống ở các lĩnh vực trên.
Câu 2: Hãy nêu và phân tích một số ứng dụng khác của Vật lí trong đời sống hằng ngày.
Câu 3: Có ý kiến nhận định điện năng là thành tựu cốt lõi và huyết mạch của Vật lí cho nền văn minh của nhân loại. Hình 1.8 cho thấy các châu lục sáng rực về đêm. Trình bày quan điểm của em về nhận định này.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 4
Câu 1: Điền khuyết các từ khóa thích hợp vào chỗ trống:
Từ khóa: vĩ mô, năng lực, vật chất, sự vận động, vi mô, năng lượng.
a. Đối tượng nghiên cứu của Vật lí gồm: các dạng vận động của .. và .
b. Mục tiêu của Vật lí là khám phá ra quy luật tổng quát nhất chi phối . của vật chất và năng lượng, cũng như tương tác giữa chúng ở mọi cấp độ: ., .
c. Mục tiêu học tập môn Vật lí: Giúp học sinh hình thành, phát triển  vật lí. 
Câu 2: Hãy nối những ảnh hưởng vật lí tương ứng ở cột A với những ứng dụng Vật lí vào đời sống tương ứng ở cột B
CỘT A
Kính hiển vi điện tử, máy quang phổ
	 CỘT B
Y tế
Internet kết hợp với điện thoại thông minh và một số thiết bị công nghệ.
Nông nghiệp
Thông tin liên lạc
Năng suất vượt trội nhờ vào máy móc cơ khí tự động hóa.
Nghiên cứu khoa học
Nội soi, chụp X – quang, chụp cắt lớp vi tính, chụp cộng hưởng (MRI), xạ trị
Công nghiệp
Sản xuất dây chuyền, tự động hóa.

File đính kèm:

  • docgiao_an_vat_li_10_chan_troi_sang_tao_chuong_1_mo_dau_bai_1_k.doc