Kế hoạch bài dạy Âm nhạc 10 (Chân trời sáng tạo) - Bài 1, 2

CHỦ ĐỀ 1: KHÁT VỌNG TUỔI TRẺ

Sau chủ đề này, HS sẽ:

- Hát: Hát đúng cao độ, trường độ và lời ca của bài Khát vọng tuổi trẻ; diễn đạt cảm xúc phù hợp với tính chất âm nhạc; biết kết hợp hình thức đơn ca và tốp ca

- Nhạc cụ: biết kết hợp nhạc cụ gõ tiết tấu để đệm cho bài hát Khát vọng tuổi trẻ, biết hòa tấu nhạc cụ giai điệu và hòa âm.

- Đọc nhạc: Đọc đúng cao độ, trường độ của Bài đọc nhạc số 1

- Lý thuyết âm nhạc: Nhận biết được các quãng hòa thanh, giai điệu, quãng đơn và quãng diatonic. Phân biệt được tính chất thuận nghịch của quãng.

- Thường thức âm nhạc: Nêu được vài nét về các giai đoạn lịch sử âm nhạc thế giới, kể được tên một số nhạc sĩ tiêu biểu của từng giai đoạn.

- Nghe nhạc: Biết lắng nghe và biểu lộ cảm xúc; cảm nhận được vẻ đẹp, giá trị nghệ thuật của trích đoạn chương 2, Giao hưởng số 101 của Joseph Haydn.

BÀI 1 – HÁT: KHÁT VỌNG TUỔI TRẺ

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức

Sau bài học này, HS biết hát đúng cao độ, trường độ và lời ca của bài Khát vọng tuổi trẻ; diễn đạt cảm xúc phù hợp với tính chất âm nhạc; biết kết hợp hình thức đơn ca và tốp ca.

2. Năng lực

 

docx 17 trang Thu Lụa 30/12/2023 3380
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch bài dạy Âm nhạc 10 (Chân trời sáng tạo) - Bài 1, 2", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Kế hoạch bài dạy Âm nhạc 10 (Chân trời sáng tạo) - Bài 1, 2

Kế hoạch bài dạy Âm nhạc 10 (Chân trời sáng tạo) - Bài 1, 2
Ngày soạn://
Ngày dạy://
CHỦ ĐỀ 1: KHÁT VỌNG TUỔI TRẺ
Sau chủ đề này, HS sẽ:
- Hát: Hát đúng cao độ, trường độ và lời ca của bài Khát vọng tuổi trẻ; diễn đạt cảm xúc phù hợp với tính chất âm nhạc; biết kết hợp hình thức đơn ca và tốp ca
- Nhạc cụ: biết kết hợp nhạc cụ gõ tiết tấu để đệm cho bài hát Khát vọng tuổi trẻ, biết hòa tấu nhạc cụ giai điệu và hòa âm.
- Đọc nhạc: Đọc đúng cao độ, trường độ của Bài đọc nhạc số 1
- Lý thuyết âm nhạc: Nhận biết được các quãng hòa thanh, giai điệu, quãng đơn và quãng diatonic. Phân biệt được tính chất thuận nghịch của quãng.
- Thường thức âm nhạc: Nêu được vài nét về các giai đoạn lịch sử âm nhạc thế giới, kể được tên một số nhạc sĩ tiêu biểu của từng giai đoạn.
- Nghe nhạc: Biết lắng nghe và biểu lộ cảm xúc; cảm nhận được vẻ đẹp, giá trị nghệ thuật của trích đoạn chương 2, Giao hưởng số 101 của Joseph Haydn.
BÀI 1 – HÁT: KHÁT VỌNG TUỔI TRẺ
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức
Sau bài học này, HS biết hát đúng cao độ, trường độ và lời ca của bài Khát vọng tuổi trẻ; diễn đạt cảm xúc phù hợp với tính chất âm nhạc; biết kết hợp hình thức đơn ca và tốp ca.
2. Năng lực
- Năng lực chung: 
+ Biết chủ động trong học tập, tự tìm tòi kiến thức, tự thực hành.
+ Biết giao lưu, hợp tác với bạn trong học hát, trình diễn bài hát, nhạc cụ, hợp tác tốt trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ học tập.
- Năng lực riêng: 
+ Hát đúng cao độ, trường độ với miệng và cơ thể được thả lỏng, thoải mái.
+ Sáng tạo được hình thức biểu diễn bài hát, động tác vận động theo bài hát, nghe nhạc, trên cơ sở kiến thức và kĩ năng đã có.
3. Phẩm chất: Có thái độ tích cực trong giờ học. Yêu thích bài hát, thể hiện được sự nhiệt huyết, hoài bão và ước mơ để cống hiến sức mình xây dựng đất nước.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với GV: 
+ SGK, SGV, Giáo án.
+ Các file âm thanh của bài hát Khát vọng tuổi trẻ, đàn, 
+ Máy chiếu (nếu có)
2. Đối với HS: SGK, nhạc cụ cần thiết.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS, cho HS nghe và cảm nhận ban đầu về bài hát Khát vọng tuổi trẻ. 
b. Nội dung: GV mở bài hát Khát vọng tuổi trẻ cho HS nghe. 
c. Sản phẩm học tập: HS cảm nhận về bài hát 
d. Tổ chức thực hiện: 
Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV mở File nhạc cho HS lắng nghe: https://www.youtube.com/watch?v=yXkdVWvBJpc
- GV đặt câu hỏi: Nêu cảm nhận của em về bài hát Khát vọng tuổi trẻ ?
Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS nghe và tiếp nhận câu hỏi, chia sẻ cảm nghĩ của mình trước cả lớp.
Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- HS đứng lên chia sẻ cảm nhận của bản thân: đó là những lời động viên, thôi thúc thế hệ trẻ cùng chung tay xây dựng và bảo vệ đất nước, vì tương lai của quê hương và Tổ quốc.
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện
- GV nhận xét, đánh giá, dẫn dắt HS vào tiết học: Như vậy thì chúng ta cũng đã vừa nghe bài hát Khát vọng tuổi trẻ, cô tin rằng, mỗi người sẽ có cảm nhận riêng của mình về bài hát. Vậy để trình bày ca khúc này một cách chính xác, hôm nay chúng ta hãy cùng vào Bài 1 Hát: Khát vọng tuổi trẻ.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1. Tìm hiểu bài hát
a. Mục tiêu: HS tìm hiểu và làm quen với giai điệu, nội dung, các đoạncủa bài hát Khát vọng tuổi trẻ.
b. Nội dung: GV cho HS nghe nhạc, cùng HS tìm hiểu bài hát, thảo luận, trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS biết được nhạc sĩ sáng tác bài hát, sự ra đời của bài hát, nội dung và các đoạn của bài hát.
d. Tổ chức thực hiện :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS đọc thông tin ở sgk, đặt câu hỏi: 
+ Em đã bao giờ nghe nhắc đến nhạc sĩ Vũ Hoàng? Hãy chia sẻ những điều em biết về nhạc sĩ Vũ Hoàng?
+ Em hãy chia sẻ đôi nét về bài hát Khát vọng tuổi trẻ?
- GV giới thiệu cho HS biết đôi nét về nhạc sĩ Vũ Hoàng. 
- GV yêu cầu HS quan sát bản nhạc,  GV chỉ rõ các đoạn, các cao độ, trường độ.
- GV chỉ các đoạn lấy hơi, các chỗ khó hát và cho HS nghe lại 1 lần nữa bài hát Khát vọng tuổi trẻ.
Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS chăm chú lắng nghe, cảm nhận âm điệu bài hát, trả lời câu hỏi.
- GV hướng dẫn HS thực hiện các hoạt động học tập.
Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- HS trả lời câu hỏi. HS khác nhận xét, đánh giá, bổ sung
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện
- GV đánh giá, nhận xét, chuyển sang nội dung luyện tập.
1. Tìm hiểu bài hát
a. Tìm hiểu nhạc sĩ Vũ Hoàng
- Tên đầy đủ: Vũ Bảo Hoàng, sinh ngày 23/04/1956 tại Biên Hòa.
- Bài hát tiêu biểu: 
Bụi phấn
Phượng hồng
Hương thầm
Mùa hè xanh
Khát vọng tuổi trẻ
b. Tìm hiểu bài hát
- Bài hát sáng tác năm 1996, thể loại hành khúc.
- Nội dung: Thể hiện nhiệt huyết, hoài bão và ước mơ để cống hiến sức mình xây dựng đất nước.
- Bài hát chia thành 2 đoạn:
+ Đoạn 1: 22 nhịp đầu
+ Đoạn 2: 18 nhịp cuối
Hoạt động 2. Khởi động giọng, dạy bài hát
a. Mục tiêu: HS hát đúng giai điệu, lời ca với tính chất sôi nổi, khí thế của bài Khát vọng tuổi trẻ
b. Nội dung: GV hướng dẫn khởi động giọng và hát từng câu, hát từng đoạn, hát cả bài.
c. Sản phẩm học tập: HS hát rõ ràng, mạch lạc, rõ lời ca, miệng mở tự nhiên, cơ thể thoải mái.
d. Tổ chức thực hiện :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV cho HS luyện các mẫu âm có giai điệu liền bậc, đơn giản, kết hợp các nguyên âm i, ô, a,với các phụ âm m, m, l
- GV yêu cầu HS thả lỏng miệng, khuôn mặt, hàm dưới và vùng cơ tham gia vào quá trình luyện thanh.
- GV vừa đàn (hoặc bật nhạc beat) hướng dẫn HS hát theo từng câu, từng đoạn. GV hát mẫu những chỗ khó, cao độ. 
(Link beat:https://www.youtube.com/watch?v=-ngAUneTxhc)
- GV đàn (hoặc bật nhạc beat) hướng dẫn HS hát toàn bài với nhịp độ nhanh vừa, thể hiện tính chất  vui tươi, rộn tàng, tình cảm tha thiết. GV hát mẫu những chỗ khó, yêu cầu HS:
+ Lấy hơi đúng tại các chỗ ngắt ý, ngắt câu, ngặt đoạn
+ Thể hiện đúng tính chất hào hùng, tự hào của bài hát.
Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS lắng nghe GV hát mẫu, cảm nhận nhạc và hát theo đúng âm điệu.
- GV đệm đàn, lắng nghe và chỉnh sửa những chỗ còn chưa đúng cho HS.
Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV và HS cùng đệm nhạc và hát cả bài Khát vọng tuổi trẻ.
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện
- GV đánh giá, nhận xét, chuyển sang nội dung luyện tập
2. Khởi động giọng
- Cả lớp khởi động giọng 
3. Học hát
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: HS thuộc bài hát, hát được dưới các hình thức khác nhau.
b. Nội dung: HS hoạt động theo nhóm, thể hiện bài hát
c. Sản phẩm học tập: Kết quả thực hiện của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV cho HS chia 4 nhóm sau đó luyện tập theo các hình thức
Hình thức 1: Thể hiện bài hát theo hình thức tốp ca.(Nhóm 1&2)
Hình thức 2: Thể hiện bài hát đồng ca ở đoạn 1 và đơn ca ở đoạn 2. (Nhóm 3&4)
Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS luyện tập bài hát theo nhóm, chỉnh sửa cho nhau
Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV gọi các nhóm lên trình bày phần biểu diễn của mình
- Các nhóm khác nhận xét, góp ý
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện
- GV nhận xét, đánh giá, chuyển sang nội dung học tập tiếp theo.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: HS thả lỏng được cơ thể, miệng mở tự nhiên khi thể hiện bài hát với các dàn dựng độc đáo.
b. Nội dung: HS hoạt động nhóm, sáng tạo cách dàn dựng và biểu diễn bài hát.
c. Sản phẩm học tập: HS thể hiện bài hát ở các hình thức khác nhau với cơ thể được thả lỏng và miệng mở thoải mái.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS tìm một bài hát khác có chủ đề ca ngợi tinh thần nhiệt huyết, hoài bão của tuổi trẻ Việt Nam trong công cuộc xây dựng đất nước đã được học (hoặc tự tìm hiểu được) trình diễn cho cả lớp cùng nghe.
- GV chia lớp thành các nhóm nhỏ, mỗi nhóm đảm nhận nhiệm vụ: Dàn dựng và biểu diễn bài hát Khát vọng tuổi trẻ theo phong cách riêng của từng nhóm.
- GV cho từng nhóm lựa chọn địa điểm để tự luyện tập, trình bày sản phẩm ở các buổi học tiếp theo.
Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS tìm một bài hát về chủ đề ca ngợi tình thần nhiệt huyết, hoài bão của tuổi trẻ VN sau đó trình diễn
- HS làm việc theo nhóm để thực hiện nhiệm vụ đã giao
Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV gọi các nhóm lên trình bày phần biểu diễn của mình
- Các nhóm khác nhận xét, góp ý
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện
- GV nhận xét, đánh giá và kết luận, tổng kết tiết học.
* Hướng dẫn về nhà
- Luyện tập lại bài hát "Khát vọng tuổi trẻ"
- Chuẩn bị Bài 2: Nhạc cụ
Ngày soạn://
Ngày dạy://
BÀI 2: NHẠC CỤ
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức
Sau bài học này, HS biết kết hợp nhạc cụ gõ tiết tấu để đệm cho bài hát Khát vọng tuổi trẻ; biết hòa tấu nhạc cụ giai điệu và hòa âm
2. Năng lực
- Năng lực chung: 
+ Sẵn sàng đóng nhận và quyết tâm vượt qua thử thách trong học tập và đời sống
+ Biết chủ động đề xuất mục đích hợp tác để giải quyết vấn đề
+ Biết thu thập và làm rõ các thông tin có liên quan đến vấn đề, lựa chọn được giải pháp phù hợp nhất
- Năng lực riêng: 
+ Biết kết hợp nhạc cụ gõ tiết tấu để đệm cho bài hát Khát vọng tuổi trẻ; biết hòa tấu nhạc cụ giai điệu và hòa âm 
3. Phẩm chất: 
+ Tích cực tìm tòi và sáng tạo trong học tập, có ý chí vượt qua khó khăn để đạt được kết quả tốt trong học tập
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với GV: 
+ SGK, SGV, Giáo án.
+ Các file âm thanh của bài hát Khát vọng tuổi trẻ
+ Trống nhỏ, thanh phách, ukulele 
2. Đối với HS: SGK, nhạc cụ cần thiết 
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS trước khi vào bài mới
b. Nội dung: HS nghe và mô phỏng một số mẫu tiết tấu ở nhịp 2/4 bằng trống nhỏ 
c. Sản phẩm học tập: HS mô phỏng được tiết tấu ở nhịp 2/4 bằng trống nhỏ 
d. Tổ chức thực hiện: 
Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV vỗ tay để thể hiện một số mẫu tiết tấu ở nhịp 2/4
Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS quat sát và mô phỏng lại bằng trống nhỏ
Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời một vài HS lên mô phỏng lại bằng trống nhỏ trước lớp.
- Các bạn khác lắng nghe, góp ý
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện
- GV nhận xét, đánh giá, dẫn dắt HS vào tiết học: Trong ngày hôm nay chúng ta sẽ cùng luyện tập nhịp 2/4 với một số nhạc cụ khác ở Bài 2: Nhạc cụ
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1. Thể hiện tiết tấu
a. Mục tiêu: Giúp HS sử dụng thanh phách và trống nhỏ để luyện tập hai mẫu tiết tấu đã cho ở SGK
b. Nội dung: GV đưa ra vấn đề, HS sử dụng thanh phách và trống nhỏ để luyện tập hai mẫu
c. Sản phẩm học tập: HS hoàn thành mẫu đệm
d. Tổ chức thực hiện :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS quan sả và phân tích mẫu tiết tấu
- GV hướng dẫn HS đọc tiết tấu theo âm tiết từng bè và kết hợp với thanh phách hoặc trống nhỏ
- GV chia cả lớp làm 2 nhóm gõ hai bè để hoàn thành mẫu đệm
Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS chăm chú lắng nghe sau đó đọc tiết tấu theo âm tiết từng bè dựa theo hướng đẫn của GV
- HS gõ hai bé để hoàn thành mẫu đệm
Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- Cả lớp thực hành sử dụng thanh phách và trống nhỏ để luyện tập hai mẫu âm tiết
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện
- GV quan sát cả lớp và sửa sai
1. Nhạc cụ thể hiện tiết tấu
Hoạt động 2. Thể hiện giai điệu
a. Mục tiêu: Giúp HS thể hiện được giai điệu bằng nhạc cụ phù hợp
b. Nội dung: GV hướng dẫn, HS đọc và phân tích giai điệu, sau đó thể hiện giai điệu bằng cách sử dụng các nhạc cụ đã học
c. Sản phẩm học tập: HS thể hiện được giai điệu một cách chính xác
d. Tổ chức thực hiện :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV cho HS đọc và phân tích giai điệu.
- GV yêu cầu HS sử dụng nhạc cụ đã học ở cấp THCS (kèn phím, sáo recorder) để thể hiện giai điệu. GV lưu ý HS lấy hơi ở dấu lặng
Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS phân tích giai điệu và chọn một trong hai nhạc cụ kèn phím hoặc sáo recorder để thể hiện giai điệu
- HS tập từ chậm đến nhanh, HS có thể kết hợp vói máy đập nhịp
Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời một số học sinh lên thể hiện giai điệu trước lớp
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện
- GV đánh giá và đưa ra nhận xét
2. Nhạc cụ thể hiện giai điệu
Hoạt động 3. Thể hiện hòa âm
a. Mục tiêu: HS rèn luyện thể hiện các hợp âm bằng đàn ukulele
b. Nội dung: GV hướng dẫn, HS so sánh sự giống và khác nhau của ba hợp âm trên đàn ukulele
c. Sản phẩm học tập: HS thể hiện được các hợp âm bằng đàn ukulele
d. Tổ chức thực hiện :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV cho HS quan sát 3 hợp âm và chỉ ra điểm giống và khác của 3 hợp âm trên trên đàn ukulele
- GV yêu cầu HS tập các nhóm hợp âm sau cho nhuần nhuyễn: Am-Dm; Am-E7
Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS chỉ ra điểm giống và khác nhau của ba hợp âm Am, Dm, và E7
- HS tập các nhóm hợp âm Am-Dm; Am-E7 cho nhuẩn nhuyễn
Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời Hs trả lời câu hỏi sự giống và khác nhau của ba hợp âm Am, Dm, và E7
+ Giống: Đều không phải là hợp âm trưởng (Am, Dm là hợp âm thứ, E7 là hợp âm 7)
+ Khác: 
Hợp âm Am (La thứ) bấm lên giây thứ 4 của phím đàn thứ 2.
Hợp âm Dm (Dê thứ): bấm lên dây số 4 và số 3 của phím đàn thứ 2 và bấm lên dây thứ 2 của phím đàn thứ 1.
Hợp âm E7 (Mi bảy): lên dây thứ 4 của  phím đàn thứ 1 bấm lần lượt lên dây thứ 3 và thứ 1 của phím nhạc thứ 2.
- GV gọi một số học sinh lên bảng để thực hiện các hợp âm đã cho bằng nhạc cụ Ukulele
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện
- GV lắng nghe, đánh giá và chỉnh sửa (nếu có)
3. Nhạc cụ thể hiện hòa âm
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: HS thuộc bài hát, hát được dưới các hình thức khác nhau.
b. Nội dung: HS hoạt động theo nhóm, thể hiện bài hát
c. Sản phẩm học tập: Kết quả thực hiện của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV cho HS chia 4 nhóm sau đó luyện tập theo các hình thức
Hình thức 1: Thể hiện bài hát theo hình thức tốp ca.(Nhóm 1&2)
Hình thức 2: Thể hiện bài hát đồng ca ở đoạn 1 và đơn ca ở đoạn 2. (Nhóm 3&4)
Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS luyện tập bài hát theo nhóm, chỉnh sửa cho nhau
Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV gọi các nhóm lên trình bày phần biểu diễn của mình
- Các nhóm khác nhận xét, góp ý
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện
- GV nhận xét, đánh giá, chuyển sang nội dung học tập tiếp theo.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
Nhiệm vụ 1: Đệm hát
a. Mục tiêu: Giúp HS vận dụng các kiến thức và kĩ năng đã học để gõ đệm cho giai điệu, gó đệm cho bài hát Khát vọng tuổi trẻ
b. Nội dung: HS vận dụng kiến thức để ôn lại những kĩ năng đã học
c. Sản phẩm học tập: HS vận dụng được các mẫu tiết tấu đã học để gõ đệm cho bài hát Khát vọng tuổi trẻ
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV cho HS luyện tập theo nhóm để:
+ Vận dụng kiến thức và kĩ năng đã học để gõ đệm cho bài hát Khát vọng tuổi trẻ
+ Vận dụng phần hòa tấu nhạc cụ làm câu nhạc dạo đầu cho bài hát
- GV đặt hợp âm và hướng dẫn HS đệm Ukulele cho bài hát tùy theo khả năng của HS
Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS luyện tập theo nhóm theo các yêu cầu của giáo viên
- HS đệm Ukulele cho bài hát theo sự hướng dẫn của giáo viên
Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV gọi các nhóm lên trình bày những phần vận dụng của nhóm đã chọn
- Các nhóm khác nhận xét, góp ý
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện
- GV nhận xét, đánh giá, tuyên dương nhóm có phần trình diễn tốt nhất
Nhiệm vụ 2: Làm nhạc cụ gõ bằng nước
a. Mục tiêu: Giúp HS vận dụng các kiến thức đã học để làm nhạc cụ gõ bằng nước
b. Nội dung: GV trình bày, HS theo dõi và quan sát, làm theo
c. Sản phẩm học tập: HS làm được nhạc cụ gõ bằng nước theo đúng yêu cầu
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV chuẩn bị 3 cốc thủy tinh mỏng có kích cỡ giống nhau, 1 thìa bằng kim loại, 1 bình đựng nước, 1 cốc đo lường:
GV sắp xếp 3 cốc thủy tinh thẳng hàng, đồ nước vào cốc với các lượng nước khác nhau theo nguyên tắc lượng nước tăng lên bằng nhau: Bắt đầu với 1/8 lượng nước trong cốc đầu tiên, sau đó đổ đầy mỗi cốc tiếp theo sao cho có 1/8 lượng nước nhiều hơn cốc liền trước. 
GV dùng thìa bằng kim loại gõ vào thành cốc và lắng nghe âm thanh phát ra. Cảm nhận độ lớn của quãng giai điệu được tạo ra khi goc thìa vào thành 2 cốc nước.
GV thay đổi lượng nước trong mỗi cốc sau đó yêu cầu HS nhận xét về mối tương quan giữa lượng nước trong cốc và cao độ âm thanh phát ra
Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS quan sát quá trình, sau đó nhận xét về mối tương quan giữa lượng nước trong cốc và cao độ âm thanh phát ra
- HS quan sát GV làm mẫu sau đó tự làm ở nhà theo cách mà GV đã làm trên lớp và ghi nhận lại các kết quả
Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV gọi các nhóm tiến hành thuyết trình trước lớp về dự án của mình (tiết sau)
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện
- GV nhận xét, đánh giá, tổng kết tiết học
* Hướng dẫn về nhà
- Làm nhạc cụ gõ bằng nước
- Chuẩn bị Bài 3: Bài đọc nhạc số 1

File đính kèm:

  • docxke_hoach_bai_day_am_nhac_10_chan_troi_sang_tao_bai_1_2.docx