Kế hoạch bài dạy Âm nhạc 4 (Chân trời sáng tạo) - Chủ đề 2: Giai điệu hòa ca hát – tiếng hát mùa sang
CHỦ ĐỀ 2: GIAI ĐIỆU HÒA CA
HÁT – TIẾNG HÁT MÙA SANG
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
• Hát đúng giai điệu và lời ca, thể hiện được tính chất vui tươi của bài hát Tiếng hát mùa sang.
• Biết biểu diễn bài hát với hình thức phù hợp và sáng tạo.
2. Năng lực
- Năng lực chung:
• Hiểu được nhiệm vụ của bản thân và nhóm để kết hợp tạo ra sự hòa hợp trong âm nhạc khi tham gia hoạt động khám phá, hát và chơi nhạc cụ.
- Năng lực âm nhạc:
• Hát rõ lời và thuộc lời, biết cách lấy hơi, duy trì được tốc độ ổn định. Phân biệt được sự giống nhau hoặc khác nhau giữa các câu hát.
- Phẩm chất
• Yêu quê hương, kính trọng và biết ơn người lao động.
• Biết yêu thương, đoàn kết với bạn bè và những người xung quanh.
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
1. Phương pháp dạy học
• Vấn đáp, hoạt động nhóm, lắng nghe tích cực.
2. Thiết bị dạy học
- Đối với giáo viên
• Giáo án, SHS, SGV Âm nhạc
• Đàn phím điện tử.
• File audio (hoặc video) nhạc đệm và hát mẫu bài Tiếng hát mùa sang.
• Máy tính, máy chiếu (nếu có).
Tóm tắt nội dung tài liệu: Kế hoạch bài dạy Âm nhạc 4 (Chân trời sáng tạo) - Chủ đề 2: Giai điệu hòa ca hát – tiếng hát mùa sang
Kế hoạch bài dạy Âm nhạc 4 sách Chân trời sáng tạo CHỦ ĐỀ 2: GIAI ĐIỆU HÒA CA HÁT – TIẾNG HÁT MÙA SANG I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức Sau bài học này, HS sẽ: Hát đúng giai điệu và lời ca, thể hiện được tính chất vui tươi của bài hát Tiếng hát mùa sang. Biết biểu diễn bài hát với hình thức phù hợp và sáng tạo. 2. Năng lực - Năng lực chung: Hiểu được nhiệm vụ của bản thân và nhóm để kết hợp tạo ra sự hòa hợp trong âm nhạc khi tham gia hoạt động khám phá, hát và chơi nhạc cụ. - Năng lực âm nhạc: Hát rõ lời và thuộc lời, biết cách lấy hơi, duy trì được tốc độ ổn định. Phân biệt được sự giống nhau hoặc khác nhau giữa các câu hát. - Phẩm chất Yêu quê hương, kính trọng và biết ơn người lao động. Biết yêu thương, đoàn kết với bạn bè và những người xung quanh. II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC 1. Phương pháp dạy học Vấn đáp, hoạt động nhóm, lắng nghe tích cực. 2. Thiết bị dạy học - Đối với giáo viên Giáo án, SHS, SGV Âm nhạc Đàn phím điện tử. File audio (hoặc video) nhạc đệm và hát mẫu bài Tiếng hát mùa sang. Máy tính, máy chiếu (nếu có). - Đối với học sinh SHS Âm nhạc 4. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế tích cực, hứng thú học tập cho HS và kết nối với bài học mới. b. Cách tiến hành - GV tổ chức trò chơi mô phỏng tiếng “hú” cho HS khởi động giọng trước khi hát: + GV thị phạm cho HS tiếng “hú” mà những người làm trên nương rẫy thường gọi nhau. + GV mời từng bạn khởi động giọng theo hướng dẫn. HS nào có tiếng ngân dài nhất là người chiến thắng. - GV mời các HS trình bày phần khởi động giọng của mình trước lớp. - GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. - GV dẫn dắt HS vào bài học: Các em vừa cùng nhau luyện tập khởi động giọng, bây giờ chúng ta hãy cùng nhau đi vào học hát bài Tiếng hát mùa sang – dân ca Cống Khao với lời mới của nhạc sĩ Tô Ngọc Tú nhé! B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC a. Mục tiêu: Hát bài hát Tiếng hát mùa sang đúng cao độ, trường độ, sắc thái. b. Cách thức thực hiện * Khởi động - GV yêu cầu HS quan sát hình ảnh bản nhạc kết hợp với nghe GV đàn mẫn giai điệu hai câu hát đầu tiên. - GV đặt câu hỏi cho HS: Em thấy hai câu hát đầu tiên giống hay khác nhau về giai điệu? - GV yêu cầu HS quan sát hình ảnh bản nhạc kết hợp với nghe GV đàn mẫn giai điệu hai câu hát cuối cùng. - GV đặt câu hỏi cho HS: + Em thấy hai câu hát giống hay khác nhau về giai điệu? + Nếu khác nhau thì khác ở chỗ nào? C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP, THỰC HÀNH a. Mục tiêu: Hát bài hát Tiếng hát mùa sang đúng giai điệu và lời ca. b. Cách thức thực hiện * Khởi động giọng - GV cho HS luyện giọng trước khi học hát bài Lí cây bông. * Đọc lời ca, đọc suôn và đọc theo tiết tấu - GV chiếu lời bài hát, yêu cầu HS đọc lời bài hát. *Nghe hát mẫu, tìm hiểu bài hát - GV mở video bài hát Tiếng hát mùa sang, yêu cầu HS kết hợp vận động theo nhịp điệu. * Tập hát từng câu - GV cùng HS chia bài hát ra thành các câu và tập hát theo nhạc đệm * Luyện hát với nhạc đệm - GV đàn cho HS hát (có thể kết hợp với các nhạc cụ gõ khác). - GV cho HS hát với các hình thức đơn ca, song ca, tốp ca, sáng tạo động tác phụ họa D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG, TRẢI NGHIỆM a. Mục tiêu: HS luyện tập bài hát Tiếng hát mùa sang theo nhóm. b. Cách thức thực hiện - GV hướng dẫn HS thực hiện các hát luyến. - GV yêu cầu HS chia nhóm để luyện tập bài hát. - Lưu ý: GV lồng ghép giáo dục PC trách nhiệm: yêu quê hương, kính trọng và biết ơn người lao động. * CỦNG CỐ - GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của bài học. - GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát. * DẶN DÒ - GV nhắc nhở HS: + Ôn luyện bài hát Tiếng hát mùa sang. - GV khuyến khích HS chia sẻ cảm xúc sau khi học bài hát cho người thân, biểu diễn bài hát cho người thân. - Đọc trước nội dung tiết sau: Nhạc cụ. - HS lắng nghe, luyện tập khởi động giọng theo hướng dẫn của GV. - HS trình bày phần luyện tập của mình - HS lắng nghe, tiếp thu. - HS lắng nghe, chuẩn bị vào bài học. - HS quan sát, lắng nghe GV hướng dẫn. - HS trả lời câu hỏi của GV theo cảm nhận của mình. - HS quan sát, lắng nghe GV hướng dẫn. - HS trả lời câu hỏi của GV theo cảm nhận của mình. - HS luyện giọng. - HS quan sát và đọc lời bài hát. - HS lắng nghe bài hát, cảm nhận và vận động theo nhịp. - HS luyện tập hát từng câu theo nhạc đệm. - HS luyện tập hát cả bài theo nhạc đệm. - HS luyện hát theo các hình thức khác nhau. - HS quan sát GV hướng dẫn thực hiện cách hát luyến. - HS luyện tập theo nhóm. - HS lắng nghe, tiếp thu. - HS lắng nghe, tiếp thu. - HS lắng nghe, tiếp thu. - HS ghi nhớ và thực hiện
File đính kèm:
- ke_hoach_bai_day_am_nhac_4_chan_troi_sang_tao_chu_de_2_giai.docx