Kế hoạch bài dạy Đạo đức 4 (Chân trời sáng tạo) - Học kì I - Năm học 2023-2024
CHỦ ĐỀ: BIẾT ƠN NGƯỜI LAO ĐỘNG
Bài 1: Người lao động quanh em (Tiết 2)
I. Yêu cầu cần đạt
1. Năng lực đặc thù
- Năng lực điều chỉnh hành vi: Nêu được đóng góp của một số người lao động ở xung quanh; biết vì sao phải biết ơn người lao động.
2. Năng lực chung
- Năng lực tự chủ và tự học: Chủ động trong việc tìm hiểu thêm những đóng góp của những người lao động ở xung quanh.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Xác định được nhiệm vụ của nhóm và trách nhiệm, hoạt động của bản thân trong nhóm.
3. Phẩm chất
- Yêu nước: Kính trọng, biết ơn người lao động.
- Nhân ái: Thể hiện được sự quý trọng bạn bè trong quá trình thảo luận nhóm.
II. Đồ dùng dạy học
- GV: SGK, bài giảng Power Point
- HS: SGK
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kế hoạch bài dạy Đạo đức 4 (Chân trời sáng tạo) - Học kì I - Năm học 2023-2024", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Kế hoạch bài dạy Đạo đức 4 (Chân trời sáng tạo) - Học kì I - Năm học 2023-2024
Ngày dạy: 04/09/2023 KẾ HOẠCH BÀI DẠY Tuần 1 MÔN: ĐẠO ĐỨC - LỚP 4 CHỦ ĐỀ: BIẾT ƠN NGƯỜI LAO ĐỘNG Bài 1: Người lao động quanh em (Tiết 2) I. Yêu cầu cần đạt 1. Năng lực đặc thù - Năng lực điều chỉnh hành vi: Nêu được đóng góp của một số người lao động ở xung quanh; biết vì sao phải biết ơn người lao động. 2. Năng lực chung - Năng lực tự chủ và tự học: Chủ động trong việc tìm hiểu thêm những đóng góp của những người lao động ở xung quanh. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: Xác định được nhiệm vụ của nhóm và trách nhiệm, hoạt động của bản thân trong nhóm. 3. Phẩm chất - Yêu nước: Kính trọng, biết ơn người lao động. - Nhân ái: Thể hiện được sự quý trọng bạn bè trong quá trình thảo luận nhóm. II. Đồ dùng dạy học - GV: SGK, bài giảng Power Point - HS: SGK III. Các hoạt động dạy học chủ yếu Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Hoạt động khởi động (5 phút) Hoạt động 1: Đố bạn a. Mục tiêu - Tạo hứng thú học tập cho HS, nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới b. Cách tiến hành - Tổ chức HS chơi trò chơi Đố bạn. Cách chơi: GV chuẩn bị các lá thăm có viết tên nghề nghiệp. Mỗi lượt 2HS bốc thăm, thảo luận và diễn tả bằng hành động. Các HS còn lại đoán tên nghề nghiệp - Yêu cầu HS kể thêm một số tên nghề nghiệp mà em biết? - Nhận xét, dẫn dắt vào bài mới: Người lao động quanh em (Tiết 1) - HS tham gia trò chơi - HS thi đua kể - HS lắng nghe 2. Hoạt động Kiến tạo tri thức mới (15 phút) Hoạt động 2: Nêu công việc và đóng góp của người lao động trong tranh a. Mục tiêu - HS nêu được đóng góp của một số người lao động b. Cách tiến hành - Tổ chức HS thảo luận nhóm 4 quan sát tranh, nêu công việc và đóng góp của những người trong tranh - Gọi đại diện các nhóm trình bày - Nhận xét, tuyên dương - Kể thêm đóng góp của người lao động trong các công việc khác? - GV nhận xét, kết luận: Mỗi người lao động đều có đóng góp ý nghĩa cho xã hội. - HS thảo luận nhóm 4 thực hiện yêu cầu Tranh 1: Nhân viên giao hàng => giao hàng hóa Tranh 2: Chiến sĩ hải quân => bảo vệ chủ quyền biển, đảo. Tranh 3: Thợ may => may quần áo, mũ, nón. Tranh 4: Ngư dân => đánh bắt tôm, cá Tranh 5: Nông dân => sản xuất lương thực (lúa, gạo,) Tranh 6: Giáo viên => dạy học - Đại diện các nhóm chia sẻ - HS lắng nghe - HS thi đua kể cá nhân - Lắng nghe Hoạt động 3: Đọc chuyện và trả lời câu hỏi a. Mục tiêu - HS biết vì sao phải biết ơn người lao động b. Cách tiến hành - Gọi HS đọc câu chuyện Buổi học đầu tiên - Tổ chức HS thảo luận nhóm đôi TLCH: + Cô giáo đã làm gì sau khi Hà giới thiệu về nghề nghiệp của bố mẹ? + Theo em, vì sao phải biết ơn người lao động? - Gọi đại diện các nhóm TLCH - Nhận xét, tuyên dương - 1HS đọc câu chuyện - HS thảo luận nhóm đôi + Cô giáo đã đặt tay lên vai Hà an ủi, động viên; nói lời cảm ơn với bố mẹ Hà và dặn cả lớp phải biết ơn người lao động. + HS trả lời theo ý hiểu Ví dụ: Phải biết ơn người lao động vì họ giúp cuộc sống, xã hội tốt đẹp hơn; Biết ơn người lao động là hành vi văn minh, lịch sự, biểu hiện của người dân yêu nước,.. - Đại diện nhóm chia sẻ trước lớp - Lắng nghe 3. Hoạt động luyện tập (15 phút) Hoạt động 4: Nhận xét các ý kiến a. Mục tiêu - Có thái độ phù hợp với các đóng góp của người lao động và củng cố được ý nghĩa của việc biết ơn người lao động. b. Cách tiến hành - Tổ chức HS thảo luận nhóm 4 đọc thông tin và nhận xét các ý kiến. Sau mỗi ý kiến được nêu GV sẽ hỏi HS vì sao đồng tình hoặc không đồng tình. - Gọi đại diện các nhóm trình bày - Nhận xét, tuyên dương - HS thảo luận nhóm 4 Đồng tình với các ý kiến: 1, 2, 4 Không đồng tình với ý kiến: 3 - Đại diện các nhóm chia sẻ - Lắng nghe Hoạt động 5: Bày tỏ thái độ đồng tình hoặc không đồng tình a. Mục tiêu - HS có thái độ phù hợp với các đóng góp của người lao động và củng cố được ý nghĩa của việc biết ơn người lao động. b. Cách tiến hành - Tổ chức HS đọc thông tin và làm việc cá nhân. Giơ thẻ cười/ không cười tương ứng với đồng tình/ không đồng tình và giải thích vì sao. - Nhận xét, kết luận: Cần biết ơn với người lao động. Cần có thái độ không đồng tình với những hành vi, lời nói thiếu sự tôn trọng với người lao động, . - HS chọn thẻ Tranh 1: Đồng tình (Nhận biết phù hợp về đóng góp của cô lao công trong trường học) Tranh 2: Đồng tình (Phát biểu phù hợp về thái độ với người lao động) Tranh 3: Không đồng tình (Phát biểu chưa phù hợp về đóng góp của người lao động thiết kế thời trang) Tranh 4: Đồng tình (Có thái độ biết ơn với cảnh sát phòng cháy chữa cháy) - HS lắng nghe 4. Hoạt động tiếp nối (5 phút) - Tổ chức HS trả lời câu hỏi: Em cần làm gì để thể hiện sự biết ơn với người lao động? - Nhận xét, tuyên dương - GDHS: Biết ơn, kính trọng người lao động - Nhận xét tiết học - Dặn HS thể hiện sự biết ơn với những người lao động xung quanh - Chuẩn bị bài: Người lao động quanh em (Tiết 2) - HS thi đua trả lời - Lắng nghe - Lắng nghe và thực hiện IV. Điều chỉnh sau bài dạy: ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... Ngày dạy: 11/09/2023 KẾ HOẠCH BÀI DẠY Tuần 2 MÔN: ĐẠO ĐỨC - LỚP 4 CHỦ ĐỀ: BIẾT ƠN NGƯỜI LAO ĐỘNG Bài 1: Người lao động quanh em (Tiết 2) I. Yêu cầu cần đạt: 1. Năng lực đặc thù - Năng lực điều chỉnh hành vi: Nêu được đóng góp của một số người lao động ở xung quanh; biết vì sao phải biết ơn người lao động. 2. Năng lực chung: - Năng lực tự chủ và tự học: Chủ động trong việc tìm hiểu thêm những đóng góp của những người lao động ở xung quanh. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: Xác định được nhiệm vụ của nhóm và trách nhiệm, hoạt động của bản thân trong nhóm. 3. Phẩm chất: - Yêu nước: Kính trọng, biết ơn người lao động. - Nhân ái: Thể hiện được sự quý trọng bạn bè trong quá trình thảo luận nhóm. II. Đồ dùng dạy học: - GV: SGK, giáo án điện tử - HS: SGK III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Hoạt động khởi động (5 phút) a. Mục tiêu - Tạo hứng thú học tập cho HS b. Cách tiến hành - Tổ chức HS lắng nghe bài hát Em muốn làm nghề gì? - Những nghề nghiệp nào được nhắc đến trong bài hát? - Nhận xét, dẫn dắt vào bài mới: Người lao động quanh em (tiết 2) - HS lắng nghe bài hát - HS trả lời - HS lắng nghe 2. Hoạt động luyện tập (15 phút) Hoạt động 6: Xử li tình huống a. Mục tiêu - HS vận dụng kiến thức đã học để củng cố và nêu những đóng góp và lí do phải biết ơn người lao động. b. Cách tiến hành - Gọi HS đọc tình huống - Chia lớp thành nhóm 6 nhóm (4HS). + Nhóm 1, 2, 3 thảo luận và đóng vai xử lí tình huống 1. + Nhóm 4, 5, 6 thảo luận và đóng vai xử lí tình huống 2. - Gọi các nhóm lên xử lí tình huống - Tổ chức HS nhận xét - GV nhận xét, kết luận: Phải biết ơn người lao động vì họ đã giúp cho cuộc sống, xã hội tốt đẹp hơn. Mọi của cải trong xã hội có được là nhờ người lao động. Biết ơn người lao động là hành vi văn minh, lịch sự, được mọi người yêu quý. - 1HS đọc - HS chia nhóm xử lí tình huống - Các nhóm đóng vai trước lớp - HS nhận xét - Lắng nghe 3. Vận dụng (15 phút) Hoạt động 7: Chia sẻ và ghi sổ tay a. Mục tiêu - HS củng cố kiến thức, thái độ với đóng góp của người lao động và lí do phải biết ơn người lao động. b. Cách tiến hành - Tổ chức HS thảo luận nhóm đôi: Chia sẻ về đóng góp của một người lao động mà em biết? - Tổ chức HS chia sẻ trước lớp - Nhận xét - GV hướng dẫn HS ghi sổ tay về công việc và đóng góp một số nghề nghiệp mà em yêu thích Ví dụ: Tên nghề Mô tả công việc Đóng góp của nghề Bác sĩ Khám, chữa bệnh Chăm sóc sức khỏe cho con người. - Sau khi viết xong sổ tay, yêu cầu HS chia sẻ thông tin với bạn. - HS thảo luận nhóm đôi chia sẻ - HS chia sẻ trước lớp - Lắng nghe - HS lắng nghe và thực hiện - HS chia sẻ - Tổ chức HS đọc câu ca dao Ăn quả nhớ kẻ trồng cây - Gọi HS nêu suy nghĩ của mình về xâu ca dao - Nhận xét, tuyên dương - GDHS: Biết ơn người lao động - Nhận xét tiết học - Dặn HS về nhà hoàn thiện sổ tay - Chuẩn bị bài: Em biết ơn người lao động. - HS đọc - HS nêu theo ý hiểu - Lắng nghe và thực hiện IV. Điều chỉnh sau bài dạy: ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... Ngày dạy: 18/09/2023 KẾ HOẠCH BÀI DẠY Tuần 3 MÔN: ĐẠO ĐỨC - LỚP 4 CHỦ ĐỀ 1: BIẾT ƠN NGƯỜI LAO ĐỘNG BÀI 2: EM BIẾT ƠN NGƯỜI LAO ĐỘNG (Tiết 1) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT 1. Năng lực đặc thù: - Điều chỉnh hành vi đạo đức: + Thể hiện được lòng biết ơn người lao động bằng lời nói, việc làm cụ thể phù hợp với lứa tuổi. + Nhắc nhở bạn bè, người thân có thái độ, hành vi biết ơn những người lao động. 2. Năng lực chung: - Năng lực tự chủ, tự học: Biết tự chủ tự học, năm bắt nội dung, chia sẻ trong học tập. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thực hiện tốt và có sáng tạo trong thực hiện các hoạt động của bài học để vận dụng vào thực tiễn. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết trao đổi, góp ý cùng bạn trong hoạt động nhóm. 3. Phẩm chất: - Yêu nước: Kính trọng, biết ơn người lao động. - Nhân ái: Sẵn sàng nhắc nhở bạn bè, người thân kính trọng, biết ơn người lao động. - Phẩm chất trách nhiệm: Có ý thức trách nhiệm với lớp, tôn trọng tập thể. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1. Đối với giáo viên - Giáo án, SHS, SGV, Vở bài tập Đạo đức 4. - Bộ tranh về biết ơn người lao động theo Thông tư 37/2021-TT/BGDDT. - Bài hát Cảm ơn chiến sĩ áo trắng (Nhạc và lời : Ninh Bảo Văn), video Bài hát về việc làm và nghề nghiệp. - Máy tính, máy chiếu . 2. Đối với học sinh - SHS, Vở bài tập Đạo đức 4. - Tranh ảnh, tư liệu, video sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1. HĐ khởi động a. Mục tiêu: HS có hứng thú học tập, nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới, kết nối vào bài học “ Em biết ơn người lao động” b. Cách tiến hành - GV mời cả lớp xem và hát theo bài hát Cảm ơn chiến sĩ áo trắng (Nhạc và lời: Ninh Bảo Văn). https://www.youtube.com/watch?v=L52F-bu-_p4 - GV cùng HS trao đổi nội dung liên quan đến bài hát qua các câu hỏi: + Người “ chiến sĩ áo trắng ” trong bài hát là ai? + Họ đã có những đóng góp gì cho đất nước? + Lòng biết ơn đối với họ được thể hiện như thế nào? (* Qua những lời cảm ơn chân thành nhất. * Thể hiện qua những hành động sống tử tế. * Quyết tâm cùng đồng lòng với họ chống lại dịch bệnh. ) - GV nhận xét, kết luận: Chúng ta cần phải kính trọng, biết ơn người lao động ... khác. - Các nhóm nhận nhiệm vụ. - HS hoạt động nhóm đôi. - HS trình bày. - HS nhận xét bạn. - HS lắng nghe. - HS thảo luận nhóm 4. - Theo từng nội dung, đại diện các nhóm trình bày. - HS nhận xét, trao đổi, bình luận. - HS lắng nghe. - HS nhắc lại nội dung bài học. - HS lắng nghe. - HS lắng nghe. IV. Điều chỉnh sau bài dạy: ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... Ngày dạy: 18/12/2023 KẾ HOẠCH BÀI DẠY Tuần 16 MÔN: ĐẠO ĐỨC - LỚP 4 CHỦ ĐỀ : TÔN TRỌNG TÀI SẢN CỦA NGƯỜI KHÁC BÀI 6 : EM TÔN TRỌNG TÀI SẢN CỦA NGƯỜI KHÁC (Tiết 3) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT 1. Phẩm chất và năng lực chung: - Phẩm chất: Trách nhiệm, trung thực. - Năng lực chung: Tự chủ và tự học: Tự giác tìm tòi, nghiên cứu nội dung bài học. Giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm và hợp tác tích cực trong quá trình học tập. Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết giải quyết các câu hỏi trong bài bài học. 2. Năng lực đặc thù: Năng lực điều chỉnh hành vi: - Nêu được một số biểu hiện tôn trọng tài sản của người khác. - Biết vì sao phải tôn trọng tài sản của người khác. - Thể hiện thái độ tôn trọng tài sản của người khác bằng những lời nói việc làm cụ thể phù hợp. - Nhắc nhở bạn bè, người thân tôn trọng tài sản của người khác. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1. Đối với giáo viên: Tranh, bài giảng điện tử. 2. Đối với học sinh: Sách giáo khoa. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1. HĐ Khởi động: a. Mục tiêu: Kích thích hứng thú tìm tòi, khám phá, giải quyết vấn đề của HS về các biểu hiện cụ thể của hành vi đạo đức trong những hoạt động tiếp theo. b. Cách tiến hành: - Tiết trước chúng ta đã học bài gì? - Em hãy kể một số biểu hiện tôn trọng tài sản của người khác? - GV chốt lại KT, chuyển qua tiết học tiếp theo. 2. HĐ Vận dụng: Hoạt động 1: Chia sẻ về những lời nói, việc làm của em thể hiện sự tôn trọng tài sản của người khác. - GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm 4, chia sẻ những lời nói, việc làm thể hiện sự tôn trọng tài sản của người khác của từng cá nhân. - GV mời 2-3 nhóm chia sẻ trước lớp. - GV mời HS nhận xét. - GV nhận xét, khen ngợi, khích lệ HS luôn biết tôn trọng tài sản của người khác. Hoạt động 2: Nhắc nhở bạn bè, người thân tôn trọng tài sản của người khác. - GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm để xử lí tình huống giả định, yêu cầu HS sắm vai nhắc nhở bạn bè, người thân tôn trọng tài sản của người khác trong 2 tình huống: + Bạn Lan tự ý dùng màu sáp của Nam mà chưa hỏi ý kiến của Nam, nếu em là bạn của Lan, em sẽ nói gì với bạn? + Anh trai của em vô ý làm vỡ bình hoa nhưng chưa dám nói với mẹ, em sẽ khuyên anh trai điều gì? - Dựa theo khả năng thảo luận của các nhóm, GV hỗ trợ và hướng dẫn HS sắm vai xử lí tình huống phù hợp. - GV tổ chức cho các nhóm HS sắm vai. GV nhận xét, khen ngợi cách rèn luyện thao tác kĩ năng của HS. 3. Củng cố, dặn dò: a. Mục tiêu: HS ôn lại những kiến thức, kĩ năng đã học về cách thiết lập quan hệ bạn bè. b. Cách tiến hành: - GV có thể linh hoạt bằng nhiều hình thức, nếu còn thời gian có thể tổ chức trò chơi ôn tập cuối bài, tập trung củng cố lại ý nghĩa của việc tôn trọng tài sản của người khác. - Tổ chức cho HS đọc và nêu ý nghĩa của câu: “Tôn trọng tài sản của người khác; Mượn trả đúng hẹn; Nhớ lời cảm ơn.” - Tổ chức cho HS nêu suy nghĩ, cảm xúc sau giờ học để lượng giá, rút kinh nghiệm. - Nhận xét tiết học. - Dặn dò HS chuẩn bị bài cho tiết sau. - HS chia sẻ câu trả lời. - HS lắng nghe. - HS chia sẻ theo nhóm 4. - Các nhóm chia sẻ trước lớp. - HS nhận xét. - HS lắng nghe. các nhóm HS sắm vai. - HS chia sẻ ý kiến. - HS nêu suy nghĩ, cảm xúc sau giờ học. - HS lắng nghe. IV. Điều chỉnh sau bài dạy: ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... Ngày dạy: 25/12/2023 KẾ HOẠCH BÀI DẠY Tuần 17 MÔN: ĐẠO ĐỨC - LỚP 4 ÔN TẬP ĐÁNH GIÁ HỌC KÌ 1 IV. Điều chỉnh sau bài dạy: ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... Ngày dạy: 02/01/2024 KẾ HOẠCH BÀI DẠY Tuần 18 MÔN: ĐẠO ĐỨC - LỚP 4 CHỦ ĐỀ: BẢO VỆ CỦA CÔNG Bài 7: Em bảo vệ của công (tiết 1) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT 1. Năng lực đặc thù + Năng lực điều chỉnh hành vi: Nêu được một số biểu hiện của bảo vệ của công: Biết vì sao phải bảo vệ của công; Có những việc làm cụ thể để bảo vệ của công: Nhắc nhở mọi người giữ gìn, bảo vệ của công. 2. Năng lực chung + Năng lực giao tiếp và hợp tác: Tích cực thảo luận nhóm để hoàn thành nhiệm vụ học tập; Chung sức cùng bạn thực hiện việc bảo vệ của công phù hợp với lứa tuổi. + Năng lực tự chủ và tự học: Tự giác thực hiện những việc làm để bảo vệ của công; Biết học hỏi để biết sử dụng và bảo vệ của công ngày một tiết kiệm và bền hơn. 3. Phẩm chất +Trách nhiệm: Có ý thức và tự giác bảo vệ những tài sản chung ở xung quanh mình và nhắc nhở mọi người giữ gìn, bảo vệ của công; Có ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng học được ở nhà trường vào dời sống hằng ngày. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1. Đối với giáo viên - Bài giảng điện tử - Tài liệu: SGK, SGV, VBT Đạo đức 4. - Thiết bị dạy học: Video clip bài hát Em yêu trường em; giấy A4, A0 (giấy ghi chú hoặc giấy nháp), thẻ mặt cười, mặt buồn. 2. Học sinh – Tài liệu: SGK, VBT Đạo đức 4 (nếu có). – Dụng cụ: Bút viết, bảng con và phần/bút lông viết bảng. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Khởi động. a.Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, phấn khởi trước giờ học. + HS tích cực, hứng thú chia sẻ kinh nghiệm và có tâm thế sẵn sàng vào bài học mới b.Cách tiến hành: - GV nêu câu hỏi định hướng: Bạn nhỏ trong bài hát yêu quý những gì ở ngôi trường của mình? GV mở bài hát : Em yêu trường em (Nhạc và lời: Hoàng Văn). - GV mời HS xung phong trả lời câu hỏi và cho HS nhận xét lẫn nhau. - GV tổ chức cho HS liên hệ bản thân và chia sẻ trước lớp: Tất cả những gì ở ngôi trường của chúng ta là tài sản của ai? Vì sao chúng ta rất cần phải bảo vệ những tài sản đó? GV nhận xét các ý kiến chia sẻ của HS, từ đó dẫn dắt vào chủ đề bài học. -HS lắng nghe, suy nghĩ HS nghe bài hát. HS vỗ tay hoặc nhún nhảy theo giai điệu . - HS trả lời –NX –bổ sung - HS liên hệ bản thân và chia sẻ trước lớp –NX –bổ sung - HS lắng nghe 2. Kiến tạo tri thức mới 2.1 Quan sát tranh và thực hiện yêu cầu a.Mục tiêu: + HS nêu được những biểu hiện của bảo vệ của công. b.Cách tiến hành: - GV tổ chức cho HS thảo luận theo nhóm đôi, giao nhiệm vụ cho HS : Quan sát các tranh 1,2,3,4,5,6/SGK, trang 34 – 35 và nhận xét việc làm của các nhân vật trong tranh và nêu biểu hiện của bảo vệ của công qua các bức tranh trên -Tổ chức báo cáo – NX – Bổ sung - GV nhận xét, khen ngợi HS và chốt lại: Các bạn trong tranh 1, 3, 6 rất đáng khen vì đã thể hiện tinh thần bảo vệ của công. - GV nêu yêu cầu : Kể thêm các biểu hiện của bảo vệ của công xung quanh mình. GV nhận xét –chốt lại 2.2 Đọc tình huống và trả lời câu hỏi a.Mục tiêu: HS nhận biết được vì sao phải bảo vệ của công. b.Cách tiến hành: - GV mời HS đọc to tình huống trước lớp. Sau đó, GV nêu lần lượt câu hỏi : - Em thử đoán xem, Tin sẽ trả lời Bin như thế nào? – Nếu Bin vẽ lên bảng sẽ gây ra tác hại gì? - GV tổ chức cho HS thảo luận theo nhóm đôi để trả lời câu hỏi: Theo em, vì sao phải bảo vệ của công? -Tổ chức báo cáo – NX – Bổ sung - GV nhận xét, khen ngợi HS. - GV chốt lại kết luận HS thảo luận theo nhóm đôi, quan sát các tranh và nhận xét việc làm của các nhân vật trong tranh và nêu biểu hiện của bảo vệ của công qua các bức tranh trên. - Đại diện các nhóm HS báo cáo kết quả thảo luận, mỗi nhóm báo cáo một tranh. Sau mỗi lượt báo cáo, các nhóm HS khác bổ sung ý kiến. Tranh 1: Các bạn nhỏ biết bảo vệ của công. Biểu hiện: Cùng nhau làm vệ sinh chăm sóc, làm đẹp khuôn viên. Tranh 2: Các bạn nhỏ không biết bảo vệ. Biểu hiện: Ngắt hoa, bê cảnh. làm hư hại bốn hoa nơi công viên. Tranh 3: Các bạn nhỏ biết bảo vệ của công. Biểu hiện: Cùng nhau bảo vệ, làm đẹp tường ở khu phố. Tranh 4: Các bạn nhỏ không biết bảo vệ của công. Biểu hiện: Ném đá làm hư hại biển chỉ dẫn giao thông. Tranh 5: Các bạn nhỏ không biết bảo vệ của công. Biểu hiện: Làm hư hại cảnh quan, thảm cỏ bồn hoa. Tranh 6: Các bạn nhỏ biết bảo vệ của công Biểu hiện: Cùng nhau vệ sinh, bảo vệ máy tính dùng để dạy và học của nhà trường. - HS lắng nghe - HS tiếp tục suy nghĩ và trả lời –NX –bổ sung - HS lắng nghe - 1-2 HS đọc - HS trả lời –NX –bổ sung - HS thảo luận theo nhóm đôi để trả lời câu hỏi: Các nhóm HS trả lời trước lớp và nhận xét lẫn nhau. Gợi ý Chúng ta cần phải bảo vệ của công là vì : -Của công đem lại lợi ích không chỉ cho ta mà còn cho người khác. -Bảo vệ của công giúp tài sản chung được bền lâu. -Bảo vệ của công giúp em biết trân quý những của cải vật chất do con người làm ra. - Bảo vệ của công giúp em rèn luyện cho minh đức tính tiết kiệm. - Lắng nghe 3.Hoạt động nối tiếp: - Mục tiêu: HS ôn lại những kiến thức, kĩ năng đã học, chuẩn bị bài cho tiết sau. - Cách tiến hành: - Nêu lại nội dung bài học - Chia sẻ với người thân, gia đình và bạn bè về nội dung bài học - Chuẩn bị tiết sau - HS nêu. - HS làm theo yêu cầu GV. - NX tiết học. HS chuẩn bị. IV. Điều chỉnh sau bài dạy: ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... .........................................................................................................................
File đính kèm:
- ke_hoach_bai_day_dao_duc_4_chan_troi_sang_tao_hoc_ki_i_nam_h.docx