Kế hoạch bài dạy Đạo đức 4 (Chân trời sáng tạo) - Học kì II - Năm học 2023-2024

CHỦ ĐỀ: BẢO VỆ CỦA CÔNG

Bài 7: Em bảo vệ của công (tiết 1)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Năng lực đặc thù

+ Năng lực điều chỉnh hành vi: Nêu được một số biểu hiện của bảo vệ của công: Biết vì sao phải bảo vệ của công; Có những việc làm cụ thể để bảo vệ của công: Nhắc nhở mọi người giữ gìn, bảo vệ của công.

2. Năng lực chung

+ Năng lực giao tiếp và hợp tác: Tích cực thảo luận nhóm để hoàn thành nhiệm vụ học tập; Chung sức cùng bạn thực hiện việc bảo vệ của công phù hợp với lứa tuổi.

+ Năng lực tự chủ và tự học: Tự giác thực hiện những việc làm để bảo vệ của công; Biết học hỏi để biết sử dụng và bảo vệ của công ngày một tiết kiệm và bền hơn.

3. Phẩm chất

+Trách nhiệm: Có ý thức và tự giác bảo vệ những tài sản chung ở xung quanh mình và nhắc nhở mọi người giữ gìn, bảo vệ của công; Có ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng học được ở nhà trường vào dời sống hằng ngày.

 

docx 76 trang Thu Lụa 29/12/2023 2040
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kế hoạch bài dạy Đạo đức 4 (Chân trời sáng tạo) - Học kì II - Năm học 2023-2024", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Kế hoạch bài dạy Đạo đức 4 (Chân trời sáng tạo) - Học kì II - Năm học 2023-2024

Kế hoạch bài dạy Đạo đức 4 (Chân trời sáng tạo) - Học kì II - Năm học 2023-2024
Ngày dạy: KẾ HOẠCH BÀI DẠY Tuần 18
	MÔN: ĐẠO ĐỨC - LỚP 4
CHỦ ĐỀ: BẢO VỆ CỦA CÔNG
Bài 7: Em bảo vệ của công (tiết 1)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT 
1. Năng lực đặc thù 
+ Năng lực điều chỉnh hành vi: Nêu được một số biểu hiện của bảo vệ của công: Biết vì sao phải bảo vệ của công; Có những việc làm cụ thể để bảo vệ của công: Nhắc nhở mọi người giữ gìn, bảo vệ của công.
2. Năng lực chung
+ Năng lực giao tiếp và hợp tác: Tích cực thảo luận nhóm để hoàn thành nhiệm vụ học tập; Chung sức cùng bạn thực hiện việc bảo vệ của công phù hợp với lứa tuổi.
+ Năng lực tự chủ và tự học: Tự giác thực hiện những việc làm để bảo vệ của công; Biết học hỏi để biết sử dụng và bảo vệ của công ngày một tiết kiệm và bền hơn.
3. Phẩm chất
+Trách nhiệm: Có ý thức và tự giác bảo vệ những tài sản chung ở xung quanh mình và nhắc nhở mọi người giữ gìn, bảo vệ của công; Có ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng học được ở nhà trường vào dời sống hằng ngày.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Đối với giáo viên
- Bài giảng điện tử 
- Tài liệu: SGK, SGV, VBT Đạo đức 4.
- Thiết bị dạy học: Video clip bài hát Em yêu trường em; giấy A4, A0 (giấy ghi chú hoặc giấy nháp), thẻ mặt cười, mặt buồn.
2. Học sinh
– Tài liệu: SGK, VBT Đạo đức 4 (nếu có).
– Dụng cụ: Bút viết, bảng con và phần/bút lông viết bảng.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động.
a.Mục tiêu: 
+ Tạo không khí vui vẻ, phấn khởi trước giờ học.
+ HS tích cực, hứng thú chia sẻ kinh nghiệm và có tâm thế sẵn sàng vào bài học mới 
b.Cách tiến hành:
- GV nêu câu hỏi định hướng: 
Bạn nhỏ trong bài hát yêu quý những gì ở ngôi trường của mình?
GV mở bài hát : Em yêu trường em 
(Nhạc và lời: Hoàng Văn). 
- GV mời HS xung phong trả lời câu hỏi và cho HS nhận xét lẫn nhau.
- GV tổ chức cho HS liên hệ bản thân và chia sẻ trước lớp:
Tất cả những gì ở ngôi trường của chúng ta là tài sản của ai?
Vì sao chúng ta rất cần phải bảo vệ những tài sản đó?
GV nhận xét các ý kiến chia sẻ của HS, từ đó dẫn dắt vào chủ đề bài học.
-HS lắng nghe, suy nghĩ 
HS nghe bài hát. HS vỗ tay hoặc nhún nhảy theo giai điệu .
- HS trả lời –NX –bổ sung 
- HS liên hệ bản thân và chia sẻ trước lớp
–NX –bổ sung 
- HS lắng nghe 
2. Kiến tạo tri thức mới
2.1 Quan sát tranh và thực hiện yêu cầu
a.Mục tiêu: 
+ HS nêu được những biểu hiện của bảo vệ của công.
b.Cách tiến hành:
- GV tổ chức cho HS thảo luận theo nhóm đôi, giao nhiệm vụ cho HS : 
Quan sát các tranh 1,2,3,4,5,6/SGK, trang 34 – 35 và nhận xét việc làm của các nhân vật trong tranh và nêu biểu hiện của bảo vệ của công qua các bức tranh trên
-Tổ chức báo cáo – NX – Bổ sung 
- GV nhận xét, khen ngợi HS và chốt lại: 
Các bạn trong tranh 1, 3, 6 rất đáng khen vì đã thể hiện tinh thần bảo vệ của công.
- GV nêu yêu cầu : 
 Kể thêm các biểu hiện của bảo vệ của công xung quanh mình. 
GV nhận xét –chốt lại 
2.2 Đọc tình huống và trả lời câu hỏi
a.Mục tiêu: 
HS nhận biết được vì sao phải bảo vệ của công.
b.Cách tiến hành:
- GV mời HS đọc to tình huống trước lớp. Sau đó, GV nêu lần lượt câu hỏi :
- Em thử đoán xem, Tin sẽ trả lời Bin như thế nào?
– Nếu Bin vẽ lên bảng sẽ gây ra tác hại gì?
- GV tổ chức cho HS thảo luận theo nhóm đôi để trả lời câu hỏi: 
Theo em, vì sao phải bảo vệ của công?
-Tổ chức báo cáo – NX – Bổ sung 
- GV nhận xét, khen ngợi HS.
- GV chốt lại kết luận 
HS thảo luận theo nhóm đôi, quan sát các tranh và nhận xét việc làm của các nhân vật trong tranh và nêu biểu hiện của bảo vệ của công qua các bức tranh trên.
- Đại diện các nhóm HS báo cáo kết quả thảo luận, mỗi nhóm báo cáo một tranh. Sau mỗi lượt báo cáo, các nhóm HS khác bổ sung ý kiến.
Tranh 1: Các bạn nhỏ biết bảo vệ của công. Biểu hiện: Cùng nhau làm vệ sinh chăm sóc, làm đẹp khuôn viên.
Tranh 2: Các bạn nhỏ không biết bảo vệ. Biểu hiện: Ngắt hoa, bê cảnh. làm hư hại bốn hoa nơi công viên.
Tranh 3: Các bạn nhỏ biết bảo vệ của công. Biểu hiện: Cùng nhau bảo vệ, làm đẹp tường ở khu phố. 
 Tranh 4: Các bạn nhỏ không biết bảo vệ của công. Biểu hiện: Ném đá làm hư hại biển chỉ dẫn giao thông.
Tranh 5: Các bạn nhỏ không biết bảo vệ của công. Biểu hiện: Làm hư hại cảnh quan, thảm cỏ bồn hoa.
Tranh 6: Các bạn nhỏ biết bảo vệ của công Biểu hiện: Cùng nhau vệ sinh, bảo vệ máy tính dùng để dạy và học của nhà trường.
- HS lắng nghe
- HS tiếp tục suy nghĩ và trả lời
–NX –bổ sung
- HS lắng nghe
- 1-2 HS đọc
- HS trả lời
–NX –bổ sung
- HS thảo luận theo nhóm đôi để trả lời câu hỏi: 
Các nhóm HS trả lời trước lớp và nhận xét lẫn nhau. 
Gợi ý
Chúng ta cần phải bảo vệ của công là vì :
-Của công đem lại lợi ích không chỉ cho ta mà còn cho người khác.
-Bảo vệ của công giúp tài sản chung được bền lâu.
-Bảo vệ của công giúp em biết trân quý những của cải vật chất do con người làm ra. - Bảo vệ của công giúp em rèn luyện cho minh đức tính tiết kiệm.
- Lắng nghe
3.Hoạt động nối tiếp: 
- Mục tiêu: HS ôn lại những kiến thức, kĩ năng đã học, chuẩn bị bài cho tiết sau.
- Cách tiến hành:
- Nêu lại nội dung bài học
- Chia sẻ với người thân, gia đình và bạn bè về nội dung bài học
- Chuẩn bị tiết sau
- HS nêu.
- HS làm theo yêu cầu GV.
- NX tiết học. HS chuẩn bị.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................ 
Ngày dạy: KẾ HOẠCH BÀI DẠY Tuần 19
MÔN: ĐẠO ĐỨC - LỚP 4
CHỦ ĐỀ: BẢO VỆ CỦA CÔNG
Bài 7: Em bảo vệ của công (tiết 2)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT 
1. Năng lực đặc thù 
+ Năng lực điều chỉnh hành vi: Nêu được một số biểu hiện của bảo vệ của công: Biết vì sao phải bảo vệ của công; Có những việc làm cụ thể để bảo vệ của công: Nhắc nhở mọi người giữ gìn, bảo vệ của công.
2. Năng lực chung
+ Năng lực giao tiếp và hợp tác: Tích cực thảo luận nhóm để hoàn thành nhiệm vụ học tập; Chung sức cùng bạn thực hiện việc bảo vệ của công phù hợp với lứa tuổi.
+ Năng lực tự chủ và tự học: Tự giác thực hiện những việc làm để bảo vệ của công; Biết học hỏi để biết sử dụng và bảo vệ của công ngày một tiết kiệm và bền hơn.
3. Phẩm chất
+Trách nhiệm: Có ý thức và tự giác bảo vệ những tài sản chung ở xung quanh mình và nhắc nhở mọi người giữ gìn, bảo vệ của công; Có ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng học được ở nhà trường vào dời sống hằng ngày.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Đối với giáo viên
- Bài giảng điện tử 
- Tài liệu: SGK, SGV, VBT Đạo đức 4.
- Thiết bị dạy học: Video clip bài hát Em yêu trường em; giấy A4, A0 (giấy ghi chú hoặc giấy nháp), thẻ mặt cười, mặt buồn.
2. Học sinh
– Tài liệu: SGK, VBT Đạo đức 4 (nếu có).
– Dụng cụ: Bút viết, bảng con và phần/bút lông viết bảng.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của giáo viên
1. Khởi động
 Hoạt động 1: Khởi động
a. Mục tiêu: HS có hứng thú, tích cực học tập, kết nối vào bài học: Em bảo vệ của công
b. Cách tiến hành
- GV mở một bài hát cho hs vận động theo nhạc
- YC hs nêu ghi nhớ
- Dẫn dắt vào nội dung bài học: Ở tiết 1 các em đã biết được khái niệm về “Em bảo vệ của công” và biết tại sao chúng ta cần phải yêu lao động. Ở tiết này các em sẽ được củng cố lại kiến thức và vận dụng vào một số tình huống được đặt ra. Để xem chúng ta hiểu được sâu sắc đến đâu về bảo vệ của công nhé..
- HS nghe nhạc 
- Nêu lại ghi nhớ.
- Lắng nghe.
2. Luyện tập
 2.1 Nhận xét các ý kiến
a.Mục tiêu: 
+ HS được củng cố tri thức về biểu hiện, ý nghĩa của bảo vệ của công. 
b.Cách tiến hành:
- GV chiếu lên màn hình lần lượt các ý kiến.
- GV yêu câu học sinh HS dùng thẻ mặt cười, mặt buồn để trả lời. Nếu đúng, giơ mặt cười; nếu sai, giơ mặt buồn.
-Sau mỗi câu trả lời, GV yêu cầu HS giải thích và kết luận.
-GV tổng kết –Khen 
2.2 Bày tỏ thái độ đồng tình, không đồng tình với lời nói, việc làm cụ thể
a.Mục tiêu: 
HS được củng cố tri thức về biểu hiện, ý nghĩa của bảo vệ của công biết đồng tình với những biểu hiện bảo vệ của công và không đồng tình với những biểu hiện phá hoại của công.
b.Cách tiến hành:
- GV lần lượt chiếu tranh 1,2,3,4/ SGK trang 37. Yêu cầu HS quan sát và miêu tả bằng lời từng việc làm của các nhân vật trong tranh. 
- Yêu cầu HS bày tỏ cảm xúc 
- Gv yêu cầu HS giải thích vì sao đồng tình hoặc không đồng tình trong mỗi việc làm
- GV nhận xét, khen ngợi sự tích cực của HS 
2.3 Xử lí tình huống
a. Mục tiêu: 
HS đánh giá được hành vi liên quan đến bảo vệ hoặc phá hoại của công dễ điều chính hành vi của mình và nhắc nhờ mọi người giữ gìn, bảo vệ của công.
b.Cách tiến hành:
- GV tổ chức cho HS thảo luận theo nhóm giao nhiệm vụ: Đọc lần lượt từng tỉnh huống và đưa ra lời khuyên cho các nhân vật. 
- Tổ chức báo cáo – NX – Bổ sung 
- GV tổng kết hoạt động và chuyển tiếp sang hoạt động sau.
- HS đọc các ý kiến. Lớp theo dõi.
- HS dùng thẻ trả lời
- HS giải thích lần lượt 
Ý kiến 1: Đúng. Vì đó là những việc làm giúp cảnh quan, mọi trường xung quanh được sạch sẽ, đẹp đẽ.
Ý kiến 2: Sai. Vì của công còn là những tài sản ở bên ngoài gia đình, thuộc về tài sản của nhiều người khác.
Ý kiến 3: Đúng. Vì đó là những việc làm tốt để bảo vệ tài sản chung của nhà trường.
Ý kiến 4: Đúng. Vì nó mang lại lợi ích chung cho nhiều người nên ai cũng phải có trách nhiệm bảo vệ.
Ý kiến 5: Sai. Vì đó là trách nhiệm của tất cả mọi người.
Ý kiến 6: Đúng. Vì bảo vệ của công tài sản chung được sử dụng lâu bền, có hiệu quả.
- HS lắng nghe 
-HS quan sát tranh và miêu tả bằng lời từng việc làm của các nhân vật trong tranh.
- HS giơ thẻ cảm xúc thể hiện đồng tình (mặt cười) hoặc không đồng tình (mặt buồn). 
-HS giải thích và bày tỏ thái độ với từng việc làm.
Tranh I: Không đồng tình với các bạn nhỏ. Vì việc việc khắc tên mình lên thân cây sẽ làm hư hại cây trồng và làm mất mĩ quan nơi công cộng. 
Tranh 2: Không đồng tình với bạn nam. Vì việc sờ vào hiện vật trong bảo tàng sẽ làm hư hại
hiện vật. 
Tranh 3: Đồng tình với việc làm của bạn nữ. Vì tắt điện và quạt khi rời khỏi phòng học là để bảo vệ tài sản phòng học (hạn chế chập điện) và tiết kiệm điện cho nhà trường.
 Tranh 4: Đồng tình với việc làm của bạn nữ. Vì việc ngăn em nhỏ giẫm vào thảm cô là để bảo vệ mĩ quan và tài sản chung của công viên. 
- HS lắng nghe 
-Thảo luận theo nhóm 4, đưa ra lời khuyên cho các nhân vật.
-Với mỗi tình huống, đại diện
 1 – 2 nhóm HS trình bày ý kiến, các nhóm còn lại nhận xét, bổ sung cho bạn. 
- Tình huống 1: Em sẽ khuyên các bạn nhỏ không được làm như thế nữa. Vì hành động đó sẽ làm hư hại tài sản chung của công viên. Em cũng có thể báo với người lớn ở xung quanh để cùng ngăn chặn những việc làm ấy. 
- Tình huống 2: Trên đường vào lớp, nếu gặp thầy cô hoặc nhân sẽ báo ngay để người lớn kịp thời xử lí. Nếu không gặp được ai, em với thầy/cô giáo.viên nhà trường, em sẽ vào lớp báo ngay 
- Tình hướng 3: Em sẽ nói cho bạn Cầm biết về lợi ích của việc đóng cửa sổ như tránh mưa gió lùa vào phòng học, tránh côn trùng bay vào và bảo vệ tài sản bên trong lớp học. 
- Tình huống 4: Em sẽ nói với Bông là hoa ở đường làng cũng là của công, tạo nên nét đẹp cho cảnh quan làng xóm. Vì thế, không hải hoa tặng bạn mà có thể tặng những món quà khác cho  ...  sau hoạt động trước khi chuyển sang hoạt động tiếp theo:
Ý nghĩa của việc thực hiện bổn phận của trẻ em: Bổn phận của trẻ em góp phần định hướng cho trẻ em những phẩm chất tốt đẹp trong học tập, lao động, rèn luyện sức khoẻ, tu dưỡng đạo đức và có ý thức yêu thương những người xung quanh, ý thức với cộng đồng và ý thức với cuộc sống, xã hội.
Hoạt động 4: Quan sát tranh và trả lời câu hỏi 
a. Mục tiêu: Nhận biết được một số biểu hiện của trẻ em và nhắc nhở, giúp đỡ bạn bè thực hiện bổn phẩn của trẻ em.
b. Tổ chức thực hiện
- GV tổ chức hoạt động nhóm, chia lớp thành 6 – 8 nhóm, giao ngẫu nhiên cho mỗi nhóm quan sát 1 trong 4 bức tranh trong SGK, trang 61, 62.- HS thảo luận nhóm theo câu hỏi gợi dẫn: Các bạn trong tranh thực hiện bổn phận của trẻ em như thế nào? và phân công bạn thuyết trình.
- GV mời các nhóm trình bày kết quả. Kết luận
- GV chốt lại thông tin sau hoạt động trước khi chuyển sang phần luyện tập:
+ Nhận biết bổn phận của trẻ em 
+ Quyết tâm thực hiện bổn phận của trẻ em. 
+ Nhắc nhở bạn thực hiện bổn phận của trẻ em
+ Cùng bạn thực hiện bổn phận của trẻ em 
3. Hoạt động vận dụng:
a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.
b. Tổ chức thực hiện
- YC HS giải quyết tình huống sau: Khi gặp một em nhỏ do đùa giỡn nên bị ngã làm đau chân. Em sẽ làm gì?
- Nhận xét.
4. Hoạt động nối tiếp:
a. Mục tiêu: Củng cố kiến thức đã học, chuẩn bị cho tiết học tiếp theo.
b. Tổ chức thực hiện
- Em hãy cho biết cách thực hiện bổn phận của trẻ em
- Nhận xét.
- HS nghe bài hát
- HS trả lời câu hỏi
- HS chia sẻ
- HS lắng nghe 
- HS lắng nghe 
- HS thực yêu cầu theo nhóm 2.
- Tranh 1: Bổn phận của trẻ em đối với gia đình quy định tại Điều 37 Luật Trẻ em 2016 (Kính trọng, lễ phép, hiếu thảo với ông bà, cha mẹ; yêu thương, quan tâm, chia sẻ tình cảm, nguyện vọng với cha mẹ và các thành viên trong gia đình, dòng họ.)
- Tranh 2: Bổn phận của trẻ em đối với nhà trường, cơ sở trợ giúp xã hội và cơ sở giáo dục khác (Điều 38 Luật Trẻ em 2016: Tôn trọng giáo viên, cán bộ, nhân viên của nhà trường, cơ sở trợ giúp xã hội và cơ sở giáo dục khác.)
- Tranh 3: Bồn phận của trẻ em đối với cộng đồng, xã hội (Điều 39 Luật Trẻ em 2016: Tôn trọng, lễ phép với người lớn tuổi; quan tâm, giúp đỡ người già, người khuyết tật, phụ nữ mang thai, trẻ nhỏ, người gặp hoàn cảnh khó khăn phù hợp với khả năng, sức khoẻ, độ tuổi của mình.)
- Tranh 4: Bổn phận của trẻ em đối với quê hương, đất nước (Điều 40 Luật Trẻ em 2016: Yêu quê hương, đất nước, yêu đồng bào, có ý thức xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; tôn trọng truyền thống lịch sử dân tộc; giữ gìn bản sắc dân tộc, phát huy phong tục, tập quán, truyền thống và văn hoá tốt đẹp của quê hương, đất nước.)
- Lắng nghe
- Lắng nghe
- Thảo luận nhóm đôi.
 - Trình bày, nhận xét.
- Lắng nghe, sửa bài.
- Đọc câu chuyện.
+ Bổn phận của trẻ em đối với cộng đồng, xã hội.
+ Để rèn đạo đức của bản thân ngày càng tốt hơn.
- Lắng nghe
- HS thảo luận nhóm 4 theo yêu cầu của GV
- Trình bày:
+ Tranh 1: Chia sẻ kiến thức về bổn phận của trẻ em.
+ Tranh 2: Quyết tâm thực hiện bổn phận của trẻ em.
+ Tranh 3: nhắc bạn thực hiện bổn phận của trẻ em.
+ Trành 4: Cùng bạn thực hiện bổn phận của trẻ em.
- HS lắng nghe.
- Trả lời:
+ Đỡ em nhỏ lên.
+ Báo cho giáo viên
- Lắng nghe
- Trả lời:
+ Nhận biết bổn phận của trẻ em.
+ Cùng bạn thực hiện bổn phận của trẻ em.
+ Quyết tâm thực hiện bổn phận của trẻ em.
- Lắng nghe.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:
Ngày dạy: KẾ HOẠCH BÀI DẠY Tuần 33
MÔN: ĐẠO ĐỨC - LỚP 4
BÀI 12: Bổn phận của trẻ em (Tiết 2)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT 
1. Năng lực đặc thù
Năng lực tham gia các hoạt động kinh tế - xã hội, năng lực điều chỉnh hành vi: 
- Kể được một số bổn phận cơ bản của trẻ em; 
- Biết vì sao phải thực hiện bổn phận của trẻ em;
- Thực hiện được bổn phận của trẻ em phù hợp với lứa tuổi;
- Nhắc nhở, giúp đỡ bạn bè thực hiện bổn phận của trẻ em.
2. Năng lực chung:
- Tự chủ và tự học: Tự tìm hiểu nghiên cứu pháp luật về trẻ em để thực hiện tốt các bổn phận cơ bản của trẻ em.
- Giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm và hợp tác tích cực trong xử lí tình huống; Ứng xử văn mình, lịch sự trong các tình huống để thực hiện bổn phận của trẻ em.
3. Phẩm chất: 
- Trách nhiệm: Tự giác trong việc thực hiện bổn phận của trẻ em 
- Nhân ái: Có ý thức nhắc nhở, giúp đỡ bạn bè thực hiện bổn phận của trẻ em .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Đối với giáo viên
- Tài liệu: SGV, VBT Đạo đức 4 (nếu có)
- Dụng cụ: Bút viết, bảng con và phấn/ bút lông viết bảng.
- Chuẩn bị các tình huống về quyền trẻ em.
Đối với học sinh
- Dụng cụ: Bút viết, bảng con và phấn/ bút lông viết bảng.
- Tài liệu: SGK, VBT Đạo đức 4 (nếu có)
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Hoạt động Khởi động
a. Mục tiêu: HS có hứng thú học tập, nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới, kết nối vào bài. 
b. Tổ chức thực hiện
- Cho HS kết một số việc làm thể hiện bổn phận của em.
- Nhận xét, dẫn vào bài.
2. Hoạt động Luyện tập:
2.1. Hoạt động 5:
a. Mục tiêu: HS có thái độ đồng tình với những ý kiến đúng về quyền và tầm quan trọng của việc thực hiện bổn phận của trẻ em; không đồng tình với những ý kiến sai về bổn phận và tầm quan trọng của việc thực hiện bổn phận của trẻ em.
b. Tổ chức thực hiện
- GV cho HS làm việc cá nhân. Với mỗi ý kiến lần lượt được nêu, GV hướng dẫn HS giơ thẻ mặt cười (thể hiện đồng tinh) hoặc mặt buồn (thể hiện không đồng tình). (GV có thể linh hoạt sử dụng hình thức tổ chức lựa chọn đồng tình/không đồng tình khác tuỳ điều kiện lớp học.)
-  Sau mỗi ý kiến, GV nêu câu hỏi: Vì sao em đồng tình? hoặc Vì sao em không đồng tình? để tạo cơ hội cho HS giải thích và bày tỏ thái độ với từng ý kiến. GV nhắc lại ý kiến nhiều HS trả lời sai để điều chỉnh nhận thức và thái độ cho các em.
- GV nhận xét, khen ngợi HS và bổ sung ý kiến thường gặp để giúp HS bày tỏ rõ thái độ đồng tình hoặc không đồng tình. 
- GV kết luận: Tuân thủ pháp luật về bổn phận của trẻ em để phát triển và trở thành người công dân có ích cho xã hội.
Hoạt động 6: Nhận xét việc làm
a. Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức đã học để nhắc nhở, giúp đỡ bạn bè thực hiện bổ phận của trẻ em.
b. Tổ chức thực hiện
- GV tổ chức cho HS thảo luận theo nhóm đôi về 4 việc làm trong Hoạt động 2, phần luyện tập, SGK trang 63 theo câu hỏi: Em đồng tình hay không đồng tình với việc làm nào sau đây? Vì sao? 
- GV quy định thời gian thảo luận. Gọi 2 – 3 nhóm trình bày, nhận xét các việc làm.
- GV nhận xét và khen ngợi. Điều chỉnh đáp án 
- GV kết luận: Luôn chủ động nhắc nhở, giúp đỡ bạn bè thực hiện bổn phận của trẻ em
Hoạt động 7: Xử lí tình huống
a. Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức đã học để thực hiện bổn phận của trẻ em và nhắc nhở, giúp đỡ bạn bè thực hiện bổn phận của trẻ em .
b. Tổ chức thực hiện
- GV tổ chức cho HS thảo luận theo nhóm 4, dựa theo 2 tình huống HĐ 3, Luyện tập, SGK trang 63. Yêu cầu các nhóm tìm cách xử lí tình huống, sắm vai diễn một đoạn tình huống ngắn để mô tả cách xử lí của nhóm mình.
- GV mời các nhóm sắm vai theo điều kiện thực tế của lớp học. 
- Nhận xét khen ngợi và hướng dẫn HS thực hiện bổn phận của trẻ em và nhắc nhở. Giúp đỡ bạn thực hiện bổn phận của trẻ em.
4. Hoạt động vận dụng
Hoạt động 8: Thực hành
a. Mục tiêu: HS củng cố kiến thức, thái độ rèn luyện cách thực hiện bổn phận của trẻ em và nhắc nhở, giúp đỡ bạn bè thực hiện bổn phận của trẻ em.
b. Tổ chức thực hiện
- GV tổ chức hoạt động cá nhân, giao nhiệm vụ cho HS thực hiện theo yêu cầu của Hoạt động 1 và hoạt động 2 trong phần Vận dụng, SGK trang 63: 
+ Chia sẻ với các bạn về việc em đã thực hiện bổn phận của trẻ em.
+ Nhắc nhở các bạn cùng xóm thực hiện bổn phận của trẻ em.
- GV dặn dò và động viên HS thực hiện bổn phận của trẻ em và nhắc nhở, giúp đỡ bạn bè thực hiện bổn phận của trẻ em.
Hoạt động 9: Trang trí khẩu hiệu
a. Mục tiêu: HS củng cố kiến thức, thái độ, rèn luyện cách thực hiện bổn phận của trẻ em và nhắc nhở, giúp dỡ bạn bè thực hiện bổn phận của trẻ em.
b. Tổ chức thực hiện: 
- GV tổ chức hoạt động nhóm (chia lớp thành 6 – 8 nhóm) và phát cho mỗi nhóm giấy A3 hoặc A0, bút lông, bút màu,... để tham gia hoạt động theo yêu cầu: Viết và trang trí một khẩu hiệu tuyên truyền về việc thực hiện bổn phận của trẻ em.
- GV hướng dẫn HS thảo luận và chọn câu khẩu hiệu tuyên truyền trước (6 – 8 từ), sau đó viết lên giấy và tiến hành trang trí cho đẹp, bắt mắt.
- GV quy định thời gian thực hiện. Sau đó mời các nhóm giới thiệu, thuyết trình về sản phẩm của nhóm mình hoặc dán các câu khẩu hiệu quanh lớp và tổ chức cho HS đi quan sát các khẩu hiệu này để khắc sâu kiến thức bài học (áp dụng kĩ thuật phòng tranh). 
- GV động viên và nêu cách khen thưởng cho các nhóm hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Hoạt động 10: Củng cố, dặn dò
a. Mục tiêu: HS ôn lại những kiến thức, kĩ năng đã học về bổn phận của trẻ em.
b. Tổ chức thực hiện
- GV có thể linh hoạt bằng nhiều hình thức. Nếu còn thời gian có thể tổ chức trò chơi Ôn tập cuối bài, tập trung củng cố lại một số bổn phận cơ bản của trẻ em, tầm quan trọng của việc thực hiện bổn phận của trẻ em, cách thực hiện bổn phận của trẻ em và nhắc nhở, giúp dỡ bạn bè thực hiện bổn phận của trẻ em.
- Tổ chức cho HS đọc và nêu ý nghĩa của hai câu thơ: 
 Tuổi thơ là nụ là bông
 Lớn lên rường cột non sông sau này
 ( Trần Hữu Lộc)
- Tổ chức cho HS nêu suy nghĩ, cảm xúc sau giờ học để lượng giá, rút kinh nghiệm.
- Nhận xét.
 - Trả lời:
+ Chăm chỉ trong học tập.
+ Giúp đỡ bạn khi bạn không hiểu bài.
+ Em quét nhà giúp mẹ
+ Em chào cha mẹ khi đi học hoặc về.
 - Lắng nghe.
- Trả lời:
+  Ý kiến 1: Trẻ em không được huỷ hoại thân thể, danh dự, nhân phẩm, tài sản của bản thân. (Đồng tình)
+ Ý kiến 2: Trẻ em không cần giữ gìn, bảo vệ tài sản của nhà trường vì đó không phải là bổn phận của mình. (Không đồng tình)
+ Ý kiến 3: Trẻ em cần tôn trọng quyền, danh dự, nhân phẩm của người khác. (Đồng tinh)
+ Ý kiến 4: Trẻ em không được tự ý bỏ học không rời bỏ gia đình. (Đổng tỉnh)
+ Ý kiến 5: Thực hiện bổn phận trẻ em thể hiện lòng tự trọng và trách nhiệm của bản thân. (Đồng tình)
+ Ý kiến 6: Người lớn phải tạo điều kiện tối đa để trẻ em thực hiện bổn phận của mình. (Đồng tình)
- Lắng nghe.
- Lắng nghe 
- HS thảo luận 
- Các nhóm trình bày:
+ a Đồng tình. Vì mọi thành viên trong gia đình đều có bổn phẩn làm những việc vừa sức mình để xây dựng gia đình.
+ b. Không đồng tình. Vì xem trò chơi bạo lực có thể khiến em làm theo sẽ làm ảnh hưởng đến mọi người xung quanh.
+ c. Đồng tình. Vì em là người con của quê hương nên có bổn phẩn giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của quê hương.
+ d. Đồng tình. Vì em có bổn phận giữ gìn vệ sinh, rèn luyện thân thể khỏe mạnh để góp phận tạo nên một công dân khỏe mạnh góp phần xây dựng xã hội tốt đẹp.
- Lắng nghe.
- Lắng nghe.
- HS thảo luận.
- Sắm vai:
+ Tình huống 1: Na đề nghi gia đình cùng nhặt rác để góp phần bảo vệ môi trường.
+ Tình huống 2: Em sẽ ngừng chơi điện tử để chơi với em. 
- Lắng nghe.
- Thực hiện yêu cầu.
+ Chia sẻ với bạn.
+ Nhắc nhở các bạn cùng xóm thực hiện bổn phận của trẻ em.
- Lắng nghe
- Lắng nghe.
- Thực hiện trang trí khẩu hiệu
- HS chia sẻ, ghi chú lại số lần chia sẻ, giúp đỡ bạn thực hiện bổn phận của trẻ em.
- HS lắng nghe.
- HS tham gia thảo luận nhóm
- HS trình bày kết quả thảo luận và lắng nghe các nhóm bạn
- Lắng nghe.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:
Ngày dạy: KẾ HOẠCH BÀI DẠY Tuần 34, 35
 MÔN ĐẠO ĐỨC
ÔN TẬP ĐÁNH GIÁ HỌC KÌ II

File đính kèm:

  • docxke_hoach_bai_day_dao_duc_4_chan_troi_sang_tao_hoc_ki_ii_nam.docx