Kế hoạch bài dạy Hoạt động trải nghiệm 10 (Chân trời sáng tạo) - Chương trình cả năm

I. MỤC TIÊU CHỦ ĐỀ

1. Kiến thức:

● Chỉ ra được những đặc điểm tính cách, quan điểm sống của bản thân và biết cách phát huy điểm mạnh, hạn chế điểm yếu.

● Nhận diện được khả năng điều chỉnh tư duy theo hướng tích cực cho bản thân.

● Thể hiện được sự tự chủ, tự trọng, ý chí vượt khó đẻ đạt được mục tiêu đề ra.

● Thể hiện được sự chủ động của bản thân trong môi trường học tập, giao tiếp khác nhau.

● Hình thành được tư duy phản biện khi đánh giá sự vật, hiện tượng.

2. Năng lực:

- Năng lực chung:

● Năng lực tự chủ và tự học: Xác định được nhiệm vụ học tập một cách tự giác, chủ động; tự đặt được mục tiêu học tập để đòi hỏi sự nỗ lực phấn đấu thực hiện; thực hiện các phương pháp học tập hiệu quả.

● Năng lực giao tiếp và hợp tác: Làm việc nhóm hiệu quả theo sự phân công của GV, đảm bảo mỗi HS đều có cơ hội tham gia thực hành và trình bày báo cáo trước lớp.

 

doc 189 trang Thu Lụa 30/12/2023 1180
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kế hoạch bài dạy Hoạt động trải nghiệm 10 (Chân trời sáng tạo) - Chương trình cả năm", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Kế hoạch bài dạy Hoạt động trải nghiệm 10 (Chân trời sáng tạo) - Chương trình cả năm

Kế hoạch bài dạy Hoạt động trải nghiệm 10 (Chân trời sáng tạo) - Chương trình cả năm
Ngày soạn: //
Ngày dạy: //
CHỦ ĐỀ 1. THỂ HIỆN VÀ PHÁT TRIỂN BẢN THÂN
I. MỤC TIÊU CHỦ ĐỀ
1. Kiến thức:
Chỉ ra được những đặc điểm tính cách, quan điểm sống của bản thân và biết cách phát huy điểm mạnh, hạn chế điểm yếu.
Nhận diện được khả năng điều chỉnh tư duy theo hướng tích cực cho bản thân.
Thể hiện được sự tự chủ, tự trọng, ý chí vượt khó đẻ đạt được mục tiêu đề ra.
Thể hiện được sự chủ động của bản thân trong môi trường học tập, giao tiếp khác nhau.
Hình thành được tư duy phản biện khi đánh giá sự vật, hiện tượng.
2. Năng lực:
- Năng lực chung:
Năng lực tự chủ và tự học: Xác định được nhiệm vụ học tập một cách tự giác, chủ động; tự đặt được mục tiêu học tập để đòi hỏi sự nỗ lực phấn đấu thực hiện; thực hiện các phương pháp học tập hiệu quả.
Năng lực giao tiếp và hợp tác: Làm việc nhóm hiệu quả theo sự phân công của GV, đảm bảo mỗi HS đều có cơ hội tham gia thực hành và trình bày báo cáo trước lớp.
Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Khả năng huy động, tổng hợp kiến thức, kĩ năng và các thuộc tính cá nhân nhằm giải quyết một nhiệm vụ học tập, trong đó có biểu hiện của sự sáng tạo.
- Năng lực riêng:
Xác định được phong cách của bản thân
Thể hiện được hứng thú của bản thân và tinh thần lạc quan về cuộc sống.
Thể hiện được tư duy độc lập và giải quyết vấn đề của bản thân
Đánh giá được điểm mạnh, điểm yếu và khả năng thay đổi của bản thân.
3. Phẩm chất: 
Nhân ái: Biết yêu thương, đùm bọc mọi người; yêu cái đẹp, cái thiện; tôn trọng sự khác biệt; cảm thông, độ lượng và sẵn lòng giúp đỡ người khác
Trách nhiệm: Có tinh thần và trách nhiệm trong học tập, hoàn thành các nhiệm vụ được giao.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với GV: Tranh, ảnh liên quan đến sự thể hiện và phát triển bản thân.
2. Đối với HS: 
Thực hiện nhiệm vụ trong SBT trước khi đến lớp
Hình ảnh tính cách mong muốn của bản thân.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
SINH HOẠT DƯỚI CỜ
Gợi ý: 
Tham gia buổi trò chuyện về vai trò của sự tự chủ, tự trọng trong thực hiện nội quy, quy định của nhà trường.
Trao đổi về các hoạt động mà HS có thể tham gia để phát triển những điểm mạnh của bản thân.
Tham gia các hoạt động tìm hiểu ngôi trường mới, thầy cô và bạn mới.
SINH HOẠT LỚP
Gợi ý:
Thảo luận về cách tuân thủ tốt nội quy lớp học
Chia sẻ về cách phát huy điểm mạnh và hạn chế điểm yếu của bản thân.
Thảo luận về cách rèn luyện các kĩ năng tư duy tích cực và tư duy phản biện.
HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THEO CHỦ ĐỀ
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế thoải mái và hứng khởi cho HS trước khi bước vào bài học.
b. Nội dung: GV tổ chức cho HS chơi trò chơi, giới thiệu về hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 10.
c. Sản phẩm: HS chơi trò chơi nhiệt tình, nắm được các chủ đề của môn học.
d. Tổ chức thực hiện:
Nhiệm vụ 1. Chơi trò chơi “Giới thiệu bản thân”
Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV tổ chức cho cả lớp chơi trò chơi “Giới thiệu bản thân”
- GV phổ biến luật chơi: “Quản trò chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm từ 6 – 8HS. Lần lượt, từng HS trong nhóm giới thiệu tên của mình gắn với một tính từ chỉ tính cách của bản thân. Ví dụ: Hoa hài hước, Thành thân thiện,.
Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV tổ chức cho các nhóm chơi trò chơi.
- GV quan sát và hỗ trợ các nhóm khi cần thiết
Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV hỏi HS: Sau khi chơi trò chơi em có cảm xúc gì và ý nghĩa của trò chơi đó là gì?
- HS chia sẻ cảm xúc của bản thân.
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện
- GV đánh giá, nhận xét quá trình tham gia trò chơi của HS.
Nhiệm vụ 2. Giới thiệu về Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 10
Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV chiếu bức tranh về chủ đề và giới thiệu chủ đề: “Thể hiện và phát triển bản thân”.
Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS lắng nghe và tiếp cận chủ đề đầu tiên của Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 10.
Bước 3. Báo cáo, đánh giá kết quả hoạt động, thảo luận
- GV dẫn dắt HS vào tìm hiểu nội dung của chủ đề 1
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1. Nhận diện quan điểm sống của bản thân
a. Mục tiêu: Giúp HS nhận diện được các quan điểm sống của bản thân và chỉ ra được những ảnh hưởng của quan điểm sống đến sự phát triển bản thân trong học tập và cuộc sống. Từ đó, các em hình thành các quan điểm sống tích cực.
b. Nội dung: GV lần lượt tổ chức cho HS thực hiện các nhiệm vụ:
Chia sẻ về quan điểm sống của em
Chỉ ra những ảnh hưởng của quan điểm sống đến sự phát triển bản thân trong học tập và cuộc sống.
Chia sẻ những điều em học được từ quan điểm sống của các bạn.
c. Sản phẩm: HS lần lượt giải quyết được các nhiệm vụ, suy nghĩ và đưa ra các quan điểm sống tích cực cho bản thân.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
*Nhiệm vụ 1. Chia sẻ về quan điểm sống của em
Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV chia lớp thành nhóm từ 4 – 6 HS, yêu cầu lần lượt từng HS chia sẻ về quan điểm sống của bản thân trong nhóm theo 2 vòng:
+ Vòng 1. Chia sẻ về quan điểm giao tiếp, ứng xử.
Ví dụ: Bạn Hoa nói rằng: “Chân thành và thẳng thắn là yếu tố cơ bản tạo nên tình bạn đúng nghĩa”.
+ Vòng 2. Chia sẻ về quan điểm học tập và công việc.
Ví dụ: Bạn Thành nói rằng: “Tinh thần trách nhiệm là yếu tố quan trọng đối với sự thành công của mỗi cá nhân trong học tập và công việc.
Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS hình thành nhóm, cùng nhau thảo luận
- GV quan sát và hỗ trợ HS khi cần
Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời một số bạn giới thiệu trước lớp 
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện
- GV nhận xét và tổng kết về những quan điểm sống của HS.
Nhiệm vụ 2. Những ảnh hưởng của quan điểm sống đến sự phát triển bản thân trong học tập và cuộc sống
Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV chia lớp thành các nhóm 4HS theo kĩ thuật khăn trải bàn, yêu cầu HS trong nhóm thảo luận về ảnh hưởng của quan điểm sống đến sự phát triển bản thân trong học tập và cuộc sống.
Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS hình thành nhóm, các thành viên đưa ra ý kiến riêng của mình, cả nhóm thống nhất.
Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời các nhóm chia sẻ kết quả thảo luận trước lớp. 
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện
- GV nhận xét và tổng kết về ảnh hưởng của các quan điểm sống đến sự phát triển bản thân trong học tập và cuộc sống.
Nhiệm vụ 3. Chia sẻ những điều em học được từ quan điểm sống của các bạn
Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV mời 1 bạn HS làm MC phỏng vấn, đặt câu hỏi cho các bạn khác trong lớp:
+ Điều em học được từ quan điểm sống của các bạn là gì?
+ Ý nghĩa của quan điểm sống?
Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS nhanh chóng chia sẻ.
Bước 3, 4. Báo cáo, đánh giá kết quả hoạt động, thảo luận
- GV nhận xét, chốt lại những bài học các em học được và định hướng các em hình thành những quan điểm sống tích cực.
1. Nhận diện quan điểm sống của bản thân
*Một số quan điểm sống dành cho học sinh
- Giao tiếp, ứng xử
+ Kĩ năng giao tiếp, ứng xử thông minh sẽ làm chủ được tình huống.
+ Sống độ lượng, vị tha và là bạn của mọi người.
+ Chân thành và thẳng thắn là yếu tố cơ bản tạo nên tình bạn đúng nghĩa.
- Học tập và công việc
+ Thực hiện tốt tính kỉ luật là bạn đang giúp mình hoàn thiện nhân cách tốt hơn.
+ Chăm chỉ là điều kiện tiên quyết để học sinh chinh phục được những thành tích cao trong học tập.
+ Trung thực trong học tập là bạn đang thể hiện lòng tự trọng của mình.
*Ảnh hưởng của quan điểm sống đến sự phát triển bản thân trong học tập và cuộc sống
Quan điểm sống là kim chỉ nam giúp chúng ta ngày càng tiến bộ, hoàn thiện trong giao tiếp, ứng xử cũng như trong học tập, công việc. Tuy nhiên, để thực hiện được những quan điểm đó chúng ta cũng sẽ gặp phải những khó khăn nhất định. Việc chúng ta cần làm là vượt qua khó khăn đó và hoàn thành mục tiêu đã đặt ra.
*Chia sẻ những điều học được từ quan điểm sống của các bạn
- HS tự chia sẻ.
Hoạt động 2. Tìm hiểu về đặc điểm tính cách của bản thân
a. Mục tiêu: Giúp HS khám phá và tìm hiểu những đặc điểm tính cách của bản thân, từ đó chỉ ra được những nét tính cách đặc trưng và nét tính cách tích cực, chưa tích cực của mình.
b. Nội dung: GV lần lượt tổ chức cho HS thực hiện các nhiệm vụ:
Xác định một số đặc điểm tính cách của bản thân và các biểu hiện của những nét tính cách đó.
Chỉ ra ảnh hưởng của tính cách đến sự phát triển bản thân trong học tập và cuộc sống.
Xây dựng và thực hiện kế hoạch rèn luyện và phát triển bản thân.
c. Sản phẩm: HS hoàn thành các nhiệm vụ được giao, tìm ra được đặc điểm tính cách của bản thân để có sự điều chỉnh phù hợp.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
*Nhiệm vụ 1. Xác định tính cách của bản thân và biểu hiện của những nét tính cách đó.
Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV tổ chức trò chơi “Ai nhanh hơn”
- GV chia lớp thành 2 đội thi và phổ biến luật chơi: Một HS trong từng đội lần lượt viết lên bảng những từ chỉ tính cách của con người. Trong thời gian 3 phút, đội nào viết được nhiều hơn và đúng các tính cách sẽ là đội thắng cuộc.
Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS hình thành các đội, tiếp nhận và lắng nghe luật chơi.
Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV tổ chức cho hai đội cùng chơi trò chơi. 
- GV nhận xét, tổng kết về một số tính cách của con người.
- GV chia lớp thành nhóm 5 – 6 HS, yêu cầu lần lượt từng HS trong nhóm giới thiệu những nét tính cách đặc trưng của bản thân và biểu hiện của nó.
- GV mời một số HS trong các nhóm chia sẻ trước lớp.
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện
- GV nhận xét và khuyến khích các em rèn luyện cho mình những nét tính cách tích cực.
Nhiệm vụ 2. Những ảnh hưởng của tính cách đến sự phát triển bản thân trong học tập và cuộc sống
Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV đặt câu hỏi: Tính cách có ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển của bản thân trong học tập và cuộc sống?
Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS tiếp nhận câu hỏi, suy nghĩ, đưa ra ý kiến
Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV gọi đại diện một số HS đứng dậy trả lời trước lớp (yêu cầu các câu trả lời không trùng nhau). 
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện
- GV nhận xét, tổng kết về ảnh hưởng của tính cách đến sự phát triển bản thân trong học tập và cuộc sống.
Nhiệm vụ 3. Xây dựng và thực hiện kế hoạch rèn luyện phát triển bản thân
Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV chia lớp thành các nhóm 6HS, yêu cầu HS mở SBT và chia sẻ theo 2 vòng:
+ Vòng 1. Những điểm yếu và điểm mạnh trong tính cách của bản thân.
+ Vòng 2. Giới thiệu về kế hoạch và những việc làm cụ thể để thực hiện kế hoạch rèn luyện bản thân.
Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS hình thành nhóm, chia sẻ theo sự hướng dẫn của GV.
- GV quan sát và hỗ trợ
Bước 3, 4. Báo cáo, đánh giá kết quả hoạt động, thảo luận
- GV nhận xét, tổng kết về cách xây dựng và thực hiện kế hoạch rèn luyện phát triển bản thân.
2. Tìm hiểu về đặc điểm tính cách của bản thân 
* Xác định tính cách và biểu hiện
- Tính cách là tính chất, đặc điểm về nội tâm của mỗi con người mà có ảnh hưởng trực tiếp đến suy nghĩ, lời nói và hành động của người đó. Một người có thể có nhiều tính cách và cũng có thể nhiều người cùng có một tính cách.
- Một số tính cách:
+ Tính tự lập
+ Tính tự tin
+ Tính cầu toàn
+ Tính thân thiện
+ 
* Ảnh hưởng của tính cách đến sự phát triển bản thân trong học tập và cuộc sống
- HS liên hệ tính cách và nếu ảnh hưởng.
* Xây dựng và thực hiện kế hoạch rèn luyện phát triển bả ... , năng lực của người làm nghề
- Lợi ích của nghề:
5. Cảm nhận của em sau khi tham gia hoạt động trải nghiệm:
Hoạt động 4. Tìm hiểu thông tin cơ bản về hệ thống trường đào tạo liên quan đến nghề định lựa chọn
a. Mục tiêu: Giúp HS có những hiểu biết và thông tin cơ bản về trường đào tạo liên quan đến nghề định lựa chọn.
b. Nội dung: GV lần lượt tổ chức cho HS khám phá, tìm hiểu:
Xác định và lựa chọn những thông tin cơ abnr về hệ thống trường đàotạo liên quan đến nghề lựa chọn.
Lập bảng thông tin cơ bản về hệ thống trường đào tạo liên quan đến nghề định lựa chọn.
c. Sản phẩm: HS biết được trường đào tạo đến nghề mình lựa chọn. 
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
*Nhiệm vụ 1. Xác định và lựa chọn những thông tin cơ bản về hệ thống trường đào tạo liên quan đến nghề lựa chọn.
Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS trao đổi thông tin về hệ thống trường đào tạo mà mỗi cá nhân tìm hiểu được.
- GV cung cấp và mở rộng thêm cho HS danh mục hệ thống các trường đào tạo nghề phân theo nhóm ngành của Bộ Giáo dục và Đào tạo:
Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV cho HS thảo luận, trao đổi về trường mà em định lựa chọn.
Bước 3, 4. Báo cáo, đánh giá kết quả hoạt động, thảo luận
- GV nhận xét hoạt động.
*Nhiệm vụ 2. Lập bảng thông tin cơ bản về hệ thống trường đào tạo liên quan đến nghề định lựa chọn.
Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV cho HS thảo luận và điền các thông tin cơ bản về trường đào tạo ngành nghề định lựa chọn của bản thân.
- Ví dụ:
+ Tên trường
+ Tên ngành đào tạo
+ Tên ngành, nghề HS dự định lựa chọn
+ Các thông tin cơ bản khác:
Cơ hội việc làm
Học phí
Đội ngũ GV của trường
Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập
Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV cho HS các nhóm trưng bày sản phẩm của mình, của lớp đã đi tham quan và đọc các bản thông tin.
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện
- GV trao đổi với cả lớp và hỏi bạn nào đã tìm ra những thông tin mới mẻ trong hoạt động này.
- GV nhận xét hoạt động.
4. Tìm hiểu thông tin cơ bản về hệ thống trường đào tạo liên quan đến nghề định lựa chọn
- Một số thông tin cần tìm hiểu:
Tên trường
Vị trí địa lí
Lịch sử của trường
Ngành, nghề đào tạo
Chất lượng sinh viên
Môi trường học tập
Đội ngũ giảng viên
Cơ sở vật chất
Học phí
Cơ hội việc làm
Hoạt động 5. Xây dựng và thực hiện kế hoạch học tập theo nhóm nghề nghiệp định lựa chọn
a. Mục tiêu: Giúp HS xây dựng và thực hiện kế hoạch học tập theo nhóm nghề lựa chọn
b. Nội dung: GV tổ chức cho HS xây dựng kế hoạch, thực hiện kế hoạch và đánh giá công việc thực hiện kế hoạch và hướng phát triển tiếp theo.
c. Sản phẩm: HS biết cách xây dựng kế hoạch, bước đầu thực hiện và đưa ra những kết quả đáng mong đợi.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
*Nhiệm vụ 1. Xây dựng kế hoạch học tập theo định hướng nghề nghiệp tương lai
Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm và yêu cầu HS:
+ Em đạt được những mục tiêu gì?
+ Cách em đạt được mục tiêu trong kế hoạch học tập như thế nào?
Loại kế hoạch
Mục tiêu cần đạt
Cách thức đạt mục tiêu
Kế hoạch ngắn hạn
Kế hoạch trung hạn
Kế hoạch dài hạn
Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS hình thành nhóm, thảo luận và chia sẻ lẫn nhau.
Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời đại diện HS trình bày
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện
- GV nhận xét hoạt động
*Nhiệm vụ 2. Thực hiện kế hoạch học tập đã xây dựng theo nhóm nghề lựa chọn
Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV nhắc nhở HS thực hiện kế hoạch học tập theo nhóm nghề lựa chọn.
- GV hướng dẫn HS xác định nội dung mình nên học mở rộng, chuyên sâu và thời gian học tập tương ứng.
Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS lắng nghe và cố gắng thực hiện
Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV thực hiện đánh giá liên tục và điều chỉnh ngay khi cần để phù hợp với kế hoạch học tập theo định hướng nghề lựa chọn của HS.
- GV tổ chức cho HS chia sẻ với các bạn về kết quả thực hiện kế hoạch.
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện
- GV nhận xét hoạt động.
*Nhiệm vụ 3. Đánh giá việc thực hiện kế hoạch và hướng phát triển tiếp theo
Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV tổ chức cho HS chia sẻ trước lớp với những nội dung sau:
+ Em có bao nhiêu nhiệm vụ trong kế hoạch học tập?
+ Nhiệm vụ có thực hiện đúng kế hoạch không? Em đã nhận được những gì khi thực hiện kế hoạch?
+ Lí do nhiệm vụ không được hoàn thành?
Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS lắng nghe, chuẩn bị câu trả lời
Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- HS trình bày trước lớp
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện
- GV nhận xét hoạt động.
5. Xây dựng và thực hiện kế hoạch học tập theo nhóm nghề nghiệp
* Xây dựng kế hoạch học tập theo định hướng nghề nghiệp tương lai
Ví dụ mẫu: 
Loại kế hoạch
Mục tiêu cần đạt
Cách thức đạt mục tiêu
Kế hoạch ngắn hạn
Học cách quan tâm, chăm sóc người khác
Tự mình học tập, rèn luyện
Kế hoạch trung hạn
Học tốt hơn môn sinh học (đặc biệt là tìm hiểu rõ cấu tạo sinh lí con người.
Chăm chỉ và dành thời gian học nhiều hơn cho môn sinh học.
Kế hoạch dài hạn
Thi đậu vào trường đại học Y, tương lai trở thành bác sĩ.
- Chăm chỉ học tập, rèn luyện.
* Thực hiện kế hoạch học tập đã xây dựng theo nhóm nghề lựa chọn
- HS thực hiện kế hoạch mà bản thân đã đặt ra.
* Đánh giá việc thực hiện kế hoạch và hướng phát triển tiếp theo
- HS liên hệ bản thân và chia sẻ trước lớp
Hoạt động 6. Rèn luyện bản thân theo định hướng nghề nghiệp
a. Mục tiêu: Giúp HS biết xây dựng và thực hiện kế hoạch rèn luyện bản thân theo định hướng nhóm nghề định lựa chọn.
b. Nội dung: GV lần lượt tổ chức cho HS xây dựng kế hoạch rèn luyện, thực hiện rèn luyện và cuối cùng là đánh giá kết quả thực hiện.
c. Sản phẩm: HS biết cách rèn luyện bản thân để theo đuổi định hướng nhóm nghề tương lai mình đã lựa chọn.
d. Tổ chức thực hiện: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
*Nhiệm vụ 1. Xây dựng kế hoạch rèn luyện bản thân theo định hướng nghề nghiệp
Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm, mỗi nhóm từ 4 – 5 HS để xây dựng và thực hiện kế hoạch rèn luyện bản thân.
- GV đưa ra ví dụ: Nghề nhà báo
+ Mục tiêu:
Chăm chỉ và kiên trì tích lũy hiểu biết về văn hóa.
Khẳ năng giải quyết vấn đề, tư duy phản biện
Kĩ năng công nghệ thông tin, ngoại ngữ.
+ Cách thức thực hiện:
Thường xuyên tham gia thuyết trình, hùng biện, làm việc nhóm.
Tham gia các hoạt động ngoại khoá.
Quan sát, thamm gia các cơ sở báo chí – tuyên truyền.
- Sau khi chia sẻ, GV tổ chức cho lớp thảo luận nhóm từ 4 – 6 HS, yêu cầu HS dựa trên nghề định lựa chọn để xác định một số phẩm chất và năng lực cơ bản (nghề y, nghề sư phạm, nghề hướng dẫn viên du lịch, nghề nhà báo).
Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS tiếp nhận lần lượt các yêu cầu, thảo luận và thực hiện
Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời đại diệ các nhóm trình bày kết quả trước lớp.
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện
- GV định hướng cho HS xác định nội dung, cách thức thực hiện phù hợp để rèn luyện các phẩm chất và năng lực theo yêu cầu của nghề định lựa chọn.
- GV định hướng cho HS một số điều kiện giúp HS thực hiện được kế hoạch đặt ra.
*Nhiệm vụ 2. Thực hiện rèn luyện bản thân theo định hướng nghề nghiệp
Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV tổ chức cho lớp thảo luận nhóm từ 4 – 5 HS, yêu cầu HS thực hiện kế hoạch rèn luyện phẩm chất và năng lực theo các gợi ý sau:
- Gợi ý: Nghề sư phạm cần hiểu biết nhiều về con người, văn hóa, xã hội, ngôn ngữ nói lưu loát, thái độ ân cần với mọi người
Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS hình thành nhóm, thảo luận và trao đổi nhiệm vụ.
Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- HS chia sẻ trước lớp
- GV yêu cầu HS chia sẻ những khó khăn và thuận lợi khi rèn luyện theo định hướng nghề nghiệp.
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện
- GV bổ sung, nhận xét hoạt động.
*Nhiệm vụ 3. Đánh giá và chia sẻ kết quả rèn luyện theo cách mà em đã thực hiện
Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV tổ chức cho HS chia sẻ các con đường khác để rèn luyện phẩm chất và năng lực cho bản thân phù hợp với nghề định lựa chọn.
Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS lắng nghe yêu cầu, suy nghĩ và đưa ra các con đường rèn luyện
Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- HS chia sẻ trước lớp
- GV khuyến khích tính sáng tạo trong lựa chọn con đường khác nhau để rèn luyện phẩm chất và năng lực của HS.
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện
- GV khuyến khích những HS có kết quả rèn luyện tốt, chia sẻ với các bạn trong lớp về kinh nghiệm của mình.
6. Rèn luyện bản thân theo định hướng nghề nghiệp
* Xây dựng kế hoạch rèn luyện bản thân theo định hướng nghề nghiệp
- Phẩm chất và năng lực một số nghề:
+ Nghề y:
Quan tâm, chăm sóc cẩn thận, chu đáo
Kiên trì, chịu được áp lực
Hiểu rõ cấu tạo sinh lí của con người
+ Nghề sư phạm:
Yêu trẻ, tôn trọng trẻ
Năng lực chuyên môn sâu
Ngôn ngữ lưu loát, trôi chảy
Chịu khó, quan tâm, chia sẻ
+ Nghề hướng dẫn viên du lịch:
Am hiểu các vùng miền, địa danh
Tinh thần nhiệt huyết hăng say
Khả năng ăn nói lưu loát, trôi chảy
+ Nghề nhà báo: 
Chăm chỉ và kiên trì tích lũy hiểu biết về văn hóa.
Khẳ năng giải quyết vấn đề, tư duy phản biện
Kĩ năng công nghệ thông tin, ngoại ngữ
* Thực hiện rèn luyện bản thân theo định hướng nghề nghiệp
- HS thực hiện rèn luyện bản thân
* Đánh giá và chia sẻ kết quả rèn luyện theo cách mà em đã thực hiện
- Con đường rèn luyện:
+ Tự mình học tập, rèn luyện
+ Học các môn học trong nhà trường
+ Hoạt động sinh hoạt trong gia đình
+ Tham gia vào các hoạt động xã hội
+ Hoạt động trải nghiệm trên lớp.
Hoạt động 7. Đánh giá kết quả trải nghiệm
a. Mục tiêu: Giúp HS đánh giá đồng đẳng vì sự phát triển và GV nhìn lại sự tiến bộ của HS.
b. Nội dung: GV tổ chức cho HS tự đánh giá, đánh giá đồng đẳng
c. Sản phẩm: HS nhận những điều mình đã làm được và chưa làm được để có sự điều chỉnh phù hợp với bản thân.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
*Nhiệm vụ 1. Đánh giá đồng đẳng
Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu các thành viên trong nhóm đưa ra ý kiến về kết quả hoạt động của các bạn:
+ Những tiến bộ trong rèn luyện phẩm chất và năng lực.
+ Những tiến bộ của bạn trong kĩ năng làm việc nhóm, kĩ năng trình bày
+ Những mong đợi để bạn tiến bộ hơn
Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS thảo luận, đưa ra ý kiến đóng góp lẫn nhau.
Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời đại diện HS lên chia sẻ xem mình đã nhận được gì từ các bạn trong nhóm và cảm xúc của mình thế nào.
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện
- GV nhận xét hoạt động.
*Nhiệm vụ 2. Đánh giá kết quả cả lớp
Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV chiếu bảng kết quả tự đánh giá, yêu cầu HS tự đánh giá và cộng điểm của mình theo thang điểm (tốt: 3 điểm, đạt: 2 điểm, chưa đạt: 1 điểm).
Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS tự đánh giá kết quả thực hiện của mình
Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời một số HS chia sẻ kết quả của mình trước lớp.
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện
- GV nhận xét kết quả dựa trên số liệu tổng hợp được của HS và khích lệ những việc đã làm được, động viên các em tiếp tục rèn luyện.
7. Đánh giá kết quả trải nghiệm
*Hướng dẫn về nhà:
Rèn luyện và định hướng nghề nghiệp cho bản thân
Ôn lại kiến thức đã học để kiểm tra cuối năm.

File đính kèm:

  • docke_hoach_bai_day_hoat_dong_trai_nghiem_10_chan_troi_sang_tao.doc