Kế hoạch bài dạy Hoạt động trải nghiệm 4 (Chân trời sáng tạo) - Chủ đề 5: Chào năm mới và chi tiêu tiết kiệm

KẾ HOẠCH SINH HOẠT DƯỚI CỜ ( Tiết 1)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù:

- Tham gia tích cực các hoạt động chào đón năm mới của trường, lớp.

2. Năng lực chung.

- Năng lực giao tiếp, hợp tác: thảo luận về những việc làm gây lãng phí, ý nghĩa của tiết kiệm trong cuộc sống.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất chăm chỉ: tích cực tập luyện các tiết mục văn nghệ theo sự phân công.

 - Phẩm chất trách nhiệm: Có trách nhiệm với nhiệm vụ được giao.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Giáo viên

- SGK Hoạt động trải nghiệm 4, VBT Hoạt động trải nghiệm 4;

- Trang phục, đạo cụ phục vụ cho các tiết mục văn nghệ.

2. Học sinh

- SGK Hoạt động trải nghiệm 4, VBT Hoạt động trải nghiệm 4

- Trang phục để diễn văn nghệ.

 

docx 35 trang Thu Lụa 29/12/2023 4680
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kế hoạch bài dạy Hoạt động trải nghiệm 4 (Chân trời sáng tạo) - Chủ đề 5: Chào năm mới và chi tiêu tiết kiệm", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Kế hoạch bài dạy Hoạt động trải nghiệm 4 (Chân trời sáng tạo) - Chủ đề 5: Chào năm mới và chi tiêu tiết kiệm

Kế hoạch bài dạy Hoạt động trải nghiệm 4 (Chân trời sáng tạo) - Chủ đề 5: Chào năm mới và chi tiêu tiết kiệm
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
MÔN: HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM - LỚP 4
 CHỦ ĐỀ 5: CHÀO NĂM MỚI VÀ CHI TIÊU TIẾT KIỆM 
TUẦN 17
Tiết 1: Sinh hoạt dưới cờ, Hội diễn văn nghệ chào năm mới.
+ Tham gia tích cực các hoạt động chào đón năm mới của trường, lớp.
Tiết 2: Hoạt động giáo dục theo chủ đề:
+ So sánh được giá của các mặt hàng phổ biến trong sinh hoạt hàng ngày của gia đình và có ý thức tiết kiệm cho gia đình.
+ Lựa chọn được mặt hàng muốn mua phù hợp với khả năng tài chính của bản thân và gia đình.
Tiết 3: Sinh hoạt lớp; những việc làm gây lãng phí trong cuộc sống hàng ngày.
+ Nêu và chia sẻ những việc cần làm để tránh lãng phí trong cuộc sống hàng ngày và trong gia đình.
KẾ HOẠCH SINH HOẠT DƯỚI CỜ ( Tiết 1)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù:
- Tham gia tích cực các hoạt động chào đón năm mới của trường, lớp.
2. Năng lực chung.
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: thảo luận về những việc làm gây lãng phí, ý nghĩa của tiết kiệm trong cuộc sống...
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất chăm chỉ: tích cực tập luyện các tiết mục văn nghệ theo sự phân công.
 - Phẩm chất trách nhiệm: Có trách nhiệm với nhiệm vụ được giao.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
1. Giáo viên
SGK Hoạt động trải nghiệm 4, VBT Hoạt động trải nghiệm 4;
Trang phục, đạo cụ phục vụ cho các tiết mục văn nghệ.
Học sinh
SGK Hoạt động trải nghiệm 4, VBT Hoạt động trải nghiệm 4
- Trang phục để diễn văn nghệ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Hội diễn văn nghệ chào mừng năm mới. 
« Mục tiêu: Tham gia tích cực các hoạt động chào đón năm mới của trường, lớp.
« Cách tiến hành:
Tham gia biểu diễn các tiết mục văn nghệ chào mừng năm mới.
- Gv hướng dẫn cho Hs tham gia hội diễn văn nghệ chào năm mới theo kế hoạch của nhà trường (tập luyện lại 1 lần trước khi biểu diễn, chuẩn bị trang phục, đạo cụ,...)
- GV hỗ trợ HS trong quá trình tham gia các tiết mục văn nghệ và trở về chỗ ngồi sau khi biểu diễn xong.
- Gv nhắc nhở HS trật tự, tập trung chú ý, nêu được ít nhất một điều ấn tượng về các hoạt động của chương trình và chia sẻ với bạn bè, gia đình.
Hưởng ứng chủ đề năm mới và chi tiêu tiết kiệm
- GV nhắc nhở HS chú ý lắng nghe Tổng phụ trách triển khai chủ đề năm mới và chi tiêu tiết kiệm
- HS thực hiện theo hướng dẫn
- HS biểu diễn tiết mục.
- HS trật tự, tập trung chú ý, nêu được ít nhất một điều ấn tượng về các hoạt động của chương trình và chia sẻ với bạn bè, gia đình.
- HS chú ý lắng nghe
Tổng kết
- Yêu cầu HS chia sẻ cảm nhận sau khi tham gia chương trình văn nghệ chào năm mới.
- Yêu cầu HS tìm hiểu về phong tục đón năm mới của địa phương để chuẩn bị cho buổi sinh hoạt dưới cờ tuần sau.
- Vài cá nhân chia sẻ.
- HS tìm hiểu về phong tục đón năm mới của địa phương ( hỏi người thân, tra cứu trên in-tơ- nét.)
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THEO CHỦ ĐỀ ( Tiết 2)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù:
- So sánh được giá của các mặt hàng phổ biến trong sinh hoạt hàng ngày của gia đình và có ý thức tiết kiệm cho gia đình.
- Lựa chọn được mặt hàng muốn mua phù hợp với khả năng tài chính của bản
thân và gia đình.
- Năng lực thích ứng với cuộc sống: So sánh, lựa chọn mặt hàng phù hợp với khả năng tài chính của bản thân và gia đình.
2. Năng lực chung.
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: thảo luận về những việc làm gây lãng phí, ý nghĩa của tiết kiệm trong cuộc sống...
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất chăm chỉ: Chủ động tìm hiểu, so sánh giá của một số mặt hàng phổ biến sử dụng trong dịp Tết; Làm sổ theo dõi chi tiêu của bản thân.
- Phẩm chất trách nhiệm: Tiết kiệm trong cuộc sống của cá nhân và gia đình.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
1. Giáo viên
SGK Hoạt động trải nghiệm 4, VBT Hoạt động trải nghiệm 4;
Một số mặt hàng sử dụng trong năm mới phù hợp với HS.
- Tư liệu về một số trò chơi dân gian trong dịp Tết: ném còn, đấu vật, đẩy gậy, ...
Học sinh
SGK Hoạt động trải nghiệm 4, VBT Hoạt động trải nghiệm 4
Vở, bút viết,...
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. KHỞI ĐỘNG:
« Mục tiêu: Tạo cảm xúc vui tươi, kết nối với chủ đề bài học.
– GV cho HS nghe và vận động theo nhạc bài Ngày Tết quê em, sáng tác Từ Huy
– GV đặt câu hỏi: 
+ Ngày Tết, bố mẹ hoặc người thân có đưa em đi mua sắm không?
+ Em thích được mua sắm những gì? Vì sao?
- GV dẫn dắt giới thiệu chủ đề HS vào các hoạt động tiếp theo.
- HS vận động theo nhạc.
- HS trả lời theo suy nghĩ.
- HS theo dõi.
B. NHẬN DIỆN- KHÁM PHÁ
Hoạt động 1: Nhận diện việc mua sắm phù hợp với khả năng tài chính của bản thân và gia đình 
« Mục tiêu:- So sánh được giá của các mặt hàng phổ biến trong sinh hoạt hàng ngày của gia đình và có ý thức tiết kiệm cho gia đình.
- Lựa chọn được mặt hàng muốn mua phù hợp với khả năng tài chính của bản
thân và gia đình.
« Cách thực hiện: 
1. Đọc bài “Vè mua sắm”
- GV cho học sinh đọc thầm bài thơ “Vè mua sắm”.
 2. Thảo luận cặp và trả lời câu hỏi:
– GV lần lượt nêu câu hỏi trong sách giáo khoa và yêu cầu HS thảo luận cặp, trả lời.
+ Bài vè trên khuyên ta điều gì khi mua sắm?
+ Khi mua sắm, em thường quan tâm đến điều gì?
– Gọi đại diện 2 - 3 nhóm lên trả lời câu hỏi.
– GV ghi chép nhanh các ý kiến lên trên bảng để HS có thể quan sát và so sánh cách nhìn nhận khác nhau của HS về mua sắm.
– GV tổng kết: Cần cân nhắc khi chi tiêu, trước khi mua hàng hoá cần so sánh giá, chọn hàng hoá phù hợp với bản thân và gia đình.
– GV dẫn dắt sang hoạt động sau.
– HS đọc thầm và suy nghĩ về nội dung của bài thơ.
– HS thảo luận cặp, trả lời: 
+ Bài vè khuyên chúng ta cân nhắc chi tiêu, trước khi mua hàng hóa cần so sánh giá, lựa chọn hàng hóa phù hợp với bản thân và gia đình.
+ Quan tâm đến kiểu dáng hoặc chất lượng hoặc giá tiền,...
- Đại diện 2 - 3 nhóm lên trả lời câu hỏi.
- HS khác nhận xét, bổ sung.
Hoạt động 2: Chia sẻ lợi ích của tiết kiệm
« Mục tiêu: - Nêu được những cách bản thân tiết kiệm tiền và sử dụng số tiền tiết kiệm; biết được ích lợi của việc tiết kiệm.
- Có ý thức tiết kiệm cho gia đình.
« Cách thực hiện: 
1. Nêu những cách em tiết kiệm và sử dụng số tiền tiết kiệm đó
- GV yêu cầu HS viết ra nháp và chia sẻ ý kiến cá nhân theo các câu hỏi định hướng trong SGK trang 48: 
+ Nêu những cách em tiết kiệm tiền và sử dụng số tiền tiết kiệm đó.
+ Em đã sử dụng số tiền tiết kiệm đó vào việc gì?
2. Quan sát tranh và nêu suy nghĩ của em về lợi ích của tiết kiệm
- GV cho HS quan sát tranh và thảo luận nhóm 4 và nêu suy nghĩ về ý nghĩa của tiết kiệm. 
– GV gọi một số HS đại diện của các nhóm chia sẻ suy nghĩ về ý nghĩa của từng bức tranh.
– GV có thể đặt thêm câu hỏi cho HS:
+ Em có thể nêu thêm ý nghĩa của việc tiết kiệm tiền không?
– GV mời đại diện mỗi nhóm lên báo cáo kết quả thảo luận.
– GV tổng kết và đánh giá hoạt động:
+ Tiết kiệm luôn cần thiết trong các hoạt động sống của mỗi cá nhân, không được lãng phí
+ Tiền tiết kiệm để sử dụng trong những tình huống cần phải huy động nhiều tiền hoặc mất sức lao động, hỗ trợ người khó khăn.
- HS đọc nhiệm vụ 1
- HS viết ra nháp về suy nghĩ hoặc trải nghiệm của bản thân
- HS chia sẻ cách tiết kiệm của bản thân: nuôi lợn tiết kiệm (hoặc cách tương tự), gửi bố mẹ, người thân. 
- HS chia sẻ cách sử dụng số tiền tiết kiệm đó: mua sách, vở, đồ chơi, chơi game tham gia các khoá học về kỹ năng hoặc nâng cao sức khoẻ thể chất 
- HS đọc nhiệm vụ 2
- HS thảo luận theo nhóm 4, quan sát hình ảnh trang 48 SGK, thảo luận về ý nghĩa của tiết kiệm.
- Đại diện mỗi nhóm HS báo cáo kết quả thảo luận
- Các nhóm khác lắng nghe và bổ sung ý kiến (nếu có);
Gợi ý: 4 hình ảnh là ý nghĩa cơ bản của tiết kiệm:
+ Tranh 1: Tiết kiệm để mua sắm những tài sản lớn, nhỏ trong gia đình, như mua nhà, mua xe máy, ô tô hoặc với cá nhân như cặp sách, xe đạp
+ Tranh 2: Tiết kiệm để sử dụng vào những lúc ốm đau, bệnh tật
+ Tranh 3: Tiết kiệm để sử dụng lúc khi về già, nghỉ hưu.
+ Tranh 4: Tiết kiệm để làm từ thiện, giúp đỡ những người khó khăn.
- Đại diện mỗi nhóm lên báo cáo kết quả thảo luận.
 Tổng kết
- Mời một bạn nhắc lại điều chúng ta đã cùng chia sẻ, trải nghiệm trong tiết học.
- Trong cuộc sống, chúng ta cần:
+ Có ý thức và thực hiện việc tiết kiệm tiền bạc cho bản thân và gia đình;
+ Tiền tiết kiệm được sử dụng vào những việc có ý nghĩa và cần thiết: mua tài sản lớn khi ốm đau, bệnh tật; nghỉ hưu hoặc mất sức lao động; từ thiện
- Chúng ta cùng tìm hiểu và trải nghiệm về các hành vi tiết kiệm trong mọi lúc, mọi nơi.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY:
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
KẾ HOẠCH SINH HOẠT LỚP ( Tiết 3)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù:
Tự đánh giá các hoạt động trong tuần của bản thân và tham gia đánh giá các hoạt động chung của lớp. Xác định được các việc cần thực hiện trong tuần tiếp theo.
 Nêu và chia sẻ những việc cần làm để tránh lãng phí trong cuộc sống hàng ngày và trong gia đình.
- Tham gia được các hoạt động chào đón năm mới của trường, lớp và gia đình.
2. Năng lực chung.
- Năng lực thích ứng với cuộc sống: Xác định được các việc làm để tránh lãng phí.
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất trách nhiệm: Tiết kiệm trong cuộc sống của cá nhân và gia đình.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
1. Giáo viên: SGK, máy chiếu, tivi.
2. Học sinh: Giấy, bút
III. CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Khởi động:
« Mục tiêu: Tạo cảm xúc vui tươi, kết nối với chủ đề bài học.
« Cách thực hiện: 
GV tổ chức cho HS hát ( vỗ tay).
- Cả lớp hát. 
Hoạt động 1: Báo cáo sơ kết công tác tuần qua:
« Mục tiêu: HS tự đánh giá các hoạt động trong tuần của bản thân và tham gia đánh giá các hoạt động chung của lớp.
« Cách thực hiện: 
GV yêu cầu các trưởng ban báo cáo:
+ Đi học chuyên cần:
+ Tác phong , đồng phục .
+ Chuẩn bị bài, đồ dùng học tập 
+ Vệ sinh. 
+ GV nhận xét qua 1 tuần học:
Tuyên dương: GV tuyên dương cá nhân và tập thể có thành tích.
Nhắc nhở: GV nhắc nhở những tồn tại hạn chế của lớp trong tuần.
- Các trưởng ban báo cáo.
- Cả lớp lắng nghe.
Hoạt động 2: Phương hướng tuần tiếp theo:
« Mục tiêu: HS Xác định được các việc cần thực hiện trong tuần tiếp theo.
« Cách thực hiện: 
Tiếp tục thực hiện nội quy trường lớp
Tiếp tục ổn định, duy trì nề nếp học tập.
Tích cực ôn tập chuẩn bị kiểm tra cuối học kì I
Tiếp tục duy trì các hoạt động: thể dục, múa sân trường, vệ sinh trường, lớp xanh, sạch, đẹp và cả ý thức nói lời hay, làm việc tốt ....
Thực hiện các hoạt động khác theo phân công
- GV nhận xét, tổng kết hoạt động.
- Cả lớp lắng nghe.
- Cả lớp lắng nghe.
- HS tham gia các hoạt động.
- Thực hiện các hoạt động theo lịch phân công
Hoạt động 3. Những việc làm gây lãng phí trong cuộc sống hàng ngày
« Mục tiêu: Nêu và chia sẻ những việc cần làm để tránh lãng phí trong cuộc sống hàng ngày và trong gia đình.
« Cách thực hiện: 
1. Kể những việc làm gây lãng phí trong cuộc sống hàng ngày
- GV hướng dẫn cho HS thảo luận và nêu những việc làm gây lãng phí của bản thân và gia đình trong cuộc sống hàng ngày
Gợi ý: Ngoài những gợi ý mang tính định hướng trong SGK trang 48, GV yêu cầu các nhóm viết ra và mời đại diện từng nhóm chia sẻ những việc làm gây lãng phí.
- GV y ... ết 1)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù:
- Biết được một số cách tiết kiệm tiền trong dịp Tết.
2. Năng lực chung.
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: trao đổi ý kiến với bạn, người thân về một số cách tiết kiệm tiền trong dịp Tết.
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất nhân ái: yêu thương, chia sẻ với những người có hoàn cảnh khó khăn xung quanh.
- Phẩm chất trách nhiệm: Có trách nhiệm cộng đồng.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
1. Giáo viên
SGK Hoạt động trải nghiệm 4, VBT Hoạt động trải nghiệm 4;
- Một số phần quà tặng HS khó khăn.
2. Học sinh
SGK Hoạt động trải nghiệm 4, VBT Hoạt động trải nghiệm 4.
- Một số phần quà tặng bạn khó khăn (nếu có)
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Tổng kết chủ đề: Chào mừng năm mới, chi tiêu tiết kiệm.
« Mục tiêu: + Biết được một số cách tiết kiệm tiền trong dịp Tết.
« Cách tiến hành:
Nghe giới thiệu một số cách tiết kiệm tiền trong dịp Tết
- GV hướng dẫn HS giới thiệu một số cách tiết kiệm tiền trong dịp Tết: Bỏ heo, gửi bố mẹ giữ hộ,....
Trao quà cho một số bạn có hoàn cảnh khó khăn
- GV hướng dẫn HS trao quà (phong trào “Cây mùa xuân vì bạn”) cho những bạn khó khăn cùng với thầy cô giáo.
- GV giáo dục HS: yêu thương, chia sẻ với những người có hoàn cảnh khó khăn xung quanh.
- HS lắng nghe.
- HS tham gia trao quà cho những bạn khó khăn cùng với thầy cô giáo.
Tổng kết
- GV nhắc nhở HS chia sẻ với bạn và người thân về một số cách tiết kiệm tiền trong dịp Tết mà em nhớ được sau buổi tổng kết.
- Yêu cầu HS chuẩn bị một số tiết mục thể hiện năng khiếu của bản thân : hát, múa, võ thuật, đàn,... để chuẩn bị cho tiết chào cờ tuần sau (chủ đề: Phát triển bản thân)
- HS tham gia các trò chơi gian gian vào giờ ra chơi, ở nhà.
- HS chuẩn bị một số tiết mục thể hiện năng khiếu của bản thân
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THEO CHỦ ĐỀ ( Tiết 2)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù:
- Lập được kế hoạch mua sắm đồ dùng cần thiết cho cá nhân.
- Làm được cuốn sổ theo dõi chi tiêu cho bản thân.
- Năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động: Xác định nội dung và cách thức lập kế hoạch mua sắm đồ dùng cần thiết cho cá nhân; 
2. Năng lực chung.
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: chia sẻ với bạn về kế hoạch mua sắm đồ dùng cá nhân; trao đổi hợp tác hoàn thành các nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: giải quyết được các vấn đề liên quan trong học tập và cuộc sống.
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất chăm chỉ: Chủ động tìm hiểu, so sánh giá của một số mặt hàng phổ biến sử dụng trong dịp Tết.
- Phẩm chất trách nhiệm: Tiết kiệm trong cuộc sống của cá nhân và gia đình.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
1. Giáo viên
SGK Hoạt động trải nghiệm 4, VBT Hoạt động trải nghiệm 4;
Một số mặt hàng sử dụng trong năm mới phù hợp với HS.
2. Học sinh
SGK Hoạt động trải nghiệm 4, VBT Hoạt động trải nghiệm 4
Một cuốn sổ nhỏ, giấy bìa màu, giấy trắng, bút chì, bút màu, bút viết,...
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. KHỞI ĐỘNG:
« Mục tiêu: Tạo cảm xúc vui tươi, kết nối với chủ đề bài học.
– GV cho HS nghe và vận động theo nhạc bài hát “Em đi chợ Tết” của nhạc sĩ Vũ Hoàng.
– GV dẫn dắt HS vào chủ đề
- GV giới thiệu bài.
- HS nghe và vận động theo nhạc bài hát 
- HS theo dõi.
B. THỰC HÀNH- VẬN DỤNG
Hoạt động 7. Lập kế hoạch mua sắm đồ dùng cần thiết cho cá nhân 
« Mục tiêu: Lập được kế hoạch mua sắm đồ dùng cần thiết cho cá nhân.
« Cách thực hiện: 
1. Lập kế hoạch mua sắm đồi dùng cần thiết cho cá nhân theo gợi ý dưới đây
– GV tổ chức và hướng dẫn HS lập kế hoạch mua sắm đồ dùng cần thiết cho cá nhân theo các gợi ý: 
+ Xác định nhu cầu của bản thân; 
+ Tìm hiểu và so sánh giá cả ở các nơi bán khác nhau; 
+ Xác định số tiền hiện có; 
+ Xác định thời gian mua sắm theo thứ tự ưu tiên những thứ cần mua. 
 2. Chia sẻ kế hoạch mua sắm của em
– GV mời một số HS chia sẻ bản kế hoạch, yêu cầu các em nêu rõ lý do, cách thức em lập bảng kế hoạch đó.
– GV mời một số em HS góp ý, bổ sung.
– GV nhận xét và tổng kết hoạt động, chuyển tiếp sang hoạt động sau
– HS suy nghĩ và viết bản kế hoạch cá nhân.
+ Mua 2 bộ đồ Tết, giày, sách vở, ...
+ Cái nào cần thiết hơn thì mua trước.
- Một số HS chia sẻ bản kế hoạch.
- HS nhận xét.
Hoạt động 8. Làm sổ theo dõi chi tiêu của bản thân
« Mục tiêu: - Làm được cuốn sổ theo dõi chi tiêu cho bản thân.
« Cách thực hiện: 
1. Làm sổ theo dõi chi tiêu theo gợi ý
- GV yêu cầu HS làm cuốn sổ theo hướng dẫn trong SGK, trang 54.
2. Trình bày nội dung cuốn sổ theo dõi chi tiêu của em
– GV yêu cầu HS chia sẻ với bạn về nội dung cuốn sổ theo dõi chi tiêu của em. 
– GV yêu cầu một số em lên thuyết minh về ý tưởng và cách thiết kế cuốn sổ.
– GV mời một số em khác nhận xét, góp ý.
- GV yêu cầu HS sử dụng cuốn sổ theo dõi chi tiêu để rèn luyện thói quen ghi chép các khoản chi tiêu hàng tuần, hàng tháng.
– GV nhận xét, tổng kết hoạt động.
- HS làm cuốn sổ theo hướng dẫn trong SGK, trang 54.
- Hs chia sẻ với bạn bên cạnh.
- Một số em lên thuyết minh về ý tưởng và cách thiết kế cuốn sổ.
- Hs khác nhận xét.
- HS ghi chép các khoản chi tiêu vào sổ
3. Tổng kết
- Mời một bạn nhắc lại điều chúng ta đã cùng chia sẻ, trải nghiệm trong tiết học.
- Tuân thủ kỉ luật ghi chép đầy đủ nội dung trong bản kế hoạch; thường xuyên tổng kết, rút kinh nghiệm sau mỗi tuần xem xét lại bản kế hoạch, điều chỉnh hoạt động chi tiêu phù hợp với khả năng tài chính của bản thân và gia đình.
− Hoạt động tiếp nối:
GV dặn dò HS tiếp tục theo dõi việc chi tiêu của cá nhân bằng cách ghi chép vào cuốn sổ đã thực hiện.
- Chúng ta cùng tìm hiểu và trải nghiệm về lập và thực hiện kế hoạch chi tiêu.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY:
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
KẾ HOẠCH SINH HOẠT LỚP ( Tiết 3)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù:
Tự đánh giá các hoạt động trong tuần của bản thân và tham gia đánh giá các hoạt động chung của lớp. Xác định được các việc cần thực hiện trong tuần tiếp theo.
- Nêu và chia sẻ những cách lựa chọn mua hàng nhân dịp Tết.
- Năng lực thích ứng với cuộc sống: nhận diện và thực hiện được việc mua sắm hàng hoá phù hợp với khả năng tài chính của bản thân và gia đình.
2. Năng lực chung.
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: trao đổi hợp tác hoàn thành các nhiệm vụ học tập, trình bày được ý kiến trong nhóm, trước lớp.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Vận dụng những gì đã học cùng gia đình mua sắm hàng hóa phù hợp trong dịp Tết.
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất chăm chỉ: Phụ giúp gia đình sắm Tết.
- Phẩm chất trách nhiệm: Tiết kiệm trong cuộc sống của cá nhân và gia đình, có trách nhiệm với gia đình. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
1. Giáo viên: SGK, máy chiếu, tivi, các thẻ tiền mệnh giá 
( 1000 đồng, 2000 đồng, 10 000 đồng, 20 000 đồng, 50 000 đồng, 100 0000 đồng, một số hàng hóa bằng vật thật (đồ chơi, mô hình, hình vẽ, thẻ ghi chữ,...) để tổ chức trò chơi “Đi siêu thị”
2. Học sinh: mang đến lớp một số hàng hóa bằng vật thật (mô hình, hình vẽ,...) để tổ chức trò chơi “Đi siêu thị” (nếu có)
III. CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Khởi động:
« Mục tiêu: Tạo cảm xúc vui tươi, kết nối với chủ đề bài học.
« Cách thực hiện: 
GV tổ chức cho HS hát ( vỗ tay).
- Cả lớp hát. 
Hoạt động 1: Báo cáo sơ kết công tác tuần qua:
« Mục tiêu: HS tự đánh giá các hoạt động trong tuần của bản thân và tham gia đánh giá các hoạt động chung của lớp.
« Cách thực hiện: 
GV yêu cầu các trưởng ban báo cáo:
+ Đi học chuyên cần:
+ Tác phong , đồng phục .
+ Chuẩn bị bài, đồ dùng học tập 
+ Vệ sinh. 
+ GV nhận xét qua 1 tuần học:
Tuyên dương: GV tuyên dương cá nhân và tập thể có thành tích.
Nhắc nhở: GV nhắc nhở những tồn tại hạn chế của lớp trong tuần.
- Các trưởng ban báo cáo.
- Cả lớp lắng nghe.
Hoạt động 2: Phương hướng tuần tiếp theo:
« Mục tiêu: HS Xác định được các việc cần thực hiện trong tuần tiếp theo.
« Cách thực hiện: 
Tiếp tục thực hiện nội quy trường lớp
Tiếp tục ổn định, duy trì nề nếp học tập, ôn tập các bảng nhân, chia.
Tiếp tục duy trì các hoạt động: thể dục, múa sân trường, vệ sinh trường, lớp xanh, sạch, đẹp và cả ý thức nói lời hay, làm việc tốt ....
Thực hiện các hoạt động khác theo phân công
7. GV nhận xét, tổng kết hoạt động.
- Cả lớp lắng nghe.
- HS tham gia các hoạt động.
- Thực hiện các hoạt động theo lịch phân công
Hoạt động 3. Chơi trò chơi đi siêu thị
« Mục tiêu: - Nêu và chia sẻ những cách lựa chọn mua hàng nhân dịp Tết; nhận diện và thực hiện được việc mua sắm hàng hoá phù hợp với khả năng tài chính của bản thân và gia đình.
« Cách thực hiện: 
1. Chơi trò chơi “Đi siêu thị”
- GV hướng dẫn cho HS chơi trò chơi “Đi siêu thị”:
+ Cách chơi: Lần lượt các nhóm bốc thăm hàng hóa được mua và số tiền được sử dụng. Các nhóm sử dụng số tiền bốc thăm được mua hàng hóa trong danh sách cần mua.
+ Luật chơi: Nhóm nào mua đủ số hàng hóa trong danh sách nhanh nhấtmà không vượt quá số tiền quy định sẽ thắng cuộc.
- GV yêu cầu HS tham gia trò chơi theo nhóm 6, GVgiám sát các em chơi
2. Chia sẻ cách lựa chọn hàng hoá của nhóm em
- GV yêu cầu một số em báo cáo cách các em lựa chọn mua những món hàng hoá của nhóm.
- GV yêu cầu một số em nhận xét về kết quả của bạn.
- GV nhận xét.
- HS theo dõi hướng dẫn 
- HS thảo luận theo nhóm về cách chơi, luật chơi
- Các nhóm tham gia chơi.
- Đại diện từng nhóm HS chia sẻ cách lựa chọn hàng hoá của nhóm
- Một số em nhận xét 
Tổng kết, cam kết hành động.
− GV cho HS khái quát lại các cách: lựa chọn những mặt hàng muốn mua phù hợp với khả năng tài chính của bản thân và gia đình.
- HS nhắc lại
ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG
1. GV tổ chức cho HS trao đổi:
Theo em, làm thế nào để so sánh được giá các mặt hàng phổ biến khi mua sắm để tránh lãng phí tiền bạc?
Em làm thế nào để lựa chọn được mặt hàng muốn mua phù hợp với khả năng tài chính của bản thân và gia đình?
2. GV hướng dẫn HS thực hiện phần đánh giá bằng cách phát cho mỗi HS một Phiếu đánh giá theo mẫu trong SGV
3. GV yêu cầu HS làm việc cá nhân:
GV đề nghị HS vẽ hoặc viết cảm xúc khi tham gia các hoạt động trong chủ đề.
GV yêu cầu HS đọc từng nội dung trong Phiếu đánh giá và tô màu vào số ngôi sao tương ứng với những việc các em đã làm.
4. GV tổ chức cho HS đánh giá đồng đẳng, trao đổi để xin ý kiến của bạn về những hoạt động mình đã tham gia trong chủ đề.
5. GV yêu cầu HS về xin ý kiến người thân và ghi vào mục 2 trong Phiếu đánh giá.
6. GV dặn dò HS chia sẻ với người thân những điều mình đã học về so sáng giá của các mặt hàng phổ biến trong sinh hoạt, cách tiết kiệm cho gia đình cũng như lựa chọn được các mặt hàng muốn mua phù hợp với khả năng tài chính của bản thân.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY:
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docxke_hoach_bai_day_hoat_dong_trai_nghiem_4_chan_troi_sang_tao.docx