Kế hoạch bài dạy Hoạt động trải nghiệm 4 (Chân trời sáng tạo) - Học kì 1 - Năm học 2023-2024
CHỦ ĐỀ 1. EM LỚN LÊN CÙNG MÁI TRƯỜNG MẾN YÊU
Sau chủ đề này, học sinh:
- Giới thiệu được đặc điểm, những việc làm đáng tự hào của bản thân.
- Nhận diện được khả năng điều chỉnh cảm xúc và suy nghĩ của bản thân trong một số tình huống đơn giản.
- Tham gia hoạt động giáo dục theo chủ đề của Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh và của nhà trường.
Chủ đề này góp phần hình thành và phát triển cho học sinh:
- Phẩm chất trách nhiệm: Có ý thức phát huy những đặc điểm đáng tự hào của bản thân, thực hiện được những việc làm đáng tự hào; tham gia có hiệu quả các hoạt động giáo dục theo chủ đề của Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh và của nhà trường.
- Phẩm chất nhân ái: Tôn trọng sự khác biệt của bạn bè; yêu quý, khích lệ bạn bè phát huy những việc làm đáng tự hào.
- Năng lực thích ứng với cuộc sống: Nhận biết và điều chỉnh cảm xúc, suy nghĩ của bản thân trong một số tình huống đơn giản; Tự lực thực hiện một số việc làm phù hợp với lứa tuổi thể hiện sự tự hào về bản thân.
- Năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động: Lập kế hoạch đơn giản và thực hiện phát huy những việc làm đáng tự hào của bản thân; Tham gia vào các hoạt động chung của trường, lớp, của Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Kế hoạch bài dạy Hoạt động trải nghiệm 4 (Chân trời sáng tạo) - Học kì 1 - Năm học 2023-2024
Ngày dạy: KẾ HOẠCH BÀI DẠY TUẦN 1 MÔN: HĐTN TIẾT 1 CHỦ ĐỀ 1. EM LỚN LÊN CÙNG MÁI TRƯỜNG MẾN YÊU Sau chủ đề này, học sinh: - Giới thiệu được đặc điểm, những việc làm đáng tự hào của bản thân. - Nhận diện được khả năng điều chỉnh cảm xúc và suy nghĩ của bản thân trong một số tình huống đơn giản. - Tham gia hoạt động giáo dục theo chủ đề của Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh và của nhà trường. Chủ đề này góp phần hình thành và phát triển cho học sinh: - Phẩm chất trách nhiệm: Có ý thức phát huy những đặc điểm đáng tự hào của bản thân, thực hiện được những việc làm đáng tự hào; tham gia có hiệu quả các hoạt động giáo dục theo chủ đề của Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh và của nhà trường. - Phẩm chất nhân ái: Tôn trọng sự khác biệt của bạn bè; yêu quý, khích lệ bạn bè phát huy những việc làm đáng tự hào. - Năng lực thích ứng với cuộc sống: Nhận biết và điều chỉnh cảm xúc, suy nghĩ của bản thân trong một số tình huống đơn giản; Tự lực thực hiện một số việc làm phù hợp với lứa tuổi thể hiện sự tự hào về bản thân. - Năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động: Lập kế hoạch đơn giản và thực hiện phát huy những việc làm đáng tự hào của bản thân; Tham gia vào các hoạt động chung của trường, lớp, của Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh. TUẦN 1 HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THEO CHỦ ĐỀ I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: Sau tiết hoạt động, HS: - Xác định được đặc điểm đáng tự hào của bản thân. - Giới thiệu được những việc làm đáng tự hào của bản thân. Góp phần hình thành và phát triển : - Năng lực thích ứng với cuộc sống: Tự lực thực hiện một số việc làm phù hợp với lứa tuổi, thể hiện sự tự hào về bản thân. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài giảng điện tử; 4- 6 bảng chữ cái có chứa các từ các từ chỉ đặc điểm đáng tự hào của bản thân: sáng tạo, năng động, chăm chỉ, cẩn thận, hài hước, tự tin, kiên nhẫn, vui tính. - HS: Sách giáo khoa, bút màu, giấy A4 hoặc bảng nhóm III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1. Khởi động - GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Đố bạn tôi là ai?” - GV tổ chức cho HS nêu mô tả về đặc điểm đáng tự hào của một số nhân vật trong truyền thuyết, cổ tích Việt Nam nổi tiếng để HS đoán. Gợi ý: Thánh Gióng, Thạch Sanh, Mai An Tiêm - Đoán nhân vật dựa theo gợi ý. - Trao đổi sau trò chơi: Tại sao các em có thể đoán được các nhân vật trên? - GV giới thiệu: Mỗi người đều có những đặc điểm và những việc làm đáng tự hào. Hôm nay, chúng ta cùng trải nghiệm về những đặc điểm và việc làm đáng tự hào của bản thân. - HS trả lời theo suy nghĩ. 2. Khám phá chủ đề Hoạt động 1. Xác định những đặc điểm đáng tự hào của bản thân 1. Tìm từ chỉ đặc điểm đáng tự hào của bản thân - GV tổ chức cho HS làm việc nhóm 4 và tham gia trò chơi “Ai nhanh mắt”. - GV phát cho mỗi nhóm một tờ giấy to với các ô chữ được gợi ý theo nhiệm vụ 1, hoạt động 1 trong SGK Hoạt động trải nghiệm 4 trang 6. - GV giao nhiệm vụ: mỗi HS trong nhóm sử dụng một loại bút màu khác nhau để tìm và khoanh tròn vào các từ chỉ đặc điểm đáng tự hào của bản thân trong bảng chữ đã cho. - HS ngồi theo nhóm và kiểm tra đồ dùng học tập cần chuẩn bị. - HS thực hiện tìm từ trong bảng chữ. Gợi ý các từ chỉ đặc điểm đáng tự hào của bản thân xuất hiện trong bảng chữ cái: sáng tạo, năng động, chăm chỉ, cẩn thận, hài hước, tự tin, kiên nhẫn, vui tính. - GV tổ chức cho HS chia sẻ kết quả. - HS đọc các từ mà nhóm tìm được và cử một bạn khoanh/tô màu lên bảng chữ cái mẫu trên bảng. 2. Chia sẻ với bạn về một đặc điểm em thấy tự hào về bản thân - GV yêu cầu: GV tổ chức cho HS làm việc cặp đôi và thảo luận theo các gợi ý: + Trong các đặc điểm em đã khoanh trong hoạt động 1, đặc điểm nào của bản thân mà em tự hào nhất? + Em đã có những lời nói và việc làm nào thể hiện đặc điểm đó? + Vì sao em cảm thấy tự hào về đặc điểm đó? - HS làm việc cặp đôi và chia sẻ với nhau. Ví dụ: + Em tự hào vì mình chạy rất nhanh. + Em đã giành giải nhì trong cuộc thi Hội khoẻ của trường; + Em tự hào về đặc điểm đó vì chạy nhanh giúp em rèn luyện sức khoẻ, khẳng định bản thân mình và được các bạn yêu quý, khen ngợi. - GV tổ chức cho một số cặp HS chia sẻ trước lớp. - 2- 3 cặp HS chia sẻ theo hình thức hỏi- đáp trước lớp theo các câu hỏi đã thảo luận. - GV tổng kết hoạt động: Ai cũng có những điểm đáng tự hào. Việc phát hiện ra những điểm đáng tự hào giúp chúng ta có thể lập kế hoạch những việc làm cụ thể để phát huy và khẳng định bản thân. Hoạt động 2. Tìm hiểu những việc làm đáng tự hào của bản thân - GV yêu cầu HS đọc nhiệm vụ 1, hoạt động 2 trong SGK Hoạt động trải nghiệm 4 trang 7. - GV yêu cầu mỗi HS chuẩn bị 1 tờ giấy A4, bút màu. - GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, lập sơ đồ tư duy về những việc đã làm mà bản thây thấy tự hào theo 4 nhánh như trong gợi ý ở trang 7 SGK. Mỗi nhánh sử dụng một màu bút để viết, vẽ minh họa: + Trong học tập + Trong rèn luyện + Trong sinh hoạt + Trong vui chơi - GV yêu cầu HS trao đổi với bạn bên cạnh theo các gợi ý: + Mô tả sơ đồ tư duy mà mình vừa hoàn thành; + Chọn một việc em đã làm (em đã viết trong sơ đồ tư duy) khiến em cảm thấy tự hào về bản thân và nói với bạn: Em làm việc đó khi nào? Ở đâu? Tại sao em lại tự hào về việc làm đó? - HS đọc nhiệm vụ 1 trong SGK. - HS kiểm tra và chuẩn bị giấy A4, bút màu. - HS vẽ sơ đồ tư duy về những việc đã làm mà bản thây thấy tự hào theo 4 nhánh. - Trao đổi cặp đôi nói về sơ đồ tư duy vừa vẽ và chia sẻ về thời gian, địa điểm, hoàn cảnh, lí do mình cảm thấy tự hào về một việc làm cụ thể. - GV mời một số HS lên mô tả sơ đồ tư duy của mình trước lớp và chọn một việc làm được đề cập trong sơ đồ tư duy để chia sẻ với các bạn trong lớp. - 2- 3 HS chia sẻ trước lớp. - Các HS khác quan sát, nhận xét. - GV tổng kết hoạt động: Hằng ngày, chúng ta tham gia nhiều hoạt động học tập, rèn luyện, sinh hoạt, vui chơi, giải trí khác nhau cùng người thân, bạn bè, thầy cô. Khi tham gia các hoạt động đó, chúng ta đều có thể làm được nhiều việc đáng tự hào, khẳng định và phát huy những đặc điểm riêng của bản thân. 4. Tổng kết - Mời một bạn nhắc lại điều chúng ta đã cùng chia sẻ, trải nghiệm trong tiết học. - GV nhấn mạnh: Mỗi người đều có những đặc điểm đáng tự hào, các em hãy làm nhiều việc để phát huy những điểm đáng tự hào của bản thân trong cuộc sống. - Chúng ta cùng tìm hiểu và trải nghiệm về các đặc điểm và việc làm đáng tự hào của bản thân. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY: ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ Ngày dạy: KẾ HOẠCH BÀI DẠY TUẦN 1 MÔN: HĐTN TIẾT 2 SINH HOẠT LỚP Tuần 1. Chủ đề Em Lớn lên cùng mái trường mến yêu (1 tiết) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: Qua tiết hoạt động, HS: - Tự đánh giá các hoạt động trong tuần của bản thân và tham gia đánh giá các hoạt động chung của lớp. Xác định được các việc cần thực hiện trong tuần tiếp theo. - Bầu được ban cán sự lớp. Góp phần hình thành và phát triển : - Năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động: Xác định mục tiêu và tham gia hoạt động ứng cử, đề cử ban cán sự lớp. III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài giảng điện tử - HS: Giấy A4, bút viết, bút dạ.. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH Hoạt động 1. Tổng kết hoạt động tuần 1 và phương hướng hoạt động tuần 2 a. Sơ kết tuần 1: - Từng tổ báo cáo - Lớp trưởng tập hợp ý kiến tình hình hoạt động của tổ, lớp trong tuần 1. - GV nhận xét chung các hoạt động trong tuần. - Thành viên được phân công báo cáo. - Các thành viên khác lắng nghe, bổ sung ý kiến. - Lắng nghe cô giáo nhận xét b. Phương hướng tuần 2 - Tiếp tục ổn định, duy trì nền nếp quy định. - Tiếp tục thực hiện tốt các nội quy của nhà trường đề ra. - Tích cực học tập để nâng cao chất lượng. - Tiếp tục duy trì các hoạt động: thể dục, vệ sinh trường, lớp xanh, sạch, đẹp và cả ý thức nói lời hay, làm việc tốt .... - Thực hiện các hoạt động khác theo phân công - Lắng nghe và bổ sung ý kiến cho tuần sau Hoạt động 2. Bầu chọn ban cán sự lớp và trao đổi về một số quy định khi tham gia giao thông đường bộ 1. Bầu chọn ban cán sự lớp - GV phổ biến cho cả lớp về quyền, nhiệm vụ và trách nhiệm của ban cán sự lớp: lớp trưởng, các lớp phó và các tổ trưởng. - GV tổ chức cho HS tự ứng cử và đề cử lớp trưởng, các lớp phó và các tổ trưởng từ các bạn trong lớp. - Tổ chức cho HS bỏ phiếu kín và công bố kết quả. - GV tổ chức cho Ban cán sự lớp ra mắt trước cả lớp: mời từng HS nêu nhiệm vụ mà mình vừa được bầu chọn và nhắc lại để HS ghi nhớ. - GV nhắn nhủ các thành viên trong Ban cán sự lớp cố gắng hoàn thành các nhiệm vụ được giao. - Lắng nghe GV phổ biến. - Tham gia ứng cử, đề cử các bạn có đủ khả năng để làm lớp trưởng, các lớp phó và các tổ trưởng. - Tham gia bỏ phiếu kín để bầu cử. - Ban cán sự lớp ra mắt và nêu lời hứa, nhiệm vụ mà bản thân sẽ thực hiện; Các HS khác lắng nghe. 2. Trao đổi về một số quy định khi tham gia giao thông đường bộ - GV chia lớp thành các nhóm 4 HS và hướng dẫn HS trao đổi về một số quy định khi tham gia giao thông đường bộ, ghi lại các quy định mà HS trao đổi được ra giấy A4. - GV gọi đại diện một số nhóm trình bày trước lớp, các nhóm khác bổ sung. - Tham gia thảo luận nhóm 4 và ghi ra các quy định khi tham gia giao thông đường bộ trên giấy A4. - 2 – 3 HS báo cáo trước lớp.Dự kiến câu trả lời của HS: + Đi bên phải theo chiều đi của mình, đi đúng làn đường, phần đường quy định; + Tuân theo tín hiệu đèn giao thông; + Chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông; + Không đi dàn hàng ngang dưới lòng đường; + Đội mũ bảo hiểm đúng quy định . 3. Tổng kết /cam kết hành động − GV cho HS khái quát lại nhiệm vụ của ban cán sự lớp; nhắc nhở HS tuân theo quy định khi tham gia giao thông đường bộ. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY: ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ Ngày dạy: KẾ HOẠCH BÀI DẠY TUẦN 2 MÔN: HĐTN TIẾT 1 HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THEO CHỦ ĐỀ I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: Sau tiết hoạt động, HS: - Lập được kế hoạch phát huy những việc làm đáng tự hào của bản thân. - Thực hiện và tự đánh giá được những việc làm đáng tự hào của bản thân. Góp phần hình thành và phát triển : - Năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động: Xác định được mục tiêu, nội dung và cách thức thực hiện những việc làm đáng tự hào của bản thân; thực hiện theo kế hoạch đã lập và nêu được ý nghĩa, sự tiến bộ của bản thân sau khi thực hiện. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài giảng điện tử; - HS: Sách giáo khoa, bút màu, giấy A4 hoặc bảng nhóm III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: HOẠT ĐỘNG C ... dục truyền thống quê hương ở địa phương mà em biết hoặc đã tham gia theo các nội dung được gợi ý: - HS chia sẻ theo các nội dung: + Tên hoạt động; + Tổ chức (hoặc người) thực hiện; + Người / tập thể được đền ơn, đáp nghĩa; + Truyền thống quê hương thể hiện qua hoạt động đó. + Cảm xúc của em khi tham gia, chứng kiến hoạt động. - GV nhận xét và động viên HS sau hoạt động. Hoạt động 6. Xây dựng dự án đền ơn đáp nghĩa và giáo dục truyền thống quê hương ở địa phương em 1. Lập nhóm dự án, thảo luận, thống nhất ý tưởng thực hiện dự án của nhóm - GV mời HS chia sẻ cá nhân về các dự án mà mình mong muốn thực hiện. - HS phát biểu cá nhân theo mong muốn. - GV ghi tất cả các dự án HS đã đề xuất lên bảng. Phân tích và định hướng chọn 2-4 dự án cho lớp. Sau đó, chia nhóm HS theo dự án. - HS theo dõi và xác định nhóm của mình. - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm theo dự án được phân công và thống nhất: mục tiêu của dự án; Tên của dự án; thời gian thực hiện; Dự kiến hình thức báo cáo. - HS thảo luận và thống nhất: + Mục tiêu của dự án + Các nội dung về an toàn như an toàn khi tham gia giao thông, an toàn khi sử dụng các thiết bị, các nội dung về văn hoá ứng xử, trong quá trình thực hiện dự án. + Thống nhất lựa chọn cách thực hiện báo cáo dự án (tương tự như cách làm báo cáo kế hoạch tuần 14). 2. Hoàn chỉnh kế hoạch thực hiện dự án - GV tổ chức cho học sinh thảo luận thống nhất các nội dung cần xác định khi lập kế hoạch thực hiện dự án như trang 42 (SGK) đã gợi ý. - GV có thể chuẩn bị sẵn mẫu kế hoạch dự án cho HS trình bày. - Học sinh thảo luận thống nhất các nội dung cần xác định khi lập kế hoạch thực hiện dự án như trang 42 + Lịch làm việc của nhóm, báo cáo tiến độ dự án cho nhóm trưởng hằng ngày và báo cáo ngay cho GV ngay nếu gặp khó khăn. - HS thể hiện (viết, vẽ,) kế hoạch hoàn chỉnh - GV mời HS trình bày kế hoạch. - Các nhóm báo cáo kết hoạch của nhóm và lắng nghe kế hoạch của các nhóm bạn, phần góp ý của GV để hoàn thiện kế hoạch. Tổng kết và Hướng dẫn hoạt động tuần tiếp theo HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP 1. GV đề nghị HS về nhà thực hiện dự án đền ơn đáp nghĩa hoặc giáo dục truyền thống quê hương với sự hỗ trợ của người thân. 2. GV đề nghị HS lên lịch báo cáo tiến độ dự án cho nhóm trưởng hằng ngày và báo cáo ngay cho GV ngay nếu gặp khó khăn. 3. Đề nghị HS chú ý các nội dung về an toàn như an toàn khi tham gia giao thông, an toàn khi sử dụng các thiết bị, các nội dung về văn hoá ứng xử, trong quá trình thực hiện dự án. 4. Hướng dẫn HS làm báo cáo dự án (tương tự như cách làm báo cáo kế hoạch tuần 14). HS theo dõi và cam kết thực hiện. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY: ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ Ngày dạy: KẾ HOẠCH BÀI DẠY TUẦN 15 MÔN: HĐTN TIẾT 2 SINH HOẠT LỚP Chủ đề Em yêu truyền thống quê hương (1 tiết) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT Qua tiết hoạt động, HS: - Tự đánh giá các hoạt động trong tuần của bản thân và tham gia đánh giá các hoạt động chung của lớp. Xác định được các việc cần thực hiện trong tuần tiếp theo. - Báo cáo được tiến độ dự án đền ơn đáp nghĩa và giáo dục truyền thống địa phương Góp phần hình thành và phát triển : - Năng lực tổ chức hoạt động: Báo cáo tiến độ dự án đền ơn đáp nghĩa và giáo dục truyền thống địa phương đồng thời đưa ra các công việc tiếp theo của dự án và điều chỉnh kế hoạch (nếu cần) để dự án thành công. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài giảng điện tử - HS: Giấy màu, hồ dán, kéo, bút màu, giấy hoặc bảng nhóm.. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH Hoạt động 1. Tổng kết hoạt động tuần 15 và phương hướng hoạt động tuần 16 a. Sơ kết tuần 15 - Từng tổ báo cáo - Lớp trưởng tập hợp ý kiến tình hình hoạt động của tổ, lớp trong tuần 13. - GV nhận xét chung các hoạt động trong tuần. * Ưu điểm: .. * Tồn tại: b. Phương hướng tuần 2: - Tiếp tục ổn định, duy trì nền nếp quy định. - Tiếp tục thực hiện tốt các nội quy của nhà trường đề ra. - Tích cực học tập để nâng cao chất lượng. - Tiếp tục duy trì các hoạt động: thể dục, vệ sinh trường, lớp xanh, sạch, đẹp và cả ý thức nói lời hay, làm việc tốt .... - Thực hiện các hoạt động khác theo phân công - Thành viên được phân công báo cáo. - Các thành viên khác lắng nghe, bổ sung ý kiến. - Lắng nghe cô giáo nhận xét b. Lắng nghe và bổ sung ý kiến cho tuần sau Hoạt động 2. Tổ chức báo cáo tiến độ thực hiện dự án đền ơn đáp nghĩa và giáo dục truyền thống địa phương - GV dành thời gian cho HS làm việc theo nhóm, các nhóm tự rà soát công việc theo kế hoạch dự án. - GV mời đại diện các nhóm báo cáo và đưa ra phương án để HS tháo gỡ khó khăn (nếu có) và cách triển khai công việc tiếp theo. - GV dành thời gian cho các nhóm đi tham quan và chia sẻ với nhóm khác để thêm nhiều HS được báo cáo. - HS báo cáo tiến độ dự án, làm một phần báo cáo cho các công việc đã xong - HS gặp khó khăn xin hỗ trợ và điều chỉnh kế hoạch. 3. Tổng kết / cam kết hành động − GV cho HS khái quát lại các việc cần chú ý thực hiện để đảm bảo dự án thành công. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY: ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ Ngày dạy: KẾ HOẠCH BÀI DẠY TUẦN 16 MÔN: HĐTN TIẾT 1 HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THEO CHỦ ĐỀ Chủ đề Em yêu truyền thống quê hương I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT Sau tiết hoạt động, HS: Báo cáo được kết quả thực hiện dự án đền ơn đáp nghĩa và giáo dục truyền thống địa phương, xác định được ý nghĩa của dự án, điều làm được và những điều chưa làm được. Góp phần hình thành và phát triển: - Năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động: Lập và thực hiện, báo cáo tích cực các hoạt động đền ơn đáp nghĩa và giáo dục truyền thống quê hương. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài giảng điện tử - HS: Sách giáo khoa, bút màu, giấy hoặc bảng nhóm III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1. Khởi động - GV tổ chức cho HS chơi trò chơi (Thi kể các truyền thống quê hương em). hoặc hát một bài hát về truyền thống quê hương - GV giới thiệu vào chủ đề: Tuần 16 trong chủ đề Em yêu truyền thống quê hương các em sẽ trưng bày kết quả và báo cáo về dự án đền ơn đáp nghĩa và giáo dục truyền thống địa phương mà chúng ta đã thực hiện. - HS lắng nghe và nhận nhiệm vụ cần làm của tiết hoạt động. Hoạt động 7. Báo cáo kết quả thực hiện dự án đền ơn đáp nghĩa và giáo dục truyền thống địa phương 1. GV tổ chức cho HS báo cáo trong nhóm: HS trưng bày bản kế hoạch dự án, các minh chứng và sản phẩm báo cáo dự án đã chuẩn bị (tranh vẽ, bài báo cáo, an-bum ảnh, file trình chiếu,..) và báo cáo trong nhóm. 2. GV mời các nhóm báo cáo và nhận xét đồng thời chia sẻ hỏi đáp để biết thêm về dự án của nhóm bạn. 3. GV tổng kết hoạt động, tuyên dương tinh thần làm việc, hoạt động của tất cả học sinh. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY: ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ Ngày dạy: KẾ HOẠCH BÀI DẠY TUẦN 16 MÔN: HĐTN TIẾT 2 SINH HOẠT LỚP Chủ đề Em yêu truyền thống quê hương (1 tiết) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT Qua tiết hoạt động, HS: Đánh giá được dự án đền ơn đáp nghĩa và giáo dục truyền thống địa phương Góp phần hình thành và phát triển : - Năng lực tổ chức hoạt động: Báo cáo tiến độ dự án đền ơn đáp nghĩa và giáo dục truyền thống địa phương đồng thời đưa ra các công việc tiếp theo của dự án và điều chỉnh kế hoạch (nếu cần) để dự án thành công. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài giảng điện tử - HS: Giấy màu, hồ dán, kéo, bút màu, giấy hoặc bảng nhóm.. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH Hoạt động 1. Tổng kết hoạt động tuần 16 và phương hướng hoạt động tuần 17 a. Sơ kết tuần 15 - Từng tổ báo cáo - Lớp trưởng tập hợp ý kiến tình hình hoạt động của tổ, lớp trong tuần 13. - GV nhận xét chung các hoạt động trong tuần. * Ưu điểm: .. * Tồn tại: b. Phương hướng tuần 2: - Tiếp tục ổn định, duy trì nền nếp quy định. - Tiếp tục thực hiện tốt các nội quy của nhà trường đề ra. - Tích cực học tập để nâng cao chất lượng. - Tiếp tục duy trì các hoạt động: thể dục, vệ sinh trường, lớp xanh, sạch, đẹp và cả ý thức nói lời hay, làm việc tốt .... - Thực hiện các hoạt động khác theo phân công - Thành viên được phân công báo cáo. - Các thành viên khác lắng nghe, bổ sung ý kiến. - Lắng nghe cô giáo nhận xét b. Lắng nghe và bổ sung ý kiến cho tuần sau Hoạt động 2. Tổ chức báo cáo tiến độ thực hiện dự án đền ơn đáp nghĩa và giáo dục truyền thống địa phương GV tổ chức cho HS đánh giá trong nhóm về: - Mức độ hoàn thành nhiệm vụ được phân công. - Sản phẩm và thời gian. - Sự phối hợp với các thành viên trong nhóm. GV lưu ý HS đánh giá nghiêm túc, lắng nghe nhau đưa ra nhận xét chân thành, không chỉ trích. 3. GV tổ chức bình chọn dự án tiêu biểu của lớp bằng cách cho các nhóm gắn sao hoặc hoa hoặc giơ tay. HS trưng bày và báo cáo dự án. 3. Tổng kết / cam kết hành động − GV cho HS khái quát ý nghĩa, cảm xúc của các em khi tham gia các dự án. 4. Đánh giá các hoạt động trong chủ đề - GV đọc từng nội dung đánh giá ở phần Đánh giá hoạt động trong SGK Hoạt động trải nghiệm 4 và phát cho mỗi HS một Phiếu đánh giá gồm ba phần là tự đánh giá, bạn đánh giá em và người thân đánh giá em. - GV mời một số HS chia sẻ Phiếu đánh giá của mình. - HS hoàn thành Phiếu đánh giá cá nhân bằng cách tô màu vào số trái tim tương ứng với mức độ bản thân đạt được. - 2 HS ngồi cạnh nhau đổi Phiếu đánh giá cho nhau và thực hiện đánh giá chéo. - 2- 3 HS chia sẻ, các HS khác so sánh và nhận xét. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY: ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................
File đính kèm:
- ke_hoach_bai_day_hoat_dong_trai_nghiem_4_chan_troi_sang_tao.docx