Kế hoạch bài dạy môn Âm nhạc Lớp 4 - Chủ đề 1: Ước mơ tuổi thơ (Tiết 1)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù:

- Gọi tên và mô phỏng được các âm thanh trong đời sống theo mẫu tiết tấu đơn giản.

- Hát rõ lời và thuộc lời, biết thể hiện các nốt ngàn dài, biết hát nối tiếp cho bài Bay cao tiếng hắt ước mơ.

- Vận động được cơ thể theo nhịp điệu của bài hát Bay cao tiếng hát ước mơ và tác phẩm Hornpipe.

- Biết sử dụng nhạc cụ để đệm cho bài hát. Bước đầu biết chơi nhạc cụ đúng tư thế và đúng kĩ thuật.

- Nhận biết và thể hiện các kí hiệu âm nhạc thông qua thực hành.

- Nếu được tên và các đặc điểm của nhạc cụ timpani. Nhận biết được âm sắc của nhạc cụ khi nghe bản nhạc Hornpipe.

2. Năng lực chung.

- Có ý thức về quyền và mong muốn của bản thân khi học bài hát Bay cao tiếng hát ước mơ.

- Có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập.

- Biết xác định và làm rõ thông tin trong học tập.

3. Phẩm chất.

- Yêu nước:Yêu quê hương, yêu tổ quốc, tôn trọng các biểu trưng của đất nước.

- Nhân ái: Yêu quý bạn bè, thầy cô; quan tâm, động viên, khích lệ bạn bè.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

 

docx 5 trang Thu Lụa 29/12/2023 1680
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch bài dạy môn Âm nhạc Lớp 4 - Chủ đề 1: Ước mơ tuổi thơ (Tiết 1)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Kế hoạch bài dạy môn Âm nhạc Lớp 4 - Chủ đề 1: Ước mơ tuổi thơ (Tiết 1)

Kế hoạch bài dạy môn Âm nhạc Lớp 4 - Chủ đề 1: Ước mơ tuổi thơ (Tiết 1)
Thứ  ngày  tháng  năm 
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
MÔN: ÂM NHẠC - LỚP 4
 CHỦ ĐỀ 1: ƯỚC MƠ TUỔI THƠ
 (Tiết 1 )
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù:
- Gọi tên và mô phỏng được các âm thanh trong đời sống theo mẫu tiết tấu đơn giản.
Hát rõ lời và thuộc lời, biết thể hiện các nốt ngàn dài, biết hát nối tiếp cho bài Bay cao tiếng hắt ước mơ.
Vận động được cơ thể theo nhịp điệu của bài hát Bay cao tiếng hát ước mơ và tác phẩm Hornpipe.
Biết sử dụng nhạc cụ để đệm cho bài hát. Bước đầu biết chơi nhạc cụ đúng tư thế và đúng kĩ thuật.
Nhận biết và thể hiện các kí hiệu âm nhạc thông qua thực hành.
Nếu được tên và các đặc điểm của nhạc cụ timpani. Nhận biết được âm sắc của nhạc cụ khi nghe bản nhạc Hornpipe.
2. Năng lực chung.
- Có ý thức về quyền và mong muốn của bản thân khi học bài hát Bay cao tiếng hát ước mơ.
- Có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập.
Biết xác định và làm rõ thông tin trong học tập.
3. Phẩm chất.
- Yêu nước:Yêu quê hương, yêu tổ quốc, tôn trọng các biểu trưng của đất nước.
- Nhân ái: Yêu quý bạn bè, thầy cô; quan tâm, động viên, khích lệ bạn bè.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Đồ dùng:
GV: 
Tranh minh hoạ câu chuyện Giấc mơ của Sơn Ca.
Bảng tương tác (nếu có).
Hình ảnh các sự vật tạo ra âm thanh.
Tệp âm thanh bài hát Bay cao tiếng hát ước mơ.
Bàn phím điện tử, nhạc cụ thanh phách( nếu có)
HS: SGK.
2. Phương pháp, kĩ thuật:
Phương pháp: Hỏi đáp, quan sát, thảo luận nhóm.
Kĩ thuật: Kĩ thuật đặt câu hỏi, động não, chia sẻ nhóm.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. KHỞI ĐỘNG:
* Mục tiêu: Tạo hứng thú và khơi gợi những hiểu biết đã có của HS.
* Cách thực hiện: 
GV giới thiệu bức tranh chủ đề và đặt câu hỏi gợi ý để HS nêu tên những sự vật có thể phát ra âm thanh:
 Bức tranh nói lên nội dung gì??
 Trong bức tranh có những sự vật nào tạo ra âm thanh?
GV mời một vài HS trả lời.
GV nhận xét chung và dẫn dắt vào bài học.
- Cả lớp lắng nghe.
- HS trả lời theo hiểu biết và trải nghiệm bản thân. 
- Cả lớp lắng nghe.
B. KHÁM PHÁ
Hoạt động 1: Khám phá câu chuyện Giấc mơ của Sơn ca
* Mục tiêu: HS gọi tên và mô phỏng được các âm thanh trong đời sống theo mẫu tiết tấu đơn giản.
* Cách tiến hành:
GV tổ chức kể chuyện và hướng dẫn HS mô phỏng lại các âm thanh trong câu chuyện theo mẫu tiết tấu:
Bước 1: GV kể kể chuyện Giấc mơ của Sơn Ca.
Bước 2: GV yêu cầu HS:
Nêu tên những âm thanh trong đời sống có trong câu chuyện.
Hãy mô phỏng các âm thanh ấy theo cách riêng của em.
* Luyện tập, thực hành:
GV mô phỏng âm thanh có trong câu chuyện theo mẫu tiết tấu và yêu cầu HS lặp lại.
*Đánh giá:
Hiểu biết và cảm thụ âm nhạc
Quan sát hình ảnh và tạo ra được âm thanh trong đời sống có trong tranh, từ đó mô phỏng các âm thanh khác trong đời sống theo mẫu tiết tấu.
- Cả lớp lắng nghe. 
- HS trả lời theo cách nghĩ của mình.
- HS thực hiện theo yêu cầu của GV.
Cả lớp lặp lại với các âm thanh khác trong câu chuyện.
Hoạt động 2: Hát “ Bay cao tiếng hát ước mơ”
* Mục tiêu: Giúp HS
Hát rõ lời và thuộc lời, biết thể hiện các nốt ngàn dài, biết hát nối tiếp cho bài Bay cao tiếng hắt ước mơ.
Vận động được cơ thể theo nhịp điệu của bài hát Bay cao tiếng hát ước mơ và tác phẩm Hornpipe.
* Cách tiến hành:
GV cho HS luyện thanh với mẫu âm ngân dài bằng các nguyên âm ( u,i,a,ô).
GV yêu cầu HS quan sát hình ảnh bản nhạc kết hợp với nghe bài hát, sau đó trả lời câu hỏi:
Em hãy chỉ ra những chỗ có nốt ngân dài trong bài hát.
Nội dung bài hát nói về điều gì?
Hãy nói mong ước của em về thế giới ước mơ của mình.
* Luyện tập, thực hành:
GV cho HS luyện tập hát “Bay cao tiếng hát ước mơ”
* Vận dụng, trải nghiệm:
GV chia lớp thành nhóm và phân công các đoạn mỗi nhóm cần hát.
GV hướng dẫn HS hát theo hình thức nối tiếp.
*Đánh giá:
Thể hiện âm nhạc
Hát được bài hát Bay cao tiếng hát ước mơ kết hợp vận động cơ thể theo nhịp điệu.
Hát được bài hát theo hình thức nối tiếp.
Hiểu biết và cảm thụ âm nhạc
Nêu được một vài thông tin vềbài hát như: tên, nội dung.
Nói lên được mong ước của bản thân về thế giới mơ ước sau khi nghe bài hát.
- HS luyện thanh.
- HS quan sát rồi trả lời.
- HS luyện tập hát.
- HS hoạt động nhóm theo hướng dẫn của GV.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY:
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docxke_hoach_bai_day_mon_am_nhac_lop_4_chu_de_1_uoc_mo_tuoi_tho.docx