Kế hoạch bài dạy môn Công nghệ 4 (Chân trời sáng tạo) - Phần 1: Công nghệ và đời sống - Tuần 5-8

Bài 2: Vật liệu, dụng cụ trồng hoa và cây cảnh trong chậu (Tiết 2)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Mức độ cần đạt:

- Trình bày được đặc điểm của một số loại chậu trồng hoa và cây cảnh

- Nêu được một số loại giá thể dùng để trồng hoa và cây cảnh trong chậu

- Sử dụng được một số dụng cụ trồng hoa, cây cảnh đơn giản.

2. Năng lực:

Năng lực chung:

- Năng lực tự chủ, tự học: Chủ động học tập, tìm hiểu nội dung bài học, biết lắng nghe và trả lời nội dung trong bài học.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Tự giác trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập. Biết cùng bạn hoàn thành nhiệm vụ theo sự hướng dẫn của thầy cô.

Năng lực đặt thù:

- Trình bày được đặc điểm của một số loại chậu trồng hoa và cây cảnh.

3. Phẩm chất:

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi.

- Phẩm chất trung thực: Trung thực trong học tập và rèn luyện.

- Phẩm chất trách nhiệm: Có trách nhiệm chăm sóc và bảo vệ cây xanh.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: GA điện tử.

- HS: SGK, đồ dùng học tập.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

 

doc 12 trang Thu Lụa 29/12/2023 2260
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch bài dạy môn Công nghệ 4 (Chân trời sáng tạo) - Phần 1: Công nghệ và đời sống - Tuần 5-8", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Kế hoạch bài dạy môn Công nghệ 4 (Chân trời sáng tạo) - Phần 1: Công nghệ và đời sống - Tuần 5-8

Kế hoạch bài dạy môn Công nghệ 4 (Chân trời sáng tạo) - Phần 1: Công nghệ và đời sống - Tuần 5-8
TUẦN 5
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
MÔN : CÔNG NGHỆ, LỚP 4
PHẦN 1: CÔNG NGHỆ VÀ ĐỜI SỐNG
Bài 2: Vật liệu, dụng cụ trồng hoa và cây cảnh trong chậu (Tiết 2)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Mức độ cần đạt:
- Trình bày được đặc điểm của một số loại chậu trồng hoa và cây cảnh
- Nêu được một số loại giá thể dùng để trồng hoa và cây cảnh trong chậu
- Sử dụng được một số dụng cụ trồng hoa, cây cảnh đơn giản.
2. Năng lực:
Năng lực chung: 
- Năng lực tự chủ, tự học: Chủ động học tập, tìm hiểu nội dung bài học, biết lắng nghe và trả lời nội dung trong bài học.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Tự giác trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập. Biết cùng bạn hoàn thành nhiệm vụ theo sự hướng dẫn của thầy cô.
Năng lực đặt thù:
- Trình bày được đặc điểm của một số loại chậu trồng hoa và cây cảnh.
3. Phẩm chất:
- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi.
- Phẩm chất trung thực: Trung thực trong học tập và rèn luyện. 
- Phẩm chất trách nhiệm: Có trách nhiệm chăm sóc và bảo vệ cây xanh.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
- GV: GA điện tử.
- HS: SGK, đồ dùng học tập. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Hoạt động khởi động (5 phút)
a. Mục tiêu:
- Tạo hứng thú, tò mò và động cơ học tập tốt cho học sinh về bài học.
b. Hình thức tổ chức dạy học: cả lớp và nhóm
c. Cách tiến hành
 - Tổ chức HS trình bày đặc điểm của một số loại chậu trồng hoa và cây cảnh?
- GV nhận xét, dẫn dắt vào bài mới: Vật liệu, dụng cụ trồng hoa và cây cảnh trong chậu (Tiết 2)
- HS thi đua trình bày đặc điểm của một số loại chậu hoa và cây cảnh.
- HS lắng nghe
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới (30 phút)
Hoạt động 1: Tìm hiểu giá thể trồng hoa và cây cảnh trong chậu
a. Mục tiêu
- HS nêu được một số loại giá thể dùng để trồng hoa và giá thể trong chậu.
b. Hình thức tổ chức dạy học: cả lớp và nhóm
c. Cách tiến hành
- GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm 4 tìm hiểu về các hình ảnh trong SGK trang 14 và yêu cầu HS ghép thẻ tên gọi với hình ảnh giá thể cho phù hợp.
- Gọi đại diện các nhóm trình bày
- Nhận xét, tuyên dương
- GV giải thích thêm cho HS về đặc điểm của các loại giá thể.
- GV lưu ý cho HS về việc sử dụng giá thể độc lập hoặc phối trộn với nhau với tỉ lệ nhất định theo từng loại cây trồng, việc lựa chọn loại giá thể tùy theo nhu cầu về nước của từng loại cây cho phù hợp.
- HS thảo luận
- HS trình bày:
+ Hình a: than bùn. 
+ Hình b: xơ dừa.
+ Hình c: rơm mục.
+ Hình d: mùn cưa.
+ Hình e: vụn than.
+ Hình g: vỏ trấu, trấu hun.
+ Hình h: sỏi, đá nhỏ, cát.
+ Hình i: đất nung (gốm).
+ Hình k: hỗn hợp.
- HS lắng nghe
- HS lắng nghe
3. Hoạt động nối tiếp (5 phút)
a. Mục tiêu
- HS ôn lại một số loại giá thể dùng để trồng hoa và cây cảnh trong chậu.
b. Hình thức tổ chức dạy học: cả lớp và nhóm
c. Cách tiến hành
- Tổ chức HS làm bài tập trắc nghiệm:
Câu 1: Giá thể để giữ nước tốt gồm?
a. Đất mùn, than bùn, rơm mục, mùn cưa
b. Đất, sỏi, đá nhỏ, cát
c. Vụn than, xơ dừa, đất nung
Câu 2: Giá thể có độ tơi xốp, thoáng khí, tháng nước là:
a. Xơ dừa, đất nung, trấu hun
b. Xơ dừa, rơm mục, mùn cưa
c. Vỏ trấu, vụn than, sỏi, cát, đá nhỏ.
- Nhận xét – tuyên dương
- Nhận xét tiết học
- Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài: Vật liệu, dụng cụ trồng hoa và cây cảnh trong chậu (tiết 3)
- HS chọn đáp án đúng
+ Câu 1: a
+ Câu 2: c
- HS lắng nghe
- Lắng nghe và thực hiện. 
TUẦN 6
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
MÔN : CÔNG NGHỆ, LỚP 4
PHẦN 1: CÔNG NGHỆ VÀ ĐỜI SỐNG
Bài 2: Vật liệu, dụng cụ trồng hoa và cây cảnh trong chậu (Tiết 3)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Mức độ cần đạt:
- Trình bày được đặc điểm của một số loại chậu trồng hoa và cây cảnh
- Nêu được một số loại giá thể dùng để trồng hoa và cây cảnh trong chậu
- Sử dụng được một số dụng cụ trồng hoa, cây cảnh đơn giản.
2. Năng lực:
Năng lực chung: 
-  Chủ động học tập, tìm hiểu nội dung bài học, biết lắng nghe và trả lời nội dung trong bài học.
-  Tự giác trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập. Biết cùng bạn hoàn thành nhiệm vụ theo sự hướng dẫn của thầy cô.
Năng lực đặt thù:
-  Trình bày một số loại giá thể dùng để trồng hoa và cây cảnh trong chậu.
3. Phẩm chất:
- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi.
- Phẩm chất trung thực: Trung thực trong học tập và rèn luyện. 
- Phẩm chất trách nhiệm: Có trách nhiệm chăm sóc và bảo vệ cây xanh.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
- GV: GA điện tử.
- HS: SGK, đồ dùng học tập. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Hoạt động khởi động (5 phút)
a. Mục tiêu:
- Tạo hứng thú, tò mò và động cơ học tập tốt cho học sinh về bài học.
b. Hình thức tổ chức dạy học: cả lớp và nhóm
c. Cách tiến hành
 - Tổ chức nêu một số loại giá thể dùng để trồng hoa và giá thể trong chậu?
- GV nhận xét, dẫn dắt vào bài mới: Vật liệu, dụng cụ trồng hoa và cây cảnh trong chậu (Tiết 3)
- HS thi đua nêu một số loại giá thể dùng để trồng hoa và giá thể.
- HS lắng nghe
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới (30 phút)
Hoạt động 1: Tìm hiểu dụng cụ trồng hoa và cây cảnh trong chậu.
a. Mục tiêu
- HS nêu được một số dụng cụ trồng hoa và cây cảnh trong chậu đơn giản.
b. Hình thức tổ chức dạy học: cả lớp và nhóm
c. Cách tiến hành
- GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm 4, yêu cầu HS quan sát, tìm hiểu hình ảnh trong SGK trang 15 và nêu tên các dụng cụ trồng hoa, cây cảnh có trong hình.
- Gọi đại diện các nhóm trình bày
- Nhận xét, tuyên dương
- GV lưu ý HS cần sử dụng dụng cụ theo hướng dẫn của GV, không đùa giỡn khi sử dụng các dụng cụ trồng hoa và cây cảnh, vệ sinh dụng cụ sau khi sử dụng và đặt chúng đúng nơi quy định.
- HS quan sát hình và mô tả nội dung của hình ảnh.
- HS trình bày:
+ Hình a: găng tay 
+ Hình b: xẻng nhỏ
+ Hình c: chĩa ba
+ Hình d: bình tưới cây
+ Hình e: kéo cắt cành
- HS lắng nghe
3. Hoạt động nối tiếp (5 phút)
a. Mục tiêu
- HS ôn lại một số dụng cụ trồng hoa và cây cảnh trong chậu.
b. Hình thức tổ chức dạy học: cả lớp và nhóm
c. Cách tiến hành
Câu 1: Nêu tên một số dụng cụ trồng hoa, cây cảnh?
Câu 2: Khi sử dụng những dụng cụ trồng hoa, cây cảnh em cần lưu ý điều gì
- Nhận xét, tuyên dương.
- Nhận xét tiết học
- Dặn HS về nhà trồng và chăm sóc cây xanh. Chuẩn bị bài: Vật liệu, dụng cụ trồng hoa và cây cảnh trong chậu (tiết 4)
- HS trả lời
- HS lắng nghe
- HS lắng nghe và thực hiện.
TUẦN 7
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
MÔN : CÔNG NGHỆ, LỚP 4
PHẦN 1: CÔNG NGHỆ VÀ ĐỜI SỐNG
Bài 2: Vật liệu, dụng cụ trồng hoa và cây cảnh trong chậu (Tiết 4)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Mức độ cần đạt:
- Trình bày được đặc điểm của một số loại chậu trồng hoa và cây cảnh
- Nêu được một số loại giá thể dùng để trồng hoa và cây cảnh trong chậu
- Sử dụng được một số dụng cụ trồng hoa, cây cảnh đơn giản.
2. Năng lực:
Năng lực chung: 
-  Chủ động học tập, tìm hiểu nội dung bài học, biết lắng nghe và trả lời nội dung trong bài học.
-  Tự giác trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập. Biết cùng bạn hoàn thành nhiệm vụ theo sự hướng dẫn của thầy cô.
Năng lực đặt thù:
- Sử dụng được một số dụng cụ trồng hoa, cây cảnh đơn giản
3. Phẩm chất:
- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi.
- Phẩm chất trung thực: Trung thực trong học tập và rèn luyện. 
- Phẩm chất trách nhiệm: Có trách nhiệm chăm sóc và bảo vệ cây xanh.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
- GV: GA điện tử.
- HS: SGK, đồ dùng học tập. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Hoạt động khởi động (5 phút)
a. Mục tiêu:
- Tạo hứng thú, tò mò và động cơ học tập tốt cho học sinh về bài học.
b. Hình thức tổ chức dạy học: cả lớp và nhóm
c. Cách tiến hành
 - Tổ chức HS nêu một số dụng cụ trồng hoa và cây cảnh trong chậu?
- GV nhận xét, dẫn dắt vào bài mới: Vật liệu, dụng cụ trồng hoa và cây cảnh trong chậu (Tiết 4)
- HS thi đua nêu một số dụng cụ trồng hoa và cây cảnh trong chậu: xẻng, bao tay, bình tưới nước,
- HS lắng nghe
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới (10 phút)
Hoạt động 1: Thực hành sử dụng một số dụng cụ trồng hoa và cây cảnh.
a. Mục tiêu
- HS sử dụng được một số dụng cụ trồng hoa và cây cảnh đơn giản. 
b. Hình thức tổ chức dạy học: thảo luận cả lớp và nhóm
c. Cách tiến hành
- GV yêu cầu HS đọc bảng thông tin trong SGK trang 16 
- Yêu cầu HS thực hành sử dụng một số dụng cụ trồng hoa, cây cảnh theo hướng dẫn và trình bày lại cách sử dụng một số dụng cụ trồng hoa, cây cảnh.
- Gọi HS trình bày cách sử dụng dụng cụ trồng hoa, cây cảnh
- Nhận xét, tuyên dương
- HS đọc bảng thông tin
- HS thực hành sử dụng một số dụng cụ trồng hoa, cây cảnh
- HS trình bày
- HS lắng nghe
3. Hoạt động luyện tập 
a. Mục tiêu
- Củng cố kiến thức, kĩ năng đã hình thành và phát triển từ các hoạt động khám phá, thực hành trong bài.
b. Hình thức tổ chức dạy học: thảo luận nhóm
c. Cách tiến hành
Bài 1:
- Gọi HS nêu yêu cầu 
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi quan sát hình ảnh cho biết đâu là dụng cụ cần dùng cho việc trồng hoa và cây cảnh trong chậu.
- Gọi đại diện nhóm trình bày
- Nhận xét – tuyên dương
Bài 2:
- Gọi HS nêu yêu cầu
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm 4 quan sát hình và nêu đặc điểm của các chậu có trong hình.
- Gọi HS trình bày
- Nhận xét, tuyên dương
- HS nêu yêu cầu 
- HS thảo luận nhóm đôi
- HS trình bày:
a. rìu b. kéo cắt cành c. xẻng nhỏ
d. chĩa ba e. cưa g. bao tay 
h. bình tưới cây
- HS nêu yêu cầu
- HS thảo luận về đặc điểm của các chậu có trong hình.
- HS trình bày 
4. Hoạt động vận dụng 
a. Mục tiêu
- Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học trong bài vào thực tiễn cuộc sống để phát triển năng lực học sinh.
b. Hình thức tổ chức dạy học: cả lớp và nhóm
c. Cách tiến hành
- GV hướng dẫn HS thực hiện nội dung vận dụng ở nhà (ngoài giờ học) và trình bày kết quả vận dụng
- Yêu cầu HS về nhà làm theo hướng dẫn và báo cáo kết quả vào tiết học sau.
- HS lắng nghe
- HS lắng nghe và thực hiện.
Hoạt động tiếp nối
- GV yêu cầu HS nêu tên, đặc điểm, ý nghĩa, lợi ích của một số loại hoa, cây cảnh phổ biến.
- GV nhận xét, kết luận
- GV yêu cầu HS tự đánh giá theo phiếu đánh giá.
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà trồng và chăm sóc tốt hoa và cây cảnh. Chuẩn bị bài: Gieo hạt và trồng cây hoa trong chậu.
- HS trả lời
- HS lắng nghe
- HS tự đánh giá vào phiếu đánh giá.
- HS lắng nghe
TUẦN 8
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
MÔN : CÔNG NGHỆ, LỚP 4
PHẦN 1: CÔNG NGHỆ VÀ ĐỜI SỐNG
	BÀI 3. GIEO HẠT VÀ TRỒNG CÂY HOA TRONG CHẬU (Tiết 1)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT 
1.Mức độ cần đạt: 
- Tóm tắt được nội dung các bước gieo hạt trong chậu.
– Thực hiện được việc gieo hạt trong chậu.
- Trồng được một số loại hoa trong chậu.
- Góp phần hình thành và phát triển các năng lực công nghệ: Nhận thức công nghệ, giao tiếp công nghệ, sử dụng công nghệ.
2. Năng lực:
Năng lực chung
– Năng lực tự chủ;tự học: Chủ động tham gia các hoạt động, lắng nghe để nắm bắt và thực hành.
- Giao tiếp và hợp tác: Trình bày ý kiến, chia sẻ trong nhóm, trước lớp.
Năng lực đặc thù
-Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Vận dụng những điều đã học vào thực tế trong quá trình trồng cây.
Phẩm chất :
- Nhân ái: Yêu thiên nhiên, yêu vẻ đẹp của các loài cây.
- Chăm chỉ: Yêu lao động,chú ý lắng nghe, tích cực tham gia hoạt động thực hành trồng cây.
-Trách nhiệm: Có trách nhiệm với các nhiệm vụ được giao.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Đối với giáo viên
- SGK và các tranh, ảnh trong Bài 3.
- Chậu, hạt giống, cây hoa minh hoạ.
Vật liệu, vật dụng và dụng cụ theo gợi ý trong SGK.
Đối với học sinh
- SGK.
- Chậu, hạt giống cây hoa minh hoạ.
- Vật liệu, vật dụng và dụng cụ theo gợi ý trong SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. HĐ khởi động 
a. Mục tiêu:Tạo hứng thú, tò mò và động cơ học tập tốt cho học sinh về bài học.
b. Hình thức tổ chức dạy học: cả lớp và nhóm
c. Cách tiến hành
– Giáo viên cho học sinh quan sát hình ảnh khởi động trong SGK trang 18 và yêu cầu học sinh mô tả nội dung của hình ảnh đó.
. – Giáo viên nhận xét và dẫn dắt học sinh vào bài học.
2. Hoạt động Hình thành kiến thức
2.1. Hoạt động 1: Tóm tắt nội dung các bước gieo hạt trong chậu 
a. Mục tiêu: Tóm tắt được nội dung các bước gieo hạt trong chậu.
b. Hình thức tổ chức dạy học: cả lớp và nhóm
c. Cách tiến hành
- Giáo viên tổ chức cho học sinh tìm hiểu theo nhóm 4 về các bước gieo hạt trong chậu. Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát hình ảnh trong SGK trang 19 và chọn hình minh hoạ phù hợp với các bước được mô tả trong bảng.
- Yêu cầu học sinh thảo luận, trình bày , bổ sung cho nhau.
c. Kết luận: Giáo viên đưa ra kết luận. 
– Các bước gieo hạt trong chậu tương ứng với hinh minh hoạ như sau:
1. Chuẩn bị vật liệu, vật dụng và dụng cụ: hình a.
2. Cho giá thể vào chậu: hinh d.
3. Gieo hạt giống vào chậu: hình b.
4. Tưới nước: hình c.
– Giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại nội dung các bước gieo hạt trong chậu. 
2.2. Hoạt động 2: Thực hành gieo hạt hoa hướng dương trong chậu
a. Mục tiêu: Thực hiện được việc gieo hạt hoa hướng dương trong chậu. 
b. Hình thức tổ chức dạy học: cả lớp và nhóm
c. Cách tiến hành
+ Chuẩn bị:
-Giáo viên giới thiệu yêu cầu sản phẩm thực hành, vật liệu, vật dụng và dụng cụ tối thiểu cho hoạt động thực hành gieo hạt hoa hướng dương trong chậu theo gợi ý trong SGK.
 + Tổ chức thực hành:
- Giáo viên tổ chức cho học sinh tìm hiểu các bước gieo hạt hoa hướng dương trong chậu theo nhóm đội hoặc nhóm 
– Giáo viên thực hiện thao tác mẫu các bước gieo hạt hoa hướng dương trong chậu; 
- Giáo viên tổ chức cho học sinh thực hành các bước gieo hạt hoa hướng dương trong chậu theo nhóm 4; giáo viên quan sát, hướng dẫn chỉnh sửa, lưu ý an toàn trong quá tinh học sinh thực hành.
+ Kết thúc thực hành
– Giáo viên yêu cầu học sinh trưng bày kết quả thực hành; thu gom vật liệu, vật dụng và dụng cụ; vệ sinh vị trí thực hành.
 - Học sinh mô tả nội dung của hình ảnh theo hiểu biết của cá nhân. 
- Hs lắng nghe.
- Học sinh thảo luận, trình bày , bổ sung cho nhau.
- HS lắng nghe
- Học sinh nhắc lại nội dung của bảng mô tả các bước gieo hạt trong chậu. 
- Học sinh tìm hiểu yêu cầu sản phẩm thực hành; chuẩn bị vật liệu, vật dụng và dụng cụ thực hành gieo hạt hoa hướng dương trong chậu theo hướng dẫn của giáo viên
– Học sinh tìm hiểu, thảo luận, trình bày.
- Học sinh quan sát, thực hiện theo thao tác mẫu của giáo viên.
- Học sinh thực hành các bước gieo hạt hoa hướng dương trong chậu theonhóm 4
- Học sinh trưng bày và đánh giá sản phẩm thực hành theo tiêu chí và hướng dẫn của giáo viên; thu gom vật liệu, vật dụng và dụng cụ; vệ sinh vị trí thực hành.
TT
Tiêu chí
1
Giá thể được nén chặt vừa phải và cách miệng chậu khoảng 2 cm – 5 cm.
?
?
?
2
Hạt giống được lấp kín bởi một lớp giả thể mỏng.
?
?
?
3
Giá thể được tưới nước đủ ẩm sau khigieo hạt.
?
?
?
- Giáo viên tổ chức đánh giá kết quả thực hành, nhận xét kết quả thực hành, quá trình tham gia thực hành, an toàn trong thực hành của học sinh.
- Giáo viên lưu ý cho học sinh về việc chuẩn bị chậu, hạt giống, giá thể trước khi gieo hạt; nơi đặt chậu sau khi gieo hạt; có thể tách cây và trống vào các chậu khác nhau tuỳ theo nhu cầu khi cây bắt đầu ra từ hai đến ba lá; đảm bảo an toàn lao động và vệ sinhmôi trường khi gieo hạt.
3. Hoạt động nối tiếp sau bài học
a. Mục tiêu: Nắm được những việc cần làm để chuẩn bị bài cho tiết sau.
b. Hình thức tổ chức dạy học: cả lớp 
c. Cách tiến hành
- GV yêu cầu HS về nhà: chuẩn bị chậu, cây giống, vật liệu dụng cụ theo gợi ý SGK để chuẩn bị cho tiết 2.
- HS tham gia đánh giá
- Hs lắng nghe
- HS về nhà: chuẩn bị chậu, cây giống, vật liệu dụng cụ theo gợi ý SGK để chuẩn bị cho tiết 2.
 DUYỆT CỦA BGH	 DUYỆT CỦA KHỐI TRƯỞNG
PHÓ HIỆU TRƯỞNG

File đính kèm:

  • docke_hoach_bai_day_mon_cong_nghe_4_chan_troi_sang_tao_phan_1_c.doc