Kế hoạch bài dạy môn Công nghệ Lớp 4 (Chân trời sáng tạo) - Chủ điểm: Công nghệ và đời sống - Bài 5: Chăm sóc hoa, cây cảnh trong chậu - Trần Thị Yến Phượng

Bài 5: CHĂM SÓC HOA, CÂY CẢNH TRONG CHẬU

- Ngày soạn:

- Thời gian thực hiện: Tuần 8 (Từ ngày . Đến ngày / /202.)

- Người thực hiện: Trần Thị Yến Phượng – Trường TH B TT An Châu

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù.

- Mô tả được các công việc chủ yếu để chăm sóc một số loại hoa và cây cảnh phổ biến.

- Chăm sóc được một số loại hoa và cây cảnh trong chậu.

2. Năng lực chung.

- Tự chủ và tự học: Biết lắng nghe, trả lời câu hỏi.

- Giao tiếp và hợp tác: Hoạt động nhóm.

- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Tìm được cách giải quyết vấn đề .

3. Phẩm chất.

- Chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi.

- Trách nhiệm: Biết giữ trật tự, biết lắng nghe.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- SGK. SGV

- Một số loại hoa, cây cảnh trong chậu.

- Dụng cụ, vật liệu theo gợi ý trong SGK.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

 

docx 3 trang Thu Lụa 29/12/2023 3340
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch bài dạy môn Công nghệ Lớp 4 (Chân trời sáng tạo) - Chủ điểm: Công nghệ và đời sống - Bài 5: Chăm sóc hoa, cây cảnh trong chậu - Trần Thị Yến Phượng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Kế hoạch bài dạy môn Công nghệ Lớp 4 (Chân trời sáng tạo) - Chủ điểm: Công nghệ và đời sống - Bài 5: Chăm sóc hoa, cây cảnh trong chậu - Trần Thị Yến Phượng

Kế hoạch bài dạy môn Công nghệ Lớp 4 (Chân trời sáng tạo) - Chủ điểm: Công nghệ và đời sống - Bài 5: Chăm sóc hoa, cây cảnh trong chậu - Trần Thị Yến Phượng
CÔNG NGHỆ
CHỦ ĐIỂM: CÔNG NGHỆ VÀ ĐỜI SỐNG
Bài 5: CHĂM SÓC HOA, CÂY CẢNH TRONG CHẬU 
- Ngày soạn:
- Thời gian thực hiện: Tuần 8 (Từ ngày. Đến ngày //202..)
- Người thực hiện: Trần Thị Yến Phượng – Trường TH B TT An Châu
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù.
- Mô tả được các công việc chủ yếu để chăm sóc một số loại hoa và cây cảnh phổ biến.
- Chăm sóc được một số loại hoa và cây cảnh trong chậu.
2. Năng lực chung.
- Tự chủ và tự học: Biết lắng nghe, trả lời câu hỏi.
- Giao tiếp và hợp tác: Hoạt động nhóm.
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Tìm được cách giải quyết vấn đề .
3. Phẩm chất.
- Chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi.
- Trách nhiệm: Biết giữ trật tự, biết lắng nghe.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
SGK. SGV
Một số loại hoa, cây cảnh trong chậu.
Dụng cụ, vật liệu theo gợi ý trong SGK.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động.
- Mục tiêu: 
 + Tạo không khí vui vẻ, tò mò và động cơ học tập tốt.
- Cách tiến hành:
- GV cho HS quan sát hình ảnh khởi động trang 35 và yêu cầu HS mô tả nội dung hình.
- GV nhận xét và dẫn dắt HS vào bài học.
- HS mô tả nội dung và hình ảnh theo hiểu biết của bản thân.
2. Hoạt động Khám phá 
2.1. Hoạt động 1: Mô tả công việc chăm sóc hoa và cây cảnh trong chậu
a/ Mục tiêu: Mô tả được các công việc chủ yếu để chăm sóc một số hoa và loại cây cảnh phổ biến trong chậu.
b/ Cách tiến hành:
- GV tổ chức cho HS tìm hiểu về các công việc chăm sóc một số loại hoa và cây cảnh trong chậu, yêu cầu HS quan sát hình ảnh trang 36 và chọn hình minh họa phù hợp với các công việc được mô tả trong bảng.
- GV chốt ý và yêu cầu HS nhắc lại nội dung các công việc chủ yếu để chăm sóc hoa và cây cảnh trong chậu:
+ Tưới , tiêu nước: hình a
+ Tỉa, giặm: hình b
+ Làm cỏ, vun xới: hình e
+ Bón phân: hình c
+ Cung cấp ánh sang: hình g
+ Bắt sâu, vệ sinh cây: hình d
2.2. Hoạt động 2: Thực hành chăm sóc cây dừa cạn và cây lưỡi hổ trong chậu:
a/ Mục tiêu: Chăm sóc được cây dừa cạn và cây lưỡi hổ trong chậu.
b/ Cách tiến hành:
+ Chuẩn bị:
- GV giới thiêu yêu cầu sản phẩm thực hành, vật liệu và dụng cụ tối thiểu cho hoạt động thực hành chăm sóc hoa và cây cảnh trong chậu theo gợi ý trong SGK. 
+ Tổ chức thực hành:
-GV tổ chức cho HS tìm hiểu các công việc chăm sóc cây dừa cạn và cây lưỡi hổ trong chậu
-GV lần lượt thực hiện thao tác mẫu các công việc chăm sóc cây dừa cạn và cây lưỡi hổ trong chậu
-GV quan sát, hướng dẫn chỉnh sửa, lưu ý an toàn trong quá trình HS thực hành.
+ Kết thúc thực hành:
-GV yêu cầu HS trưng bày kết quả thực hành: thu gom vật liệu, dụng cụ, vệ sinh vị trí thực hành.
-GV tổ chức đánh giá kết quả thực hành, nhận xét kết quả thực hành, quá trình tham gia thực hành, an toàn trong thực hành của HS.
-GV lưu ý cho HS về ánh sáng phù hợp với loại hoa hoặc cây cảnh; thời điẻmchăm sóc hoa, cây cảnh; một số loại cây cảnh không cần vun giá trể kín gốc cây; đảm bảo an toàn lao động và vệ sinh sạch xẽ khu vực thực hành.
3. Hoạt động 3 : Luyện tập
a/ Mục tiêu: Củng cố kiến thức, kĩ năng đã hình thành và phát triển từ các hoạt động khám phá, trực hành trong bài.
b/ Cách tiến hành:
- GV tổ chức cho HS tìm hiểu hình ảnh các chậu hoa, cây cảnh ở phần Luyện tập trang 40.
- GV yêu cầu học sinh cho biết cây nào chưa được chăm sóc tốt và giải thích tại sao.
- GV bổ sung và kết luận.
- HS thảo luận nhóm 4 à đại diện nhóm trình bày à Các nhóm khác nhận xét.
-HS nhắc lại.
-HS tìm hiểu yêu cầu thực hành, chuẩn bị vật liệu, dụng cụ thực hành chăm sóc hoa và cây cảnh trong chậu theo hướng dẫn của GV.
-HS thảo luận nhóm 4
-HS quan sát và thực hiện theo thao tác mẫu của GV.
-HS thực hành các công việc chăm sóc cây dừa cạn và lưỡi hổ trong chậu theo nhóm đôi
-HS xem tranh
-HS trả lời
4. Hoạt động vận dụng.
a/ Mục tiêu: Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học trong bài vào thực tiễn cuộc sống để phát triển năng ực HS.
b/ Cách tiến hành:
-GV yêu cầu HS trình bày tóm tắt các công việc chăm sóc hoa, cây cảnh trong chậu và những lưu ý an toàn khí thưc hiện.
-GV bổ sung, kết luận.
-HS trình bày theo hiểu biết qua bài học.
IV. Điều chỉnh sau bài dạy:
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docxke_hoach_bai_day_mon_cong_nghe_lop_4_chan_troi_sang_tao_chu.docx