Kế hoạch bài dạy Ngữ văn 10 (Chân trời sáng tạo) - Bài 1, Kĩ năng viết: Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một truyện kể - Năm học 2022-2023 - Trường THPT Nguyễn Thị Định

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Năng lực

1.1. Năng lực đặc thù:

- Biết viết VB đúng quy trình: chuẩn bị viết; tìm ý và lập dàn ý; viết bài; xem lại và chỉnh sửa.

- Viết được VB nghị luận phân tích, đánh giá chủ đề, những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của một truyện kể.

1.2. Năng lực chung:

- NL tự chủ và tự học: biết chủ động, tích cực thực hiện những công việc của bản thân trong HT.

- NL giao tiếp, hợp tác: biết chủ động đề xuất mục đích hợp tác khi được giao nhiệm vụ.

2. Phẩm chất:

Góp phần bồi dưỡng phẩm chất yêu nước thông qua việc trân trọng trí tưởng tượng và di sản nghệ thuật mà người xưa để lại (thần thoại).

II. KIẾN THỨC

- Các yêu cầu đối với kiểu bài phân tích, đánh giá một truyện kể: chủ đề, những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật.

- Cách viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một truyện kể: chủ đề, những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật.

III. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU:

- Bảng, phấn. SGK, SGV.

- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

 

doc 17 trang Thu Lụa 30/12/2023 1800
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch bài dạy Ngữ văn 10 (Chân trời sáng tạo) - Bài 1, Kĩ năng viết: Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một truyện kể - Năm học 2022-2023 - Trường THPT Nguyễn Thị Định", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Kế hoạch bài dạy Ngữ văn 10 (Chân trời sáng tạo) - Bài 1, Kĩ năng viết: Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một truyện kể - Năm học 2022-2023 - Trường THPT Nguyễn Thị Định

Kế hoạch bài dạy Ngữ văn 10 (Chân trời sáng tạo) - Bài 1, Kĩ năng viết: Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một truyện kể - Năm học 2022-2023 - Trường THPT Nguyễn Thị Định
Trường: THPT Nguyễn Thị Định
Tổ: Ngữ Văn. Ngày soạn: 10/9/2022
KẾ HOẠCH BÀI DẠY KĨ NĂNG VIẾT
VIẾT VĂN BẢN NGHỊ LUẬN PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ MỘT TRUYỆN KỂ
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Năng lực
1.1. Năng lực đặc thù:
- Biết viết VB đúng quy trình: chuẩn bị viết; tìm ý và lập dàn ý; viết bài; xem lại và chỉnh sửa.
- Viết được VB nghị luận phân tích, đánh giá chủ đề, những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của một truyện kể.
1.2. Năng lực chung:
- NL tự chủ và tự học: biết chủ động, tích cực thực hiện những công việc của bản thân trong HT.
- NL giao tiếp, hợp tác: biết chủ động đề xuất mục đích hợp tác khi được giao nhiệm vụ.
2. Phẩm chất:
Góp phần bồi dưỡng phẩm chất yêu nước thông qua việc trân trọng trí tưởng tượng và di sản nghệ thuật mà người xưa để lại (thần thoại).
II. KIẾN THỨC
- Các yêu cầu đối với kiểu bài phân tích, đánh giá một truyện kể: chủ đề, những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật.
- Cách viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một truyện kể: chủ đề, những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật.
III. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU:
- Bảng, phấn. SGK, SGV.
- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU
Hoạt động: Khởi động
1.Mục tiêu: Trình bày được những hiểu biết về kiểu bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một truyện kể.
2.Nội dung: Những hiểu biết ban đầu về kiểu bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một truyện kể
3. Tổ chức hoạt động
Giao nhiệm vụ HT: Cá nhân HS trả lời câu hỏi:
Câu 1: Ở bài 1 “Tạo lập thế giới (thần thoại)”, chúng ta đã học được những truyện kể nào? Em có nhận xét gì về những truyện kể đó?
Câu 2: Trong cuộc sống hằng ngày, người ta thường viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một truyện kể trong những tình huống nào?
Thực hiện nhiệm vụ HT: Cá nhân HS trả lời câu hỏi.
Báo cáo, thảo luận: Đại diện 2 – 3 HS trình bày câu trả lời trước lớp.
Kết luận, nhận định:
- GV nhận xét ý kiến của HS, hướng dẫn HS tổng hợp vấn đề theo hướng tham khảo sau:
Một số tình huống cần viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một truyện kể: bài dự thi cuộc thi viết, bài đăng trên trang web của trường, bài viết chuẩn bị cho buổi thuyết trình,
- GV dẫn dắt, giới thiệu nội dung bài mới.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
I. Hoạt động tìm hiểu tri thức về kiểu bài
1. Mục tiêu: Trình bày được yêu cầu của bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một truyện kể: chủ đề, những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật.
2. Nội dung: Yêu cầu của bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một truyện kể: chủ đề, những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật.
3. Tổ chức hoạt động:
Giao nhiệm vụ HT
GV yêu cầu HS đọc SGK/ tr. 23
(1) nêu câu hỏi về những điều chưa rõ (nếu có). 
(2) Thể hiện lại những nội dung tiếp nhận được bằng sơ đồ tư duy
Thực hiện nhiệm vụ HT: HS thực hiện nhiệm vụ theo trình tự từ (1) và (2).
Báo cáo, thảo luận: (1) Một số HS nêu câu hỏi (nếu có); (2) 1 – 2 HS trình bày sơ đồ tư duy.
Kết luận, nhận định: GV góp ý cho câu trả lời của HS, lưu ý HS khi viết bài cần có các phần mở bài, thân bài và kết bài đúng quy cách.
II. Hoạt động hướng dẫn phân tích ngữ liệu
1. Mục tiêu: Nhận biết được các yêu cầu về kiểu bài thông qua việc đọc và phân tích ngữ liệu tham khảo trong SGK.
2. Nội dung: Các yêu cầu về kiểu bài thông qua việc đọc và phân tích ngữ liệu tham khảo trong SGK.
3. Tổ chức hoạt động:
Giao nhiệm vụ HT: GV yêu cầu HS quan sát VB mẫu (SGK/ tr. 24 – 26), chú ý đến những phần được đánh số và khung chứa thông tin tương ứng. Sau đó, GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi hướng dẫn phân tích ở SGK/ tr. 26.
Thực hiện nhiệm vụ HT: Cá nhân HS đọc ngữ liệu tham khảo, theo dõi các khung chứa thông tin hướng dẫn. Sau đó, trả lời cho các câu hỏi hướng dẫn ở SGK.
Báo cáo, thảo luận: Đại diện 2 – 3HS trình bày câu trả lời trước lớp.
Kết luận, nhận định: GV nhận xét câu trả lời của HS, hướng dẫn HS xác định các yêu cầu của kiểu bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một truyện kể: chủ đề, những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật theo định hướng sau:
a. Mở bài, thân bài và kết bài của ngữ liệu đã đáp ứng yêu cầu của kiểu bài viết phân tích, đánh giá một truyện kể vì:
- Mở bài: giới thiệu được truyện kể cần phân tích, đánh giá (tên tác phẩm, tác giả, xuất xứ) và nêu định hướng của bài viết.
- Thân bài: lần lượt trình bày các luận điểm làm nổi bật chủ đề và ý nghĩa của chủ đề; những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của truyện kể như: tình huống, nhân vật, cách kể chuyện và cách khắc hoạ tính cách nhân vật thông qua đối thoại.
- Kết bài: khẳng định lại giá trị của chủ đề và hình thức nghệ thuật của truyện kể; nêu tác động của tác phẩm đối với bản thân.
b. Các luận điểm trong ngữ liệu được sắp xếp hợp lí, theo trình tự phân tích, đánh giá chủ đề trước, hình thức nghệ thuật sau.
c. Trong mỗi luận điểm, có sự kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và bằng chứng. HS tự cho ví dụ.
d. Người viết đã phân tích, đánh giá giá trị, ý nghĩa của chủ đề một cách thấu đáo. Đầu tiên người viết nêu chủ đề của tác phẩm. Sau đó, người viết phân tích chủ đề để đưa ra đánh giá: Chủ đề là một khái quát không chỉ đúng với một thời mà còn đúng với nhiều thời; không chỉ là tiếng nói phê phán một nhân vật cụ thể, trong một tình huống cụ thể mà là lời cảnh tỉnh sâu sắc cho nhân loại về lẽ công bằng trong xã hội.
e. Người viết đã phân tích, đánh giá những nét đặc sắc về nghệ thuật của truyện kể như: Tình huống, nhân vật, cách kể chuyện và cách khắc hoạ tính cách nhân vật thông qua đối thoại. Việc phân tích này có tác dụng làm nổi bật, khắc hoạ sâu sắc hơn chủ đề của tác phẩm.
f. Những lưu ý khi viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một truyện kể: cần đảm bảo những yêu cầu về nội dung nghị luận và kĩ năng nghị luận đã được trình bày ở mục Tri thức về kiểu bài (SGK/ tr. 23).
III. Hoạt động hướng dẫn lí thuyết về quy trình viết
1. Mục tiêu: Nhận biết được những thao tác cần làm, những lưu ý khi thực hiện các bước trong quy trình viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một truyện kể.
2. Nội dung: Những thao tác cần làm, những lưu ý khi thực hiện các bước trong quy trình viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một truyện kể.
3. Tổ chức hoạt động
Giao nhiệm vụ HT: HS đọc phần Thực hành viết theo quy trình (SGK/ tr. 26 – 29), sau đó làm việc cá nhân và điền thông tin vào bảng theo mẫu sau:
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
QUY TRÌNH VIẾT BÀI VĂN NGHỊ LUẬN PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ MỘT TRUYỆN KỂ
Quy trình viết
Thao tác cần làm
Lưu ý
Bước 1: Chuẩn bị viết
Bước 2: Tìm ý, lập dàn ý
Bước 3: Viết bài
Bước 4: Xem lại và chỉnh sửa
Thực hiện nhiệm vụ HT: Cá nhân HS đọc SGK, làm việc cá nhân và hoàn thành bảng.
Báo cáo, thảo luận: 1 – 2HS trình bày kết quả. Các HS khác nhận xét, bổ sung.
Kết luận, nhận định: GV đánh giá, nhận xét, kết luận dựa vào bảng sau:
Quy trình viết
Thao tác cần làm
Lưu ý
Bước1: Chuẩn bị viết
Xác định tác phẩm truyện
Lựa chọn một truyện kể theo gợi ý của SGK hoặc một truyện kể thuộc các thể loại truyện ngụ ngôn, truyện cười, truyện cổ tích, đã học ở cấp THCS.
- Cần chọn truyện kể mà bản thân thật sự yêu thích để có hứng thú viết.
- Nên chọn những tác phẩm mà HS thuận lợi trong việc thu thập tài liệu, tìm ý để chuẩn bị cho bài viết
Xác định mục đích viết và người đọc
Xác định mục đích viết và người đọc theo gợi ý trong SGK.
Việc xác định mục đích và người đọc cụ thể sẽ giúp chọn được cách viết phù hợp, hiệu quả.
Thu thập tư liệu
- Tìm các nguồn tư liệu liên quan đến truyện kể muốn phân tích, đánh giá theo gợi ý của SGK.
- Cần ghi chép trong quá trình đọc tài liệu để phục vụ cho việc dẫn chứng viết bài văn.
- Nên chọn đọc tài liệu từ các nguồn có uy tín như các bài nghiên cứu trên các tạp chí khoa học, sách chuyên khảo của các tác giả và nhà xuất bản có uy tín.
- Cần lưu nguồn các bài báo, trang web đã tham khảo để dẫn nguồn trong bài viết, tránh mắc lỗi đạo văn hoặc vi phạm luật sở hữu trí tuệ
Bước 2: Tìm ý và lập dàn ý
Tìm ý
Tìm ý trên hai phương diện:
- Chủ đề và ý nghĩa, giá trị của chủ đề.
- Những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật.
Có thể thực hiện bằng cách trả lời các câu hỏi gợi ý trong SGK.
Lập dàn ý
Sắp xếp các ý tìm được theo một trình tự hợp lí.
- Tham khảo những lưu ý khi lập dàn ý phần thân bài trong SGK.
- Cần đảm bảo bố cục ba phần của bài viết.
Bước	3: Viết bài
Từ dàn ý đã lập, viết bài văn hoàn chỉnh.
- Cần làm sáng tỏ các luận điểm chính của bài viết.
- Diễn đạt mạch lạc, lựa chọn văn phong phù hợp với mục đích viết và người đọc.
Bước 4: Xem lại và chỉnh sửa
- Đọc lại bài viết, chỉnh sửa.
- Ghi lại những kinh nghiệm rút ra khi viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một truyện kể.
- Xem lại và chỉnh sửa dựa vào bảng kiểm trong SGK.
- Có thể nhờ bạn đọc góp ý cho bài viết.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP VIẾT BÀI VĂN NGHỊ LUẬN PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ MỘT TRUYỆN KỂ
I. Hoạt động chuẩn bị viết
Hoạt động 1: Xác định tác phẩm truyện, mục đích viết, người đọc và cách thu thập tư liệu
1. Mục tiêu: Xác định được tác phẩm truyện, mục đích viết, người đọc và cách thu thập tư liệu.
2. Nội dung: Xác định được tác phẩm truyện, mục đích viết, người đọc và cách thu thập tư liệu.
3. Tổ chức hoạt động:
Giao nhiệm vụ HT: HS đọc đề bài (SGK/ tr. 26) mục Thực hành viết theo quy trình. Sau đó, GV yêu cầu HS xác định tác phẩm truyện, mục đích viết, người đọc và cách thu thập tư liệu cho bài viết của mình qua các câu hỏi:
- Em sẽ chọn phân tích, đánh giá truyện kể nào? Vì sao em chọn tác phẩm ấy?
- Với đề bài này, em sẽ viết bài văn cho ai đọc, nhằm mục đích gì? Với đối tượng và mục đích ấy, em dự định sẽ chọn cách viết như thế nào?
- Tư liệu tham khảo có thể bao gồm những nguồn nào? Tư liệu tìm được ở đâu?
Thực hiện nhiệm vụ: Cá nhân HS suy nghĩ tìm câu trả lời.
Báo cáo, thảo luận: Đại diện 1 – 2 HS trình bày câu trả lời trước lớp.
Kết luận, nhận định: GV nhận xét câu trả lời của HS.
Hoạt động 2: Làm mẫu quy trình viết
1. Mục tiêu: Biết cách thực hiện những thao tác trong quy trình viết mà bản thân chưa rõ.
2. Nội dung: thực hiện những thao tác trong quy trình viết.
3. Tổ chức hoạt động:
Giao nhiệm vụ HT: HS xem lại PHT về quy trình viết đã thực hiện ở hoạt động hướng dẫn lí thuyết, GV đưa ra những câu hỏi về quy trình viết.
Thực hiện nhiệm vụ HT: HS xem lại PHT và ghi lại các câu hỏi về những kĩ năng chưa rõ.
Báo cáo, thảo luận: Đại diện 2 – 3 HS nêu câu hỏi trước lớp (nếu có).
Kết luận, nhận định: GV tổng hợp và giải đáp những câu hỏi có vấn đề hoặc những câu hỏi mà nhiều HS còn gặp khó khăn, vướng mắc. GV có thể làm mẫu quy trình viết để HS hình dung kĩ năng viết một cách trực quan.
II. Hoạt động tìm ý, lập dàn ý và viết bài (thực hiện ở nhà)
1. Mục tiêu: Biết cách tìm ý, lập dàn ý và viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một truyện kể.
2. Nội dung: Tìm ý, lập dàn ý và viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một truyện kể.
3. Tổ chức hoạt động
Giao nhiệm vụ HT: HS về nhà thực hiện tìm ý, lập dàn ý và viết bài theo hướng dẫn (SGK/ tr. 27 – 29).
Thực hiện nhiệm vụ: Cá nhân HS về nhà thực hiện tìm ý, lập dàn ý và viết bài.
Báo cáo, thảo luận: Bài viết của HS sẽ được đọc trong tiết Xem lại và chỉnh sửa, tổ chức trên lớp sau đó.
Kết luận, nhận định: GV thông báo sẽ đánh giá sản phẩm bài viết của HS dựa vào bảng kiểm (SGK/ tr. 28 – 29).
III. Hoạt động xem lại, chỉnh sửa và rút kinh nghiệm
1. Mục tiêu
- Biết cách xem lại và chỉnh sửa bài viết của bản thân và của các bạn trong lớp.
- Rút ra được kinh nghiệm viết bài nghị luận phân tích, đánh giá một truyện kể.
2. Nội dung: xem lại và chỉnh sửa, rút kinh nghiệm bài viết của bản thân và của các bạn trong lớp.
3. Tổ chức hoạt động
Giao nhiệm vụ HT
- HS trao đổi bài viết cho nhau theo nhóm đôi, dựa vào bảng kiểm (SGK/ tr. 28 – 29) để đánh giá, nhận xét bài viết của bạn.
- HS đọc bài viết của mình trên lớp, các HS khác nhận xét dựa vào bảng kiểm (SGK/ tr. 28 – 29).
- HS ghi lại những kinh nghiệm của bản thân sau khi viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một truyện kể.
Thực hiện nhiệm vụ
- HS làm việc theo nhóm đôi để đánh giá bài viết của nhau.
- Cá nhân HS chuẩn bị trước khi đọc bài viết để các HS khác nhận xét.
- HS ghi lại những kinh nghiệm của bản thân.
Báo cáo, thảo luận
- Đại diện 2 – 3 nhóm đôi HS trình bày kết quả đánh giá lẫn nhau.
- 1 – 2 HS đọc bài viết trước lớp và các HS khác nhận xét.
- Đại diện 1 – 2 HS chia sẻ những kinh nghiệm mà mình rút ra được.
Kết luận, nhận định: 
- Những ưu điểm cần phát huy và những điểm cần chỉnh sửa trong các bài viết
- Cách nhận xét, đánh giá bài viết dựa vào bảng kiểm của HS (HS đã biết sử dụng bảng kiểm chưa? HS có nhận ra những ưu điểm, những điểm cần khắc phục trong bài viết của bản thân và của các bạn hay không?). Trong trường hợp HS chưa biết dùng bảng kiểm, GV sử dụng kĩ thuật “nói to suy nghĩ” để hướng dẫn HS sử dụng bảng kiểm và yêu cầu một số HS thực hiện lại và nhận xét.
- GV tổng kết, nhận xét, đánh giá.
IV. Hoạt động vận dụng và mở rộng (thực hiện ở nhà)
1. Mục tiêu
- Vận dụng được quy trình viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một truyện kể vào việc tạo lập văn bản.
- Biết chủ động, tích cực thực hiện những công việc của bản thân trong học tập.
2. Nội dung: Vận dụng được quy trình viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một truyện kể vào việc tạo lập văn bản. 
3. Tổ chức hoạt động
Giao nhiệm vụ HT: Từ bài viết đã được đọc, chỉnh sửa và rút kinh nghiệm trên lớp, GV cho HS về nhà lựa chọn một trong hai nhiệm vụ:
- Sửa bài viết cho hoàn chỉnh và công bố.
- Chọn một truyện kể khác để viết bài phân tích, đánh giá và công bố.
Thực hiện nhiệm vụ: HS về nhà thực hiện chỉnh sửa bài viết hoặc viết bài mới.
Báo cáo, thảo luận: HS công bố bài viết đã sửa hoặc bài viết mới trên nhóm Zalo Ngữ văn của lớp.
Kết luận, nhận định
- GV nhận xét thái độ tích cực, chủ động và mức độ hoàn thành nhiệm vụ HT được giao.
- GV và HS lại tiếp tục sử dụng bảng kiểm (SGK/ tr. 28 – 29) để xem lại, chỉnh sửa và rút kinh nghiệm đối với bài viết đã được công bố 
V. HỒ SƠ DẠY HỌC 
A. NỘI DUNG DẠY HỌC CỐT LÕI 
B. CÁC HỒ SƠ KHÁC
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
QUY TRÌNH VIẾT BÀI VĂN NGHỊ LUẬN PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ MỘT TRUYỆN KỂ
Quy trình viết
Thao tác cần làm
Lưu ý
Bước 1: Chuẩn bị viết
Bước 2: Tìm ý, lập dàn ý
Bước 3: Viết bài
Bước 4: Xem lại và chỉnh sửa
2. Công cụ đánh giá:
Hoạt động: Khởi động
BẢNG KIỂM ĐÁNH GIÁ NHỮNG HIỂU BIẾT BAN ĐẦU CỦA HỌC SINH VỀ KIỂU BÀI VĂN NGHỊ LUẬN PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ MỘT TRUYỆN KỂ
STT
Tiêu chí
Có
Không
1
Có giới thiệu được những truyện kể đã học
2
Nhận xét khái quát về những truyện kể đã học
3
Giới thiệu được một số tình huống thường viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một truyện kể
Hoạt động tìm hiểu tri thức về kiểu bài
BẢNG KIỂM: GIÁO VIÊN ĐÁNH QUÁ TRÌNH LÀM VIỆC CỦA CÁC NHÓM
STT
TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ
CÓ
KHÔNG
1
Các thành viên nhóm tham gia đầy đủ
2
Quá trình làm việc nhóm: phân công công việc, kế hoạch làm việc khoa học
3
Sự tham gia tích cực của các thành viên trong việc hoàn thành sản phẩm của nhóm
4
Sự tham gia tích cực của các thành viên trong việc nhận xét, góp ý cho sản phẩm của các nhóm khác 
5
Sư thân thiện, hòa đồng của các thành viên trong nhóm
6
Khi nhóm báo cáo
Sản phẩm rõ ràng, thẩm mĩ, nội dung đầy đủ
Trình bày rõ ràng, mạch lạc, dễ hiểu
Trả lời được những câu hỏi thắc mắc của GV và các nhóm khác
Khi nhóm không báo cáo
Lắng nghe các nhóm khác báo cáo
Đưa ra nhận xét, câu hỏi thắc mắc cho nhóm báo cáo
Ghi chép, điều chỉnh
7
Mức độ hoàn thành sản phẩm và hiệu quả mang lại
Hoạt động hướng dẫn phân tích kiểu bài văn
BẢNG KIỂM ĐÁNH GIÁ CÂU TRẢ LỜI CỦA HỌC SINH TRONG VIỆC NHẬN BIẾT ĐƯỢC CÁC YÊU CẦU CỦA KIỂU BÀI THÔNG QUA VIỆC ĐỌC VÀ PHÂN TÍCH NGỮ LIỆU THAM KHẢO
STT
TIÊU CHÍ
XUẤT HIỆN
KHÔNG
XUẤT HIỆN
1
Mở bài: giới thiệu được truyện kể cần phân tích, đánh giá (tên tác phẩm, tác giả, xuất xứ) và nêu định hướng của bài viết.
2
Thân bài: lần lượt trình bày các luận điểm làm nổi bật chủ đề và ý nghĩa của chủ đề; những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của truyện kể như: tình huống, nhân vật, cách kể chuyện và cách khắc hoạ tính cách nhân vật thông qua đối thoại.
3
Kết bài: khẳng định lại giá trị của chủ đề và hình thức nghệ thuật của truyện kể; nêu tác động của tác phẩm đối với bản thân.
4
Các luận điểm trong ngữ liệu được sắp xếp hợp lí, theo trình tự phân tích, đánh giá chủ đề trước, hình thức nghệ thuật sau.
5
Trong mỗi luận điểm, có sự kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và bằng chứng
6
Người viết đã phân tích, đánh giá giá trị, ý nghĩa của chủ đề một cách thấu đáo. Đầu tiên người viết nêu chủ đề của tác phẩm. Sau đó, người viết phân tích chủ đề để đưa ra đánh giá: Chủ đề là một khái quát không chỉ đúng với một thời mà còn đúng với nhiều thời; không chỉ là tiếng nói phê phán một nhân vật cụ thể, trong một tình huống cụ thể mà là lời cảnh tỉnh sâu sắc cho nhân loại về lẽ công bằng trong xã hội.
7
Người viết đã phân tích, đánh giá những nét đặc sắc về nghệ thuật của truyện kể như: Tình huống, nhân vật, cách kể chuyện và cách khắc hoạ tính cách nhân vật thông qua đối thoại. Việc phân tích này có tác dụng làm nổi bật, khắc hoạ sâu sắc hơn chủ đề của tác phẩm.
8
Những lưu ý khi viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một truyện kể: cần đảm bảo những yêu cầu về nội dung nghị luận và kĩ năng nghị luận
Hoạt động hướng dẫn lí thuyết về quy trình viết
BẢNG KIỂM: GIÁO VIÊN ĐÁNH QUÁ TRÌNH LÀM VIỆC CỦA CÁC NHÓM
STT
TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ
CÓ
KHÔNG
1
Các thành viên nhóm tham gia đầy đủ
2
Quá trình làm việc nhóm: phân công công việc, kế hoạch làm việc khoa học
3
Sự tham gia tích cực của các thành viên trong việc hoàn thành sản phẩm của nhóm
4
Sự tham gia tích cực của các thành viên trong việc nhận xét, góp ý cho sản phẩm của các nhóm khác 
5
Sư thân thiện, hòa đồng của các thành viên trong nhóm
6
Khi nhóm báo cáo
Sản phẩm rõ ràng, thẩm mĩ, nội dung đầy đủ
Trình bày rõ ràng, mạch lạc, dễ hiểu
Trả lời được những câu hỏi thắc mắc của GV và các nhóm khác
Khi nhóm không báo cáo
Lắng nghe các nhóm khác báo cáo
Đưa ra nhận xét, câu hỏi thắc mắc cho nhóm báo cáo
Ghi chép, điều chỉnh
7
Mức độ hoàn thành sản phẩm và hiệu quả mang lại
Hoạt động tìm ý, lập dàn ý và viết bài (thực hiện ở nhà)
BẢNG KIỂM KĨ NĂNG VIẾT VĂN BẢN NGHỊ LUẬN PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ MỘT TRUYỆN KỂ
Nội dung kiểm tra
Đạt
Chưa đạt
Mở bài
Giới thiệu truyện kể (tên tác phẩm, thể loại, tác giả,)
Nêu nội dung khái quát cần phân tích, đánh giá
Thân bài
Xác định chủ đề của truyện kể
Phân tích, đánh giá các khía cạnh trong chủ đề của truyện kể
Phân tích một số nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của truyện kể theo đặc trưng thể loại
Đánh giá tác dụng của những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật trong việc thể hiện chủ đề của truyện kể
Lập luận chặt chẽ, thể hiện được những suy nghĩ, cảm nhận của người viết về truyện kể
Có lí lẽ xác đáng, bằng chứng tin cậy lấy từ truyện kể
Kết bài
Khẳng định lại một cách khái quát những nét đặc sắc về nghệ thuật và nét độc đáo về chủ để của truyện kể
Nêu ý nghĩa của truyện kể đối với bản thân và người đọc
Kĩ năng trình bày, diễn đạt
Diễn đạt rõ ràng, gãy gọn, đáp ứng yêu cầu của kiểu bài
Sử dụng từ ngữ, câu văn tạo sự gắn kết giữa các luận điểm, giữa lí lẽ với bằng chứng và bảo đảm mạch lạc cho bài viết
 Hoạt động xem lại, chỉnh sửa và rút kinh nghiệm
BẢNG KIỂM KĨ NĂNG VIẾT VĂN BẢN NGHỊ LUẬN PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ MỘT TRUYỆN KỂ (đánh giá đồng đẳng)
Nội dung kiểm tra
Đạt
Chưa đạt
Mở bài
Giới thiệu truyện kể (tên tác phẩm, thể loại, tác giả,)
Nêu nội dung khái quát cần phân tích, đánh giá
Thân bài
Xác định chủ đề của truyện kể
Phân tích, đánh giá các khía cạnh trong chủ đề của truyện kể
Phân tích một số nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của truyện kể theo đặc trưng thể loại
Đánh giá tác dụng của những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật trong việc thể hiện chủ đề của truyện kể
Lập luận chặt chẽ, thể hiện được những suy nghĩ, cảm nhận của người viết về truyện kể
Có lí lẽ xác đáng, bằng chứng tin cậy lấy từ truyện kể
Kết bài
Khẳng định lại một cách khái quát những nét đặc sắc về nghệ thuật và nét độc đáo về chủ để của truyện kể
Nêu ý nghĩa của truyện kể đối với bản thân và người đọc
Kĩ năng trình bày, diễn đạt
Diễn đạt rõ ràng, gãy gọn, đáp ứng yêu cầu của kiểu bài
Sử dụng từ ngữ, câu văn tạo sự gắn kết giữa các luận điểm, giữa lí lẽ với bằng chứng và bảo đảm mạch lạc cho bài viết
BẢNG KIỂM GIÁO VIÊN ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH CHỈNH SỬA, RÚT KINH NGHIỆM BÀI VIẾT GIỮA CÁC HỌC SINH VỚI NHAU
STT
Tiêu chí đánh giá
Có
Không
1
Biết sử dụng bảng kiểm để đánh giá bài viết của bạn
2
Nhận ra được những ưu điểm, hạn chế trong bài viết của bản thân
3
Nhận ra được những ưu điểm, hạn chế trong bài viết cua bạn
4
Điều chỉnh được những hạn chế trong bài viết của bản thân
5
Đề xuất được cách điều chỉnh những hạn chế trong bài viết của bạn
6
HS rút ra được những kinh nghiệm về quy trình viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một truyện kể
 Hoạt động vận dụng và mở rộng (thực hiện ở nhà)
THANG ĐÁNH GIÁ THÁI ĐỘ VÀ MỨC ĐỘ HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH
Các tiêu chí
Nguyễn Văn A
.
..
..
1. Thái độ
Chưa tích cực, chủ động
Bình thường
Tích cực, chủ động
2. Hoàn thành nhiệm vụ học tập và hiệu quả
Không hoàn thành nhiệm vụ học tập
Hoàn thành nhiệm vụ học tập
Hoàn thành tốt nhiệm vụ học tập
Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ học tập
3. Rút kinh nghiệm
(so với phần viết trước đó)
Chưa rút được kinh nghiệm
Có rút được kinh nghiệm nhưng chưa nhiều
Rút được kinh nghiệm, bài viết có tiến bộ, hạn chế được những lỗi sai trước đó
BẢNG KIỂM KĨ NĂNG VIẾT VĂN BẢN NGHỊ LUẬN PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ MỘT TRUYỆN KỂ
Nội dung kiểm tra
Đạt
Chưa đạt
Mở bài
Giới thiệu truyện kể (tên tác phẩm, thể loại, tác giả,)
Nêu nội dung khái quát cần phân tích, đánh giá
Thân bài
Xác định chủ đề của truyện kể
Phân tích, đánh giá các khía cạnh trong chủ đề của truyện kể
Phân tích một số nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của truyện kể theo đặc trưng thể loại
Đánh giá tác dụng của những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật trong việc thể hiện chủ đề của truyện kể
Lập luận chặt chẽ, thể hiện được những suy nghĩ, cảm nhận của người viết về truyện kể
Có lí lẽ xác đáng, bằng chứng tin cậy lấy từ truyện kể
Kết bài
Khẳng định lại một cách khái quát những nét đặc sắc về nghệ thuật và nét độc đáo về chủ để của truyện kể
Nêu ý nghĩa của truyện kể đối với bản thân và người đọc
Kĩ năng trình bày, diễn đạt
Diễn đạt rõ ràng, gãy gọn, đáp ứng yêu cầu của kiểu bài
Sử dụng từ ngữ, câu văn tạo sự gắn kết giữa các luận điểm, giữa lí lẽ với bằng chứng và bảo đảm mạch lạc cho bài viết

File đính kèm:

  • docke_hoach_bai_day_ngu_van_10_chan_troi_sang_tao_bai_1_ki_nang.doc