Kế hoạch bài dạy Tin học 3 (Chân trời sáng tạo) - Chương trình cả năm - Năm học 2022-2023 - Lê Thị Hương

CHỦ ĐỀ A: MÁY TÍNH VÀ EM

BÀI 1: THÔNG TIN VÀ QUYẾT ĐỊNH – Số tiết: 1

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Mục tiêu

- Nêu được ví dụ đơn giản minh hoạ cho vai trò quan trọng của thông tin thu nhận hằng ngày đối với việc ra quyết định của con người;

- Nhận biết được trong ví dụ cụ thể, đâu là thông tin và đâu là quyết định;

- Nhận biết được ba dạng thông tin thường gặp: chữ, âm thanh, hình ảnh.

2. Năng lực:

- Tự lực: Tự bản thân lấy được ví dụ thể hiện vai trò của thông tin.

- Tự học, tự hoàn thiện: Biết sử dụng ngôn ngữ kết hợp với hình ảnh, cử chỉ để trình bày thông tin và ý tưởng; có ý thức tổng kết, trình bày lại: đâu là thông tin, đâu là quyết định.

- Xác định trách nhiệm và hoạt động của bản thân: Hiểu được nhiệm vụ của nhóm, trách nhiệm với hoạt động của mình, nhóm sau khi được hướng dẫn, phân công, đánh giá được kết quả của nhóm bạn.

- Đánh giá hoạt động hợp tác: Báo cáo được kết quả thực hiện nhiệm vụ của cả nhóm, tự nhận xét được ưu điểm, thiếu sót của bản thân theo hoạt động của GV.

- Nêu được cách thức giải quyết vấn đề đơn giản theo hướng dẫn.

- NLc. Nhận biết nhu cầu tìm kiếm, tiếp nhận thông tin để đưa ra các cách giải quyết công việc, hành động.

 

docx 153 trang Thu Lụa 29/12/2023 2120
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kế hoạch bài dạy Tin học 3 (Chân trời sáng tạo) - Chương trình cả năm - Năm học 2022-2023 - Lê Thị Hương", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Kế hoạch bài dạy Tin học 3 (Chân trời sáng tạo) - Chương trình cả năm - Năm học 2022-2023 - Lê Thị Hương

Kế hoạch bài dạy Tin học 3 (Chân trời sáng tạo) - Chương trình cả năm - Năm học 2022-2023 - Lê Thị Hương
TUẦN 1
(Thời gian thực hiện : Ngày tháng năm 2022)
CHỦ ĐỀ A: MÁY TÍNH VÀ EM
BÀI 1: THÔNG TIN VÀ QUYẾT ĐỊNH – Số tiết: 1
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Mục tiêu
Nêu được ví dụ đơn giản minh hoạ cho vai trò quan trọng của thông tin thu nhận hằng ngày đối với việc ra quyết định của con người;
Nhận biết được trong ví dụ cụ thể, đâu là thông tin và đâu là quyết định;
Nhận biết được ba dạng thông tin thường gặp: chữ, âm thanh, hình ảnh.
2. Năng lực:
Tự lực: Tự bản thân lấy được ví dụ thể hiện vai trò của thông tin.
Tự học, tự hoàn thiện: Biết sử dụng ngôn ngữ kết hợp với hình ảnh, cử chỉ để trình bày thông tin và ý tưởng; có ý thức tổng kết, trình bày lại: đâu là thông tin, đâu là quyết định.
Xác định trách nhiệm và hoạt động của bản thân: Hiểu được nhiệm vụ của nhóm, trách nhiệm với hoạt động của mình, nhóm sau khi được hướng dẫn, phân công, đánh giá được kết quả của nhóm bạn.
Đánh giá hoạt động hợp tác: Báo cáo được kết quả thực hiện nhiệm vụ của cả nhóm, tự nhận xét được ưu điểm, thiếu sót của bản thân theo hoạt động của GV.
Nêu được cách thức giải quyết vấn đề đơn giản theo hướng dẫn.
NLc. Nhận biết nhu cầu tìm kiếm, tiếp nhận thông tin để đưa ra các cách giải quyết công việc, hành động.
3. Phẩm chất:
Ham học: Trong các tình huống cụ thể, để ý và nhận ra các dạng thông tin thường gặp.
Có trách nhiệm với bản thân: Có ý thức tiếp nhận thông tin thường xuyên, chính xác để đưa ra các hành động phù hợp.
Có trách nhiệm trong hoạt động tập thể: tích cực tham gia các hoạt động học tập nhóm do GV tổ chức.
II. Các hoạt động chủ yếu:
1. Hoạt động mở đầu 
- Ổn định lớp.
- Nhắc lại kiến thức cũ
- Đàm thoại nêu vấn đề.
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới: 
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động 1 – Khởi động (5 phút)
Mục tiêu
Tạo hứng thú để bắt đầu giờ học.
Xác định được những yêu cầu cần đạt ở trong bài học này.
Nội dung
Đọc thông tin ở phần mở đầu của bài 1 trong SGK.
Trả lời được câu hỏi Hình ảnh ở SGK cho em biết điều gì? Từ đó, em quyết định làm gì?
Sản phẩm của hoạt động
Câu trả lời đúng cho câu hỏi ở tình huống mở đầu ở SGK.
Tổ chức hoạt động
Hoạt động Giáo viên
Hoạt động Học sinh
Trước HĐ
- Chuẩn bị tình huống mở đầu trong SGK hoặc treo bảng phụ về một tình huống đã chuẩn bị trước. 
- Chia nhóm HS, giao nhiệm vụ.
- Quy định thời gian thực hiện nhiệm vụ: 3 phút.
- HS nhận nhiệm vụ: Nghe để hiểu rõ yêu cầu của GV.
Trong HĐ
- Quan sát hỗ trợ HS nếu cần thiết.
- Gọi HS trả lời câu hỏi.
- Khen ngợi, động viên hoặc chỉnh sửa những câu trả lời chưa rõ.
Biết đã đến giờ thức dậy.
Quyết định thức dậy và chuẩn bị đi học.
Sau HĐ
Giới thiệu vào bài mới: “Trong cuộc sống hằng ngày các em thường nhận được rất nhiều thông tin từ bố mẹ, thầy cô, bạn bè, ti vi, mạng xã hội,... để quyết định làm một việc nào đó. Vậy thông tin là gì, quyết định là gì,chúng ta hãy cùng nhau khám phá nhé.
Hoạt động 2 – Khám phá (15 phút)
Mục tiêu
Nhận biết được đâu là thông tin, đâu là quyết định.
Nhận biết được ba dạng thông tin thường gặp: chữ, âm thanh, hình ảnh.
Nêu được ví dụ đơn giản minh hoạ cho vai trò quan trọng của thông tin.
Nội dung
Giải thích và phân biệt thông tin, quyết định qua ví dụ mở đầu: 
Thông tin thu nhận được: Tiếng chuông đồng hồ; Quyết định: Thức dậy và chuẩn bị đi học.
Nhờ có thông tin là tiếng chuông đồng hồ nên quyết định là thức dậy và chuẩn bị đi học.
GV kết luận:
Thông tin là những hiểu biết mà em thu nhận được hằng ngày qua các giác quan như: mắt, tai,...
Quyết định là việc thực hiện một hành động hay một suy nghĩ dựa trên thông tin thu nhận được.
Yêu cầu 1: Nêu một ví dụ trong thực tế nhờ biết được thông tin mà em có quyết định phù hợp. Phân tích đâu là thông tin? Đâu là quyết định?
Yêu cầu 2: Tìm hiểu một tình huống (các tình huống 1, 2 và 3) và trả lời câu hỏi: Em biết được gì và quyết định làm gì đối với mỗi tình huống đó? Ở mỗi tình huống em nhận được thông tin dạng gì?
Sản phẩm của hoạt động
Nhận biết, phân biệt các dạng thông tin: chữ, âm thanh, hình ảnh.
Nêu được ví dụ thể hiện vai trò quan trọng của việc cần tiếp nhận thông tin.
Tổ chức hoạt động
Hoạt động Giáo viên
Hoạt động Học sinh
Trước HĐ
- Chia lớp thành các nhóm.
- Giải thích ví dụ mở đầu.
Lắng nghe, nhận nhiệm vụ.
Trong HĐ
Tổ chức, dẫn dắt HS thảo luận, trình bày.
1. Thông tin và quyết định:
- Yêu cầu HS thực hiện yêu cầu 1.
- Gọi HS trình bày.
- Gọi HS nhận xét, bổ sung (nếu có).
2. Các dạng thông tin thường gặp:
- Yêu cầu HS thực hiện yêu cầu 2.
- Gọi HS trình bày.
- Gọi HS nhận xét, bổ sung (nếu có).
- Khen ngợi, động viên hoặc chỉnh sửa những câu trả lời chưa rõ.
- Nghe dự báo thời tiết giúp em quyết định áo quần phù hợp để mặc
- Tình huống 1: Thông tin thu nhận: Đèn giao thông màu đỏ.
- Quyết định: Dừng lại chờ đèn chuyển sang màu xanh.
- Đèn giao thông màu đỏ là thông tin dạng hình ảnh.
Sau HĐ
Kết luận thông tin thường có ở 3 dạng thường gặp là: chữ, âm thanh, hình ảnh.
Hoạt động 3 – Luyện tập (10 phút)
Mục tiêu
Giúp HS nhận biết các thông tin được tiếp nhận qua các giác quan khác nhau.
Thực hành xác định: đâu là thông tin, đâu là quyết định, thông tin đó thuộc dạng thông tin gì?
Nội dung
Thực hiện các bài tập ở phần Luyện tập SGK.
Sản phẩm của hoạt động
Câu trả lời đúng hai bài tập SGK.
Hoạt động Giáo viên
Hoạt động Học sinh
Trước HĐ
Chia lớp thành các nhóm.
Quy định thời gian trong 7 phút
nhận nhiệm vụ.
Trong HĐ
Tổ chức, dẫn dắt HS thảo luận, thực hiện các yêu cầu bài tập phần Luyện tập.
Thực hiện nhiệm vụ.
Trình bày kết quả bài tập.
Nhận xét kết quả của bạn.
Sau HĐ
Giáo viên khen ngợi, động viên hoặc chỉnh sửa những câu trả lời chưa rõ.
Hoạt động 4 – Vận dụng (5 phút)
Mục tiêu
GiúpHS vận dụng kiến thức đã học để nhận biết, phân tích vai trò của thông tin qua tình huống thực tế.
Nội dung
Đọc tình huống trong SGK.
Trả lời được các câu hỏi đặt ra với tình huống đó.
Sản phẩm của hoạt động
Câu trả lời đúng cho tình huống.
Hoạt động Giáo viên
Hoạt động Học sinh
Trước HĐ
Chia lớp thành các nhóm.
Yêu cầu thực hiện nội dung phần Vận dụng.
Quy định thời gian trong 3 phút.
(nếu không đủ thời gian GV giao nhiệm vụ, hướng dẫn HS thực hiện ở nhà, và trình bày kết quả ở tiết học sau).
- Tiếp nhận và hiểu yêu cầu.
Trong HĐ
- GV quan sát quá trình thảo luận của các nhóm và giải đáp các thắc mắc (nếu có). 
- Gọi HS trình bày kết quả, đáp án.
Mở rộng: Nêu ví dụ thể hiện vai trò của việc thu nhận thông tin giúp mọi người quyết định đúng, phù hợp và cho biết thông tin đó thuộc dạng gì?
Thảo luận.
Trình bày đáp án.
Sau HĐ
- Khen ngợi, động viên hoặc chỉnh sửa.
- Nhắc học sinh đọc phần ghi nhớ ở cuối bài.
IV. ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG
TUẦN 2
(Thời gian thực hiện : Ngày tháng năm 2022)
CHỦ ĐỀ A: MÁY TÍNH VÀ EM
BÀI 2: XỬ LÍ THÔNG TIN – Số tiết: 1
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Mục tiêu
Nhận ra được trong một tình huống cụ thể, thông tin thu nhận và được xử lí là gì, kết quả của xử lí là hành động hay ý nghĩ gì.
Nêu được ví dụ minh hoạ cho nhận xét: Bộ não của con người là một bộ phận xử lí thông tin.
2. Năng lực:
Tự lực: Lấy được ví dụ minh hoạ cho bộ não là bộ phận xử lí thông tin.
Tự học, tự hoàn thiện: Biết sử dụng ngôn ngữ kết hợp với hình ảnh, cử chỉ để trình bày thông tin và ý tưởng; có ý thức tổng kết, trình bày lại: đâu là thông tin tiếp nhận, đâu là hành động, kết quả.
Xác định trách nhiệm và hoạt động của bản thân: Hiểu được nhiệm vụ của nhóm, trách nhiệm với hoạt động của mình, nhóm sau khi được hướng dẫn, phân công, đánh giá được kết quả của nhóm bạn.
Đánh giá hoạt động hợp tác: Báo cáo được kết quả thực hiện nhiệm vụ của cả nhóm, tự nhận xét được ưu điểm, thiếu sót của bản thân theo hướng dẫn của GV.
Nêu được cách thức giải quyết vấn đề đơn giản ở phần vận dụng theo hướng dẫn.
Rèn luyện tư duy độc lập khi đưa ra các câu trả lời theo kiến thức của bản thân.
NLc: Nhận biết, biết sử dụng tài nguyên thông tin, phân tích thông tin tiếp nhận và kết quả xử lý.
3. Phẩm chất:
Ham học: Trong các tình huống cụ thể, để ý và nhận ra thông tin được tiếp nhận và kết quả xử lý.
Có trách nhiệm với bản thân: Có ý thức tiếp nhận thông tin thường xuyên, chính xác để đưa ra các hành động phù hợp.
Có trách nhiệm trong hoạt động tập thể: tích cực tham gia các hoạt động học tập nhóm do GV tổ chức.
II. PHƯƠNG TIỆN, THIẾT BỊ DẠY HỌC
Giáo viên
Chuẩn bị SGK Tin học 3
Chuẩn bị hình ảnh minh hoạ các tình huống, bảng phụ sơ đồ: Thông tin => Xử lí => Quyết định.
Bài giảng trình chiếu.
Máy tính kết nối tivi (hoặc máy chiếu).
Học sinh
SGK, vở ghi, bút, thước kẻ.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động 1 – Khởi động (5 phút)
1.1. Mục tiêu
Tạo hứng thú để bắt đầu giờ học.
Xác định được những yêu cầu cần đạt ở trong bài học này.
1.2. Nội dung
Yêu cầu:
Đọc thông tin ở phần mở đầu của bài 2 trong SGK.
Tình huống đó cho biết thông tin gì? Quyết định là gì? Quá trình suy nghĩ, tính toán do bộ phận nào của con người thực hiện?
1.3. Sản phẩm của hoạt động
Câu trả lời đúng cho câu hỏi ở tình huống mở đầu ở SGK.
Hứng thú khi bắt đầu bài học.
1.4. Tổ chức hoạt động
Hoạt động Giáo viên
Hoạt động Học sinh
Trước HĐ
- Chuẩn bị tình huống mở đầu trong SGK hoặc treo bảng phụ về một tình huống đã chuẩn bị trước. 
- Chia nhóm HS, giao nhiệm vụ.
- Quy định thời gian thực hiện nhiệm vụ: 3 phút.
- HS nhận nhiệm vụ: Nghe để hiểu rõ yêu cầu của GV.
Trong HĐ
- Quan sát hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
- Gọi HS trả lời câu hỏi.
- Khen ngợi, động viên hoặc chỉnh sửa.
Thảo luận.
Trả lời theo yêu cầu
Sau HĐ
GV giới thiệu bài mới: Khi nhận được một thông tin, chúng ta sẽ quyết định làm một việc nào đó. Vậy ở mỗi tình huống, sẽ tiếp nhận thông tin gì và đưa ra quyết định hoặc thực hiện công việc như thế nào? Các em cùng nhau khám phá qua bài học mới.
Hoạt động 2 – Khám phá (15 phút)
Mục tiêu
Nhận ra được trong một tình huống cụ thể, thông tin thu nhận và được xử lí là gì, kết quả của xử lí là hành động hay ý nghĩ gì?
Nội dung
Hướng dẫn và phân biệt đâu là thông tin? đâu là quyết định? qua các ví dụ: (tham khảo nội dung SGK).
Yêu cầu HS quan sát hình, thảo luận và trả lời các câu hỏi:
Thông tin là gì?
Quyết định là gì?
Quá trình suy nghĩ, tính toán do bộ phận nào của con người thực hiện?
GV kết luận:
Xử lí thông tin là bước trung gian để đưa ra quyết định khi thu nhận được thông tin. 
Quá trình xử lí thông tin của con người diễn ra trong bộ não.
Sản phẩm của hoạt động
Nhận biết, phân biệt thông tin, quyết định ở tình huống.
Biết được bộ não con người là bộ phận xử lý thông tin.
Tổ chức hoạt động
Hoạt động Giáo viên
Hoạt động Học sinh
Trước HĐ
Giải thích ví dụ mở đầu.
Treo (chiếu) tình huống 1 của Bài 1 trang 7.
Chia nhóm, yêu cầu thời gian HĐ là 12 phút.
Chuẩn bị sơ đồ: Thông tin => Xử lí => Quyết định.
Lắng nghe, quan sát
Trong HĐ
Thông tin – xử lý - quyết định:
- Hướng dẫn HS thảo luận và giúp đỡ nếu cần.
- Gọi HS trình bày đáp án, nhận xét lẫn nhau.
- Khen ngợi, động viên hoặc chỉnh sửa
Thảo luận.
Trả lời các câu hỏi.
Sau HĐ
Kết luận: Khi nhận được thông tin, muốn có quyết định nào đó thì thông tin thu nhận đó phải được xử lí. Bộ não là bộ phận xử lí thông tin của con người. Sơ đồ xử lí thông tin: Thông tin => Xử lí => Quyết định.
Ghi chép sơ đồ xử lí thông tin.
3. Hoạt động 3 – Luyện tập (8 phút)
3.1 Mục tiêu
Thực hành xác định: đâu là thông tin, đâu là quyết định, thông tin được xử lý ở đâu?
Nêu được ví dụ minh hoạ cho nhận xét: Bộ não của con người là một bộ phận xử lí thông tin.
3. ... ết quả của nhóm bạn.
Tạo thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô.
Đánh giá HĐ hợp tác: Báo cáo được kết quả thực hiện nhiệm vụ của cả nhóm, tự nhận xét được ưu điểm, thiếu sót của bản thân theo HD của GV.
Nêu được cách thức giải quyết vấn đề đơn giản theo hướng dẫn.
Rèn luyện tư duy độc lập khi đưa ra các câu trả lời theo kiến thức của bản thân.
NLa: Thực hiện được một số thao tác cơ bản với phần mềm trình chiếu. 
NLc: Biết sử dụng tài nguyên thông tin và kĩ thuật của ICT để giải quyết một số vấn đề phù hợp với lứa tuổi; diễn đạt được các bước giải quyết vấn đề theo kiểu thuật toán (quy trình gồm các bước có thứ tự để giải quyết được vấn đề). 
NLd: Sử dụng được phần mềm học tập; tạo được các sản phẩm số là bài trình chiếu tổng hợp theo chủ đề đặt ra.
3. Phẩm chất:
Ham học: phân chia nhiệm vụ, xác định được yêu cầu có sự hỗ trợ của máy tính.
Có trách nhiệm trong HĐ tập thể: tích cực tham gia các HĐ học tập nhóm do GV tổ chức.
II. PHƯƠNG TIỆN, THIẾT BỊ DẠY HỌC (tiết học nên dạy ở phòng máy)
Giáo viên
Chuẩn bị sách giáo khoa Tin học.
Máy tính của HS có cài sẵn phần mềm PowerPoint, đưa biểu tượng phần mềm nằm ngoài màn hình nền.
Hệ thống máy tính kết nối Internet (nếu có).
Bài giảng trình chiếu.
Máy tính kết nối tivi (hoặc máy chiếu).
Học sinh
Sách giáo khoa, vở ghi, bút, thước kẻ.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động 1 – Khởi động (5 phút)
1.1 Mục tiêu
Tạo hứng thú để bắt đầu giờ học.
Tổng hợp lại những KT, KN đã có của HS.
Xác định được những yêu cầu cần đạt ở trong bài học này.
1.2 Nội dung
- 	Khai thác nội dung ở hoạt động khởi đầu SGK trang 79.
1.3 Sản phẩm của hoạt động
- 	Hứng thú với nội dung bài học.
1.4 Tổ chức hoạt động
Hoạt động Giáo viên
Hoạt động Học sinh
Trước HĐ
- Yêu cầu HS đọc sách tìm hiểu tình huống mở đầu.
- HS nhận biết yêu cầu.
Trong HĐ
- Em đã biết được điều gì? Cần thực hiện những gì hay cần tạo ra sản phẩm nào?
 - Nhận xét, bổ sung.
- Lắng nghe.
- Trả lời câu hỏi.
Sau HĐ
- Giới thiệu bài mới: Trong cuộc sống, để thực hiện công việc được thuận tiện, cần xác định đã có và cần làm gì (thực hiện như thế nào). Biết chia nhỏ công việc để dễ dàng thực hiện và biết những nhiệm vụ có thể sử dụng máy tính hỗ trợ.
2. Hoạt động 2 – Khám phá (10 phút)
2.1 Mục tiêu
- 	Biết chia được một công việc cụ thể thành những việc nhỏ hơn, trong đó biết được những việc nào có thể thực hiện với sự trợ giúp của máy tính.
Nội dung
Yêu cầu: Đọc thông tin SGK trang 79, thảo luận và hoàn thành phiếu học tập
Phiếu học tập
Thiết kế bài trình chiếu giới thiệu về các bộ phận của loài cá em cần thực hiện những việc gì? Hãy phân chia nhiệm vụ cho các bạn trong nhóm.
Stt
Tên nhiệm vụ cần thực hiện
Người thực hiện
1
2
3
	GV Kết luận: Đưa ra gợi ý những nhiệm vụ nhỏ cần thực hiện:
Stt
Tên công việc
1
Tóm tắt lại kiến thức về các bộ phận của loài cá và chức năng của các bộ phận
2
Chuẩn bị hình ảnh
3
Thiết kế bài trình chiếu
4
Thuyết trình, trình bày
2.3 Sản phẩm của hoạt động
Phân chia được công việc thành những nhiệm vụ nhỏ hơn và biết phân công công việc.
2.4 Tổ chức hoạt động
Hoạt động Giáo viên
Hoạt động Học sinh
Trước HĐ
Chia nhóm. 
Quy định thời gian thực hiện: 8 phút.
HS nhận biết các yêu cầu.
Trong HĐ
Chia nhỏ công việc:
- Giao yêu cầu.
- Phát phiếu học tập
- Hướng dẫn HS.
- Gọi HS trình bày nội dung.
+ Kết luận: Đưa ra gợi ý những nhiệm vụ nhỏ cần thực hiện.
+ Hãy nêu những nhiệm vụ có thể sử dụng máy tính hỗ trợ.
- Nhận xét, bổ sung ý kiến.
- Thực hiện yêu cầu.
- Trả lời và đối chiếu kết quả.
- Trả lời theo ý của HS.
Sau HĐ
- Khen ngợi, động viên hoặc chỉnh sửa nếu cần thiết.
- Kết luận: Khi thực hiện một nhiệm vụ, cần xác định những gì đã có, những gì cần làm hay tạo ra sản phẩm nào, có thể chia nhỏ những công việc nào, những nhiệm vụ nào cần dùng máy tính hỗ trợ.
3. Hoạt động 3 – Luyện tập (15 phút)
3.1 Mục tiêu
Thực hiện từng nhiệm vụ nhỏ đã được xác định, Biết sử dụng máy tính để hỗ trợ công việc.
3.2 Nội dung
	Yêu cầu: Thực hiện nhiệm vụ 1, 2 theo sự phân công ở hoạt động khám phá:
Nhiệm vụ 1: Tóm tắt lại kiến thức về các bộ phận của loài cá và chức năng của các bộ phận đó để dự kiến số lượng trang chiếu.
Nhiệm vụ 2: Chuẩn bị hình ảnh minh hoạ (tìm trong máy tính hoặc Internet theo hướng dẫn của thầy cô để tìm kiếm và lưu sẵn vào một thư mục trong máy tính).
3.3 Sản phẩm của hoạt động
Thực hiện được các nhiệm vụ.
3.4 Tổ chức hoạt động
Hoạt động Giáo viên
Hoạt động Học sinh
Trước HĐ
- Chia nhóm
- Quy định thời gian thực hiện: 12 phút
- Hiểu và nhận các yêu cầu.
Trong HĐ
- Giao yêu cầu
- Quan sát hỗ trợ HS (nếu cần).
- Gọi HS trình bày kết quả, trình bày cụ thể.
- Gọi HS nhận xét lẫn nhau.
- Thảo luận nhóm.
- Chia sẻ kết quả thực hiện.
- Nhận xét, bổ sung.
Sau HĐ
- Khen ngợi, động viên hoặc chỉnh sửa những câu trả lời.
4. Hoạt động 4 – Vận dụng (5 phút)
Mục tiêu
- 	Giúp HS phát triển năng lực tự học, sáng tạo, giải quyết vấn đề.
4.2Nội dung
Tìm kiếm thêm thông tin, hình ảnh ở máy tính hoặc trên Internet để hoàn chỉnh nội dung theo sự hiểu biết của HS.
4.3 Sản phẩm của hoạt động
Thu thập được thêm nội dung, hình ảnh về chủ đề: tìm hiểu về loài cá.
4.4 Tổ chức hoạt động
Hoạt động Giáo viên
Hoạt động Học sinh
Trước HĐ
Chia lớp thành các nhóm.
Nêu yêu cầu.
Quy định thời gian trong 4 phút.
(nếu không đủ thời gian GV giao nhiệm vụ, hướng dẫn HS thực hiện tìm hiểu yêu cầu ở nhà, trình bày kết quả ở tiết học sau).
Trong HĐ
- Giáo viên quan sát quá trình nêu của các nhóm và giải đáp các thắc mắc (nếu có). 
- Nhận xét, chỉnh sửa.
- Nêu kết quả.
Sau HĐ
Khen ngợi, động viên hoặc chỉnh sửa những câu trả lời chưa rõ. 
Nhắc học sinh đọc phần ghi nhớ ở cuối bài.
- Lắng nghe.
- Ghi chép vở.
	IV. ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG
	TUẦN 33	
(Thời gian thực hiện : Ngày tháng năm 2023)
CHỦ ĐỀ F: GIẢI QUYÊT VẤN ĐỀ VỚI SỰ TRỢ GIÚP CỦA MÁY TÍNH
BÀI 22: THỰC HIỆN CÔNG VIỆC VỚI SỰ TRỢ GIÚP CỦA MÁY TÍNH
Tiết: 2
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Mục tiêu
- Thực hiện được nhiệm vụ có sự hỗ trợ của máy tính
2. Năng lực:	
Tự lực: Sử dụng phần mềm P để tạo sản phẩm theo yêu cầu.
Thích làm việc với máy tính.
Tự học, tự hoàn thiện: biết sử dụng ngôn ngữ kết hợp với hình ảnh, cử chỉ để trình bày thông tin và ý tưởng; có ý thức tổng kết, trình bày lại: thuyết trình bài trình chiếu, tổng hợp kết quả.
Xác định trách nhiệm và HĐ của bản thân: Hiểu được nhiệm vụ của nhóm, trách nhiệm với HĐ của mình, nhóm sau khi được hướng dẫn, phân công, đánh giá được kết quả của nhóm bạn.
Tạo thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô.
Đánh giá HĐ hợp tác: Báo cáo được kết quả thực hiện nhiệm vụ của cả nhóm, tự nhận xét được ưu điểm, thiếu sót của bản thân theo HD của GV.
Nêu được cách thức giải quyết vấn đề đơn giản theo hướng dẫn.
Rèn luyện tư duy độc lập khi đưa ra các câu trả lời theo kiến thức của bản thân.
NLa: Thực hiện được một số thao tác cơ bản với phần mềm trình chiếu. 
NLc: Biết sử dụng tài nguyên thông tin và kĩ thuật của ICT để giải quyết một số vấn đề phù hợp với lứa tuổi; diễn đạt được các bước giải quyết vấn đề theo kiểu thuật toán (quy trình gồm các bước có thứ tự để giải quyết được vấn đề). 
NLd: Sử dụng được phần mềm học tập; tạo được các sản phẩm số là bài trình chiếu tổng hợp theo chủ đề đặt ra.
3. Phẩm chất:
Ham học: Tìm hiểu, thực hiện các thao tác để hoàn thành sản phẩm
Có trách nhiệm trong HĐ tập thể: tích cực tham gia các HĐ học tập nhóm do GV tổ chức.
II.PHƯƠNG TIỆN, THIẾT BỊ DẠY HỌC (tiết học nên dạy ở phòng máy)
1. Giáo viên
Chuẩn bị sách giáo khoa Tin học.
Máy tính của HS có cài sẵn phần mềm PowerPoint, đưa biểu tượng phần mềm nằm ngoài màn hình nền.
Hệ thống máy tính kết nối Internet (nếu có).
Bài giảng trình chiếu.
Máy tính kết nối tivi (hoặc máy chiếu).
2. Học sinh
Sách giáo khoa, vở ghi, bút, thước kẻ.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động 1 – Khởi động (4 phút)
1.1 Mục tiêu
Tạo hứng thú để bắt đầu giờ học.
Tổng hợp lại những KT, KN đã có của HS.
Xác định được những yêu cầu cần đạt ở trong bài học này.
1.2 Nội dung
- Đưa các câu hỏi gợi mở để HS khám phá bài học
1.3 Sản phẩm của hoạt động
- Nêu được các nhiệm vụ cần thực hiện.
1.4 Tổ chức hoạt động
Hoạt động Giáo viên
Hoạt động Học sinh
Trước HĐ
Câu hỏi: nhắc lại các nhiệm vụ đã thực hiện ở tiết 1 và những nhiệm vụ cần thực hiện để hoàn thành công việc: Thiết kế bài trình chiếu tìm hiểu về loài cá.
Trong HĐ
- Gọi HS trả lời.
- Nhận xét, bổ sung.
- Lắng nghe.
- Trả lời câu hỏi.
Sau HĐ
- Giới thiệu bài mới: Biết sử dụng máy tính để hỗ trợ, giúp em hoàn thành công việc được nhanh chóng và hiệu quả.
2. Hoạt động 2 – Khám phá (7 phút)
2.1 Mục tiêu
- 	Biết những công việc cụ thể cần thực hiện với sự trợ giúp của máy tính.
2.2 Nội dung
Yêu cầu: Đọc thông tin SGK trang 80, thảo luận và hoàn thành phiếu học tập:
Phiếu học tập
Liệt kê thứ tự những thao tác cần thực hiện để tiến hành Thiết kế bài trình chiếu.
Stt
Những thao tác cần thực hiện
1
Khởi động chương trình
2
3
4
2.3 Sản phẩm của hoạt động
Hoàn thành nội dung đầy đủ, chi tiết trên phiếu học tập.
2.4 Tổ chức hoạt động
Hoạt động Giáo viên
Hoạt động Học sinh
Trước HĐ
Chia nhóm. 
Quy định thời gian thực hiện: 6 phút.
HS nhận biết các yêu cầu.
Trong HĐ
Chia nhỏ công việc:
- Giao yêu cầu.
- Phát phiếu học tập
- Hướng dẫn HS.
- Gọi HS trình bày nội dung.
- Nhận xét, bổ sung ý kiến.
- Thực hiện yêu cầu.
- Trả lời và đối chiếu kết quả.
Sau HĐ
- Khen ngợi, động viên hoặc chỉnh sửa nếu cần thiết.
- Lưu ý: Học sinh cần thao tác với phần mềm đúng cách (mở, đóng, lưu dữ liệu,...). Biết cầm chuột và tư thế ngồi đúng khi thao tác với máy tính.
3. Hoạt động 3 – Luyện tập (19 phút)
3.1 Mục tiêu
Sử dụng phần mềm để thực hiện công việc.
3.2 Nội dung
 Yêu cầu: 
Thực hiện nhiệm vụ 3 (thiết kế bài trình chiếu: Tìm hiểu Loài cá) theo các bước thứ tự được liệt kê trên phiếu học tập.
Trình chiếu bài trình chiếu vừa thiết kế.
3.3 Sản phẩm của hoạt động
Tạo và trình chiếu được bài trình chiếu.
3.4 Tổ chức hoạt động
Hoạt động Giáo viên
Hoạt động Học sinh
Trước HĐ
- Chia nhóm
- Quy định thời gian thực hiện: 15 phút
Hiểu và nhận các yêu cầu
Trong HĐ
- Giao yêu cầu
- Quan sát hỗ trợ HS (nếu cần).
- Gọi HS trình bày kết quả, trình bày cụ thể.
- Gọi HS nhận xét lẫn nhau.
- Thảo luận nhóm.
- Chia sẻ kết quả thực hiện.
- Nhận xét, bổ sung.
Sau HĐ
- Khen ngợi, động viên hoặc chỉnh sửa những câu trả lời.
4. Hoạt động 4 – Vận dụng (5 phút)
Mục tiêu
Giúp HS phát triển năng lực tự học, sáng tạo, giải quyết vấn đề.
4.2Nội dung
Thêm nội dung cho bài trình chiếu theo ý muốn của HS hoặc tạo các bài trình chiếu theo các chủ đề em thích.
4.3 Sản phẩm của hoạt động
Bài trình chiếu hoàn chỉnh.
4.4 Tổ chức hoạt động
Hoạt động Giáo viên
Hoạt động Học sinh
Trước HĐ
Chia lớp thành các nhóm.
Nêu yêu cầu.
Quy định thời gian trong 4 phút.
(nếu không đủ thời gian Gv giao nhiệm vụ, hướng dẫn HS thực hiện tìm hiểu yêu cầu ở nhà, trình bày kết quả ở tiết học sau).
Trong HĐ
- Giáo viên quan sát quá trình nêu của các nhóm và giải đáp các thắc mắc (nếu có). 
- Nhận xét, chỉnh sửa.
- Nêu kết quả.
Sau HĐ
- Khen ngợi, động viên hoặc chỉnh sửa những câu trả lời chưa rõ. 
- Nhắc học sinh đọc phần ghi nhớ ở cuối bài.
- Lắng nghe.
- Ghi chép vở.
	IV. ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG

File đính kèm:

  • docxke_hoach_bai_day_tin_hoc_3_chan_troi_sang_tao_chuong_trinh_c.docx