Kế hoạch bài dạy Toán 10 (Chân trời sáng tạo) - Chương I: Mệnh đề và tập hợp - Bài 1, 2, 3
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức, kĩ năng: Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:
Nhận biết và thể hiện được các mệnh đề logic, xác định được tính đúng sai của các mệnh đề đơn giản; nhận biết khái niệm mệnh đề chứa biến.
Nhận biết và phát biểu được các loại mệnh đề: mệnh đề phủ định, mệnh đề kéo theo, mệnh đề đảo; mệnh đề có chứa kí hiệu ∀,∃; xác định được tính đúng sai của các mệnh đề này trong những trường hợp đơn giản; nhận biết hai mệnh đề tương đương.
Nhận biết khái niệm và sử dụng đúng các thuật ngữ: định lí, giả thiết, kết luận, điều kiện cần, điều kiện đủ, điều kiện cần và đủ.
2. Năng lực
- Năng lực chung:
Năng lực tự chủ và tự học trong tìm tòi khám phá
Năng lực giao tiếp và hợp tác trong trình bày, thảo luận và làm việc nhóm
Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo trong thực hành, vận dụng.
Năng lực riêng:
Năng lực giao tiếp toán học: HS sử dụng các khái niệm, thuật ngữ (mệnh đề, mệnh đề đúng, mệnh đề sai, mệnh đề phủ định, mệnh đề kéo theo, mệnh đề đảo, hai mệnh đề tương đương, với mọi, tồn tại, định li, giả thiết, kết luận, điều kiện cần, điều kiện đủ, điều kiện cần và đủ), ki hiệu (⇒,⇔, ,∀,∃), để biểu đạt, tiếp nhận (viết và nói) các ý tưởng, thộng tin (trong học tập cũng như trong đời thường) một cách rõ ràng, súc tích và chinh xác.
Tut duy và lậ luận toán học: HS phân tích, nhận thức đầy đủ hơn các thành phần cấu trúc cơ bản trong các lập luận quen thuộc (mệnh đề, phủ định của mệnh đề, định lí, giả thiết, kết luận, .).
Tóm tắt nội dung tài liệu: Kế hoạch bài dạy Toán 10 (Chân trời sáng tạo) - Chương I: Mệnh đề và tập hợp - Bài 1, 2, 3
Toán 10 Chân trời sáng tạo Ngày soạn: .../.../... Ngày dạy: .../.../... CHƯƠNG I: MỆNH ĐỀ VÀ TẬP HỢP BÀI 1: MỆNH ĐỀ I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức, kĩ năng: Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau: Nhận biết và thể hiện được các mệnh đề logic, xác định được tính đúng sai của các mệnh đề đơn giản; nhận biết khái niệm mệnh đề chứa biến. Nhận biết và phát biểu được các loại mệnh đề: mệnh đề phủ định, mệnh đề kéo theo, mệnh đề đảo; mệnh đề có chứa kí hiệu ∀,∃; xác định được tính đúng sai của các mệnh đề này trong những trường hợp đơn giản; nhận biết hai mệnh đề tương đương. Nhận biết khái niệm và sử dụng đúng các thuật ngữ: định lí, giả thiết, kết luận, điều kiện cần, điều kiện đủ, điều kiện cần và đủ. 2. Năng lực - Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học trong tìm tòi khám phá Năng lực giao tiếp và hợp tác trong trình bày, thảo luận và làm việc nhóm Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo trong thực hành, vận dụng. Năng lực riêng: Năng lực giao tiếp toán học: HS sử dụng các khái niệm, thuật ngữ (mệnh đề, mệnh đề đúng, mệnh đề sai, mệnh đề phủ định, mệnh đề kéo theo, mệnh đề đảo, hai mệnh đề tương đương, với mọi, tồn tại, định li, giả thiết, kết luận, điều kiện cần, điều kiện đủ, điều kiện cần và đủ), ki hiệu (⇒,⇔,,∀,∃), để biểu đạt, tiếp nhận (viết và nói) các ý tưởng, thộng tin (trong học tập cũng như trong đời thường) một cách rõ ràng, súc tích và chinh xác. Tut duy và lậ luận toán học: HS phân tích, nhận thức đầy đủ hơn các thành phần cấu trúc cơ bản trong các lập luận quen thuộc (mệnh đề, phủ định của mệnh đề, định lí, giả thiết, kết luận, ...). 3. Phẩm chất: Có ý thức học tập, ý thức tìm tòi, khám phá và sáng tạo, có ý thức làm việc nhóm, tôn trọng ý kiến các thành viên khi hợp tác. Chăm chỉ tích cực xây dựng bài, có trách nhiệm, chủ động chiếm lĩnh kiến thức theo sự hướng dẫn của GV. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Đối với GV: SGK, Tài liệu giảng dạy, giáo án, đồ dùng dạy học, thước thẳng có chia khoảng, phiếu học tập. 2. Đối với HS: SGK, SBT, vở ghi, giấy nháp, đồ dùng học tập (bút, thước...), bảng nhóm, bút viết bảng nhóm. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU) a) Mục tiêu: - Từ tình huống quen thuộc, kích thích HS suy nghĩ, tạo sự tò mò và tâm thế bước vào bài học. - HS làm quen với mệnh đề qua việc xác định các phát biểu của một định lí. b) Nội dung: HS đọc tình huống mở đầu, suy nghĩ trả lời câu hỏi. c) Sản phẩm: HS trả lời được câu hỏi mở đầu, bước đầu có hình dung về d) Tổ chức thực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - GV yêu cầu HS đọc tình huống mở đầu: - GV đặt câu hỏi: Có thể phát biểu định lí theo các cách nào khác? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS quan sát và chú ý lắng nghe, suy nghĩ trả lời câu hỏi. Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới: "Trong bài học này chúng ta sẽ tìm hiểu kĩ hơn về những cách phát biểu định lí ở trên, cũng như có thêm những cách phát biểu khác nhờ sử dụng những khái niệm mới". B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI Hoạt động 1: Mệnh đề, mệnh đề chứa biến, mệnh đề phủ định. a) Mục tiêu: - Phát biểu và nhận biết được khái niệm mệnh đề, mệnh đề chứa biến, mệnh đề phủ định. - Xác định được tính đúng sai của mệnh đề. b) Nội dung: HS đọc SGK, nghe giảng, thực hiện các nhiệm vụ được giao, suy nghĩ thực hiện các hoạt động Khám phá, Thực hành, đọc hiểu Ví dụ, trả lời các câu hỏi. c) Sản phẩm: HS hình thành được kiến thức bài học, thiết lập và phát biểu được mệnh đề, mệnh đề chứa biến, mệnh đề phủ định, xác định tính đúng sai của mệnh đề. d) Tổ chức thực hiện: HĐ CỦA GV VÀ HS SẢN PHẨM DỰ KIẾN Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi, hoàn thành HĐKP 1, + GV chốt lại đáp án cho HS, giới thiệu về mệnh đề logic. + Lưu ý: Những câu không xác đinh được tính đúng sai không phải là mệnh đề. - HS nhắc lại khung kiến thức, cho HS nêu một vài ví dụ về mệnh đề. - GV giới thiệu kí hiệu mệnh đề. - GV cho HS đọc hiểu Ví dụ 1. - GV hỏi thêm: + Thông thường, những câu cảm thán, nghi vân, cầu khiến có phải là mệnh đề không? (Những câu nghĩ vấn, câu cảm thán, câu cầu khiến không phải là mệnh đề). - GV giới thiệu: mệnh đề liên quan đến toán học ví dự như ở câu a và b trong Ví dụ 1 là các mệnh đề toán học. HS cho thêm Ví dụ về mệnh đề toán học. - GV cho HS làm Thực hành 1, 2 theo nhóm đôi và giải thích. - HS làm HĐKP 2. - GV lấy ví dụ về mệnh đề chứa biến và phân tích về mệnh đề "n chia hết cho 5" (với n là số tự nhiên). + Ta chưa khẳng định được tính đúng sai, tuy nhiên với mỗi giá trị của n thuộc tập số tự nhiên ta lại thu được một mệnh đề đúng hoặc sai. ⟶ Đó gọi là mệnh đề chứa biến. Người ta thường kí hiệu P(n), GV giới thiệu cách viết. và số biến của một mệnh đề: + Một mệnh đề chứa biến có thể chứa một biến hoặc nhiều biến. - GV cho HS lấy ví dụ về một mệnh đề chứa biến. - HS đọc hiểu Ví dụ 2, xác định biến và tính đúng sai của mệnh đề. - HS làm Thực hành 3. - GV yêu cầu HS làm HĐKP 3. - GV giới thiệu về mệnh đề phủ định. + Mệnh đề P và P là hai phát biểu trái ngược nhau thì ta nói P là mệnh đề phủ định của mệnh đề P. + Để phủ định mệnh đề P, người ta thường thêm hoặc bớt từ "không" hoặc "không phải" vào trước vị ngữ của mệnh đề P hoặc cách diễn đạt khác như: a > b thì phủ định của nó là a≤b. + Nếu P đúng thì P đúng hay sai? Nếu P sai thì P đúng hay sai? →Từ đó tổng kết khái niệm, HS đọc lại khái niệm. - HS đọc Ví dụ 3, gọi 3 HS phát biểu mệnh đề phủ định của P, Q, R. - HS áp dụng làm Thực hành 4. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - HS theo dõi SGK, chú ý nghe, tiếp nhận kiến thức, hoàn thành các yêu cầu. - HS suy nghĩ trả lời câu hỏi, thảo luận nhóm thực hiện các hoạt động. Bước 3: Báo cáo, thảo luận: - HS giơ tay phát biểu, lên bảng trình bày. - Một số HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn. Bước 4: Kết luận, nhận định: GV tổng quát lưu ý lại kiến thức trọng tâm và yêu cầu HS ghi chép đầy đủ vào vở, nhấn mạnh các ý chính của bài về: + Mệnh đề + Mệnh đề toán học, mệnh đề chứa biến + Mệnh đề phủ định. 1. Mệnh đề HĐKP 1: (1), (2) là các khẳng định đúng. Dân ca Quan họ được UNESCO công nhận là di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại vào năm 2009. (3) là khẳng định sai. Dơi là một loài thú. (4) và (6) đều không phải lả khẳng định (lần lượt là câu hỏi, câu cảm thán). (5) là câu khẳng định, tuy nhiên, không thể xác định khẳng định này đúng hay sai (không có tiêu chí rõ ràng, phụ thuộc chủ quan từng người). Kết luận: Mệnh đề là một khẳng định đúng hoặc sai. Một khẳng định đúng gọi là mệnh đề đúng. Một khẳng định sai gọi là mệnh đề sai. Một mệnh đề không thể vừa đúng vừa sai. Chú ý: Người ta thường sử dụng các chữ cái in hoa P, Q, R, ... để biểu thị các mệnh đề. Ví dụ 1 (SGK – tr8) Chú ý: - Những mệnh đề liên quan đến toán học được gọi là mệnh đề toán học. Ví dụ: Phương trình x2 + 2x + 1 = 0 có nghiệm nguyên. Thực hành 1: a) Là mệnh đề (đúng). Ở cấp Trung học cơ sở, HS đã biết " 2 là số vô tỉ". b) Là mệnh đề. Khó kiểm tra là khẳng định đúng hay sai, nhưng chắc chắn khẳng định này chỉ có thể hoặc đúng hoặc sai. c) Không phải là mệnh đề. Mặc dù đó là một khẳng định, nhưng không thể xác định khẳng định đó đúng hay sai, vi chưa có tiêu chí để đối chiếu. Trong thực tế, tuỳ theo hoàn cảnh mà người ta coi đó là khẳng định đúng hay sai. d) Là câu cảm thán, không phải mệnh đề. Thực hành 2: a) Là mệnh đề đúng. Vịnh Hạ Long được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới lần thứ nhất vào năm 1994 và lần thứ hai vào năm 2000 . b) Là mệnh đề sai. c) Là mệnh đề đúng. 2. Mệnh đề chứa biến HĐKP 2: a) Không thể, vì câu này khi đúng khi sai, tùy theo giá trị của n. b) HS có thể đưa ra nhiều giá trị khác nhau. Ví dụ: P(n): "n chia hết cho 5" (n là số tự nhiên) là một mệnh đề chứa biến. Ví dụ 2 (SGK – tr9) Thực hành 3: a) Khi x=2 hoặc x=-2 thì P(x) đúng; P(x) sai với các giá trị (thực) khác của x. b) Q(x) đúng với mọi giá trị (thực) của x; không có giá trị của x đề Q(x) sai. c) HS có thể đưa ra nhiều phương án khác nhau. Ví dụ: n = 1 thì R(1) đúng. n = 2 thì R(2) sai. 3. Mệnh đề phủ định HĐKP 3: Hai mệnh đề cùng cặp có tính đúng sai trái ngược nhau (mệnh đề này đúng thì mệnh đề kia sai và ngược lại). Kết luận: Mỗi mệnh đề có mệnh đề phủ định, kí hiệu là P. Mệnh đề P và mệnh đề phủ định P của nó có tính đúng sai trái ngược nhau. Nghĩa là khi P đúng thì P sai, khi P sai thì đúng. Ví dụ 3 (SGK – tr 10) Thực hành 4: (Kí hiệu P là mệnh đề đã cho). a) P : "Paris không phải là thủ đô của nước Anh". P sai, P đúng b) P : "23 không phải là số nguyên tố". P đúng, P sai. c) P : "2021 không chia hết cho 3 ". P sai, P đúng. d) P : "Phương trình x2-3x+4=0 có nghiệm". P đúng, P sai. Hoạt động 2: Mệnh đề kéo theo, mệnh đề đảo, mệnh đề tương đương. a) Mục tiêu: - Nhận biết và thể hiện được khái niệm mệnh đề kéo theo, mệnh đề đảo, mệnh đề tương đương. - Xác định được các điều kiện cần, điều kiện đủ của định lí. - Xác định tính đúng sai của mệnh đề. b) Nội dung: HS đọc SGK tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV, chú ý nghe giảng, làm các hoạt động Khám phá 4, 5, Thực hành 5, 6, Ví dụ. c) Sản phẩm: HS hình thành được kiến thức bài học, thiết lập và phát biểu được mệnh đề kéo theo, mệnh đề đảo, mệnh đề tương đương. d) Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS SẢN PHẨM DỰ KIẾN Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi, hoàn thành HĐKP 4, - GV giới thiệu về mệnh đề kéo theo, cho HS đọc lại khái niệm, chú ý kí hiệu. + Nếu P đúng thì mệnh đề P ⇒Q đúng khi nào và sai khi nào? (P ⇒Q đúng khi Q đúng, P ⇒ Q sai khi Q sai). + GV giới thiệu về cách phát biểu: P kéo theo Q hoặc P suy ra Q. + Để xét tính đúng sai của mệnh đề P ⇒Q ta chỉ cần xét trường hợp P đúng. - GV cho HS đọc hiểu Ví dụ 4. - GV giới thiệu ở Ví dụ 4 ý a là một định lí. Các định lí thường có được phát biểu dưới dạng mệnh đề gì? (Phát biểu dưới dạng mệnh đề kéo theo). - GV giới thiệu về điều kiện đủ, điều kiện cần, giả thiết, kết luận của định lí. - GV cho HS đọc Ví dụ 5, yêu cầu HS phát hiện giả thiết, kết luận của định lí. - HS áp dụng làm Thực hành 5. - HS làm HĐKP 5 theo nhóm đôi. - GV giới thiệu về mệnh đề đảo, cho HS đọc lại kết luận về mệnh đề đảo + Cho mệnh đề: "Nếu hai góc đối đỉnh thì hai góc bằng nhau", tìm mệnh đề đảo của mệnh đề này. (Nếu hai góc bằng nhau thì đối đỉnh) + Mệnh đề đảo đó có đúng không? Khi có một mệnh đề đúng, đưa ra nhận xét tính đúng của một mệnh đề đảo? →Từ đó rút ra nhận xét. - GV giới thiệu về hai mệnh đề tương đương, nhấn mạnh: Khi có cả hai mệnh đề đề PÞ Q và QÞ P đều đúng thì mệnh đề tương đương P⇔Q đúng. - GV hỏi thêm: + Hai mệnh đề P và Q nếu cùng sai thì có tương đương với nhau không? Rút ra nhận xét hai mệnh đề P và Q tương đương khi nào? - HS đọc hiểu Ví dụ 6, GV hướng dẫn trình bày mẫu. - HS áp dụng làm Thực hành 6, Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - HS theo dõi SGK, chú ý nghe, tiếp nhận kiến thức, hoàn thành các yêu cầu, hoạt động cặp đôi, kiểm tra chéo đáp án. - GV: quan sát và trợ giúp HS. Bước 3: Báo cáo, thảo luận: - HS giơ tay phát biểu, lên bảng trình bày - Một số HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn. Bước 4: Kết luận, nhận định: GV tổng quát lại kiến thức: + Mệnh đề kéo theo, mệnh đề đảo + Mệnh đề tương đương. 4. Mệnh đề kéo theo a) (1) và (2) đều là mệnh đề đúng. b) Với mệnh đề (1), P: "Tam giác ABC l ... ác khác nhau trên các tập hợp, liệu ta có thể sử dụng các phép toán như thế nào trên tập hợp, bài học hôm nay sẽ giúp em tìm hiểu điều đó". B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI Hoạt động 1: Hợp và giao của các tập hợp a) Mục tiêu: - HS thực hiện được phép toán hợp và giao trên tập hợp. - Sử dụng được biểu đồ Ven để biểu diễn các tập hợp: hợp và giao. - Vận dụng giải bài tập về tập hợp, số phần tử của tập hợp, bài toán thực tế liên quan đến đếm số phần tử của tập hợp và các phép toán trên tập hợp. b) Nội dung: HS đọc SGK, nghe giảng, thực hiện các nhiệm vụ được giao, suy nghĩ làm các hoạt động Thực hành1, 2, Khám phá 1 và các Ví dụ trong SGK. c) Sản phẩm: HS hình thành được kiến thức bài học, tìm được hợp và giao của hai tập hợp. d) Tổ chức thực hiện: HĐ CỦA GV VÀ HS SẢN PHẨM DỰ KIẾN Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi, hoàn thành HĐKP 1. + Nhận xét về mối quan hệ của tất cả các phần tử của tập hợp C với tập hợp A và tập hợp B? (Tất cả các phần tử của tập hợp C thuộc tập hợp A và tập hợp B). + Nhận xét về mối quan hệ của tất cả các phần tử của tập hợp D với tập hợp A và tập hợp B? (Tất cả các phần tử của tập hợp D thuộc tập hợp A hoặc tập hợp B). - GV giới thiệu: + Tập hợp C như thế được gọi là giao của hai tập hợp A và B, tập hợp D được gọi là hợp của hai tập hợp A và B. + HS hãy khái quát thế nào là giao, hợp của hai tập hợp A và B. - GV chuẩn hóa, cho HS đọc lại khái niệm, phát biểu dưới dạng kí hiệu, minh họa bằng biều đồ Ven. - HS đọc Ví dụ 1, GV hướng dẫn. + b) Hợp và giao của tập hợp A và tập rỗng là gì? (A∪∅=A,A∩∅=∅). + c) Nếu B⊂A thì hợp và giao của tập hợp A và B là gì? (A∪B=A,A∩B=B) - HS đọc Ví dụ 2, GV hướng dẫn: + Kí hiệu A, B lần lượt là tập hợp các học sinh của lớp 10D chơi bóng đá, chơi cầu lông. + Tập hợp số học sinh chơi ít nhất một trong hai môn thể thao bóng đá và cầu lông có mối quan hệ gì với A và B? (Là hợp của hai tập hợp A và B). + Theo giả thiết hãy tìm số phần tử của tập hợp A, tập hợp B và tập hợp A∩B. + Từ biểu đồ Ven, nhận xét mối quan hệ và n(A∩B),n(A∪B). - Sau Ví dụ 2, HS rút ra nhận xét về số phần tử của tập hợp. - GV cho HS làm Thực hành 1, Thực hành 2. - HS làm bài Vận dụng theo nhóm đôi, GV gợi ý: + Kí hiệu E là tập hợp các khán giả bình chọn cho thí sinh A,F là tập hợp các khán giả bình chọn cho thí sinhB. + Tập hợp số khán giả tham gia bình chọn là tập hợp nào? (Là tập hợp E∪F) + Viết mối quan hệ giữa số phần tử các tập hợp E, F, E∪F, E∩F. + Tính n(E∩F). Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - HS theo dõi SGK, chú ý nghe, tiếp nhận kiến thức, hoàn thành các yêu cầu, hoạt động cặp đôi, kiểm tra chéo đáp án. Bước 3: Báo cáo, thảo luận: - HS giơ tay phát biểu, lên bảng trình bày - Một số HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn. Bước 4: Kết luận, nhận định: GV tổng quát lưu ý lại kiến thức trọng tâm và yêu cầu HS ghi chép đầy đủ vào vở. 1. Hợp và giao của các tập hợp HĐKP 1: a) A=a1;a2;a5;a6;a7;a8;a10, B=a1;a3;a5;a6;a8;a10. b) C=a1;a5;a6;a8;a10. c) D=a1;a2;a3;a5;a6;a7;a8;a10. Kết luận: Cho hai tập hợp A và B Tập hợp các phần tử thuộc A hoặc thuộc B gọi là hợp của hai tập hợp A và B, kí hiệu A∪B. A∪B={x|x∈Ahoặc x∈B}. Tập hợp các phần tử thuộc cả hai tập hợp A và B gọi là giao của hai tập hợp A và B, kí hiệu A∩B. A∩B={x|x∈Avà x∈B}. Ví dụ 1 (SGK – tr22) Ví dụ 2 (SGK – tr22) Nhận xét: - Nếu A và B là hai tập hợp hữu hạn thì n(A∪B)=n(A)+n(B)-n(A∩B) - Nếu A và B không có phần tử chung, tức A∩B=∅, thì . Thực hành 1: a) A∪B=a;b;c;d;e;i;u, A∩B={a;e}. b) A={-3;1},B={-1;1}. Từ đó, A∪B={-3;-1;1},A∩B={1}. Thực hành 2: Ta thấy x;y∈A∩B, x và y phải thoả mãn 3x-y=9x-y=1. (Nói cách khác, A∩B là tập nghiệm của hệ phương trình này). Giải hệ phương trình, nhận được nghiệm (4;3). Vậy A∩B={(4;3)}. Vận dụng: Kí hiệu E là tập hợp các khán giả bình chọn cho thí sinh A,F là tập hợp các khán giả bình chọn cho thí sinhB. Theo giả thiết, ta có n(E)=85,n(F)=72 và n(E∩F)=60. Tập hợp các khán giả đã bình chọn chính là E∪F. Ta có n(E∪F)=n(E)+n(F)-n(E∩F)=85+72-60=97. Vậy có 97 khán giả đã tham gia bình chọn và 3 khán giả không tham gia bình chọn. Hoạt động 2: Hiệu của hai tập hợp, phần bù của tập con a) Mục tiêu: - HS thực hiện được phép toán hiệu hai tập hợp và phần bù của tập con - Sử dụng được biểu đồ Ven để biểu diễn các tập hợp: hiệu, phần bù. b) Nội dung: HS quan sát SGK, tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV, chú ý nghe giảng, làm các HĐKP 2, hoạt động khám phá 3, 4, Ví dụ. c) Sản phẩm: HS hình thành được kiến thức bài học, tìm được hiệu hai tập hợp và phần bù của tập con. d) Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS SẢN PHẨM DỰ KIẾN Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi, hoàn thành HĐKP 2. + Nhận xét về mối quan hệ giữa các phần tử của tập E và tập hợp A, tập hợp B? (Các phần tử của tập hợp E thuộc tập hợp A nhưng không thuộc tập hợp B). + Nhận xét về mối quan hệ giữa các phần tử của tập F và tập hợp A và tập hợp các ứng viên tham gia phỏng vấn gọi là tập M? (Các phần tử của tập hợp F thì không thuộc tập hợp A nhưng thuộc tập hợp M). - GV giới thiệu: tập hợp E như vậy gọi là hiệu của A và B HS khái quát khái niệm hiệu của A và B. - GV chú ý cho HS: hiệu của B và A khác với hiệu của A và B. + Nếu A ⊂E thì E\A là tập hợp các phần tử như thế nào? - GV giới thiệu về khái niệm phần bù. - GV cho HS phát biểu lại bằng kí hiệu và biểu diễn bằng biểu đồ Ven. - HS đọc Ví dụ 3, GV hướng dẫn HS làm. - HS làm Thực hành 3 theo nhóm đôi, GV gợi ý: + Tìm mối quan hệ của tập hợp A, B với tập hợp E? (A⊂E, B⊂E) + b) Tìm A∩B, rồi tìm phần bù của A∩B trong E. Tìm phần bù của A trong E, phần bù của B trong E. Rồi tìm hợp của hai tập hợp đó. Từ đó rút ra nhận xét. GV có thể cho HS chỉ ra nhận xét đó thông qua biểu đồ Ven + c) Tìm A∪B, rồi tìm phần bù của A∪B trong E. Tìm giao của CEA và CEB. Từ đó rút ra nhận xét. - GV nêu: để tìm các tập hơp là hợp, giao, hiệu, phần bù của những tập con của tập số thực, ta thường vẽ sơ đồ trên trục số. - HS đọc Ví dụ 4, GV hướng dẫn HS biểu diễn trên trục số. + Chú ý HS về lấy điểm đầu mút khi có ngoặc vuông hoặc không lấy điểm đầu mút khi ngoặc tròn. + a) Hướng dẫn HS biểu diễn [-2; 1), (0; 3), hợp của hai tập đó là tập các phần tử thuộc một trong hai tập, nên ta tìm được hợp là [-2; 3]. Tương tự với câu b. +) c) tương tự như a, b, ta cũng biểu diễn các tập hợp trên trục số. Hợp của hai tập hợp là tập các phần tử thuộc cả hai tập hợp, nên ta phải lấy phần chung được biểu diễn trên trục số. - GV cho HS làm Thực hành 4, yêu cầu HS biểu diễn trục số, để tìm giao hoặc hợp của đoạn, khoảng, nửa khoảng. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - HS theo dõi SGK, chú ý nghe, tiếp nhận kiến thức, hoàn thành các yêu cầu, hoạt động cặp đôi, kiểm tra chéo đáp án. - GV: quan sát và trợ giúp HS. Bước 3: Báo cáo, thảo luận: - HS giơ tay phát biểu, lên bảng trình bày - Một số HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn. Bước 4: Kết luận, nhận định: GV tổng quát lại kiến thức. 2. Hiệu của hai tập hơp, phần bù của tập con HĐKP 2: a) E=a2;a7, b) F=a3;a4;a9. Kết luận: Cho hai tập hợp A và B. Tập hợp các phần tử thuộc A nhưng không thuộc B gọi là hiệu của A và B, kí hiệu A\B. A\B={x|x∈A và x∉B}. Nếu A là tập con của E thì hiệu E\A gọi là phần bù của A trong E, kí hiệu CEA. Ví dụ 3 (SGK – tr 24) Thực hành 3: a) A∖B={0;1;2},B∖A={5}, A∖B∩B∖A=∅. b) A∩B={3;4}, CE(A∩B)={0;1;2;5;6;7}. CEA={5;6;7}, CEB=0;1;2;6;7, CEA∪CEB={0;1;2;5;6;7}. Nhận xét: CE(A∩B)=CEA∪CEB. c) A∪B=0;1;2;3;4;5, CEA∪B=6;7, CEA∩CEB={6;7}. Nhận xét: CE(A∪B)=CEA∩CEB. Ví dụ 4 (SGK – tr24) Thực hành 4: a) [-2;3) b) [0;1) c) 12;1 d) (-∞;-1) C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP a) Mục tiêu: Học sinh củng cố lại kiến thức của bài học. b) Nội dung: HS vận dụng các kiến thức của bài học làm 1, 2, 3, 4, 6 (SGK – tr25). c) Sản phẩm học tập: HS giải được bài về xác định giao, hợp, hiệu của hai tập hợp và phần bù của một tập con. d) Tổ chức thực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - GV tổng hợp các kiến thức cần ghi nhớ cho HS - GV tổ chức cho HS hoạt động làm bài 1, 2, 3, 4, 6 (SGK – tr25). HS làm bài 4, 6 theo nhóm đôi, yêu cầu HS biểu diễn kết quả của bài 6 trên trục số. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS quan sát và chú ý lắng nghe, thảo luận nhóm, hoàn thành các bài tập GV yêu cầu. - GV quan sát và hỗ trợ. Bước 3: Báo cáo, thảo luận: - Mỗi bài tập GV mời HS trình bày. Các HS khác chú ý chữa bài, theo dõi nhận xét bài trên bảng. Bước 4: Kết luận, nhận định: - GV nhận xét thái độ làm việc, phương án trả lời của các nhóm học sinh, ghi nhận và tuyên dương. Kết quả: Bài 1. a) A∩B={ lục; lam }, A∪B={ đỏ; cam; vàng; lục; lam; chàm; tím }. b) Ta thấy A⊂B. Từ đó, A∪B=B,A∩B=A. Bài 2. a) A={-2;2},B=-∞;12,A∩B={-2}. b) A∩B={(2;3)}. c) A∩B là tập hợp các hình vuông. Bài 3. A={0;3;6;9},B={1;2;3;6}. A∖B={0;9},B∖A={1;2},CEA={1;2;4;5;7;8},CEB={0;4;5;7;8;9},A∪B={0;1;2;3;6;9},CE(A∪B)={4;5;7;8},A∩B={3;6},CE(A∩B)={0;1;2;4;5;7;8;9}. Bài 4. a) A⊂(A∪B); b) (A∩B)⊂A. D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG a) Mục tiêu: - Học sinh thực hiện làm bài tập vận dụng để nắm vững kiến thức. - HS được tìm hiểu về lịch sử toán học về tập hợp. - HS thấy sự gần gũi toán học trong cuộc sống, sử dụng các phép toán trên tập hợp để tính toán các bài toán thực tế. b) Nội dung: HS sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để làm bài tập Bài 5 (SGK – tr25) và làm thêm. c) Sản phẩm: HS vận dụng kiến thức đã học giải quyết được bài toán thực tế về phần tử của tập hợp và phép toán trên tập hợp, HS hiểu được sơ lược về lí thuyết tập hợp và nhà toán học Cantor. d) Tổ chức thực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS hoạt động làm bài 5 (SGK -tr25). - GV cho HS đọc về "Cantor và lí thuyết tập hợp". - GV cho HS bài tập về nhà: Bài 1: Cho hai tập khác rỗng A = (m-1; 4] và B = (-2; 2m+2), với m∈R. Xác định m để: a) A∩B≠∅ b) A⊂B c) B⊂A d) (A∩B)⊂(-1;3) Bài 2. Mỗi học sinh của lớp 10A đều biết chơi cờ tướng hoặc cờ vua, biết rằng có 25 em biết chơi cờ tướng, 30 em biết chơi cờ vua, 15 em biết chơi cả hai. Hỏi lớp 10Acó bao nhiêu em chỉ biết chơi cờ tướng, bao nhiêu em chỉ biết chơi cờ vua? Sĩ số lớp là bao nhiêu? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS hợp tác thảo luận đưa ra ý kiến, suy nghĩ trả lời câu hỏi. - HS chú ý lắng nghe, suy nghĩ thực hiện hoạt động. - GV điều hành, quan sát, hỗ trợ. Bước 3: Báo cáo, thảo luận - Bài tập: đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận, các nhóm khác theo dõi, đưa ý kiến. Bước 4: Kết luận, nhận định - GV nhận xét, đánh giá, đưa ra đáp án đúng, chú ý các lỗi sai của học sinh hay mắc phải. Đáp án: Bài 5. Kí hiệu A là tập hợp các học sinh lớp 10H thích môn Toán, B là tập hợp các học sinh lớp 10H thích môn Tiếng Anh. Ta có: n(A)=20,n(B)=16,n(A∩B)=12. a) Số học sinh của lớp 10H thích it nhất một trong hai môn này là n(A∪B)=n(A)+n(B)-n(A∩B)=20+16-12=24. b) Số học sinh không thích cả hai môn này là 35-n(A∪B)=35-24=11 Đáp án bài về nhà: Bài 1: a) -2 < m < 3. b) 1 < m < 3. c) -2<m≤-1 d) 0≤m≤12 Bài 2: Số học sinh chỉ biết chơi cờ tướng là: 25-15=10. Số học sinh chỉ biết chơi cờ vua là: 30-15=15. Sĩ số lớp 10A là: 10+15+15=40. * HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ Ghi nhớ kiến thức trong bài. Hoàn thành các bài tập trong SBT Chuẩn bị bài mới “Bài tập cuối chương I". GV chia lớp làm các tổ (4 – 5 tổ), mỗi tổ sẽ thực hiện vẽ một sơ đồ tổng kết kiến thức của chương I. HS về nhà chuẩn bị trước các bài tập (SGK – tr27).
File đính kèm:
- ke_hoach_bai_day_toan_10_chan_troi_sang_tao_chuong_i_menh_de.docx