Kế hoạch dạy học Toán Lớp 2 (Chân trời sáng tạo) - Bài 20: Em làm được những gì
I. MỤC TIÊU: Sau bài học, học sinh:
1. Kiến thức: Củng cố kiến thức về phép cộng qua 10 trong phạm vi 20
2. Kĩ năng:
- Thực hiện việc tính nhẩm qua 10 trong phạm vi 20.
- Tính toán trong trường hợp có hai dấu phép tính cộng.
- Tính toán với các số đo độ dài đã học.
3. Thái độ: Yêu thích môn học; cẩn thận, sáng tạo, hợp tác.
4. Năng lực chú trọng: Tư duy và lập luận toán học, giao tiếp toán học, giải quyết vấn đề toán học.
5. Phẩm chất: nhân ái, chăm chỉ học tập.
6. Tích hợp: Toán học và cuộc sống, Tự nhiên và Xã hội, Tiếng Việt.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
1. Giáo viên: hình vẽ để sử dụng cho nội dung bài học và bài tập; 10 khối lập phương.
2. Học sinh: Sách học sinh, vở bài tập; 10 khối lập phương.
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC:
1. Phương pháp dạy học: Đàm thoại, thực hành, trò chơi.
2. Hình thức dạy học: Cá nhân, nhóm, lớp.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Kế hoạch dạy học Toán Lớp 2 (Chân trời sáng tạo) - Bài 20: Em làm được những gì
Ngày soạn: ......... / / 20 Ngày dạy: ......... / / 20 Kế hoạch dạy học lớp 2 môn Toán Tuần 7 2. PHÉP CỘNG, PHÉP TRỪ QUA 10 TRONG PHẠM VI 20 BÀI 20: EM LÀM ĐƯỢC NHỮNG GÌ? (tiết 1, sách học sinh, trang 56) I. MỤC TIÊU: Sau bài học, học sinh: 1. Kiến thức: Củng cố kiến thức về phép cộng qua 10 trong phạm vi 20 2. Kĩ năng: - Thực hiện việc tính nhẩm qua 10 trong phạm vi 20. - Tính toán trong trường hợp có hai dấu phép tính cộng. - Tính toán với các số đo độ dài đã học. 3. Thái độ: Yêu thích môn học; cẩn thận, sáng tạo, hợp tác. 4. Năng lực chú trọng: Tư duy và lập luận toán học, giao tiếp toán học, giải quyết vấn đề toán học. 5. Phẩm chất: nhân ái, chăm chỉ học tập. 6. Tích hợp: Toán học và cuộc sống, Tự nhiên và Xã hội, Tiếng Việt. II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: 1. Giáo viên: hình vẽ để sử dụng cho nội dung bài học và bài tập; 10 khối lập phương. 2. Học sinh: Sách học sinh, vở bài tập; 10 khối lập phương. III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC: 1. Phương pháp dạy học: Đàm thoại, thực hành, trò chơi. 2. Hình thức dạy học: Cá nhân, nhóm, lớp. IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động khởi động (5-8 phút): * Mục tiêu: Tạo không khí lớp học vui tươi, sinh động kết hợp kiểm tra kiến thức cũ. * Phương pháp, hình thức tổ chức: Trò chơi * Cách tiến hành: - Giáo viên cho cả lớp chơi “Gió thổi?” - GV yêu cầu: Gió thổi 3 bạn đứng thành 1 nhóm. - GV hỏi: Nhóm 3 bạn nào thẳng hàng? Nhóm 3 bạn nào không thẳng hàng? - GV yêu cầu: Gió thổi mỗi bạn viết 1 số có 1 chữ số mà mình thích. - GV yêu cầu: Tính nhanh tổng 3 số trong nhóm (HS tính nhanh và giơ kết quả bằng ngón tay) - GV nhận xét – giới thiệu bài mới. - Học sinh cả lớp thực hiện trò chơi. - Học sinh nhận xét 2. Luyện tập (22-25 phút): * Mục tiêu: Giúp học sinh củng cố kiến thức về phép cộng qua 10 trong phạm vi 20. * Phương pháp, hình thức tổ chức: Đàm thoại, thực hành; trò chơi. * Cách tiến hành: Bài 1: - GV yêu cầu HS nêu cách cộng qua 10 trong phạm vi 20 - GV tổ chức trò chơi “Truyền điện”: HS nối tiếp nêu kết quả các phép tính. - GV yêu cầu HS giải thích cách cộng đối với các phép cộng có số hạng tliứ hai lớn hơn số hạng tliứ nhất. GV hỏi: 4 + 7, em làm thế nào? - GV nhận xét, củng cố Bài 2: - Nêu yêu cầu bài tập. - GV hỏi: Khi thực hiện phép tính, ta cần lưu ý điều gì? - Khuyến khích HS tìm cách cộng thuận tiện. - GV nhận xét. Bài 3: - Yêu cầu đọc đề bài. - HDHS tìm hiểu mẫu, nhận biết số ở giữa, trong hình tròn màu đỏ là tổng của ba số còn lại. - GV nhận xét, sửa bài. Bài 1/56: HS nêu yêu cầu bài tập - Làm cho đủ chục rồi cộng số còn lại. + 9 cộng với một số: 9 cộng 1 rồi cộng số còn lại ... - HS làm bài. - HS nối tiếp sửa bài. - HS nêu cách làm. - HS nhận xét. Bài 2/56: - Viết tên đơn vị đo sau kết quả vừa tìm được - HS làm bài - HS chia sẻ. Bài 3/56: HS nêu yêu cầu bài tập -HS thực hiện -HS khác nhận xét, bổ sung. 3. Củng cố (3-5 phút): * Mục tiêu: Giúp học sinh nắm lại kiến thức trọng tâm mới học. * Phương pháp, hình thức tổ chức: Trò chơi. * Cách tiến hành: - GV tổ chức trò chơi Bingo: HS tự viết các số từ 10 đến 18 vào bảng bingo. GV đọc phép tính, HS khoanh tròn vào kết quả, nếu có 3 kết quả thẳng hàng theo chiều dọc/ngang/chéo thì BINGO. - HS cả lớp thực hiện trò chơi theo hướng dẫn. M: 10 15 16 14 11 12 17 13 18 4. Hoạt động ở nhà: * Mục tiêu: Tạo điều kiện để phụ huynh kết nối việc học tập của học sinh ở trường và ở nhà, giúp cha mẹ hiểu thêm về con em. * Phương pháp, hình thức tổ chức: Tự học. * Cách tiến hành: - Giáo viên yêu cầu học sinh chơi đố - tính nhanh cùng ba mẹ. - Nhận xét bài học tiết học, chuẩn bị bài sau. - Học sinh thực hiện ở nhà. V. RÚT KINH NGHIỆM, ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG: .. .. .. .. Ngày soạn: ......... / / 20 Ngày dạy: ......... / / 20 Kế hoạch dạy học lớp 2 môn Toán Tuần 7 2. PHÉP CỘNG, PHÉP TRỪ QUA 10 TRONG PHẠM VI 20 BÀI 20: EM LÀM ĐƯỢC NHỮNG GÌ? (tiết 2, sách học sinh, trang 56-58) I. MỤC TIÊU: Sau bài học, học sinh: 1. Kiến thức: Củng cố kiến thức về phép cộng qua 10 trong phạm vi 20, kiến thức về đường thẳng, đường cong, đường gấp khúc và ba điểm thẳng hàng. 2. Kĩ năng: - Giải quyết vấn đề có liên quan đến phép cộng qua 10 trong phạm vi 20. - Giải quyết vấn đề đơn giản có liên quan tới độ dài và thời gian. - Vận dụng ba điểm thẳng hàng, giải quyết vấn đề đơn giản. 3. Thái độ: Yêu thích môn học; cẩn thận, sáng tạo, hợp tác. 4. Năng lực chú trọng: Tư duy và lập luận toán học, giao tiếp toán học, giải quyết vấn đề toán học. 5. Phẩm chất: nhân ái, chăm chỉ học tập. 6. Tích hợp: Toán học và cuộc sống, Tự nhiên và Xã hội, Tiếng Việt. II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: 1. Giáo viên: hình vẽ để sử dụng cho nội dung bài học và bài tập; 10 khối lập phương. 2. Học sinh: Sách học sinh, vở bài tập; 10 khối lập phương. III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC: 1. Phương pháp dạy học: Đàm thoại, thực hành, thảo luận nhóm, trò chơi. 2. Hình thức dạy học: Cá nhân, nhóm, lớp. IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động khởi động (2-3 phút): * Mục tiêu: Tạo không khí lớp học vui tươi, sinh động. * Phương pháp, hình thức tổ chức: Trò chơi. * Cách tiến hành: - Giáo viên tổ chức cho học sinh tham gia trò chơi: “Ai nhanh hơn”- trong thời gian 60 giây, viết nhanh các phép tính có tổng bằng 12, bạn nào viết được nhiều phép tính đúng nhất sẽ được tuyên dương. - GV nhận xét – tuyên dương. - Học sinh tham gia trò chơi. 2. Luyện tập (25-28 phút): * Mục tiêu: củng cố kiến thức về phép cộng qua 10, về đường thẳng, đường cong, đường gấp khúc và ba điểm thẳng hàng * Phương pháp, hình thức tổ chức: Đàm thoại, thực hành; thảo luận nhóm; trò chơi. * Cách tiến hành: Bài 4: - Yêu cầu HS nêu yêu cầu bài tập. - Yêu cầu HS giải thích cách thực hiện. - GV nhận xét, củng cố Bài 4/56: HS nêu yêu cầu bài tập: đo, tính - HS thực hiện - HS sửa bài. Bài 5: - Tìm hiểu bài. - Chia lớp thành 2 đội Cún và Miu, tổ chức trò chơi “Xây nhà”. HD HS dựa vào phép cộng qua 10 trong phạm vi 20 để thực hiện. - GV hỏi: 5 + 6 + ? =14. Vì sao? - GV nhận xét – tuyên dương. Bài 5/57: - HS nêu yêu cầu bài tập. - HS thực hiện - HS chia sẻ. - HS nhận xét. Bài 6: - Yêu cầu HS đọc yêu cầu bài. - HD HS nhận biết cách dựa vào hình nền (các sọc màu ngang, dọc, chéo) để thực hiện. - GV nhận xét, sửa bài. Bài 6/57: - HS tìm hiểu bài, nhận biết yêu cầu của bài. - HS thực hiện. - HS khác nhận xét, bổ sung. Bài 7: - Tìm hiểu bài. - Giáo viên hướng dẫn học sinh làm việc theo nhóm 4 (chú trọng phát triển năng lực giao tiếp toán học cho học sinh). - Khi sửa bài, GV khuyến khích HS nói theo nhiều cách. - GV nhận xét. - có thể hỏi thêm: Ai đến nơi sớm hơn? Bài 7/58: HS nêu yêu cầu bài tập. - HS thảo luận. - HS chia sẻ. + Lúc ... , Sên Đỏ đi từ nhà ... + Sên Đỏ khởi hành từ nhà lúc ... - HS khác nhận xét 3. Củng cố (3-5 phút): * Mục tiêu: Giúp học sinh nắm lại các kiến thức trọng tâm mới học. * Phương pháp, hình thức tổ chức: Trò chơi. * Cách tiến hành: - GV tổ chức trò chơi “Ai thông minh hơn” : 4 bạn/ đội tìm số thích hợp điền vào các hình. 4. Hoạt động ở nhà: * Mục tiêu: Tạo điều kiện để phụ huynh kết nối việc học tập của học sinh ở trường và ở nhà, giúp cha mẹ hiểu thêm về con em. * Phương pháp, hình thức tổ chức: Tự học. * Cách tiến hành: - GV yêu cầu HS về nhà làm theo các yêu cầu sau, ghi nhận để tiết học sau trao đổi với các bạn trong tổ. + Dùng sợi dây để tạo thành hình đường thẳng, đường cong. + Dùng que tính, bút chì,... để tạo đường gấp khúc. - Nhận xét bài học tiết học, chuẩn bị bài sau. - Học sinh thực hiện ở nhà. V. RÚT KINH NGHIỆM, ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG: .. .. .. ..
File đính kèm:
- ke_hoach_day_hoc_toan_lop_2_chan_troi_sang_tao_bai_20_em_lam.docx