Kế hoạch dạy học Toán Lớp 2 (Chân trời sáng tạo) - Bài 56: Số bị chia. Số chia. Thương
I. MỤC TIÊU: Sau bài học, học sinh:
1. Kiến thức: Nhận biết tên gọi các thành phần của phép tính chia.
2. Kĩ năng: Phân biệt tên gọi các thành phần của phép cộng, trừ, nhân, chia.
3. Thái độ: Yêu thích môn học; cẩn thận, sáng tạo, hợp tác.
4. Năng lực chú trọng: Tư duy và lập luận toán học, mô hình hoá toán học, giải quyết vấn đề toán học, giao tiếp toán học.
5. Phẩm chất: Nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.
6. Tích hợp: Toán học và cuộc sống, Tự nhiên và Xã hội.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
1. Giáo viên: hình trực quan, trò chơi để sử dụng cho nội dung bài học và bài tập, hoa Đ, S .
2. Học sinh: Sách học sinh, vở bài tập; bộ thiết bị học toán; viết chì, bảng con.
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC:
1. Phương pháp dạy học: Đàm thoại, trực quan, vấn đáp, giải quyết vấn đề, trò chơi.
2. Hình thức dạy học: Cá nhân, nhóm, lớp.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Kế hoạch dạy học Toán Lớp 2 (Chân trời sáng tạo) - Bài 56: Số bị chia. Số chia. Thương
TUẦN 21 Thứ ngày tháng năm 2022 Kế hoạch bài dạy môn Toán lớp 2 4. PHÉP NHÂN- PHÉP CHIA BÀI 56: SỐ BỊ CHIA - SỐ CHIA - THƯƠNG ( SHS tr 22) I. MỤC TIÊU: Sau bài học, học sinh: 1. Kiến thức: Nhận biết tên gọi các thành phần của phép tính chia. 2. Kĩ năng: Phân biệt tên gọi các thành phần của phép cộng, trừ, nhân, chia. 3. Thái độ: Yêu thích môn học; cẩn thận, sáng tạo, hợp tác. 4. Năng lực chú trọng: Tư duy và lập luận toán học, mô hình hoá toán học, giải quyết vấn đề toán học, giao tiếp toán học. 5. Phẩm chất: Nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm. 6. Tích hợp: Toán học và cuộc sống, Tự nhiên và Xã hội. II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: 1. Giáo viên: hình trực quan, trò chơi để sử dụng cho nội dung bài học và bài tập, hoa Đ, S . 2. Học sinh: Sách học sinh, vở bài tập; bộ thiết bị học toán; viết chì, bảng con. III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC: 1. Phương pháp dạy học: Đàm thoại, trực quan, vấn đáp, giải quyết vấn đề, trò chơi. 2. Hình thức dạy học: Cá nhân, nhóm, lớp. IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động khởi động (3-5 phút): * Mục tiêu: Tạo không khí lớp học vui tươi, sinh động. * Phương pháp, hình thức tổ chức: Trò chơi,.. * Cách tiến hành: - Giáo viên cho cả lớp chơi “Gió thổi” - GV nêu yêu cầu các con hãy thổi phép tính thích hợp của bài toán ra bảng con và đưa bài toán lên bảng: Chia đều 10 viên bi cho 5 bạn. Mỗi bạn được mấy viên bi? -GV nhận xét - HS lấy bảng con, nghe yêu cầu thực hiện. - Học sinh cả lớp thực hiện trò chơi, viết phép tính ra bảng con. 10 : 5 = 2 -Học sinh nhận xét 2. Bài học và thực hành (23-25 phút): * Mục tiêu: Giúp học sinh nhận biết và gọi đúng tên các thành phần của phép chia. * Phương pháp, hình thức tổ chức: Đàm thoại, trực quan, vấn đáp; thảo luận nhóm. * Cách tiến hành: 2.1. Giới thiệu tên các thành phần của phép chia - GV viết lại phép tính lên bảng lớp: 10 : 5 = 2 - GV giới thiệu tên gọi các thành phần của phép chia (nói và viết lên bảng như SGK). -GV lần lượt chỉ vào 10,5,2, HS nói tên các thành phần: số bị chia, số chia, Thương. - GV nói tên các thành phần: số bị chia, số chia, Thương. - GV chốt ý và nhấn mạnh 10 : 5 cũng gọi là Thương Lưu ý HS, kết quả phép tính chia được gọi là Thương. - Học sinh quan sát phép tính trên bảng, nhận xét: + 10: số bị chia + 5: số chia + 2: Thương - Học sinh quan sát, lắng nghe, ghi nhớ. - HS lặp lại nhiều lần. 2.2. Thực hành Bài 1-Gọi tên các thành phần của phép chia. -Lưu ý: Khi sửa bài, ngoài các phép chia như trong SGK (1/22) , GV nên đưa thêm một số phép chia khác. Chẳng hạn: 20 : 4 = 5, 15 : 3 = 5, 12 : 2 = 6,... -Viết phép chia: 35 : 5 = 7 35 là số bị chia 5 là số chia 7 là thương 35 : 5 cũng là thương -GV yêu cầu học sinh thực hiện tương tự với phép tính: 10 : 2 = 5 24 : 4 = 6 -GV nhận xét phần trình bày của học sinh. * Bài 2- Viết phép chia. Số bị chia 30 18 24 Số chia 3 2 6 Thương 10 9 4 30 : 3 = 10 GV nêu yêu cầu, hướng dẫn HS thực hiện. GV nhận xét. * Bài 3- Trò chơi “ Kết bạn”. - Gv hướng dẫn luật chơi và cách chơi - Mỗi lượt chơi 6 bạn, các phép tính GV đã ghi vào thẻ từ. Ví dụ GV nhận xét, chốt kiến thức. GV lưu ý: Mỗi lần chơi giúp HS nhận biết: cùng một số, ở các vị trí khác nhau trong phép tính, sẽ có tên gọi khác nhau. -HS (nhóm đôi) sử dụng SGK gọi tên các thành phần của các phép chia (theo mẫu). -HS thực hành nói cho nhau nghe và phát biểu trước lớp. HS nhận xét. -HS tìm hiểu bài: nhận biết mỗi cột trong bảng là các thành phần của một phép chia, cần viết các phép chia đó ra bảng con. Ví dụ: 30, 3 và 10 lần lượt là số bị chia, số chia và thương. Phép chia tương ứng là: 30 : 3 = 10. -Khi sửa bài, HS nên ghi vào phép chia đã viết và gọi tên các thành phần. Ví dụ: 18:2 = 9 là số bị chia, 2 là số chia, 9 là thương HS tham gia chơi Nhận xét nhau 3. Củng cố (3-5 phút): * Mục tiêu: Giúp học sinh nhận biết và gọi đúng tên các thành phần của phép chia. * Phương pháp, hình thức tổ chức: ôn tập, trò chơi. * Cách tiến hành: - Giáo viên cho HS chơi trò chơi Ô cửa bí mật Trong 4 ô cửa có các phép tính cộng, trù, nhân, chia. HS mở ô cửa, nêu tên gọi của từng thành phần phép tính trong ô cửa HS mở được. - GV tuyên dương, nhận xét. -HS tham gia chơi. Ví dụ: 10 + 2 + 12 9 – 3 = 6 2 x 5 = 10 14 : 2 = 7 4. Hoạt động ở nhà: * Mục tiêu: Tạo điều kiện để phụ huynh kết nối việc học tập của học sinh ở trường và ở nhà, giúp cha mẹ hiểu thêm về con em. * Phương pháp, hình thức tổ chức: Tự học. * Cách tiến hành: - Giáo viên hướng dẫn học sinh yêu cầu 2/22 cho cha mẹ xem. - Học sinh thực hiện ở nhà. * RÚT KINH NGHIỆM, ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG: .. .. .. ..
File đính kèm:
- ke_hoach_day_hoc_toan_lop_2_chan_troi_sang_tao_bai_56_so_bi.docx