Kế hoạch dạy học Toán Lớp 2 (Chân trời sáng tạo) - Bài 86: Ôn tập phép nhân và phép chia (Tiết 2)
1. Năng lực:
1.1. Năng lực đặc thù:
- Giao tiếp toán học: Nghe hiểu, đọc hiểu và ghi nhớ kiến thức do giáo viên truyền thụ (ở mức độ đơn giản).
- Tư duy và lập luận toán học: Quan sát, nêu và xác định được bài toán; nói kết quả của các phép tính nhân và phép tính chia.
- Sử dụng công cụ, phương tiện toán học: Sử dụng được các công cụ, phương tiện học toán để thực hiện nhệm vụ học tập toán đơn giản.
- Năng lực mô hình hoá toán học: Lựa chọn được phép tính để diễn đạt (nói hoặc viết) thông qua các bài tập. Giải quyết được các bài tập từ sự lựa chọn trên.
- Năng lực giải quyết vấn đề toán học: Thực hiện và trình bày được các phép tính ở mức độ đơn giản. Giải quyết được các bài tập dựa vào kiến thức đã học. Kiểm tra lại kết quả các phép tính.
1.2. Năng lực chung:
- Tự chủ và tự học: Tự giác học tập, tham gia vào các hoạt động
- Giao tiếp và hợp tác: Có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết
cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết thu nhận thông tin từ tình huống, nhận ra những vấn đề đơn giản và giải quyết được vấn đề.
2. Phẩm chất:
- Trung thực: Thật thà, ngay thẳng trong việc học tập và làm bài.
- Chăm chỉ: Chăm học, chăm làm, tích cực tham gia các hoạt động học tập.
- Trách nhiệm: Có trách nhiệm tham gia tốt các hoạt động học tập, hoàn thành nhiệm vụ được giao, làm bài tập đầy đủ.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Kế hoạch dạy học Toán Lớp 2 (Chân trời sáng tạo) - Bài 86: Ôn tập phép nhân và phép chia (Tiết 2)
KẾ HOẠCH DẠY HỌC MÔN: TOÁN – LỚP 2 CHỦ ĐỀ: ÔN TẬP CUỐI NĂM TUẦN: 34 BÀI : ÔN TẬP PHÉP NHÂN VÀ PHÉP CHIA (TIẾT 2) ( Sách Chân trời sáng tạo – SGK trang 106 - 107) MỤC TIÊU: 1. Năng lực: 1.1. Năng lực đặc thù: - Giao tiếp toán học: Nghe hiểu, đọc hiểu và ghi nhớ kiến thức do giáo viên truyền thụ (ở mức độ đơn giản). - Tư duy và lập luận toán học: Quan sát, nêu và xác định được bài toán; nói kết quả của các phép tính nhân và phép tính chia. - Sử dụng công cụ, phương tiện toán học: Sử dụng được các công cụ, phương tiện học toán để thực hiện nhệm vụ học tập toán đơn giản. - Năng lực mô hình hoá toán học: Lựa chọn được phép tính để diễn đạt (nói hoặc viết) thông qua các bài tập. Giải quyết được các bài tập từ sự lựa chọn trên. - Năng lực giải quyết vấn đề toán học: Thực hiện và trình bày được các phép tính ở mức độ đơn giản. Giải quyết được các bài tập dựa vào kiến thức đã học. Kiểm tra lại kết quả các phép tính. 1.2. Năng lực chung: - Tự chủ và tự học: Tự giác học tập, tham gia vào các hoạt động - Giao tiếp và hợp tác: Có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết thu nhận thông tin từ tình huống, nhận ra những vấn đề đơn giản và giải quyết được vấn đề. Phẩm chất: - Trung thực: Thật thà, ngay thẳng trong việc học tập và làm bài. - Chăm chỉ: Chăm học, chăm làm, tích cực tham gia các hoạt động học tập. - Trách nhiệm: Có trách nhiệm tham gia tốt các hoạt động học tập, hoàn thành nhiệm vụ được giao, làm bài tập đầy đủ. II. PHƯƠNG TIỆN DẠY – HỌC: Giáo viên: - Sách Toán lớp 2; bộ thiết bị dạy toán. 2. Học sinh: - Sách học sinh, vở bài tập; bộ thiết bị học toán. III. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động 1: Khởi động (5 phút) * Mục tiêu: Tạo không khí lớp học vui tươi, sinh động kết hợp kiểm tra kiến thức cũ. * Phương pháp: Trò chơi * Hình thức: Cả lớp - GV tổ chức cho học sinh chơi trò chơi: Truyền hoa - GV chuẩn bị các bông hoa có các câu hỏi hoặc bài tập liên quan đến phép nhân và phép chia. - Luật chơi: Người quản trò sẽ bắt nhịp một bài hát, cả lớp sẽ cùng hát theo và cùng chuyền bông hoa đi. Khi bài hát kết thúc, học sinh nào cầm bông hoa trên tay thì sẽ trả lời câu hỏi được giấu trong bông hoa Nếu trả lời đúng sẽ nhận được quà Nếu trả lời sai sẽ nhường quyền trả lời cho học sinh nào xung phong - Nhận xét, tuyên dương. -> Giới thiệu bài học mới: Ôn tập phép nhân và phép chia (Tiết 2) - HS tham gia chơi 2. Hoạt động 2: Luyện tập (25 – 27 phút) Bài 4: Giải bài toán * Mục tiêu: Dựa vào bảng nhân và bảng chia đã học các em viết được phép tính phù hợp với câu trả lời của bài toán có lời văn, nói câu trả lời. * Phương pháp : Thực hành, đàm thoại. * Hình thức: Cá nhân, cả lớp. a) Giải bài toán theo tóm tắt - Mời 1 bạn đọc tóm tắt - GV hỏi: + Bài toán cho biết 1 tổ có bao nhiêu cây? + Vậy bài toán hỏi gì? + Dựa vào tóm tắt, yêu cầu HS nêu được bài toán? - GV yêu cầu HS làm vào vở bài tập, 1 em lên bảng làm - Nhận xét, tuyên dương (khuyến khích HS giải thích tại sao lại chọn phép tính nhân) b) Giải bài toán - Mời 1 bạn đọc bài toán - GV hỏi: + Bài toán cho biết gì? + Vậy bài toán hỏi gì? - GV yêu cầu 1 HS nêu nhanh tóm tắt - GV yêu cầu HS làm vào vở bài tập, 1 em lên bảng làm - Nhận xét, tuyên dương (khuyến khích HS giải thích tại sao lại chọn phép tính chia Bài 5: Điền dấu vào phép tính * Mục tiêu: Giúp HS viết được dấu phép tính với phép tính phù hợp * Phương pháp : Thực hành, đàm thoại. * Hình thức: Thảo luận nhóm đôi, cả lớp - Gọi HS đọc yêu cầu - GV yêu cầu thảo luận nhóm đôi để tìm cách làm và thực hiện rồi nói kết quả cho nhau nghe. - GV mời một số nhóm lên trình bày kết quả của nhóm mình -GV nhận xét, tuyên dương -GV lưu ý để HS nhận biết: +Nếu kết quả tăng so với các thành phần tham dự phép tính thì nghĩ tới phép tính cộng, phép nhân. +Nếu kết quả giảm so với các thành phần tham dự phép tính thì nghĩ tới phép tính trừ, phép chia. Bài 6: Số * Mục tiêu: Giúp HS củng cố và vận dụng để tìm kết quả của các phép tính. * Phương pháp : Thực hành, đàm thoại. * Hình thức: Cá nhân làm vào vở. - Gọi HS đọc yêu cầu - Hỏi: Muốn tìm các số thì ta tìm như thế nào? - GV yêu cầu cả lớp làm vào vở, 1 em lên bảng làm. - GV nhận xét, tuyên dương. - Lưu ý khi các em kiểm tra lại kết quả thì các thực hiện ngược lại từ phải sang trái. - 1 HS đọc tóm tắt - HS trả lời + Bài toán cho biết 1 tổ có 5 cây + Bài toán hỏi 4 tổ được bao nhiêu cây. + Mỗi tổ đều trồng được 5 cây. Hỏi 4 tổ thì trồng được bao nhiêu cây? - HS thực hiện Bài giải 4 tổ có số cây là: 4 x 5 = 20 (cây) Đáp số: 20 cây -Nhận xét bài làm của bạn - 1 HS đọc tóm tắt - HS trả lời + Bài toán cho biết mỗi con thỏ có 2 cái tai. Trong chuồng thỏ có tất cả bao nhiêu cái tai. + Bài toán hỏi mỗi chuồng thỏ có bao nhiêu con. - HS nêu - HS thực hiện Bài giải Trong chuồng thỏ có số con là: 14 : 2 = 7 (con) Đáp số: 7 con -Nhận xét bài làm của bạn - 1 HS đọc - HS thực hiện - Nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét 10 : 5 = 2 10 x 2 = 20 10 – 2 = 8 10 + 5 = 15 - HS lắng nghe - HS đọc yêu cầu - Ta thực hiện lần lượt các phép tình từ trái sang phải. - HS thực hiện 3. Hoạt động 3: Củng cố (5 phút) * Mục tiêu: Giúp HS củng cố lại phép nhân và phép chia * Phương pháp: Trò chơi, đàm thoại * Hình thức: Cá nhân, nhóm. - Giáo viên tổ chức trò chơi “ Ô cửa bí mật” - Giáo viên chuẩn bị bốn ngôi nhà với bốn ô cửa màu khác nhau (xanh, đỏ, hồng và vàng) trong mỗi ngôi nhà sẽ là những câu hỏi khác nhau liên quan đến phép nhân hoặc phép chia các em đã học -GV nhận xét -HS tham gia chơi Các em sẽ chọn ô cửa theo ý mình. Khi ô cửa đượcc mở ra bên trong ngôi nhà có câu hỏi khác nhau liên quan đến phép nhân hoặc phép chia các em đã học (VD: Em chọn mở ô cửa màu xanh, nếu trong ô cửa là câu hỏi yêu cầu em đọc thuộc bảng nhân 2 thì em sẽ đọc bảng nhân 2). Nếu làm được tốt sẽ được tuyên dương. Hoạt động ở nhà (1 phút) * Mục tiêu: Tạo điều kiện để phụ huynh kết nối việc học tập của học sinh ở trường và ở nhà, giúp cha mẹ hiểu thêm về con em. * Phương pháp: Tự học. - Giáo viên yêu học sinh về chơi lại trò chơi “Ô cửa bí mật” với người thân trong nhà. - Học sinh thực hiện ở nhà.
File đính kèm:
- ke_hoach_day_hoc_toan_lop_2_chan_troi_sang_tao_bai_8_on_tap.docx