Kế hoạch dạy học Toán Lớp 2 (Chân trời sáng tạo) - Bài 9: Đề-xi-mét

1. Kiến thức: Nhận biết được đơn vị đo độ dài đề-xi-mét: tên gọi, kí hiệu; cách đọc, cách viết; độ lớn.

2. Kĩ năng: Thực hiện được việc ước lượng và đo độ dài bằng thước thẳng với đơn vị đo là đề-xi-mét trên một số đồ vật quen thuộc như sách giáo khoa, bàn học, đồ dùng học tập (phạm vi 100 cm).

- So sánh độ dài của gang tay với 1 dm, 2 dm.

3. Thái độ: Yêu thích môn học; cẩn thận, sáng tạo, hợp tác.

4. Năng lực chú trọng: Tư duy và lập luận toán học, mô hình hoá toán học, giải quyết vấn đề toán học, giao tiếp toán học.

5. Phẩm chất: chăm chỉ học tập

6. Tích hợp: Toán học và cuộc sống.

II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:

1. Giáo viên: hình vẽ để sử dụng cho nội dung bài học và bài tập; thước thẳng có vạch chia thành từng xăng-ti-mét (thước dài 15 cm).

2. Học sinh: Sách học sinh, vở bài tập; bộ thiết bị học toán; viết chì, thước thẳng có vạch chia thành từng xăng-ti-mét (thước dài 15 cm).

 

docx 8 trang chantroisangtao 17/08/2022 8840
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch dạy học Toán Lớp 2 (Chân trời sáng tạo) - Bài 9: Đề-xi-mét", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Kế hoạch dạy học Toán Lớp 2 (Chân trời sáng tạo) - Bài 9: Đề-xi-mét

Kế hoạch dạy học Toán Lớp 2 (Chân trời sáng tạo) - Bài 9: Đề-xi-mét
Ngày soạn: ......... /  / 20	 Ngày dạy: ......... /  / 20
Kế hoạch dạy học lớp 2 môn Toán Tuần 4
1. ÔN TẬP VÀ BỔ SUNG
BÀI 9: ĐỀ-XI-MÉT (tiết 1, sách học sinh, trang 31)
I. MỤC TIÊU: Sau bài học, học sinh:
1. Kiến thức: Nhận biết được đơn vị đo độ dài đề-xi-mét: tên gọi, kí hiệu; cách đọc, cách viết; độ lớn.
2. Kĩ năng: Thực hiện được việc ước lượng và đo độ dài bằng thước thẳng với đơn vị đo là đề-xi-mét trên một số đồ vật quen thuộc như sách giáo khoa, bàn học, đồ dùng học tập (phạm vi 100 cm).
- So sánh độ dài của gang tay với 1 dm, 2 dm.
3. Thái độ: Yêu thích môn học; cẩn thận, sáng tạo, hợp tác.
4. Năng lực chú trọng: Tư duy và lập luận toán học, mô hình hoá toán học, giải quyết vấn đề toán học, giao tiếp toán học.
5. Phẩm chất: chăm chỉ học tập
6. Tích hợp: Toán học và cuộc sống.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
1. Giáo viên: hình vẽ để sử dụng cho nội dung bài học và bài tập; thước thẳng có vạch chia thành từng xăng-ti-mét (thước dài 15 cm).
2. Học sinh: Sách học sinh, vở bài tập; bộ thiết bị học toán; viết chì, thước thẳng có vạch chia thành từng xăng-ti-mét (thước dài 15 cm).
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC:
	1. Phương pháp dạy học: Đàm thoại, trực quan, trò chơi, thực hành, thảo luận nhóm.
	2. Hình thức dạy học: Cá nhân, nhóm, lớp.
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động khởi động (5-8 phút):
* Mục tiêu: Tạo không khí lớp học vui tươi, sinh động kết hợp kiểm tra kiến thức cũ.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Trò chơi
* Cách tiến hành:
- Giáo viên cho cả lớp chơi “Ai nhanh nhất?” 
- GV viết số, HS làm trên bảng con (đội 1: viết số liền trước, đội 2: viết số liền sau.
- Trong một đội, ai nhanh nhất và đúng, được gắn bảng lên trước lớp.
- GV nhận xét
- Học sinh cả lớp thực hiện trò chơi.
- Học sinh nhận xét
2. Bài học và thực hành (22-25 phút):
* Mục tiêu: Giúp học sinh nhận biết được đơn vị đo độ dài đề-xi-mét: tên gọi, kí hiệu; cách đọc, cách viết; độ lớn.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Đàm thoại, trực quan, thực hành; thảo luận nhóm.
* Cách tiến hành:
2.1 Giới thiệu đơn vị đo độ dài (dm) và dụng cụ đo độ dài (thước thẳng của HS có các vạch chia thành từng xăng-ti-mét)
Tạo tình huống: Nhu cầu xuất hiện đơn vị đo chuẩn
- GV phát cho các nhóm băng giấy có chiều dài 30 cm.
- Yêu cầu: HS nêu cách đo chiều dài băng giấy đã cho.
Dùng gang tay đo khoảng gần 3 gang tay —> sẽ không biết chính xác dài bao nliiêu.
Dùng thước đo theo đơn vị xăng-ti-mét.
15 cm + 15 cm —> chưa học cách cộng có nhớ.
10 cm + 10 cm + 10 cm = 30 cm —» cộng từng chục.
- GV nêu nhu cầu xuất liiện đơn vị đo mới: Để đo được độ dài băng giấy, chúng ta phải tliực hiện các phép cộng các số đo theo xăng-ti-mét, có khi gặp phải các phép cộng chưa biết cách thực hiện. Vậy phải sử dụng một đơn vị đo mới lớn hơn xăng-ti-mét để thuận tiện khi đo.
Giới thiệu đơn vị đề-xi-mét
-Tên gọi: Đơn vị đo mới đó chính là đề-xi-mét.
Đề-xi-mét là một đơn vị đo độ dài 
- Kí hiệu: Đề-xi-mét viết tắt là dm, đọc là đề-xi-mét.
Bài 1: GV cho HS viết và đọc trên bảng có nền kẻ ô: 1 dòng dm; 2 dm, 7 dm, 12 dm.
-Độ lớn
 + GV yêu cầu HS vẽ hai đoạn thẳng 1 cm và 10 cm trên bảng con.
 +GV giới thiệu độ lớn của đề-xi-mét:
1 dm =10 cm, 10 cm = 1 dm.
 +GV cho HS dùng đầu bút chì kéo từ vạch 0 cm đến vạch 10 cm hoặc cho tay chạm trên đoạn thẳng 10 cm vừa vẽ để cảm nhận độ lớn 1 dm, đọc 1 dm.
 + GV cho HS đo độ dài viên phấn nguyên để cảm nhận độ lớn 1 đề-xi-mét gần bằng chiều dài viên phấn.
- HS lắng nghe
- HS đo
-HS lắng nghe. 
- HS lắng nghe
- HS đọc: đề-xi-mét
- HS thực hành
- HS vẽ trên bảng con.
- HS lắng nghe.
- HS thực hành.
2.2. Thực hành
1. Giới thiệu cách đo độ dài bằng thước thẳng có vạch chia xăng-ti-mét
a .GV giới thiệu cách đo trên một mẫu cụ thể (băng giấy). 
- GV vừa đo vừa giảng giải:
+ Cầm thước: Các số ở phía trên.
Số 0 phía ngoài cùng, bên trái.
+ Đặt thước: Vạch 0 của thước trùng với một đầu của băng giấy.
Mép thước sát mép (cần đo) của băng giấy
+ Đọc số đo: Đầu còn lại của băng giấy trùng vạch số 10 trên thước thì đọc số đo theo vạch đó (1 đề-xi-mét). Làm dấu tại vạch 10, tiếp tục nhấc thước lên và thực hiện tương tự để có 1 đề-xi-mét. Và cuối cùng lần 3, HS đọc 3 đề-xi-mét.
+ Viết số đo: 3 dm.
b.Thực hành đo
Bài 2: 
- HD HS thực hành đo gang tay và sử dụng ngôn ngữ diễn đạt.
+ HS đặt gang tay lên thước thẳng để xác định “gang tay em dài .?. cm”.
+ Yêu cầu HS xác định gang tay của mình so với 1 dm; 2 dm qua việc sử dụng cụm từ “dài hơn”, “ngắn hơn” hay “dài bằng”. HS nêu được lí do dựa vào mối quan hệ giữa đề-xi-mét và xăng-ti-mét. (Tức là nếu HS nêu. “Gang tay em dài hơn 1 dm” thì phải nói được lí do vì “Gang tay em dài hơn 10 cm”; nếu “Gang tay em ngắn hơn 2 dm” thì phải nói vì “Gang tay em ngắn hơn 20 cm”,...).
- Ước lượng
+ HD HS tập ước lượng chiều rộng và chiều dài quyển sách Toán 2 bằng mắt để có kết luận:
* Chiều rộng khoảng .? .dm.
* Chiều dài khoảng .?. dm.
+ Sau khi ước lượng và ghi lại kết quả, HS sẽ được dùng thước để kiểm tra tính chính xác khi ước lượng bằng mắt. Nếu kết quả sai lệch nhiều quá thi cần cảm nhận lại độ lớn 1 dm qua hình. ảnh chiều dài viên phấn để hướng dẫn ước lượng lại.
- GV nhận xét.
- HS quan sát và thực hiện theo.
- HS thực hành đo gang tay và sử dụng ngôn ngữ diễn đạt.
- HS tập ước lượng chiều rộng và chiều dài quyển sách Toán 2 bằng mắt
3. Củng cố (3-5 phút):
* Mục tiêu: Giúp học sinh nắm lại kiến thức trọng tâm mới học.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Trò chơi.
* Cách tiến hành:
- Giáo viên đưa 2 ngón tay cái và trỏ lên thể hiện độ dài 1 cm hoặc 1 dm, yêu cầu HS đọc lớn số đo tương ứng (GV có thể dùng 1 tay hoặc cả 2 tay hoặc làm ngược lại: GV đọc – HS đưa tay) 
- HS cả lớp thực hiện trò chơi theo hướng dẫn.
4. Hoạt động ở nhà:
* Mục tiêu: Tạo điều kiện để phụ huynh kết nối việc học tập của học sinh ở trường và ở nhà, giúp cha mẹ hiểu thêm về con em.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Tự học.
* Cách tiến hành:
- Giáo viên yêu cầu học sinh nêu lại tên gọi, kí hiệu và độ lớn của đơn vị đề-xi-mét vừa học cho cha mẹ nghe.
- Nhận xét bài học tiết học, chuẩn bị bài sau.
- Học sinh thực hiện ở nhà.
V. RÚT KINH NGHIỆM, ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG:
..
..
..
..
Ngày soạn: ......... /  / 20	Ngày dạy: ......... /  / 20
Kế hoạch dạy học lớp 2 môn Toán Tuần 4
1. ÔN TẬP VÀ BỔ SUNG
BÀI 9: ĐỀ-XI-MÉT (tiết 2, sách học sinh, trang 32-33)
I. MỤC TIÊU: Sau bài học, học sinh:
1. Kiến thức: Nhận biết được đơn vị đo độ dài đề-xi-mét: tên gọi, kí hiệu; cách đọc, cách viết; độ lớn.
2. Kĩ năng: Thực hiện được việc ước lượng và đo độ dài bằng thước thẳng với đơn vị đo là đề-xi-mét trên một số đồ vật quen thuộc như sách giáo khoa, bàn học, đồ dùng học tập (phạm vi 100 cm).
- Thực hiện các phép tính cộng, trừ với các đơn vị đo độ đài đã học.
- Làm quen với việc giải quyết vấn đề với các số đo theo đơn vị đề-xi-mét, xăng-ti-mét (trong phạm vi 100).
- Sử dụng mối quan hệ giữa hai đơn vị đề-xi-mét và xăiig-ti-mét để chuyển đổi đơn vị đo.
3. Thái độ: Yêu thích môn học; cẩn thận, sáng tạo, hợp tác.
4. Năng lực chú trọng: Tư duy và lập luận toán học; sử dụng công cụ, phương tiện học toán; giải quyết vấn đề toán học.
5. Phẩm chất: chăm chỉ học tập
6. Tích hợp: Toán học và cuộc sống.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
1. Giáo viên: hình vẽ để sử dụng cho nội dung bài học và bài tập; thước thẳng có vạch chia thành từng xăng-ti-mét (thước dài 15 cm).
2. Học sinh: Sách học sinh, vở bài tập; bộ thiết bị học toán; viết chì, thước thẳng có vạch chia thành từng xăng-ti-mét (thước dài 15 cm).
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC:
	1. Phương pháp dạy học: Đàm thoại, trực quan, trò chơi, thực hành, thảo luận nhóm.
	2. Hình thức dạy học: Cá nhân, nhóm, lớp.
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động khởi động (2-3 phút):
* Mục tiêu: Tạo không khí lớp học vui tươi, sinh động.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Trò chơi.
* Cách tiến hành:
- Giáo viên tổ chức cho học sinh tham gia trò chơi: “Ai nhanh hơn”- trong thời gian 30 giây, viết nhanh nhiều lần kí hiệu của đơn vị đo đề-xi-mét, bạn nào viết được nhiều lần nhất sẽ được tuyên dương.
- Học sinh tham gia viết tên đơn vị đo: dm.
2. Luyện tập (25-28 phút):
* Mục tiêu: thực hiện được các bài tập 1, 2, 3, 4, 5, 6 / 32-33 (SGK) 
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Đàm thoại, trực quan, thực hành; thảo luận nhóm.
* Cách tiến hành:
a. Bài 1. Số?
- GV gợi ý cho HS nhìn hình vẽ thước có vạch chia xăng-ti-mét trong SGK để xác định kẹp giấy dài bao nhiêu xăng-ti-mét.
- Với dụng cụ gọt bút chì gồm 2 kẹp giấy như thế thì dụng cụ đó dài bao nhiêu xăng-ti-mét. HS thực hiện phép cộng với đơn vị đo xăng-ti-mét để trả lời câu hỏi.
- Với cây bút chì có độ đài gồm 3 kẹp giấy như thế thì bút chì dài bao nhiêu xăng-ti-mét. HS làm tương tự như dụng cụ gọt bút chì.
- GV nhận xét, củng cố
a. Bài 1/32: HS nêu yêu cầu bài tập
- HS thực hiện
- HS trả lời
b. Bài 2. Tính: 
- Tìm hiểu bài.
- HD HS thực hiện các phép tính có kèm tên đơn vị đo độ dài đã học.
- GV nhận xét
b. Bài 2/32: 
- HS nêu yêu cầu bài tập.
-HS thực hiện
-HS khác nhận xét, bổ sung.
c. Bài 3.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh làm việc theo nhóm 4 (chú trọng phát triển năng lực giao tiếp toán học cho học sinh).
c. Bài 3/32:
- Tìm hiểu bài.
- GV tổ chức cho HS tìm hiểu bài và giới thiệu: đây là ba băng giấy màu xanh, đỏ, vàng đã bị cắt ra thành từng đoạn và yêu cầu tính xem trước khi cắt mỗi băng giấy dài bao nhiêu xăng-ti-mét. Qua đó sẽ so sánh được băng giấy nào dài nhất và băng giấy nào ngắn nhất.
- GV yêu cầu HS dựa trên hình ảnh minh hoạ trong SGK, suy nghĩ để tìm ra cách giải quyết vấn đề.
-GV nhận xét
-HS làm việc theo nhóm 4
Cách 1 : Đo độ dài từng đoạn của mỗi băng giấy rồi cộng lại.
Cách 2 : Băng giấy đầu tiên lấy 10 cm - 1 cm; băng giấy thứ ba lấy 10 cm - 2 cm.
Cách 3: Đếm từng xăng-ti-mét trên mỗi băng giấy.
Cách 4: “Nối” từng băng giấy lại với nhau bằng một sợi dây rồi đo sợi đây đó.
- HS khác nhận xét
d.Bài 4:Số ?
- Tìm hiểu bài.
- GV gợi ý HS dựa vào mối quan hệ giữa xăng-ti-mét và đề-xi-mét để điền số.
- Khi sửa bài, GV cho HS nêu rõ mối quan hệ giữa hai đơn vị cần đổi.
d.Bài 4/33: HS nêu yêu cầu bài tập.
- HS làm bài
- HS khác nhận xét
Bài 5:
-Tìm hiểu bài
 +Bài cho biết gì? (Anh cao 15 dm; em cao 12 dm)
 +Bài hỏi gì? (Anh cao hơn em bao nhiêu đề-xi-mét và em thấp hơn anh bao nhiêu đề-xi-mét?)
 +Hãy suy nghĩ cách làm để trả lời câu hỏi của bài.
- HD HS làm nhóm đôi.
-GV nhận xét
Bài 5/33: HS nêu yêu cầu bài tập.
-Các nhóm thực hiện rồi thông báo kết quả.
Anh cao hơn em 3 dm.
Em thấp hơn anli 3 dm.
-HS khác nhận xét.
3. Củng cố (3-5 phút):
* Mục tiêu: Giúp học sinh nắm lại các kiến thức trọng tâm mới học.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Trò chơi.
* Cách tiến hành:
- GV tổ chức HS chơi cùng nhau (2 bạn/ đội): một bạn nêu ước lượng; bạn còn lại dùng thước đo để kiểm tra.
Bài 6/33:
4. Hoạt động ở nhà:
* Mục tiêu: Tạo điều kiện để phụ huynh kết nối việc học tập của học sinh ở trường và ở nhà, giúp cha mẹ hiểu thêm về con em.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Tự học.
* Cách tiến hành:
- GV yêu cầu HS về nhà tập ước lượng bằng mắt một số đồ đùng gia đình theo đơn vị đề-xi-mét, ghi nhận để tiết học sau trao đổi với các bạn trong tổ.
- Nhận xét bài học tiết học, chuẩn bị bài sau.
- Học sinh thực hiện ở nhà.
V. RÚT KINH NGHIỆM, ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG:
..
..
..
..

File đính kèm:

  • docxke_hoach_day_hoc_toan_lop_2_chan_troi_sang_tao_bai_9_de_xi_m.docx