Kế hoạch dạy học Toán Lớp 2 (Chân trời sáng tạo) - Bài: Bảng trừ (Tiết 2)

I. MỤC TIÊU: Sau bài học, học sinh:

1. Kiến thức: Hệ thống hóa các phép trừ qua 10 trong phạm vi 20

- Vận dụng bảng trừ.

2. Kĩ năng:

• So sánh kết quả của tổng, hiệu.

• Tính nhẩm.

• Làm quen với quan hệ giữa phép cộng và phép trừ qua các trường hợp cụ thể.

• GQVĐ đơn giản liên quan đến số và phép tính.

3. Thái độ: Yêu thích môn học; cẩn thận, sáng tạo, hợp tác.

4. Năng lực chú trọng: Tư duy và lập luận toán học, mô hình hoá toán học, giải quyết vấn đề toán học, giao tiếp toán học.

5. Phẩm chất: Nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.

6. Tích hợp: Toán học và cuộc sống, Tự nhiên và Xã hội.

III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC:

 1. Phương pháp dạy học: Đàm thoại, trực quan, vấn đáp, giải quyết vấn đề, trò chơi.

 2. Hình thức dạy học: Cá nhân, nhóm, lớp.

 

docx 4 trang chantroisangtao 13260
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch dạy học Toán Lớp 2 (Chân trời sáng tạo) - Bài: Bảng trừ (Tiết 2)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Kế hoạch dạy học Toán Lớp 2 (Chân trời sáng tạo) - Bài: Bảng trừ (Tiết 2)

Kế hoạch dạy học Toán Lớp 2 (Chân trời sáng tạo) - Bài: Bảng trừ (Tiết 2)
Kế hoạch dạy học lớp 2 môn Toán Tuần 9
BÀI : BẢNG TRỪ (tiết 2, sách học sinh, trang 68)
I. MỤC TIÊU: Sau bài học, học sinh:
1. Kiến thức: Hệ thống hóa các phép trừ qua 10 trong phạm vi 20
Vận dụng bảng trừ.
2. Kĩ năng:
So sánh kết quả của tổng, hiệu.
Tính nhẩm.
Làm quen với quan hệ giữa phép cộng và phép trừ qua các trường hợp cụ thể.
GQVĐ đơn giản liên quan đến số và phép tính.
3. Thái độ: Yêu thích môn học; cẩn thận, sáng tạo, hợp tác.
4. Năng lực chú trọng: Tư duy và lập luận toán học, mô hình hoá toán học, giải quyết vấn đề toán học, giao tiếp toán học.
5. Phẩm chất: Nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.
6. Tích hợp: Toán học và cuộc sống, Tự nhiên và Xã hội.
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC:
	1. Phương pháp dạy học: Đàm thoại, trực quan, vấn đáp, giải quyết vấn đề, trò chơi.
	2. Hình thức dạy học: Cá nhân, nhóm, lớp.
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động khởi động (3-5 phút):
* Mục tiêu: Tạo không khí lớp học vui tươi, sinh động.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Trò chơi.
* Cách tiến hành:
-GV cho HS bắt bài hát và cho HS chơi Chuyền banh
Luật chơi: Bài hát ngưng, ai cầm banh người đó phải trả lời 1 câu hỏi:
+Cách trừ qua 10 trong phạm vi 20 (Trừ để được 10 rồi trừ số còn lại).
+Cách tính 11, 12, 13 trừ đi một số (trừ 1, 2,3 để được 10 rồi trừ số còn lại).
-Ổn định , vào bài
- Học sinh tham gia gọi tên thành phần của phép trừ.
2. Luyện tập (23-25 phút):
* Mục tiêu: thực hiện được các bài tập 1, 2, 3, 4/68 (SGK) 
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Đàm thoại, trực quan, vấn đáp; thảo luận nhóm.
* Cách tiến hành:
- Giáo viên hướng dẫn học sinh làm việc theo nhóm đôi (chú trọng phát triển năng lực giao tiếp toán học cho học sinh).
a. Bài 1. Tính nhẩm
- GV cho HS đọc yêu cầu để tìm hiểu bài
-HS thực hiện cá nhân trong 1 phút rồi sửa bài bằng hình thức trò chơi Truyền điện.
-Lần lượt từng HS sẽ nêu kết quả của phép tính . Nêu đúng điện tiếp tục truyền, nêu sai điện sẽ ngừng lại.
- Giáo viên nhận xét.
a. Bài 1/68:
- HS nêu yêu cầu bài tập.
-HS làm bài
HS tham gia trò chơi.
b. Bài 2. Bài 2: Viết theo mẫu
Mục Tiêu: Làm quen với quan hệ giữa phép cộng và phép trừ
-GV cho HS đọc yêu cầu bài tập
-GV đưa ảnh bài mẫu và cho HS thảo luận nhóm đôi, quan sát màu sắc của các chấm tròn để tìm ra kết quả phù hợp cho bài mẫu.
-GV cùng hướng dẫn HS tìm ra các phép tính chính xác cho bài mẫu.
-GV cho HS thực hiện bài tập cho hình còn lại bằng cách làm cá nhân.
-GV cho SH sửa bài, khuyến khích HS giải thích..
GV nhận xét
b. Bài 2/68: 
- HS nêu yêu cầu bài tập.
-HS thực hiện nhóm đôi.
-HS quan sát và thực hiện
-HS làm bài
-HS sửa bài
-HS lắng nghe
c. Bài 3. Số ?
Tìm hiểu bài
Yêu cầu của bài là gì? (Số?).
Tìm thế nào?
-GV lưu ý HS thực hiện baaài theo cột và quan sát tìm mối liên hệ giữa các phép tính trong cột
-Khi sửa bài, khuyến khích HS giải thích cách làm và nêu mối liên hệ
c. Bài 3/68: 
 - Yêu cầu của bài là tìm số.
 -Dựa vào bảng công và bảng trừ để thực hiện. 
-HS làm bài cá nhân.
-HS nêu được nhận xét : trong 1 cột, từ 1 phép cộng ta lập được 2 phép trừ tương ứng.
d.Bài 4:Số ?
-GV cho HS đọc bài toán.
-GV hướng dẫn HS tìm hiểu đề bài:
+Bài toán cho gì?
+Bài toán hỏi gì?
-GV cho HS suy nghĩ và tìm cách giải, thực hiện phép tính phù hợp.
-GV nhận xét.
d.Bài 4/68
-HS trả lời:
+Bài toán cho trên xe có 12 bạn, xuống xe hết 3 bạn.
+Hỏi trên xe còn lại bao nhiêu bạn?
-HS tìm phép tính phù hợp: 12 – 3 = 9
3. Củng cố (3-5 phút):
* Mục tiêu: Giúp học sinh nắm lại các kiến thức trọng tâm mới học.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: ôn tập, trò chơi.
* Cách tiến hành:
- Giáo viên tổ chức trò chơi “Xếp hàng 2, đội A và đội B”.
- Giáo viên nêu luật chơi và cách chơi.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh thực hiện trò chơi.
- Giáo viên nhận xét.
- Học sinh tạo thành 2 đội, mỗi đội 5 HS. 
+ 2 Hs đứng đầu của 2 nhóm lên trước chọn đúng hộp quà có chứa kết quả mà phép tính trừ mình đã bốc.
V. RÚT KINH NGHIỆM, ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG:
..
..
..

File đính kèm:

  • docxke_hoach_day_hoc_toan_lop_2_chan_troi_sang_tao_bai_bang_tru.docx