Kế hoạch dạy học Toán Lớp 2 (Chân trời sáng tạo) - Bài: Đường gấp khúc

I. MỤC TIÊU:

1. Năng lực:

1.1. Năng lực đặc thù:

- Giao tiếp toán học: Trình bày, trao đổi được về các vấn đề trong bài.

 - Tư duy và lập luận toán học: Nhận biết hình ảnh đường gấp khúc, tính được độ dài đường gấp khúc

 - Sử dụng công cụ, phương tiện toán học: sử dụng thước thẳng đo độ dài đoạn thẳng.

 - Mô hình hóa toán học: nhận ra hình ảnh đường thẳng, đường cong, đường gấp khúc ở các đối tượng cụ thể trong cuộc sống.

 - Giải quyết vấn đề toán học: Giải quyết vấn đề liên quan đến đo độ dài đoạn thẳng, tính toán độ dài đường gấp khúc.

1.2. Năng lực chung:

- Tự chủ và tự học: Tự giác học tập, tham gia vào các hoạt động

- Giao tiếp và hợp tác: Có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết

Cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết thu nhận thông tin từ tình huống, nhận ra những vấn đề đơn giản và giải quyết được vấn đề.

2. Phẩm chất:

-Yêu nước: Yêu thích cảnh đẹp của đất nước

- Trách nhiệm: Có trách nhiệm tham gia tốt các hoạt động học tập, hoàn thành nhiệm vụ được giao, làm bài tập đầy đủ.

II. PHƯƠNG TIỆN DẠY – HỌC:

1. Giáo viên:

- Sách Toán lớp 2; bộ thiết bị dạy toán; máy chiếu, hình ảnh về đường gấp khúc.

2. Học sinh:

- Sách học sinh, vở bài tập; bộ thiết bị học toán; bảng con.

 

docx 5 trang chantroisangtao 17/08/2022 8620
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch dạy học Toán Lớp 2 (Chân trời sáng tạo) - Bài: Đường gấp khúc", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Kế hoạch dạy học Toán Lớp 2 (Chân trời sáng tạo) - Bài: Đường gấp khúc

Kế hoạch dạy học Toán Lớp 2 (Chân trời sáng tạo) - Bài: Đường gấp khúc
KẾ HOẠCH DẠY HỌC
MÔN: TOÁN – LỚP 2
CHỦ ĐỀ: Phép cộng, phép trừ qua 10 trong phạm vi 20
TUẦN: 6	BÀI : ĐƯỜNG GẤP KHÚC 
( Sách Chân trời sáng tạo – SGK trang 52 )
MỤC TIÊU:
1. Năng lực: 
1.1. Năng lực đặc thù: 
- Giao tiếp toán học: Trình bày, trao đổi được về các vấn đề trong bài.
 - Tư duy và lập luận toán học: Nhận biết hình ảnh đường gấp khúc, tính được độ dài đường gấp khúc
 - Sử dụng công cụ, phương tiện toán học: sử dụng thước thẳng đo độ dài đoạn thẳng.
 - Mô hình hóa toán học: nhận ra hình ảnh đường thẳng, đường cong, đường gấp khúc ở các đối tượng cụ thể trong cuộc sống.
 - Giải quyết vấn đề toán học: Giải quyết vấn đề liên quan đến đo độ dài đoạn thẳng, tính toán độ dài đường gấp khúc.
1.2. Năng lực chung: 
- Tự chủ và tự học: Tự giác học tập, tham gia vào các hoạt động
- Giao tiếp và hợp tác: Có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết
Cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết thu nhận thông tin từ tình huống, nhận ra những vấn đề đơn giản và giải quyết được vấn đề.
Phẩm chất: 
-Yêu nước: Yêu thích cảnh đẹp của đất nước
- Trách nhiệm: Có trách nhiệm tham gia tốt các hoạt động học tập, hoàn thành nhiệm vụ được giao, làm bài tập đầy đủ.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY – HỌC:
Giáo viên: 
- Sách Toán lớp 2; bộ thiết bị dạy toán; máy chiếu, hình ảnh về đường gấp khúc.
2. Học sinh: 
- Sách học sinh, vở bài tập; bộ thiết bị học toán; bảng con.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC:
Hoạt động giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động 1: Khởi động(5 phút):
* Mục tiêu:
Tạo không khí lớp học vui tươi, sinh động kết hợp kiểm tra kiến thức cũ.
* Phương pháp: Trò chơi.
* Hình thức:Cả lớp
- Giáo viên tổ chức cho HS thi kể về những hình ảnh đường thẳng, đường cong mà các em đã tìm hiểu.
- Gv nhận xét
- HS tham gia chơi.
- Lớp nhận xét
Hoạt động 2: Bài học và thực hành
Giới thiệu đường gấp khúc(13
phút)
* Mục tiêu: HS nhận biết và đọc được tên đường gấp khúc.
* Phương pháp:Trực quan, đàm thoại, thực hành, thảo luận 
GV giới thiệu về cầu Long Biên.
Cây cầu bắc ngang sông Hồng ở Thủ đô Hà NỘI.
Được xây dựng cách đày hơn 100 năm, thời đó cầu Long Biên là cây cầu dài thứ hai trên thế giới.
Cho tới nay, cây cầu vẫn nổi tiếng đẹp vì các tiết sắt tạo thành các đường gấp khúc hài hoà.
GV giới thiệu đường gấp khúc.
GV vẽ một đường gấp khúc (như SGK) lên bảng lớp và giới thiệu: đây là đường gấp khúc.
GV yêu cầu HS nói đường gấp khúc.
GV vẽ thêm một đường gấp khúc có 2 đoạn thẳng, một đường gấp khúc có 4 đoạn thẳng và nói: đường gấp khúc có thể có 2, 3, 4 hoặc nhiều đoạn thẳng.
GV yêu cầu HS TLN2 chỉ các đường gấp khúc trên hình ảnh cầu Long Biên
GV nhận xét và kết luận
Hướng dẫn cách đọc đường gấp khúc
GV vẽ ba đường gấp khúc trên bảng lớp và hướng dẫn HS cách đọc: đọc tên đường gấp khúc từ trái sang phải.
- HS đọc theo tay chỉ của GV.
- GV nhận xét
Tính độ dài đường gấp khúc
-GV hướng dẫn HS thực hành tính với đường gấp khúc ABCD (SGK trang 52).
+ Nhận biết đường gấp khúc gồm mấy đoạn thẳng 
+ Xác định số đo mỗi đoạn thẳng (nếư bài không cho trước phải dùng thước để đo).
+ Tính tổng các số đo của các đoạn thẳng.
Gv hỏi: Muốn tính độ dài đường gấp khúc ta làm như thế nào?
GV cho HS làm vào bảng con
Lần lượt HS nêu kết quả, Gv nhận xét.
 d) Thực hành xếp đường gấp khúc
- Gv yêu cầu HS TLN4 dùng thước, bút, màu để xếp các đường gấp khúc.
- GV quan sát, nhận xét
- HS quan sát hình ảnh cầu Long Biên (SGK trang 52).
- HS kéo ngón tay lần lượt theo các đoạn thẳng của đường gấp khúc ở SGK và nói: đường gấp khúc.
-HS nhóm đôi tìm hình ảnh các đường gấp khúc ở hình cầu Long Biên.
- Đại diện nhóm lên trình bày
- Lớp nhận xét
- Lần lượt từng HS đọc tên đường gấp khúc
- Lớp nhận xét
HS quan sát 
-Đường gấp khúc ABCD gồm ba đoạn thẳng.
- Tính tổng dộ dài các đoạn thẳng
-HS viết ra bảng con: 2 cm + 4 cm + 1 cm = 7 cm. 1 HS làm bảng phụ
- HS nói: Đường gấp khúc ABCD dài 7 cm.
- HS TLN 4 dùng bút chi, bút sáp,... để xếp đường gấp khúc gồm:2 đoạn thẳng; 3 đoạn thẳng; 4 đoạn thẳng.
Hoạt động 3: Luyện tập (10 phút)
* Mục tiêu: 
HS vận dụng kiến thức vừa học nhận biết hình ảnh đường gấp khúc, tính được độ dài đường gấp khúc.
* Phương pháp:Trực quan, thực hành, TLN
Bài 1:Nói theo mẫu
- GV yêu cầu HS TLN 2 quan sát các đường gấp khúc và nới theo mẫu
Gv nhận xét
 BÀI 2: Đo rồi tính độ dài mỗi đường gấp khúc
- GV yêu cầu HS đọc tên 2 đường gấp khúc
- Gv yêu cầu HS nêu lại các bước tính độ dài đường gấp khúc
- GV HD HS:
+ Đo độ dài mỗi đoạn thẳng.
+ Tính độ dài mỗi đường gấp khúc hoặc đo liên tiếp.
- GV nhận xét
- HS TLN 2
- Đại diện nhóm lên bảng chỉ đường gấp khúc và trình bày.
- Lớp nhận xét.
- 2 HS đọc tên
+ Xác định. số đoạn thẳng của mỗi đường gấp khúc.
+ Xác định số đo mỗi đoạn thẳng.
+ Xác định độ dài đường gấp khúc.
- HS làm vào phiếu bài tập
1 HS là bảng phụ
4. Hoạt động 4 Củng cố (5phút):
* Mục tiêu: Giúp học sinh nắm lại các kiến thức trọng tâm mới học.
* Phương pháp:Thực hành 
* Hình thức: trò chơi.
- Giáo viên cho học sinh chơi trò chơi: Ai nhanh – Ai đúng
Bài 3: Tìm hình ảnh một đoạn thẳng, một đường cong và một đường gấp khúc trong hình vẽ dưới đây:
- GV cho HS TLN2 tìm đoạn thẳng, đường cong, đường gấp khúc. Sau đó tổ chức trò chơi “ Ai nhanh hơn”.
- GV chia lớp thành 2 đội, mỗi đội cử 3 bạn lên dùng bút tô đoạn thẳng, đường cong, đường gấp khúc. Đội nào nhanh và chính xã là đội thắng cuộc.
- GV nhận xét, tuyên dương.
- HS TLN2 sau đó tham gia trò chơi. 
- Lớp nhận xét.
-HS lắng nghe

File đính kèm:

  • docxke_hoach_day_hoc_toan_lop_2_chan_troi_sang_tao_bai_duong_gap.docx