Kế hoạch dạy học Toán Lớp 2 (Chân trời sáng tạo) - Bài: Em làm được những gì? (Tiết 3)
1. Năng lực:
1.1. Năng lực đặc thù:
- Giao tiếp toán học: Củng cố các kiến thức, kĩ năng về số và phép tính.
- Tư duy và lập luận toán học: Sắp xếp thứ tự các số; sử dụng các thuật ngữ số liền trước, số liền sau để diễn tả số. Cấu tạo số trong phạm vi 100 và các phép tính có liên quan.
- Sử dụng công cụ, phương tiện toán học: Thực hành xếp hình đơn giản liên quan đến đường thẳng, đường cong, đường gấp khúc; củng cố các kiến thức, kĩ năng về hình học và đo lường.
- Giải quyết vấn đề toán học: Giải quyết vấn đề đơn giản liên quan đến quan hệ thứ tự của số; cộng trừ qua 10 trong phạm vi 20; biết tính nhẩm, tính viết trong phạm vi 100; tính toán trong trường hợp có hai dấu phép tính.
1.2. Năng lực chung:
- Tự chủ và tự học: Tự giác học tập, tham gia vào các hoạt động
- Giao tiếp và hợp tác: Có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết
cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết thu nhận thông tin từ tình huống, nhận ra những vấn đề đơn giản và giải quyết được vấn đề.
2. Phẩm chất:
- Trung thực: Thật thà, ngay thẳng trong việc học tập và làm bài.
- Chăm chỉ: Chăm học, chăm làm, tích cực tham gia các hoạt động học tập.
- Trách nhiệm: Có trách nhiệm tham gia tốt các hoạt động học tập, hoàn thành nhiệm vụ được giao, làm bài tập đầy đủ.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Kế hoạch dạy học Toán Lớp 2 (Chân trời sáng tạo) - Bài: Em làm được những gì? (Tiết 3)
KẾ HOẠCH DẠY HỌC MÔN: TOÁN – LỚP 2 CHỦ ĐỀ: PHÉP CỘNG, PHÉP TRỪ QUA 10 TRONG PHẠM VI 20 TUẦN 11 BÀI : EM LÀM ĐƯỢC NHỮNG GÌ? (TIẾT 3) ( Sách Chân trời sáng tạo – SGK trang 79 - 80 ) MỤC TIÊU: 1. Năng lực: 1.1. Năng lực đặc thù: - Giao tiếp toán học: Củng cố các kiến thức, kĩ năng về số và phép tính. - Tư duy và lập luận toán học: Sắp xếp thứ tự các số; sử dụng các thuật ngữ số liền trước, số liền sau để diễn tả số. Cấu tạo số trong phạm vi 100 và các phép tính có liên quan. - Sử dụng công cụ, phương tiện toán học: Thực hành xếp hình đơn giản liên quan đến đường thẳng, đường cong, đường gấp khúc; củng cố các kiến thức, kĩ năng về hình học và đo lường. - Giải quyết vấn đề toán học: Giải quyết vấn đề đơn giản liên quan đến quan hệ thứ tự của số; cộng trừ qua 10 trong phạm vi 20; biết tính nhẩm, tính viết trong phạm vi 100; tính toán trong trường hợp có hai dấu phép tính. 1.2. Năng lực chung: - Tự chủ và tự học: Tự giác học tập, tham gia vào các hoạt động - Giao tiếp và hợp tác: Có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết thu nhận thông tin từ tình huống, nhận ra những vấn đề đơn giản và giải quyết được vấn đề. Phẩm chất: - Trung thực: Thật thà, ngay thẳng trong việc học tập và làm bài. - Chăm chỉ: Chăm học, chăm làm, tích cực tham gia các hoạt động học tập. - Trách nhiệm: Có trách nhiệm tham gia tốt các hoạt động học tập, hoàn thành nhiệm vụ được giao, làm bài tập đầy đủ. II. PHƯƠNG TIỆN DẠY – HỌC: Giáo viên: - Sách Toán lớp 2; bộ thiết bị dạy toán. 2. Học sinh: - Sách học sinh, vở bài tập; bộ thiết bị học toán. III. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC: TG Hoạt động giáo viên Mong đợi của HS 2’ 1. Hoạt động 1: Khởi động a. Mục tiêu: Tạo tâm thế để học sinh vào bài mới. b. Phương pháp: Trò chơi c. Hình thức: Cả lớp - Giáo viên yêu cầu học sinh hát múa 1 bài hát. - HS thực hiện 10’ 2. Hoạt động 2: Luyện tập a. Mục tiêu: Củng cố các kiến thức, kĩ năng về hình học. b. Phương pháp: Đàm thoại, trực quan, vấn đáp; thảo luận nhóm, trò chơi. c. Hình thức: Cá nhân – nhóm – lớp. Bài 8: - Giáo viên tổ chức để học sinh HS nhóm đôi quan sát hình ảnh, nhận biết đường đi của mỗi bạn. - Thực hiện từng câu. - Yêu cầu HS giải thích lí do chọn đ hoặc s. - GV yêu cầu HS nhận xét, tuyên dương. Bài 1: - Học sinh chia nhóm. - Đường đi của các bạn đều là đường gấp khúc: s vì đường đi của Sên Xanh Dương là đường thẳng . - Đường đi của Sên Tím dài 11cm: đ (3cm+5m+3m=11cm) - Đường đi của Sên Xanh Lá dài 3dm: s vì 1dm = 10cm, 10 cm + 2cm = 12cm. - Đường đi của Sên Xanh Dương dài 1dm: đ vì 1dm = 10cm Bài 9: - GV yêu cầu HS đọc đề bài. - Đề bài cho gì? - Đề bài hỏi gì? - Yêu cầu HS nói tóm tắt ngắn gọn trong nhóm 2. - Muốn tìm cả hai ngày Mai gấp được bao nhiêu ngôi sao, ta làm như thế nào? - Yêu cầu HS trình bày bài giải. - Yêu cầu HS giải thích tại sao chọn phép cộng. - GV yêu cầu HS nhận xét, tuyên dương. Hôm qua Mai gấp được 9 ngôi sao. Hôm nay Mai gấp thêm 8 ngôi sao nữa. Hỏi cả hai ngày Mai gấp được bao nhiêu ngôi sao? - Hôm qua Mai gấp được 9 ngôi sao. Hôm nay Mai gấp thêm 8 ngôi sao nữa. - Hỏi cả hai ngày Mai gấp được bao nhiêu ngôi sao? - Hôm qua: 9 ngôi sao. Hôm nay: 8 ngôi sao. - Ta lấy số ngôi sao Mai gấp hôm qua cộng với số ngôi sao Mai gấp hôm nay. Bài giải Số ngôi sao Mai gấp cả hai ngày: 9+ 8 = 17 (ngôi sao) Đáp số: 17 Iigôi sao. HS giải thích lí do chọn phép cộng. 8’ 3. Hoạt động: Vui học a. Mục tiêu: Giúp học sinh vận dụng kiến thức về đo lưởng b. Phương pháp: Đàm thoại, trực quan, vấn đáp. c. Hình thức: Nhóm – lớp. Tìm hiểu bài: - Tìm chiều cao mỗi bạn. - Trong ba bạn, có ai đã biết chiều cao? - Tìm chiều cao hai bạn còn lại theo Cà Tím. - Cà Tím thấp hơn Ngô (Bắp) 3 cm tức là Ngô cao hơn Cà Tím 3 cm. - Vậy Ngô cao bao nhiêu? - Cà Tím cao hơn Cà Chua 9 cm tức là Cà Chua thấp hơn Cà Tím 9 cm. - Vậy Cà Chua cao bao nhiêu? - GV yêu cầu HS nhận xét, tuyên dương. Cà Tím 15 cm. 15 + 3 = 18 (cm) 15 – 9 = 6 (cm) 5’ 4. Hoạt động: Khám phá a. Mục tiêu: Giúp học sinh vận dụng kiến thức về đo lưởng. b. Phương pháp: ôn tập, trò chơi. c. Hình thức: Nhóm – lớp - GV yêu cầu HS nhóm 4 tìm hiểu bài, giải thích từng bức tranh. - GV yêu cầu các nhóm giải thích tại sao quạ uống được nước. - GV liên hệ thực tế: Khi pha nước chanh đá, người ta cho vào li: nước lọc, đường, chanh sao cho chỉ chiếm khoảng nửa li, tại sao vậy? - GV yêu cầu HS nhận xét, tuyên dương. - Miệng bình nhỏ, đầu quạ không chui vào được để uống nước. - Quạ thả sỏi vào bình. - Quạ uống nước. - Thả sỏi vào, nước dâng lên (lượng nước vẫn thế, sức chứa ít đi). - Vì khi cho nước đả vào, nước trong li dâng lên đầy li 5’ 5. Hoạt động: Thử thách a. Mục tiêu: Củng cố các kiến thức, kĩ năng về số và phép tính. b. Phương pháp: ôn tập, trò chơi. c. Hình thức: Nhóm - GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm 6 tìm hiểu bài, các em có thể viết các phép tính minh hoạ. - GV yêu cầu HS nhận xét, tuyên dương. - HS nêu nhiều cách giải thích: Đếm thêm 3: 2,5,8,11, 14,17. Thực hiện các phép cộng: 2 + 3 = 5 5 + 3 = 8 ... 14 + 3 = 17 Vào thứ Bảy, cây cao 17 dm. 5’ 6. Hoạt động: Đất nước em a. Mục tiêu: Giúp học sinh khám phá vẻ đẹp của đất nước b. Phương pháp: ôn tập, trò chơi. c. Hình thức: Cá nhân, lớp - GV yêu cầu HS quan sát ảnh ruộng bậc thang. - GV giới thiệu đôi nét về ruộng bậc thang Mù Cang Chải ở tỉnh Yên Bái và vẻ đẹp của nó. - Ruộng bậc thang có gì đặc biệt? - Yêu cầu HS tìm vị trí tỉnh Yên Bái trên bản đồ trang 130. - GV yêu cầu HS nhận xét, tuyên dương. HS nhận biết hình ảnh các đường cong trong ảnh. HS tìm vị trí tỉnh Yên Bái trên bản đồ.
File đính kèm:
- ke_hoach_day_hoc_toan_lop_2_chan_troi_sang_tao_bai_em_lam_du.docx