Kế hoạch dạy học Toán Lớp 2 (Chân trời sáng tạo) - Bài: So sánh các số có ba chữ số
1. Kiến thức, kĩ năng:
- Hệ thống cách so sánh các số có ba chữ số. Nhận biết cách so sánh hai số: so sánh số trăm, số chục, số đơn vị.
- Xếp thứ tự các số, số bé nhất, sổ lớn nhất.
2. Năng lực:
2.1. Năng lực đặc thù:
- Giao tiếp toán học: Trao đổi với bạn khi thực hiện nhiệm vụ học tập.
- Tư duy và lập luận toán học: Hệ thống cách so sánh các số có ba chữ số. Nhận biết cách so sánh hai số: so sánh số trăm, số chục, số đơn vị. Xếp thứ tự các số, số bé nhất, sổ lớn nhất.
2.2. Năng lực chung:
- Tự chủ và tự học: Tự giác học tập, tham gia vào các hoạt động.
- Giao tiếp và hợp tác: Có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết thu nhận thông tin từ tình huống, nhận ra những vấn đề đơn giản và giải quyết được vấn đề.
3. Phẩm chất:
- Trung thực: Thật thà, ngay thẳng trong việc học tập và làm bài.
- Chăm chỉ: Chăm học, chăm làm, tích cực tham gia các hoạt động học tập.
- Trách nhiệm: Có trách nhiệm tham gia tốt các hoạt động học tập, hoàn thành nhiệm vụ được giao, làm bài tập đầy đủ.
4. Tích hợp: Toán học và cuộc sống, Tự nhiên và Xã hội.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Kế hoạch dạy học Toán Lớp 2 (Chân trời sáng tạo) - Bài: So sánh các số có ba chữ số
KẾ HOẠCH DẠY HỌC MÔN: TOÁN – LỚP 2 TUẦN: 26 BÀI : SO SÁNH CÁC SỐ CÓ BA CHỮ SỐ (TIẾT 1) (Sách Chân trời sáng tạo – SGK trang 53) I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức, kĩ năng: - Hệ thống cách so sánh các số có ba chữ số. Nhận biết cách so sánh hai số: so sánh số trăm, số chục, số đơn vị. - Xếp thứ tự các số, số bé nhất, sổ lớn nhất. 2. Năng lực: 2.1. Năng lực đặc thù: - Giao tiếp toán học: Trao đổi với bạn khi thực hiện nhiệm vụ học tập. - Tư duy và lập luận toán học: Hệ thống cách so sánh các số có ba chữ số. Nhận biết cách so sánh hai số: so sánh số trăm, số chục, số đơn vị. Xếp thứ tự các số, số bé nhất, sổ lớn nhất. 2.2. Năng lực chung: - Tự chủ và tự học: Tự giác học tập, tham gia vào các hoạt động. - Giao tiếp và hợp tác: Có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết thu nhận thông tin từ tình huống, nhận ra những vấn đề đơn giản và giải quyết được vấn đề. 3. Phẩm chất: - Trung thực: Thật thà, ngay thẳng trong việc học tập và làm bài. - Chăm chỉ: Chăm học, chăm làm, tích cực tham gia các hoạt động học tập. - Trách nhiệm: Có trách nhiệm tham gia tốt các hoạt động học tập, hoàn thành nhiệm vụ được giao, làm bài tập đầy đủ. 4. Tích hợp: Toán học và cuộc sống, Tự nhiên và Xã hội. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC: - GV: 3 thẻ trăm, 10 thanh chục và 20 khối lập phương, máy tính. - HS: 2 thẻ trăm, 5 thanh chục và 5 khối lập phương, PBT. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Thời gian Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 5’ 15’ 10’ 5’ 1. Hoạt động 1: Khởi động: * Mục tiêu: Tạo không khí lớp học vui tươi, sinh động kết hợp kiểm tra kiến thức cũ. - GV tổ chức trò chơi Đố bạn với nội dung như sau: + GV đưa cặp số : 56 .. 65 ; 78 92 ; 27 . 18 ; 83 . 83 v..v + GV tổ chức cho HS đố nhau trong nhóm đôi. - GV mời 1 số nhóm trình bày kết quả trước lớp. - Nhận xét, tuyên dương. -> Giới thiệu bài học mới: So sánh các số có ba chữ số (T1) 2. Hoạt động 2: So sánh số có ba chữ số * Mục tiêu: HS nắm được cách so sánh số có ba chữ số. * Phương pháp: Trực quan, đàm thoại, thực hành, thảo luận * Hình thức: Cá nhân, nhóm. - GV hướng dẫn HS thực hiện yêu cầu a. - Sử dụng thẻ trăm, thanh chục và khối lập phương để thể hiện số: 254 và 257. - Dựa vào việc so sánh nhiều hơn hay ít hơn (giữa các khối lập phương) để so sánh hai số 254 và 257. - HS nêu: Cả hai hình đều có: + 2 thẻ trăm và 5 thanh chục + Hình bên trái có 4 khối lập phương lẻ. + Hình bên phải có 7 khối lập phương lẻ. + Như vậy, bên trái có số khối lập phương ít hơn bên phải. + Kết luận: 254 254. - GV mời 1 vài nhóm HS trình bày kết quả so sánh hai số 254 và 257. - GV hướng dẫn HS thực hiện yêu cầu b và c. (Dãy A thực hiện yêu cầu b và dãy B thực hiện yêu cầu c) - HS các nhóm sử dụng thẻ trăm, thanh chục và khối lập phương để thể hiện các số theo yêu cầu b và c. - GV mời 1 số nhóm trình bày kết quả so sánh hai số ở câu b: 168 và 172. (168 168) - GV tiếp tục mời 1 số nhóm trình bày kết quả so sánh hai số ở câu c: 199 và 213. (199 199) - GV khái quát cách so sánh các số có ba chữ số: + Khi so sánh các số có ba chữ số, ta so sánh từ trái sang phải. . So sánh số trăm, số nào có số trăm lớn hơn là số lớn hơn. . Số trăm bằng nhau thì so sánh số chục, số nào có số chục lớn hơn là số lớn hơn. . Số trăm và số chục bằng nhau thì so sánh số đơn vị, số nào có số đơn vị lớn hơn là số lớn hơn. 3. Hoạt động 3: Thực hành so sánh số * Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức vừa học so sánh các số có ba chữ số. * Phương pháp: Trực quan, thực hành * Hình thức: Cá nhân, nhóm. - GV tổ chức trò chơi: Viết số lớn hơn hay số bé hơn số đã cho. + GV chia lớp thành 2 đội thi đua viết số theo yêu cầu: GV viết một số có ba chữ số tùy ý – VD: 325 - Đội 1 viết số bé hơn số 325 và đội 2 viết số lớn hơn số 325. + GV mời lớp trưởng lên tiếp tục điều khiển trò chơi với các yêu cầu khác - GV tổng kết trò chơi – Tuyên dương lớp. 4. Hoạt động 4: Củng cố * Mục tiêu: Giúp học sinh nắm lại các kiến thức trọng tâm mới học. * Phương pháp: Thực hành * Hình thức: Trò chơi. - Giáo viên cho học sinh chơi trò chơi: Ai nhanh – Ai đúng - GV nhận xét, tuyên dương. Dặn dò Học sinh về nhà hỏi chiều cao của người thân và so sánh chiều cao của các người thân trong gia đình. - HS cả lớp tham gia - Nhóm đôi HS thực hiện - Thi đua 4 tổ - HS thực hành trên đồ dùng học tập - Đôi bạn thảo luận - HS trình bày: 2 trăm bằng 2 trăm ; 5 chục bằng 5 chục ; 4 đơn vị bé hơn 7 đơn vị ; Vậy: 254 254. - HS trình bày: 1 trăm bằng 1 trăm ; 6 chục bé hơn 7 chục ; Vậy: 168 168 - HS trình bày: 1 trăm bé hơn 2 trăm ; Vậy: 199 199 - HS nêu cách so sánh các số có ba chữ số. - HS cả lớp tham gia trò chơi. - 2 đội HS thi đua viết số theo yêu cầu - HS thực hiện theo yêu cầu của lớp trưởng - Học sinh thi đua 2 đội tiếp sức: 156 156 473 368 521 259 187 368 325 394 KẾ HOẠCH DẠY HỌC MÔN: TOÁN – LỚP 2 TUẦN: 26 BÀI : SO SÁNH CÁC SỐ CÓ BA CHỮ SỐ (TIẾT 2) (Sách Chân trời sáng tạo – SGK trang 53) I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức, kĩ năng: - Hệ thống cách so sánh các số có ba chữ số. Nhận biết cách so sánh hai số: so sánh số trăm, số chục, số đơn vị. - Xếp thứ tự các số, số bé nhất, sổ lớn nhất. 2. Năng lực: 2.1. Năng lực đặc thù: - Giao tiếp toán học: Trao đổi với bạn khi thực hiện nhiệm vụ học tập. - Tư duy và lập luận toán học: Hệ thống cách so sánh các số có ba chữ số. Nhận biết cách so sánh hai số: so sánh số trăm, số chục, số đơn vị. Xếp thứ tự các số, số bé nhất, sổ lớn nhất. 2.2. Năng lực chung: - Tự chủ và tự học: Tự giác học tập, tham gia vào các hoạt động. - Giao tiếp và hợp tác: Có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết thu nhận thông tin từ tình huống, nhận ra những vấn đề đơn giản và giải quyết được vấn đề. 3. Phẩm chất: - Trung thực: Thật thà, ngay thẳng trong việc học tập và làm bài. - Chăm chỉ: Chăm học, chăm làm, tích cực tham gia các hoạt động học tập. - Trách nhiệm: Có trách nhiệm tham gia tốt các hoạt động học tập, hoàn thành nhiệm vụ được giao, làm bài tập đầy đủ. 4. Tích hợp: Toán học và cuộc sống, Tự nhiên và Xã hội. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC: - GV: 3 thẻ trăm, 10 thanh chục và 20 khối lập phương, máy tính. - HS: 2 thẻ trăm, 5 thanh chục và 5 khối lập phương, PBT. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Thời gian Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 4’ 25’ 5’ 1’ 1. Hoạt động 1: Khởi động * Mục tiêu: Tạo không khí lớp học vui tươi, sinh động kết hợp kiểm tra kiến thức cũ. * Phương pháp: Trò chơi. * Hình thức: Cả lớp - Giáo viên yêu cầu học sinh tìm số lớn nhất trong các số: a) 128, 135, 210 b) 345, 127, 439 c) 253, 145, 370 - GV nhận xét chung. 2. Hoạt động 2: Luyện tập * Mục tiêu: Luyện tập so sánh số có ba chữ số. Xếp thứ tự các số, số bé nhất, sổ lớn nhất. * Phương pháp : Thực hành, đàm thoại, trò chơi, thảo luận * Hình thức: Cá nhân, nhóm. + Bài 1: Điền dấu >,=,< a) 500 . 700 ; 100 . 110 180 . 160 ; 150 . 100 + 50 b) 371 . 374 ; 455 . 461 907 . 903 ; 264 . 270 273 . 195 ; 659 . 700 - GV mời HS đọc yêu cầu bài tập 1. - Tổ chức cho HS làm bài vào PBT. HS làm bài xong chia sẻ kết quả bài làm trong nhóm đôi. - GV mời 1 HS lên bảng sửa bài (Khi sửa bài, GV khuyến khích HS giải thích khái quát về cách so sánh số) - Lớp đối chiếu đáp án – Nhận xét, tuyên dương + Bài 2: Sắp xếp các số 370, 401, 329, 326 theo thứ tự từ lớn đến bé: - GV mời HS đọc yêu cầu bài tập 2. - HS làm bài vào bảng con, chia sẻ kết quả bài làm với bạn. - GV mời 2 HS trình bày kết quả trước lớp - GV khuyến khích HS giải thích cách so sánh để sắp xếp số - Nhận xét, tuyên dương + Bài 3: Mỗi chú thỏ có bao nhiêu củ cà rốt? - GV hướng dẫn HS nắm yêu cầu bài tập 3: Mỗi con vật nói đặc điểm của một số, tuỳ theo đặc điểm của số đó, em chọn đúng bao cà rốt của từng con thỏ. - GV hướng dẫn HS tìm hiểu bài: + Quan sát hình vẽ, em nhận biết điều gì? + Bài toán yêu cầu gì ? - HS thực hiện nhóm đôi: Thảo luận và làm bài - HS điền kết quả vào PBT. - GV tổ chức cho HS sắm vai nêu lại nội dung câu chuyện của bài tập 3. - Tổng kết trò chơi – Tuyên dương + Bài 4: Túi nào nhiều kẹo nhất, túi nào ít kẹo nhất? - GV hướng dẫn HS nắm yêu cầu bài tập 4: Giúp HS tái hiện quan hệ thứ tự của các số trên tia sổ: Trên tia số, số bên trái bé hơn số bên phải; số bên phải lớn hơn số bên trái. - Tổ chức cho đôi bạn thảo luận tìm kết quả. - GV mời 1 số nhóm nêu kết quả - Nhận xét – Tuyên dương 3. Hoạt động 3: Củng cố * Mục tiêu: Giúp HS củng cố lại cách so sánh số và sắp xếp số đúng thứ tự. * Phương pháp: Trò chơi, đàm thoại * Hình thức Cá nhân - GV tổ chức cho HS chơi “TÌM BẠN” + GV cho HS viết một số bất kì (trong phạm vi 1000) vào bảng con. + GV viết một số lên bảng, ví dụ: 415. + GV: “Bạn của tôi, bạn của tôi” + HS: “Là ai, là ai?” + GV: Bạn có số lớn hơn 415. + Các HS có bảng ghi số lớn hơn 415 đứng lên giơ bảng xoay một vòng tại chỗ và hô to: “Tôi đây, tôi đây.” + GV mời vài em đọc số của mình rồi so sánh. Ví dụ: Cô mời bạn A: “500 lớn hơn 415” (hoặc 415 bé hơn 500). + GV mời lớp trưởng lên điều khiển tiếp trò chơi. - Tổng kết trò chơi – Tuyên dương. Hoạt động ở nhà: * Mục tiêu: Tạo điều kiện để phụ huynh kết nối việc học tập của học sinh ở trường và ở nhà, giúp cha mẹ hiểu thêm về con em. * Phương pháp: Tự học. - Giáo viên yêu học sinh về chơi lại trò chơi “Tìm bạn” với người thân trong gia đình. - HS viết các số lớn nhất của 3 dãy số vào bảng con - Cá nhân HS đọc yêu cầu - HS làm bài vào PBT - Chia sẻ kết quả bài làm với bạn - Cá nhân HS lên sửa bài - Cá nhân HS đọc yêu cầu - HS làm bài vào bảng con. - Chia sẻ kết quả bài làm với bạn - HS lắng nghe GV hướng dẫn - HS nêu: có 4 con thỏ và 4 bao cà rốt - HS nêu: Bài toán yêu cầu tìm xem mỗi chú thỏ có bao nhiêu củ cà rốt ? - Nhóm đôi HS thảo luận và điền kết quả vào PBT. - HS lắng nghe GV hướng dẫn yêu cầu bài tập 4 - Đôi bạn thảo luận và tìm kết quả - 2 nhóm nêu kết quả - HS tham gia chơi trò chơi Tìm bạn theo yêu cầu của GV - HS tham gia chơi trò chơi theo yêu cầu của lớp trưởng - HS tự học
File đính kèm:
- ke_hoach_day_hoc_toan_lop_2_chan_troi_sang_tao_bai_so_sanh_c.docx