Kế hoạch dạy học Toán Lớp 2 (Chân trời sáng tạo) - Phép chia (Tiết 2)
I. MỤC TIÊU:
1. Năng lực:
1.1. Năng lực đặc thù:
- Nhận biết:
• Ý nghĩa của phép chia: tương ứng với thao tác chia đều trong cuộc sống.
• Dấu chia.
• Thuật ngữ thể hiện phép chia: Chia đều.
- Thao tác trên đồ dung học tập: chia thành các phần bằng nhau, chia theo nhóm
- Tư duy và lập luận toán học: Nhận biết quan hệ giữa phép nhân và phép chia trên các trường hợp cụ thể. Tính được kết quả phép chia dựa vào phép nhân tương ứng.
- Sử dụng công cụ, phương tiện toán học: Làm quen bài toán về ý nghĩa của phép chia, bước đầu phân biệt với bài toán về ý nghĩa của phép nhân.
1.2. Năng lực chung:
- Tự chủ và tự học: Tự giác học tập, tham gia vào các hoạt động
- Giao tiếp và hợp tác: Có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết
cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết thu nhận thông tin từ tình huống, nhận ra những vấn đề đơn giản và giải quyết được vấn đề.
2. Phẩm chất:
- Trung thực: Thật thà, ngay thẳng trong việc học tập và làm bài.
- Chăm chỉ: Chăm học, chăm làm, tích cực tham gia các hoạt động học tập.
- Trách nhiệm: Có trách nhiệm tham gia tốt các hoạt động học tập, hoàn thành nhiệm vụ được giao, làm bài tập đầy đủ.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY – HỌC:
1. Giáo viên:
- Sách Toán lớp 2; bộ thiết bị dạy toán;
2. Học sinh:
- Sách học sinh, vở bài tập; bộ thiết bị học toán; bảng con.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Kế hoạch dạy học Toán Lớp 2 (Chân trời sáng tạo) - Phép chia (Tiết 2)
KẾ HOẠCH DẠY HỌC MÔN: TOÁN – LỚP 2 CHỦ ĐỀ: PHÉP NHÂN – PHÉP CHIA TUẦN 21: BÀI : PHÉP CHIA (TIẾT 2) ( Sách Chân trời sáng tạo – SGK trang 18, 19) MỤC TIÊU: 1. Năng lực: 1.1. Năng lực đặc thù: Nhận biết: Ý nghĩa của phép chia: tương ứng với thao tác chia đều trong cuộc sống. Dấu chia. Thuật ngữ thể hiện phép chia: Chia đều. - Thao tác trên đồ dung học tập: chia thành các phần bằng nhau, chia theo nhóm - Tư duy và lập luận toán học: Nhận biết quan hệ giữa phép nhân và phép chia trên các trường hợp cụ thể. Tính được kết quả phép chia dựa vào phép nhân tương ứng. - Sử dụng công cụ, phương tiện toán học: Làm quen bài toán về ý nghĩa của phép chia, bước đầu phân biệt với bài toán về ý nghĩa của phép nhân. 1.2. Năng lực chung: - Tự chủ và tự học: Tự giác học tập, tham gia vào các hoạt động - Giao tiếp và hợp tác: Có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết thu nhận thông tin từ tình huống, nhận ra những vấn đề đơn giản và giải quyết được vấn đề. Phẩm chất: - Trung thực: Thật thà, ngay thẳng trong việc học tập và làm bài. - Chăm chỉ: Chăm học, chăm làm, tích cực tham gia các hoạt động học tập. - Trách nhiệm: Có trách nhiệm tham gia tốt các hoạt động học tập, hoàn thành nhiệm vụ được giao, làm bài tập đầy đủ. II. PHƯƠNG TIỆN DẠY – HỌC: Giáo viên: - Sách Toán lớp 2; bộ thiết bị dạy toán; 2. Học sinh: - Sách học sinh, vở bài tập; bộ thiết bị học toán; bảng con. III. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC: TG Hoạt động giáo viên Hoạt động của học sinh 5’ 1. Hoạt động 1: Khởi động: * Mục tiêu: Tạo không khí lớp học vui tươi, sinh động kết hợp kiểm tra kiến thức cũ. * Phương pháp: Trò chơi. * Hình thức: Cả lớp + ND: cho học sinh thi đua đọc thuộc nối tiếp nhau đọc thuộc bảng chia 2, 5. - Yêu cầu HS làm bảng con bài toán: Có 10 cái kẹo, chia cho 2 bạn. Hỏi mỗi bạn được bao nhiêu cái kẹo? - Giáo viên nhận xét, tuyên dương học sinh. - Giới thiệu bài và ghi đầu bài lên bảng: Phép chia (tiết 2) - HS tham gia chơi. - HS thực hiện 25’ Hoạt động 2: Chia theo nhóm * Mục tiêu: - Nhận biết quan hệ giữa phép nhân và phép chia trên các trường hợp cụ thể. Tính được kết quả phép chia dựa vào phép nhân tương ứng. * Phương pháp: Trực quan, thực hành * Hình thức: Cá nhân, nhóm a) Hình thành phép chia: - GV đọc bài toán dẫn nhập: “Có 12 cái kẹo, chia cho mỗi bạn 3 cái. Hỏi có mấy bạn được chia kẹo?” - GV gắn 12 khối lập phương lên bảng. - GV cho HS làm theo nhóm 4 - GV mời đại diện nhóm trình bày – nhận xét - GV nhận xét và thao tác với các khối lập phương trên bảng. - GV giới thiệu phép chia: 12 cái kẹo, chia cho mỗi bạn 3 cái. Có 4 bạn được chia. Ta có phép chia 12:3 = 4 GV chỉ vào phép chia, giới thiệu cách đọc và cho HS đọc nhiều lần. - GV chốt: mối quan hệ giữa phép nhân và phép chia. - Từ một phép nhân ta có thể lập được 2 phép chia tương ứng 3 x 4 = 12 12 : 4 = 3 12 : 3 = 4 b) Thực hành bài toán chia theo nhóm: Bài 2/ 19 (Thực hành): - Mời HS đọc đề bài - Yêu cầu HS xác định “phần đã cho” và “phần bài toán hỏi” - GV mời HS thực hiện theo nhóm 2, thao tác trên khối hình lập phương và viết phép tính vào bảng nhóm: Viết phép chia và viết phép nhân tương ứng. - Mời các nhóm trình bày kết quả và nêu cách tính. - GV nhận xét – chốt bài GV giúp HS dựa vào hai phép tính, nói các tình huống: Có 10 cái bánh, chia cho mỗi bạn 2 cái bánh. Có 5 bạn được chia. 5 bạn, mỗi bạn 2 cái bánh, có tất cả 10 cái bánh. - GV nhận xét – chốt bài: Mối quan hệ giữa phép nhân và phép chia. 2 x 5 = 10 10 : 2 = 5 10 : 5 = 2 - HS lắng nghe – quan sát - HS thực hiện nhóm: dùng 12 khối lập phương, chia lần lượt 4 lần, mỗi lần chia cho mỗi bạn 3 khối lập phương. - HS trình bày – nhận xét - HS lắng nghe - HS đọc - HS ghi nhớ - HS đọc - HS nêu - HS thực hiện 10 : 5 = 2 2 x 5 = 10 - HS trình bày – nhận xét 5’ Hoạt động 4 : Củng cố * Mục tiêu: Giúp học sinh nắm lại các kiến thức trọng tâm mới học. * Phương pháp: Thực hành * Hình thức: trò chơi. - Giáo viên cho học sinh chơi trò chơi: Ai nhanh – Ai đúng - GV nhận xét, tuyên dương. Dặn dò Học sinh về nhà luyện chia các nhóm đồ vật thành các phần bằng nhau. - Học sinh thi đua 2 đội tiếp sức: Nhẩm tính một số phép tính sau: 6 x 2 = ? 12 : 2 = ? 12 : 6 = ?
File đính kèm:
- ke_hoach_day_hoc_toan_lop_2_chan_troi_sang_tao_phep_chia_tie.docx