Giáo án Âm nhạc 7 (Chân trời sáng tạo) - Chủ đề 1: Vui mùa khai trường

CHỦ ĐỀ 1: VUI MÙA KHAI TRƯỜNG

TIẾT 1. HÁT

- Bài hát: Vui đến trường

I. MỤC TIÊU:

1. Năng lực

- Năng lực chung:

• Biết chủ động trong học tập, biết cách tự tìm tòi kiến thức, tự thực hành.

• Biết giao lưu, hợp tác với bạn bè trong học hát, trình diễn bài hát, nhạc cụ và đọc nhạc; hợp tác trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ học tập.

• Vận dụng được tiết tấu đã học vào gõ đệm cho bài đọc nhạc; sáng tạo được hình thức biểu diễn bài hát, động tác vận động, trên cơ sở kiến thức và kĩ năng đã có.

- Năng lực âm nhạc:

• Hát đúng giai điệu, lời ca và tính chất vui tươi, trong sáng của bài hát Vui đến trường.

3. Phẩm chất

• Yêu mái trường, có ý thức giữ gìn tài sản và bảo vệ lớp học, trường học.

• Đoàn kết, chan hòa với bạn bè.

• Tích cực, tự giác trong học tập.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC, PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC

 

docx 48 trang Thu Lụa 29/12/2023 3100
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Âm nhạc 7 (Chân trời sáng tạo) - Chủ đề 1: Vui mùa khai trường", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Âm nhạc 7 (Chân trời sáng tạo) - Chủ đề 1: Vui mùa khai trường

Giáo án Âm nhạc 7 (Chân trời sáng tạo) - Chủ đề 1: Vui mùa khai trường
Ngày soạn://
Ngày dạy://
CHỦ ĐỀ 1: VUI MÙA KHAI TRƯỜNG
TIẾT 1. HÁT
- Bài hát: Vui đến trường
I. MỤC TIÊU:
1. Năng lực
- Năng lực chung: 
Biết chủ động trong học tập, biết cách tự tìm tòi kiến thức, tự thực hành.
Biết giao lưu, hợp tác với bạn bè trong học hát, trình diễn bài hát, nhạc cụ và đọc nhạc; hợp tác trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ học tập.
Vận dụng được tiết tấu đã học vào gõ đệm cho bài đọc nhạc; sáng tạo được hình thức biểu diễn bài hát, động tác vận động,trên cơ sở kiến thức và kĩ năng đã có. 
- Năng lực âm nhạc: 
Hát đúng giai điệu, lời ca và tính chất vui tươi, trong sáng của bài hát Vui đến trường. 
3. Phẩm chất
Yêu mái trường, có ý thức giữ gìn tài sản và bảo vệ lớp học, trường học.
Đoàn kết, chan hòa với bạn bè.
Tích cực, tự giác trong học tập. 
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC, PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC
1. Thiết bị dạy học :
- Đối với giáo viên
SGK, SGV Âm nhạc 7. 
Các file âm thanh của bài Vui đến trường, đàn phím điện tử, máy nghe nhạc. 
Máy tính, máy chiếu. 
- Đối với học sinh
SGK Âm nhạc 7. 
Đọc trước bài học trong SGK.
Tìm kiếm và đọc trước tài liệu có liên quan đến bài học. 
2. Phương pháp dạy học: dùng lời, hướng dẫn thực hành luyện tập, làm mẫu, trò chơi, giải quyết vấn đề, hợp tác.
3. Kĩ thuật dạy học: Chia nhóm, đặt câu hỏi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS vào bài học và giúp HS có hiểu biết ban đầu về bài học mới. 
b. Nội dung: GV cho HS lắng nghe bài hát, quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi. 
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về tên một số bài hát về mái trường và nhận xét về hoạt động của các bạn nhỏ trong tranh minh họa. 
d. Tổ chức thực hiện: 
Nhiệm vụ 1. Hát kết hợp vận động
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Em hãy kể tên một số bài hát về mái trường.
- GV cho HS lắng nghe, hát theo và kết hợp vận động cơ thể theo giai điệu, lời ca bài hát Mùa khai trường.
https://www.youtube.com/watch?v=Fz6j1u7VNZk
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS trả lời câu hỏi; lắng nghe, hát theo và kết hợp vận động cơ thể theo giai điệu, lời ca bài hát Mùa khai trường.
- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). 
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện HS trả lời câu hỏi: Một số bài hát về mái trường
+ Mái trường mến yêu.
+ Bụi phấn.
+ Nhớ ơn thầy cô.
+ Mùa khai trường.
+ Khi tóc thầy bạc trắng.
+ Kỉ niệm mái trường.
+.
- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. 
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.
Nhiệm vụ 2. Xem tranh chủ đề
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV hướng dẫn HS quan sát tranh chủ đề bài hát và yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Nhận xét về hoạt động của các bạn nhỏ trong tranh.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS quan sát tranh minh họa bài hát và trả lời câu hỏi. 
- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). 
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện 1-2 HS trả lời: Các bạn học sinh vui vẻ, hào hứng đến trường.
- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. 
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.
- GV dẫn dắt HS vào tiết học: Có một bài hát đã thể hiện đúng tâm cảm xúc hân hoan, hào hứng và vui vẻ của các bạn nhỏ như bức tranh chúng ta cùng quan sát. Hãy cùng cô đi tìm hiểu trong tiết học ngày hôm nay để lắng nghe và biết đó là bài hát nào nhé. Chúng ta cùng vào Tiết 1: Học bài hát Vui đến trường. 
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Nghe và nêu cảm nhận về bài Vui đến trường
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nghe bài Vui đến trường, kết hợp vận động tự do, nhẹ nhàng; nêu cảm nhận về tính chất về âm nhạc của bài hát. 
b. Nội dung: GV hướng dẫn HS nghe bài Vui đến trường; HS trình bày cảm nhận về bài hát. 
c. Sản phẩm học tập : HS trình bày những cảm nhận ban đầu về bài hát Vui đến trường.
d. Tổ chức hoạt động :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1 : GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV tổ chức cho HS lắng nghe bài Vui đến trường, kết hợp vận động, tự do nhẹ nhàng. 
https://www.youtube.com/watch?v=QHkDcVbfpIE
- GV hát mẫu cho HS 1 lần bài hát Vui đến trường.
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Em hãy nêu cảm nhận về tính chất âm nhạc của bài hát. 
Bước 2 : HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS nghe bài Vui đến trường.
- HS trình bày cảm nhận về bài hát. 
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. 
Bước 3 : Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện HS trình bày những cảm nhận ban đầu về tính chất âm nhạc của bài hát Vui đến trường.
- GV mời đại diện các nhóm khác nhận xét, bổ sung. 
Bước 4 : Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức và chuyển sang nội dung mới. 
1. Nghe và nêu cảm nhận về bài Vui đến trường
Bài hát có tiết tấu rộn ràng, giai điệu vui tươi, lời ca trong sáng. 
Hoạt động 2: Tìm hiểu bài hát
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS hiểu được nội dung, ý nghĩa của bài hát; nắm được đôi nét về tác giả Lê Quốc Thắng; tìm hiểu về kí hiệu âm nhạc và cấu trúc bài hát. 
b. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS đọc SGK, quan sát bản nhạc và trả lời câu hỏi. 
c. Sản phẩm học tập : HS nắm được các kiến thức liên quan đến bài hát Vui đến trường. 
d. Tổ chức hoạt động :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1 : GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV hướng dẫn HS đọc thông tin trong SGK tr.7 và trả lời câu hỏi: Em hãy tìm hiểu về nội dung và tính chất của bài hát Vui đến trường. 
- GV giới thiệu đôi nét về nhạc sĩ tác giả Lê Quốc Thắng:
+ Lê Quốc Thắng sinh năm 1962 tại Sài Gòn. Tốt nghiệp Đại học Luật ngành Tư pháp; Đại học Âm nhạc ngành Sáng tác. Hiện tại ông là hội viên Hội Nhạc sĩ Việt Nam, Hội Âm nhạc TP. Hồ Chí Minh, Hội Luật gia TP.HCM.
+ Ngoài ra ông cũng là Giám đốc Trung tâm băng nhạc Trùng Dương Audio, Phó Giám đốc Trung tâm Bảo vệ quyền Tác giả Âm nhạc Việt Nam, Ủy viên BCH Hiệp hội Công nghiệp Ghi âm Việt Nam.
+ Tác phẩm: Vui đến trường, Búp bê bằng bông, Mái trường mến yêu, Phố xa, Thanh niên tình nguyện, Tình xanh, Tháng năm êm đềm, Khúc hát yêu thương, Nét duyên thầm,...
- GV hướng dẫn HS quan sát bản nhạc SGK tr.7 và yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Em hãy nêu cấu trúc của bài hát.
- GV hướng dẫn HS tìm hiểu các kí hiệu âm nhạc, các chỗ lấy hơi và các chỗ khó hát. 
Bước 2 : HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS đọc thông tin trong SGK, tìm hiểu về nội dung, ý nghĩa của bài hát.
- HS lắng nghe GV giới thiệu đôi nét về tác giả Lê Quốc Thắng.
- HS quan sát bản nhạc và tìm hiểu về kí hiệu âm nhạc và cấu trúc bài hát. 
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. 
Bước 3 : Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện HS trả lời câu hỏi về nội dung, ý nghĩa của bài hát và cấu trúc bài hát. 
- GV mời đại diện các nhóm khác nhận xét, bổ sung. 
Bước 4 : Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.
2. Tìm hiểu bài hát
- Nội dung và ý nghĩa của bài hát: bài hát thể hiện niềm hân hoan của các em học sinh khi tới trường. 
- Cấu trúc của bài hát: 
+ Đoạn 1: từ Vui đến trường đến cho em những ước mơ. 
+ Đoạn 2: từ Cây xanh xanh đến khoảng trời thân thương.
+ Từ La la la đến hết là đoạn 2 được nhắc lại có thay đổi. 
🡪 2 đoạn chia thành 12 câu hát: 4 câu ở đoạn 1, 4 câu ở đoạn 2 và 4 câu ở đoạn 2 được nhắc lại. 
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Hoạt động 1: Khởi động giọng
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS khởi động giọng theo mẫu âm phù hợp với bài hát. 
b. Nội dung: GV hướng dẫn; HS thực hành theo hướng dẫn của GV để khởi động giọng. 
c. Sản phẩm học tập : HS khởi động được giọng theo mẫu âm phù hợp với bài hát. 
d. Tổ chức hoạt động :
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV hướng dẫn HS khởi động giọng theo mẫu âm phù hợp với bài hát:
Bước 2 : HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS khởi động giọng theo mẫu âm phù hợp với bài hát. 
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. 
Bước 3 : Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện 2-3 HS khởi động giọng theo mẫu âm phù hợp với bài hát trước lớp
- GV mời cả lớp khởi động giọng theo mẫu âm phù hợp với bài hát trước lớp
Bước 4 : Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới. 
Hoạt động 2: Dạy bài hát
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS học bài hát theo từng câu, học bài hát toàn bài, thể hiện được tính chất vui tươi, hồn nhiên của bài hát. 
b. Nội dung: GV hướng dẫn; HS thực hành học bài hát Vui đến trường theo sự hướng dẫn của GV. 
c. Sản phẩm học tập: HS học hát từng câu và hát toàn bài bài hát Vui đến trường.
d. Tổ chức hoạt động:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV hướng dẫn HS học bài hát theo từng câu, chú ý nhấn vào cách phách đầu nhịp để HS cảm nhận và hát đúng tính chất nhịp 4/4.
+ GV lưu ý cho HS: cao độ khó trong câu thứ 2 và những chỗ có tiết tấu đảo phách trong bài.
- GV hướng dẫn HS học hát toàn bài với nhịp độ nhanh vừa, thể hiện tính chất vui tươi, hồn nhiên.
https://www.youtube.com/watch?v=PG6L7TggfNE
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS học hát từng câu và hát toàn bài bài hát Vui đến trường dưới sự hướng dẫn của GV. 
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. 
Bước 3 : Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện HS hát từng câu và hát toàn bài trước lớp. 
- GV mời cả lớp học hát từng câu và hát toàn bài. 
Bước 4 : Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới. 
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
Hoạt động 1: Biểu diễn bài hát
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS hát theo nhạc đệm, kết hợp vận động hoặc dùng nhạc cụ gõ đệm theo phách.
b. Nội dung: GV hướng dẫn; HS thực hát theo nhạc đệm, kết hợp vận động hoặc dùng nhạc cụ gõ đệm theo phách.
c. Sản phẩm học tập: HS trình bày đơn ca, song ca, tốp ca kết hợp gõ đệm cùng bạn. 
d. Tổ chức hoạt động:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV hướng dẫn cả lớp hát theo nhạc đệm, kết hợp vận động hoặc dùng nhạc cụ gõ đệm theo phách.
- GV yêu cầu các nhóm thực hành biểu diễn bài hát.
- GV hướng dẫn HS:
+ HS sáng tạo về hình thức biểu diễn hoặc vận động cơ thể.
+ Mỗi nhóm tự thảo luận và trình diễn. 
+ Các nhóm cử đại diện trình bày đơn ca, song ca hoặc tốp ca. 
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS thực hát theo nhạc đệm, kết hợp vận động hoặc dùng nhạc cụ gõ đệm theo phách.
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. 
Bước 3 : Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện các nhóm thực hành biểu diễn bài hát.
- GV yêu cầu các nhóm khác lắng nghe, nhận xét phần trình bày của nhóm bạn.
Bước 4 : Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới. 
Hoạt động 2: Bài học giáo dục
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS rút ra được bài học giáo dục phẩm chất qua nội dung bài hát. 
b. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS trả lời câu hỏi. 
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về bài học giáo dục phẩm chất qua nội dung bài hát. 
d. Tổ chức hoạt động:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Thông qua bài hát Vui đến trường, em học được điều gì?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS lắng nghe và tự hát lại bài hát, quan sát bản nhạc và trả lời câu hỏi. 
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. 
Bước 3  ... a. 
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS thực hát theo nhạc đệm, kết hợp vận động hoặc dùng nhạc cụ gõ đệm theo phách.
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. 
Bước 3 : Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện các nhóm thực hành biểu diễn bài hát.
- GV yêu cầu các nhóm khác lắng nghe, nhận xét phần trình bày của nhóm bạn.
Bước 4 : Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới. 
Hoạt động 2: Bài học giáo dục
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS rút ra được bài học giáo dục phẩm chất qua nội dung bài hát. 
b. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS trả lời câu hỏi. 
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về bài học giáo dục phẩm chất qua nội dung bài hát. 
d. Tổ chức hoạt động:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Thông qua bài hát Vui đến trường, em học được điều gì?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS lắng nghe và tự hát lại bài hát, quan sát bản nhạc và trả lời câu hỏi. 
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. 
Bước 3 : Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện HS trả lời: Qua bài hát Vui đến trường, em thêm yêu mái trường, có ý thức giữ gìn tài sản, bảo vệ lớp học, trường học; đoàn kết, chan hòa với bạn bè; tích cực, tự giác trong học tập.
- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung:
Bước 4 : Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức, kết thúc tiết học.
KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ
Cấp độ đánh giá
Nội dung đánh giá
Mức độ 1
Hát đúng giai điệu và lời ca bài hát.
Mức độ 2
Hát đúng giai điệu và lời ca bài hát và thể hiện biểu cảm.
Mức độ 3
Hát với các hình thức biểu diễn khác nhau hoặc hát kết hợp vận động.
* Hướng dẫn về nhà
Ôn lại và tự biểu diễn bài hát Vui đến trường.
Đọc và tìm hiểu trước Tiết 2: Nhạc cụ.
Ngày soạn://
Ngày dạy://
TIẾT 2. NHẠC CỤ
- Nhạc cụ thể hiện tiết tấu
- Nhạc cụ Sáo Recorder: Luyện tập thổi nốt Mi
I. MỤC TIÊU
1. Năng lực:
- Năng lực chung:
Biết chủ động trong học tập, biết cách tự tìm tòi kiến thức, tự thực hành.
Biết giao lưu, hợp tác với bạn trong nhạc cụ, hợp tác tốt trong hoạt động nhóm để hoàn thiện nhiệm vụ học tập.
Vận dụng được tiết tấu đã học vào động tác vận động, trên cơ sở và kĩ năng đã có.
- Năng lực riêng: Biết thực hiện được nốt Mi trên sáo recorder
3. Phẩm chất: 
Tích cực, tự giác trong học tập
Đoàn kết, chan hòa với bạn bè.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC, PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT
1. Thiết bị dạy học
- Đối với GV: 
SGK, SGV, Giáo án.
Các file âm thanh của bài hát Vui đến trường
File âm thanh hòa tấu sáo recorder
Nhạc cụ: gõ, sáo recorder, 
- Đối với HS: SGK, nhạc cụ cần thiết trong tiết học.
2. Phương pháp dạy học: Trực quan, làm mẫu, hướng dẫn thực hành luyện tập, giải quyết vấn đề, hợp tác,
3. Kĩ thuật dạy học: Chia nhóm, mảnh ghép,
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: GV tạo tâm thế hào hứng, tích cực cho HS trước khi bước vào bước vào nội dung học tập thông qua trò chơi.
b. Nội dung:.GV tổ chức cho HS chơi trò chơi nghe âm thanh tìm tiết tấu.
c. Sản phẩm học tập: HS trình bày được các mẫu tiết tấu trên tờ giấy được phân công của nhóm mình.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV chia lớp thành 3 – 4 nhóm, mỗi nhóm được phát 1 tờ giấy có viết sẵn một mẫu tiết tấu.
- GV gõ từng mẫu tiết tấu theo thứ tự bất kì và yêu cầu các nhóm tìm mẫu tiết tấu tương ứng và đánh số 1, 2, 3 vào các mẫu theo thứ tự gõ của GV.
Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, thảo luận và thực hiện.
Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời đại diện các nhóm báo cáo kết quả của nhóm mình.
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện
- GV nhận xét, đánh giá, tổng kết hoạt động mở đầu.
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
I. Nhạc cụ thể hiện tiết tấu: Bài thực hành số 1
Hoạt động 1. Tìm hiểu bài thực hành số 1
a. Mục tiêu: Nhận biết các mẫu tiết tấu, tìm ra điểm giống và khác nhau.
b. Nội dung:.GV hướng dẫn, HS thảo luận, trình bày.
c. Sản phẩm học tập: HS đưa ra được câu trả lời.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV chiếu bài thực hành số 1 để HS quan sát hai mẫu tiết tấu a, b:
- GV hướng dẫn HS nhận xét điểm giống và khác nhau của hai mẫu tiết tấu a và b về: nhịp, hình nốt, sự sắp xếp trường độ 
Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS quan sát hai mẫu tiết tấu và thảo luận tìm ra điểm giống và khác nhau.
Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời đại diện HS trình bày kết quả trước lớp.
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện
- GV nhận xét, đánh giá và kết luận.
I. Nhạc cụ thể hiện tiết tấu: Bài thực hành số 1
1. Nhận xét mẫu tiết tấu
Hoạt động 2. Sáo recorder – Thổi nốt mi
a. Mục tiêu: Hoạt động này giúp HS biết cách thổi nốt mi bằng sáo recorder.
b. Nội dung: GV tổ chức cho luyện các nốt nhạc và tập bấm nốt Mi, luyện bấm bài thực hành số 1.
c. Sản phẩm học tập: HS bấm được nốt Mi dưới sự hướng dẫn của GV.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
*Nhiệm vụ 1. Ôn lại các nốt đã học
- GV tổ chức cho HS ôn tập: Thổi các nốt G, A, B, C, D đã học trong chương trình lớp 6.
- GV nhắc nhở HS giữ hơi thở nhẹ nhàng và đều đặn khi thổi.
*Nhiệm vụ 2. Nhận biết cách bấm nốt Mi
- GV hướng dẫn HS cách bấm và thổi nốt Mi .
- GV cho HS luyện tập các mẫu a, b để HS biết cách bấm và thổi nốt Mi.
Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS ghi nhớ lại cách thổi các nốt đã học và luyện lại
- HS chăm chú lắng nghe GV hướng dẫn cách bấm nốt Mi, sau đó luyện tập bấm mẫu a, b.
Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV điều chỉnh và nhắc nhở HS khi thực hiện sai.
- GV giải đáp các vấn đề HS còn thắc mắc
- GV gọi đại diện một vài HS thể hiện cách thổi nốt Mi sau khi được GV hướng dẫn.
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện
- GV nhận xét và đánh giá quá trình học tập.
II. Sáo recorder: Luyện tập thổi nốt Mi
* Ôn lại các nốt đã học
- Cách bấm các nốt đã học bằng recorder:
G: bấm lỗ 0, lỗ 1, lỗ 2, lỗ 3
A: bấm lỗ 0, lỗ 1 và lỗ 2.
B: bấm lỗ 0 và lỗ 1
C: bấm lỗ 0 và lỗ 2
D: bấm lỗ 2
*Nhận biết cách bấm nốt Mi
- Bấm lỗ 0, 1, 2, 3 ở tay trái và bấm lỗ 4, 5 ở tay phải.
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Hoạt động 1. Luyện tập gõ tiết tấu 
a. Mục tiêu: Giúp HS đọc tiết tấu và đọc kết hợp gõ tiết tấu mẫu tiết tấu a và b
b. Nội dung:.GV tổ chức cho HS luyện tập mẫu tiết tấu a, b
c. Sản phẩm học tập: HS thực hiện được nhiệm vụ GV giao
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV hướng dẫn HS luyện tập 2 mẫu tiết tấu a và b theo các bước:
+ Đọc tiết tấu
+ Đọc kết hợp gõ tiết tấu (với nhạc cụ bất kì)
+ Gõ tiết tấu ( kết hợp đọc thầm).
- GV chia nhóm HS luyện tập hòa tấu 2 mẫu a, b bằng các nhạc cụ gõ có âm sắc khác nhau.
Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS quan sát quá trình GV hướng dẫn và thực hiện luyện tập.
Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV tổ chức cho HS thể hiện hòa tấu 2 mẫu a, b bằng nhạc cụ.
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện
- GV nhận xét và đánh giá.
*Luyện tập gõ tiết tấu 
- HS thực hiện theo hướng dẫn
Hoạt động 2. Gõ đệm và bận động cơ thể theo bài hát Vui đến trường
a. Mục tiêu: Hoạt động này giúp HS biết cách gõ đệm và vận động cơ thể phù hợp với lời bài hát Vui đến trường.
b. Nội dung: GV tổ chức cho HS luyện tập
c. Sản phẩm học tập: HS thực hiện được các thao tác gõ đệm và vận động cơ thể theo bài hát
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
*Nhiệm vụ 1. Gõ đệm cho bài hát
- GV lựa chọn 1 trong 2 bè (tiết tấu a và b) ở mục 4 trang 8 sgk hoặc hòa tấu 2 bè để đệm cho bài hát Vui đến trường.
*Nhiệm vụ 2. Vận động cơ thể theo bài hát
- GV cho HS luyện tập riêng động tác vận động theo mẫu của sgk (mục 4 trang 18)
- GV tổ chức cho HS vận động theo hoặc nhóm hát, nhóm vận động rồi đổi cho nhau.
Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS lắng nghe và thực hiện nhiệm vụ
Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV tổ chức cho HS biểu diễn trước lớp.
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện
- GV nhận xét, đánh giá.
*Luyện gõ đệm và vận động cơ thể theo bài hát vui đến trường
- HS thực hiện theo hướng dẫn
Hoạt động 3. Luyện tập bài thực hành số 1 bằng Sáo recorder
a. Mục tiêu: Hoạt động này giúp HS thổi được bài thực hành số 1 bằng Sáo recorder
b. Nội dung: GV tổ chức cho HS luyện thổi theo từng tiết nhạc rồi ghép thành bài hoàn chỉnh
c. Sản phẩm học tập: HS thổi được bài thực hành số 1
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV cho HS đọc nốt nhạc theo trường độ bài thực hành số 1 hoặc đọc xướng âm giai đoạn.
- GV chia Bài thực hành số 1 thành 2 tiết nhạc, hướng dẫn HS luyện tập thổi theo từng tiết nhạc rồi ghép lại thành bài.
Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS lắng nghe và thực hiện nhiệm vụ
Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV tổ chức cho HS biểu diễn trước lớp.
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện
- GV nhận xét, đánh giá.
* Luyện tập bài thực hành số 1 bằng Sáo recorder
- HS thực hiện theo hướng dẫn
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
Hoạt động 1. Biểu diễn âm nhạc
a. Mục tiêu: Hoạt động này giúp HS luyện hát và biểu diễn bài hát theo các hình thức khác nhau.
b. Nội dung: GV tổ chức cho HS biểu diễn theo nhóm.
c. Sản phẩm học tập: HS biểu diễn và có sự sáng tạo mẫu vận động.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV chia lớp thành các nhóm, yêu cầu các nhóm sử dụng kĩ thuật mảnh ghép:
+ Nhóm hát
+ Nhóm gõ đệm
+ Nhóm vận động cơ thể.
(GV khuyến khích HS có thể tự sáng tạo mẫu vận động cơ thể khác với SGK)
Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS hoạt động theo nhóm thực hiện nhiệm vụ được phân công.
Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV tổ chức cho các nhóm phối hợp và biểu diễn
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện
- GV nhận xét, đánh giá và điều chỉnh cho HS (nếu cần)
Hoạt động 2. Trình diễn hoặc sáng tạo nét nhạc
a. Mục tiêu: Hoạt động này giúp HS trình bày Bài thực hành số 1 với các hình thức trình diễn
b. Nội dung: GV tổ chức cho HS thực hiện
c. Sản phẩm học tập: HS sáng tạo và thực hiện 
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS trình bày Bài thực hành số 1 với hình thức trình diễn: 
+ Một nhóm HS thổi tiết 1
+ Một nhóm HS khác thổi tiết 2
+ Tất cả cùng thổi phần nhắc lại.
- GV khuyến khích HS sáng tạo bằng cách tự nghĩ ra và thực hiện một nét nhạc ngắn trong đó có nốt Mi mới học.
Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS hoạt động theo yêu cầu của GV đưa ra
Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời các nhóm biểu diễn trước lớp
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện
- GV nhận xét, đánh giá và tổng kết.
KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ
Cấp độ đánh giá
Nội dung đánh giá
Mức độ 1
- Thể hiện được nhạc cụ gõ theo các mẫu tiết tấu
- Thổi được nốt Mi đã học
Mức độ 2
- Hòa tấu được nhạc cụ theo các mẫu tiết tấu
- Thực hiện được bài thực hành
Mức độ 3
- Gõ đệm cho bài hát cùng bạn hoặc vừa hát vừa vận động cơ thể theo bài hát.
- Trình diễn được bài thực hành hoặc tạo được một nét nhạc bất kì với nốt Mi.
*Hướng dẫn về nhà:
Luyện tập thổi thành thạo nốt Mi bằng Sáo Recorder
Xem trước nội dung tiết 3: Kèn phím và thường thức âm nhạc

File đính kèm:

  • docxgiao_an_am_nhac_7_chan_troi_sang_tao_chu_de_1_vui_mua_khai_t.docx