Giáo án Công nghệ 8 (Chân trời sáng tạo) - Chương trình cả năm - Năm học 2023-2024

CHƯƠNG 1. VẼ KỸ THUẬT

BÀI 1. TIÊU CHUẨN TRÌNH BÀY BẢN VẼ KỸ THUẬT

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Sau bài học này học sinh phải:

1. Kiến thức

 - Mô tả được tiêu chuẩn về khổ giấy, tỉ lệ, đường nét và ghi kích thước của bản vẽ kỹ thuật.

2. Năng lực

2.1. Năng lực công nghệ

- Nhận thức công nghệ: Nhận biết được tiêu chuẩn của bản vẽ kỹ thuật.

- Giao tiếp công nghệ: Đọc được một số thuật ngữ dùng trong bản vẽ kỹ thuật.

- Đánh giá công nghệ: Đưa ra đánh giá, nhận xét về bản vẽ kỹ thuật.

- Thiết kế kỹ thuật: Ghi kích thước của bản vẽ kỹ thuật.

2.2. Năng lực chung

 - Năng lực tự chủ, tự học.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết sử dụng thông tin để trình bày, thảo luận các vấn đề liên quan đến tiêu chuẩn trình bày của bản vẽ kỹ thuật, lắng nghe và phản hồi tích cực trong quá trình hoạt động nhóm

- Năng lực giải quyết vấn đề: Giải quyết được các tình huống đặt ra có liên quan đến bản vẽ kỹ thuật.

3. Phẩm chất

- Chăm chỉ: Có ý thức vận dụng kiến thức về tiêu chuẩn trình bày bản vẽ kỹ thuật đã học vào thực tiễn cuộc sống.

- Trách nhiệm: Tích cực trong các hoạt động.

 

docx 180 trang Thu Lụa 29/12/2023 1080
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Công nghệ 8 (Chân trời sáng tạo) - Chương trình cả năm - Năm học 2023-2024", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Công nghệ 8 (Chân trời sáng tạo) - Chương trình cả năm - Năm học 2023-2024

Giáo án Công nghệ 8 (Chân trời sáng tạo) - Chương trình cả năm - Năm học 2023-2024
Ngày giảng: /09/2023
CHƯƠNG 1. VẼ KỸ THUẬT
BÀI 1. TIÊU CHUẨN TRÌNH BÀY BẢN VẼ KỸ THUẬT
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Sau bài học này học sinh phải:
1. Kiến thức	
	- Mô tả được tiêu chuẩn về khổ giấy, tỉ lệ, đường nét và ghi kích thước của bản vẽ kỹ thuật.
2. Năng lực
2.1. Năng lực công nghệ 
- Nhận thức công nghệ: Nhận biết được tiêu chuẩn của bản vẽ kỹ thuật.
- Giao tiếp công nghệ: Đọc được một số thuật ngữ dùng trong bản vẽ kỹ thuật.
- Đánh giá công nghệ: Đưa ra đánh giá, nhận xét về bản vẽ kỹ thuật.
- Thiết kế kỹ thuật: Ghi kích thước của bản vẽ kỹ thuật.
2.2. Năng lực chung
	- Năng lực tự chủ, tự học.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết sử dụng thông tin để trình bày, thảo luận các vấn đề liên quan đến tiêu chuẩn trình bày của bản vẽ kỹ thuật, lắng nghe và phản hồi tích cực trong quá trình hoạt động nhóm
- Năng lực giải quyết vấn đề: Giải quyết được các tình huống đặt ra có liên quan đến bản vẽ kỹ thuật.
3. Phẩm chất
- Chăm chỉ: Có ý thức vận dụng kiến thức về tiêu chuẩn trình bày bản vẽ kỹ thuật đã học vào thực tiễn cuộc sống.
- Trách nhiệm: Tích cực trong các hoạt động. 
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Giấy A4. Phiếu học tập. Ảnh, power point.
2. Chuẩn bị của HS
- Dụng cụ học tập phục vụ cho quá trình hoạt động nhóm
- Học bài cũ. Đọc trước bài mới.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới (8’)
a.Mục tiêu: Khơi gợi nhu cầu tìm hiểu về tiêu chuẩn trình bày của bản vẽ kỹ thuật
b. Nội dung: HS trả lời được câu hỏi.
Theo em, bản vẽ kĩ thuật cần trình bày như thế nào để sử dụng được ở các nước khác nhau?
c. Sản phẩm: Báo cáo hoạt động nhóm.
Tiêu chuẩn về bản vẽ kĩ thuật quy định các quy tắc thống nhất của mỗi nước phải phù hợp với Tiêu chuẩn Quốc tế.
d. Tổ chức hoạt động
Chuyển giao nhiệm vụ
GV yêu cầu HS quan sát và thảo luận trao đổi nhóm cặp bàn, trả lời câu hỏi
 trên trong thời gian 1 phút.
HS quan sát và tiếp nhận nhiệm vụ. 
Thực hiện nhiệm vụ
HS quan sát, trao đổi nhóm cặp bàn, trả lời câu hỏi.
Báo cáo, thảo luận
GV yêu cầu đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét và bổ sung.
Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét và bổ sung.
Kết luận và nhận định
GV nhận xét trình bày của HS.
GV chốt lại kiến thức.
GV vào bài mới: Trình bày bản vẽ kỹ thuật gồm những tiêu chuẩn gì? Để trả lời được các câu hỏi trên thì chúng ta vào bài hôm nay
HS định hình nhiệm vụ học tập.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
Hoạt động 2.1. Tìm hiểu về khổ giấy
a.Mục tiêu: Mô tả được về khổ giấy
b. Nội dung: Khổ giấy
c. Sản phẩm: Báo cáo hoạt động nhóm và trả lời câu hỏi
d. Tổ chức hoạt động
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
SẢN PHẨM DỰ KIẾN
Chuyển giao nhiệm vụ
GV yêu cầu HS quan sát bảng 1.1. và cho biết:
Bảng 1.1. Kí hiệu và kích thước khổ giấy vẽ
Kí hiệu
A0
A1
A2
A3
A4
Kích thước (mm)
1189x841
841x594
504x420
420x297
297x210
1. Khổ giấy dùng vào mục đích gì?
2. So sánh độ lớn giữa các khổ giấy vẽ.
3. Cách ghi nhớ kích thước các khổ giấy vẽ.
GV yêu cầu HS quan sát và thảo luận trao đổi nhóm cặp bàn, trả lời câu hỏi
 trên trong thời gian 1 phút.
HS quan sát và tiếp nhận nhiệm vụ. 
Thực hiện nhiệm vụ
HS quan sát, trao đổi nhóm cặp bàn, trả lời câu hỏi.
Báo cáo, thảo luận
GV yêu cầu đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét và bổ sung.
Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét và bổ sung.
1. Khổ giấy dùng để vẽ kỹ thuật
2. Kích thước khổ A0 > A1 > A2 > A3 > A4.
Kích thước chiều rộng của khổ trước là kích thước chiều dài khổ sau.
Kích thước chiều dài khổ trước gấp hai lần kích thước chiều rộng khổ sau.
3. Kích thước chiều rộng của khổ trước là kích thước chiều dài khổ sau.
Kích thước chiều dài khổ trước gấp hai lần kích thước chiều rộng khổ sau.
Để nhớ kích thước các khổ, chỉ cần nhớ 1 trong các khổ và tính toán các khổ còn lại.
VD: Kích thước khổ A0 là 1 189 x 841 mm
=> Kích thước khổ A1 có chiều rộng là 841 mm; chiều dài là 1 189 : 2 = 594,5 ~ 594 mm.
Vậy kích thước khổ A1 là 841 x 594 mm.
Kết luận và nhận định
GV nhận xét trình bày của HS. GV chốt lại kiến thức.
HS nghe và ghi nhớ, ghi nội dung vào trong vở.
1.Khổ giấy
- Khổ giấy dùng để vẽ kỹ thuật bao gồm các khổ giấy từ A0 đến A4
Hoạt động 2.2: Tìm hiểu về nét vẽ
a.Mục tiêu: Mô tả được tiêu chuẩn về đường nét của bản vẽ kỹ thuật.
b. Nội dung: Nét vẽ
c. Sản phẩm: Báo cáo nhóm và hoàn thành trả lời câu hỏi
d. Tổ chức hoạt động
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
SẢN PHẨM DỰ KIẾN
Chuyển giao nhiệm vụ
GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi sau
1.Quan sát bảng 1.2 SGK và kể tên một số loại nét vẽ cơ bản và ứng dụng của nét vẽ đó theo TCVN8-24.2002
Tên nét
Hình dạng
Ứng dụng
1.Nét liền đậm
Cạnh thấy, đường bao thấy.
2. Nét liền mảnh
Đường kích thước và đường gióng
3. Nét đứt mảnh
Cạnh khuất và đường bao khuất
4. Nét gạch dài – chấm - mảnh
Đường tâm, đường trục đối xứng.
2. Quan sát Hình 1.1 và cho biết: Hình vẽ có những loại nét vẽ nào? Các nét vẽ có cùng chiều rộng không? 
GV yêu cầu HS quan sát và thảo luận trao đổi cặp bàn và trả lời câu hỏi
HS quan sát và tiếp nhận nhiệm vụ. 
Thực hiện nhiệm vụ
HS nhận nhóm, phân chia nhiệm vụ thành viên, tiến hành thảo luận nhóm và trả lời được câu hỏi.
GV theo dõi và giúp đỡ các nhóm học sinh. 
Báo cáo, thảo luận
GV yêu cầu đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét và bổ sung.
Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét và bổ sung.
1.
- Gồm các nét: Nét liền đậm, nét liền mảnh, nét đứt mảnh, nét gạch dài - chấm - mảnh.
- Nét liền đậm: cạnh thấy, đường bao thấy
- Nét liền mảnh: đường kích thước, đường gióng.
- Nét nứt mảnh: cạnh khuất, đường bao khuất.
- Nét gạch dài - chấm - mảnh: đường tâm, đường trụ đối xứng.
2. Các loại nét vẽ có trong hình
- Nét liền đậm
- Nét liền mảnh
- Nét đứt mảnh
- Nét gạch dài - chấm - mảnh
Các nét vẽ không có cùng chiều rộng vì có nét đậm, nét mảnh.
 Kết luận và nhận định
GV nhận xét trình bày của HS. GV chốt lại kiến thức.
HS nghe và ghi nhớ, ghi nội dung vào trong vở.
II.Nét vẽ
- Gồm các nét: Nét liền đậm, nét liền mảnh, nét đứt mảnh, nét gạch dài - chấm - mảnh.
- Nét liền đậm: cạnh thấy, đường bao thấy
- Nét liền mảnh: đường kích thước, đường gióng.
- Nét nứt mảnh: cạnh khuất, đường bao khuất.
- Nét gạch dài - chấm - mảnh: đường tâm, đường trụ đối xứng.
Hoạt động 2.3: Tìm hiểu về tỉ lệ
a.Mục tiêu: Mô tả được tiêu chuẩn về tỉ lệ của bản vẽ kỹ thuật.
b. Nội dung: Tỉ lệ
c. Sản phẩm: Báo cáo nhóm và hoàn thành trả lời câu hỏi
d. Tổ chức hoạt động
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
SẢN PHẨM DỰ KIẾN
Chuyển giao nhiệm vụ
GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi sau
1. Vì sao phải sử dụng tỉ lệ khi lập bản vẽ kĩ thuật?
2. So sánh kích thước của bản vẽ và kích thước vật thể nếu bản vẽ sử dụng tỉ lệ 2:1.
GV yêu cầu HS quan sát và thảo luận trao đổi cặp bàn và trả lời câu hỏi
HS quan sát và tiếp nhận nhiệm vụ. 
Thực hiện nhiệm vụ
HS nhận nhóm, phân chia nhiệm vụ thành viên, tiến hành thảo luận nhóm và trả lời được câu hỏi.
GV theo dõi và giúp đỡ các nhóm học sinh. 
Báo cáo, thảo luận
GV yêu cầu đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét và bổ sung.
Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét và bổ sung.
1.
Phải sử dụng tỉ lệ trên bản vẽ kĩ thuật vì kích thước vật thể thực tế nếu quá lớn hay quá nhỏ sẽ không thể biểu diễn đúng y chang chính xác vào trong bản vẽ.
2. Tỉ lệ phóng to 2:1.
Kích thước bản vẽ gấp 2 lần kích thước của vật thể.
 Kết luận và nhận định
GV nhận xét trình bày của HS. GV chốt lại kiến thức.
HS nghe và ghi nhớ, ghi nội dung vào trong vở.
III. Tỉ lệ
- Tỉ lệ là tỉ số giữa kích thước đo được trên hình biểu diễn với kích thước tương ứng đo trên vật thể
- Gồm các tỉ lệ
+ Tỉ lệ thu nhỏ
+ Tỉ lệ nguyên hình
+ Tỉ lệ phóng to.
Hoạt động 2.4: Tìm hiểu về ghi kích thước
a.Mục tiêu: Mô tả được tiêu chuẩn về ghi kích thước của bản vẽ kỹ thuật.
b. Nội dung: Ghi kích thước
c. Sản phẩm: Báo cáo nhóm và hoàn thành trả lời câu hỏi
d. Tổ chức hoạt động
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
SẢN PHẨM DỰ KIẾN
Chuyển giao nhiệm vụ
GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi sau
1. Đường kích thước, đường gióng vẽ bằng loại nét gì?
2. Cho biết phía trước chữ số kích thước đường tròn, cung tròn phải có kí hiệu gì?
GV yêu cầu HS quan sát và thảo luận trao đổi cặp bàn và trả lời câu hỏi
HS quan sát và tiếp nhận nhiệm vụ. 
Thực hiện nhiệm vụ
HS nhận nhóm, phân chia nhiệm vụ thành viên, tiến hành thảo luận nhóm và trả lời được câu hỏi.
GV theo dõi và giúp đỡ các nhóm học sinh. 
Báo cáo, thảo luận
GV yêu cầu đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét và bổ sung.
Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét và bổ sung.
1.
Đường kích thước, đường gióng được vẽ bằng nét liền mảnh.
2. 
- Phía trước chữ số kích thước đường tròn phải có kí hiệu Ø.
- Phía trước chữ số kích thước cung tròn phải có kí hiệu R.
 Kết luận và nhận định
GV nhận xét trình bày của HS. GV chốt lại kiến thức.
HS nghe và ghi nhớ, ghi nội dung vào trong vở.
IV.Kích thước
- Các thành phần của kích thước: đường gióng, đường kích thước và chữ số kích thước
- Đường gióng kẻ vuông góc tại hai đầu mút cần ghi kích thước.
- Đường kích thước kẻ song song với đoạn cần ghi kích thước, hai đầu mút có mũi tên chạm vào đường gióng và cách đầu mút đường gióng một đoạn.
- Chữ số kích thước là chữ số thể hiện độ lớn thực của vật thể, được đặt ở giữa, phía trên đường ghi kích thước và có hướng nghiêng theo hướng của đường kích thước
.
Hoạt động 3: Luyện tập
a.Mục tiêu: Củng cố kiến thức về tiêu chuẩn trình bày các bản vẽ kỹ thuật
b. Nội dung: HS tiến hành làm bài tập 
c. Sản phẩm: HS các nhóm hoàn thành bài tập
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
SẢN PHẨM DỰ KIẾN
Chuyển giao nhiệm vụ
GV đưa ra bài tập
1.Lập và điền thông tin theo bảng gợi ý sau:
Đường biểu diễn
Hình dạng
Tên nét
Cạnh thấy
?
?
Cạnh khuất
?
?
Đường tâm, đường trục đối xứng
?
?
Đường kích thước, đường gióng
?
?
2. Vẽ lại Hình 1.1 theo tỉ lệ 2:1 lên khổ giấy A4 và ghi kích thước cho hình vẽ.
GV yêu cầu HS thảo luận trao đổi nhóm cặp bàn, hoàn thành bài tập trong thời gian 4 phút.
HS quan sát và tiếp nhận nhiệm vụ. 
Thực hiện nhiệm vụ
HS quan sát và thảo luận nhóm cặp bàn và trả lời câu hỏi.
GV theo dõi và giúp đỡ các nhóm học sinh. 
Báo cáo, thảo luận
GV yêu cầu đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét và bổ sung.
Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét và bổ sung.
Kết luận và nhận định
GV nhận xét trình bày của HS. GV chốt lại kiến thức.
HS nghe và ghi nhớ, ghi nội dung vào trong vở
1.
Đường biểu diễn
Hình dạng
Tên nét
nh thấy
Nét liền đậm
Cạnh khuất
Nét đứt mảnh
Đường tâm, đường trục đối xứng
Nét gạch dài - chấm - mảnh
Đường kích thước, đường gióng
Nét liền mảnh
2. HS tự vẽ lại Hình 1.1 theo tỉ lệ 2:1 lên khổ giấy A4 và ghi kích thước cho hình vẽ.
Hoạt động 4: Vận dụng
a.Mục tiêu: Vận dụng kiến thức tiêu chuẩn của các bản vẽ kỹ thuật vào thực tiễn
b. Nội dung: Tiêu chuẩn trình bày các bản vẽ kỹ thuật
c. Sản phẩm: Hoàn thành nhiệm vụ giáo viên. 
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
SẢN PHẨM DỰ KIẾN
Chuyển giao nhiệm vụ
GV yêu cầu HS về nhà hoàn thành nhiệm vụ: 
1.Các bài thực hành yêu cầu vẽ trên giấy khổ A4, nhưng em chỉ có tờ giấy vẽ khổ A0. Em hãy chia tờ giấy khổ A0 thành các tờ giấy khổ A4 để vẽ các bài thực hành.
2. Hãy sưu tầm một bản vẽ kĩ thuật, nêu các thông tin và các tiêu chuẩn mà người thiết kế áp dụng để vẽ bản vẽ đó.
Thực hiện nhiệm vụ
HS thực hiện nhiệm vụ của GV tại nhà
Báo cáo, thảo luận
HS trình ... đó.
Nhóm 3:
5. Vì sao cần nêu rõ các yêu cầu cần đạt của sản phẩm trước khi làm sản phẩm?
6. Việc đánh giá các sản phẩm đã có từ trước liên quan đến vấn đề cần giải quyết mang lại những lợi ích gì?
Nhóm 4
Câu 3: Hãy mô tả nội dung các bước chính trong thiết kế kĩ thuật. Vì sao thiết kế là hoạt động mang tính sáng tạo của người thiết kế?
Thực hiện nhiệm vụ
HS nhận nhóm, phân chia nhiệm vụ thành viên, tiến hành thảo luận nhóm và trả lời được câu hỏi.
GV theo dõi và giúp đỡ các nhóm học sinh. 
Báo cáo, thảo luận
GV yêu cầu đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét và bổ sung.
Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét và bổ sung.
Kết luận và nhận định
GV nhận xét trình bày của HS. GV chốt lại kiến thức.
HS nghe và ghi nhớ, ghi nội dung vào trong vở.
1. Mục đích của thiết kế kĩ thuật là tạo ra sản phẩm đáp ứng được những yêu cầu sử dụng, đồng thời giúp cho có quá trình lắp ráp, vận hành, bảo dưỡng và sửa chữa sản phẩm. Thiết kế kĩ thuật có vai trò quan trọng trong phát triển sản phẩm và phát triển công nghệ.
Quá trình chế tạo, thi công và lắp ráp sản phẩm cần dựa vào loại bản vẽ kĩ thuật: bản vẽ phác, bản vẽ chi tiết, bản vẽ lắp, ...
Ví dụ minh họa: thiết kế sản phẩm giá đỡ điện thoại.
a. Xác định yêu cầu sản phẩm và lựa chọn giải pháp thiết kế 
- Vấn đề cần giải quyết là tạo ra sản phẩm có thể giữ điện thoại cho nhà thiết kế quan sát tư liệu.
- Sản phẩm giá đỡ điện thoại phải đáp ứng yêu cầu giữ được điện thoại khi đặt ngang và dọc, điều chỉnh được góc nhìn và gấp gọn khi không sử dụng.
b. Thiết kế sản phẩm
- Chọn vật liệu là gỗ vì dễ gia công, nhẹ và thân thiện với môi trường.
- Kích thước dựa vào kích thước dài và rộng của điện thoại để tính kích thước a, b, c của giá đỡ (dựa vào kích thước chiều dài để tính kích thước a, b; dựa vào kích thước chiều rộng để tính kích thước c).
c. Đánh giá và hiệu chỉnh
- Cần đánh giá xem giá đỡ có đáp ứng yêu cầu thiết kế đặt ra không: giá đỡ có đặt ngang, dọc được; khi điều chỉnh góc độ thanh chống khó cố định được.
- Sau kiểm tra cần hiệu chỉnh chốt để thanh chống cố định dễ dàng hơn.
d. Lập hồ sơ kĩ thuật
Hồ sơ kĩ thuật cho giá đỡ điện thoại gồm những thông tin:
- Bản vẽ thiết kế: bản vẽ phác, bản vẽ chi tiết, bản vẽ lắp, ...
- Các thuyết minh liên quan đến sản phẩm.
2. Kĩ sư cơ khí; Kĩ thuật viên kĩ thuật cơ khí: thiết kế các chi tiết, máy móc, công cụ cho sản xuất, khai thác, xây dựng, công nghiệp, nông nghiệp...
Kĩ sư điện; Kĩ thuật viên kĩ thuật điện: thiết kế trạm điện, hệ thống phát điện, động cơ điện, hệ thống tự động hóa sản xuất, các thiết bị điện gia dụng, ...
Kĩ sư điện tử; Kĩ thuật viên kĩ thuật điện tử: thiết kế các mạch, hệ thống, linh kiện điện tử sử dụng trong hàng không vũ trụ, ra đa, điều khiển từ xa, các thiết bị điện gia dụng và cá nhân như ti vi, máy tính, điện thoại di động, ...
3. Các bước cơ bản trong thiết kế kĩ thuật:
- Xác định yêu cầu và lựa chọn giải pháp: xác định rõ nhiệm vụ thiết kế và yêu cầu sản phẩm (tính năng, hình ảnh, màu sắc, giá thành, ...) để đưa ra nhiều giải pháp thiết kế khác nhau; đánh giá ưu, nhước điểm của mỗi giải pháp để lựa chọn giải pháp phù hợp.
- Thiết kế sản phẩm: Dựa vào giải pháp đã chọn, tiến hành chọn vật liệu, tính toán và lập bản vẽ thiết kế.
- Đánh giá và hiệu chỉnh: Chế tạo sản phẩm mẫu, đánh giá mức độ đáp ứng yêu cầu đặt ra cho sản phẩm, xác định những bộ phận chưa đạt yêu cầu và hiệu chỉnh.
- Lập hồ sơ kĩ thuật: các bản vẽ thiết kế và các thuyết minh liên quan.
Thiết kế là hoạt động mang tính sáng tạo của người thiết kế vì đây là quá trình hoạt động của con người tạo ra những giá trị, sản phẩm mới.
Hoạt động 3: Luyện tập(8’)
a.Mục tiêu: Củng cố kiến thức về thiết kế kỹ thuật
b. Nội dung: Thiết kế kỹ thuật
c. Sản phẩm: Hoàn thành bài tập
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
SẢN PHẨM DỰ KIẾN
Chuyển giao nhiệm vụ
GV yêu cầu các nhóm tiến hành làm bài tập trong thời gian 5 phút.
HS quan sát và tiếp nhận nhiệm vụ. 
Thực hiện nhiệm vụ
HS nhận nhóm, phân chia nhiệm vụ thành viên, tiến hành thảo luận nhóm và hoàn thành sơ đồ tư duy
GV theo dõi và giúp đỡ các nhóm học sinh. 
Báo cáo, thảo luận
GV yêu cầu đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét và bổ sung.
Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét và bổ sung.
Kết luận và nhận định
GV nhận xét trình bày của HS. GV chốt lại kiến thức.
HS nghe và ghi nhớ, ghi nội dung vào trong vở.
Hoàn thành bài tập.
Hoạt động 4: Vận dụng(4’)
a.Mục tiêu: Vận dụng kiến thức về thiết kế kỹ thuật vào trong thực tiễn
b. Nội dung: Thiết kế kỹ thuật
c. Sản phẩm: Bản ghi trên giấy A4. 
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
SẢN PHẨM DỰ KIẾN
Chuyển giao nhiệm vụ
GV yêu cầu HS về nhà hoàn thành nhiệm vụ: 
Những điều học được sau khi thực hiện dự án thiết kế sản phẩm đơn giản:
Ghi trên giấy A4. Giờ sau nộp gv.
Thực hiện nhiệm vụ
HS thực hiện nhiệm vụ của GV tại nhà
Báo cáo, thảo luận
HS trình bày kết quả của mình, HS khác nhận xét và bổ sung.
Kết luận và nhận định
GV nhận xét, đánh giá trình bày của HS.
GV khen bạn có kết quả tốt nhất. HS nghe và ghi nhớ.
Những điều học được sau khi thực hiện dự án thiết kế sản phẩm đơn giản:
- Biết quy trình, cách thực hiện các sản phẩm
- Lên kế hoạch chi tiết cho các dự án thiết kế
- Chủ động, sáng tạo hơn
- Biết làm việc nhóm
- Có được sản phẩm đơn giản
PHỤ LỤC BÀI ẬP
Câu 1: Hồ sơ kĩ thuật bao gồm những gì?
A. Bản vẽ kĩ thuật để chế tạo sản phẩm
B. Bản vẽ chi tiết, bản vẽ lắp
C. Các tài liệu liên quan đến hướng dẫn sử dụng, lắp đặt, vận hành và sửa chữa
D. Cả 3 đáp án trên 
Câu 2: Để biết bản vẽ thiết kế sản phẩm có đạt yêu cầu hay không thì không được bỏ qua bước nào?
A. Tìm hiểu tổng quan và đề xuất giải pháp	B. Xác định vấn đề, xây dựng tiêu chí
C. Thử nghiệm, đánh giá	D. Lập hồ sơ kĩ thuật
Câu 3: Tại sao lại nói thiết kế kĩ thuật có vai trò phát triển công nghệ?
A. Qua thiết kế kĩ thuật, các sản phẩm mới lần lượt được tạo ra để giải quyết những vấn đề, đáp ứng nhu cầu mới, các sản phẩm cũ liên tục được cải tiến
B. Thiết kế kĩ thuật tìm kiếm những ý tưởng, giải pháp, thể hiện dưới dạng hồ sơ kĩ thuật để tạo ra sản phẩm, dịch vụ đáp ứng nhu cầu con người và giải quyết vấn đề trong cuộc sống
C. Thiết kế kĩ thuật tạo ra hay nâng cấp các quy trình, bí quyết công nghệ để thực hiện công việc ngày càng hiệu quả hơn
D. Thiết kế kĩ thuật là một hoạt động sáng tạo, liên quan đến ngành nghề trong nhiều lĩnh vực
Câu 4: Tìm hiểu tổng quan nhằm
A. Có cơ sở khoa học công nghệ giúp giải quyết vấn đề
B. Kế thừa ưu điểm của các giải pháp đã có, tránh được các sai lầm khi thiết kế
C. Đánh giá được nhu cầu của người dùng đối với sản phẩm sự kiến thiết kế
D. Tất cả các đáp án trên
Câu 5: Trong quy trình thiết kế kĩ thuật, bước nào quyết định sản phẩm được hoàn thiện tiếp hay phải điều chỉnh lại?
A. Xác định vấn đề, xây dựng tiêu chí	B. Tìm hiểu tổng quan, đề xuất giải pháp
C. Xây dựng nguyên mẫu	D. Thử nghiệm, đánh giá
Câu 6: Thiết kế kĩ thuật nhằm mục đích:
A. Lập hồ sơ thiết kế gồm các bản vẽ kĩ thuật và thuyết minh có liên quan
B. Giúp nhà sản xuất trong chế tạo, thi công tạo ra sản phẩm đáp ứng được các yêu cầu
C. Giúp cho người chuyên môn và người sử dụng trong lắp ráp, vận hành, bảo dưỡng và sửa chữa sản phẩm
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 7: Trong các nghề sau, nghề nào liên quan đến thiết kế kĩ thuật?
A. Kiểm tra an ninh hàng không	B. Kiến trúc sư cảnh quan
C. Nhà thiên văn học	D. Lắp ráp ô tô
Câu 8: Hoạt động thiết kế kĩ thuật có vai trò chủ yếu nào sau đây?
A. Phát triển sản phẩm	B. Phát triển công nghệ
C. Cả A và B đều đúng	D. Cả A và B đều sai
Câu 9: Hãy xác định vấn đề cho tình huống dưới đây:
Gia đình Nam sử dụng dây phơi ngoài trời, đây là cách làm quần áo khô tự nhiên dựa vào ánh nắng mặt trời, tiết kiệm chi phí. Một hôm, do không có ai ở nhà, toàn bộ quần áo phơi bị ướt khi trời mưa, Nam phải giặt lại toàn bộ số quần áo trên. Nam không muốn điều này xảy ra nữa.
A. Nam muốn quần áo tự động giặt khi không có ai ở nhà.
B. Nam muốn quần áo phơi phơi ngoài trời.
C. Nam muốn quần áo phơi không bị ướt khi không có ai ở nhà.
D. Nam muốn quần áo khô nhanh chóng.
Câu 10: Trong các ngành nghề sau, ngành nghề nào không liên quan đến thiết kế kĩ thuật?
A. Nhà thiết kế và trang trí nội thất	B. Kĩ sư cơ khí
C. Kiến trúc sư xây dựng	D. Người vẽ bản đồ
Câu 11: Đâu là nhiệm vụ cụ thể của kĩ sư vũ trụ hàng không?
A.Tư vấn và thiết kế các công trình như cầu, đập, bến cảng, đường bộ, sân bay, đường sắt, kênh, đường ống, hệ thống xử lí chất thải và kiểm soát lũ, công nghiệp và các toà nhà lớn khác
B. Thiết kế hệ thống chi tiết trong máy bay như hệ thống phun nhiên liệu, điều hòa, thiết bị hạ cánh,...
C.Tư vấn, thiết kế máy móc, công cụ cho sản xuất, khai thác, xây dựng, nông nghiệp và các mục đích công nghiệp khác
D.Nghiên cứu và phân tích không gian, chức năng, hiệu quả, an toàn và yêu cầu thẩm mỹ
Câu 12: Trong quy trình, bước nào có tính chất quyết định cho tính sáng tạo của hoạt động thiết kế kĩ thuật?
A. Xây dựng nguyên mẫu	B. Lập hồ sơ kĩ thuật
C. Tìm hiểu tổng quan, đề xuất giải pháp	D. Thử nghiệm, đánh giá
Câu 13: Việc lựa chọn giải pháp phù hợp cần căn cứ vào đâu?
A. Điều kiện kinh tế, cơ sở vật chất	B. Khả năng của người thiết kế
C. Ưu nhược điểm của mỗi giải pháp	D. Cả 3 đáp án trên
Câu 14: Công việc của kĩ sư xây dựng là gì?
A. Thiết kế các toà nhà thương mại, công nghiệp, viện nghiên cứu, khu dân cư, giải trí và lên kế hoạch giám sát việc xây dựng, bảo trì và khôi phục chúng.
B. Lên kế hoạch và thiết kế cảnh quan, không gian mở cho các dự án như công viên, trường học, tổ chức, đường giao thông, khu vực bên ngoài cho các khu thương mại, công nghiệp, khu dân cư; lập kế hoạch và giám sát việc xây dựng, bảo trì và khôi phục chúng.
C. Lên kế hoạch và thiết kế nội thất nhà thương mại, công nghiệp, công cộng, bán lẻ và nhà ở để tạo ra một môi trường phù hợp với mục đích, có tính đến các yếu tố nâng cao môi trường sống, làm việc và xúc tiến bán hàng.
D. Thiết kế hình thức của các sản phẩm chúng ta thường sử dụng hàng ngày sao cho hấp dẫn.
Câu 15: Khi thực hiện tiến trình thiết kế kĩ thuật bước đầu cần:
A. Tìm hiểu tổng quan, đề xuất giải pháp	B. Lập hồ sơ kĩ thuật
C. Xây dựng nguyên mẫu	D. Xác định vấn đề, tiêu chí xây dựng
Câu 16: Đâu là nhiệm vụ cụ thể của nhà thiết kế và trang trí nội thất?
A. Tư vấn và thiết kế các công trình như cầu, đập, bến cảng, đường bộ, sân bay, đường sắt, kênh, đường ống, hệ thống xử lí chất thải và kiểm soát lũ, công nghiệp và các toà nhà lớn khác
B. Thiết kế hệ thống chi tiết trong máy bay như hệ thống phun nhiên liệu, điều hòa, thiết bị hạ cánh,...
C. Tư vấn, thiết kế máy móc, công cụ cho sản xuất, khai thác, xây dựng, nông nghiệp và các mục đích công nghiệp khác
D. Nghiên cứu và phân tích không gian, chức năng, hiệu quả, an toàn và yêu cầu thẩm mỹ
Câu 17: Nếu kiểm chứng giải pháp không đạt thì cần phải làm gì?
A. Thử nghiệm, đánh giá	B. Xây dựng nguyên mẫu cho giải pháp
C. Điều chỉnh thiết kế	D. Lập hồ sơ kĩ thuật
Câu 18: Kết quả của hoạt động thiết kế kĩ thuật là gì?
A. Kĩ thuật mới trong chế tạo sản phẩm kĩ thuật. B. Giải pháp, sản phẩm công nghệ.
C. Sản phẩm mĩ thuật	D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 19: Khi xây dựng tiêu chí, tiêu chí cần đạt của sản phẩm cần thể hiện thông qua:
A. Chức năng	B. Giá thành
C. Tính thẩm mỹ	D. Tất cả các đáp án trên
Câu 20: Thiết kế kĩ thuật vận dụng:
A. Toán học	B. Khoa học tự nhiên
C. Công nghệ	D. Cả 3 đáp án trên

File đính kèm:

  • docxgiao_an_cong_nghe_8_chan_troi_sang_tao_chuong_trinh_ca_nam_n.docx