Giáo án Địa lí 6 (Chân trời sáng tạo) - Bài 7, 8, 9

I. MỤC TIÊU :

Yêu cầu cần đạt:

1. Kiến thức:

- Mô tả được chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời: hướng, thời gian,.

- Mô tả được hiện tượng mùa: mùa ở các vùng vĩ độ và các bán cầu.

- Trình bày được hiện tượng ngày đêm đài ngắn theo mùa và theo vĩ độ.

2. Năng lực

* Năng lực chung

- Năng lực tự chủ và tự học: biết chủ động tích cực thực hiện nhiệm vụ học tập.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: biết chủ động đưa ra ý kiến giải pháp khi được giao nhiệm vụ để hoàn thành tốt khi làm việc nhóm.

* Năng lực Địa Lí

- Năng lực tìm hiểu địa lí:Biết dùng quả Địa Cầu và mô hình hoặc hình vẽ Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trờiđể trình bày chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời.

- Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Biết cách thích ứng với thời tiết của từng mùa

- Năng lực nhận thức khoa học địa lí: Phân tích mối liên hệ giữa các yếu tố tự nhiên

3. Phẩm chất

-Trách nhiệm:Tôn trọng các quy luật tự nhiên: quy luật mùa,. Yêu thiên nhiên, cảnh vật các mùa.

- Chăm chỉ: tích cực, chủ động trong các hoạt động học

- Nhân ái: Chia sẻ, cảm thông với những sự khó khăn, thách thức của những vấn đề liên quan đến nội dung bài học.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên:

- Quả Địa Cầu

- Mô hình Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời

- Các video, ảnh về chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời

2. Chuẩn bị của học sinh: sách giáo khoa, vở ghi.

 

docx 15 trang Thu Lụa 29/12/2023 2960
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Địa lí 6 (Chân trời sáng tạo) - Bài 7, 8, 9", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Địa lí 6 (Chân trời sáng tạo) - Bài 7, 8, 9

Giáo án Địa lí 6 (Chân trời sáng tạo) - Bài 7, 8, 9
TÊN BÀI DẠY: Bài 7. CHUYỂN ĐỘNG CỦA TRÁI ĐẤT QUAY QUANH MẶT TRỜI VÀ HỆ QUẢ .
Môn học/Hoạt động giáo dục: ĐỊA LÍ 6
Thời gian thực hiện: (1 tiết)
I. MỤC TIÊU :
Yêu cầu cần đạt:
1. Kiến thức: 
- Mô tả được chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời: hướng, thời gian,...
- Mô tả được hiện tượng mùa: mùa ở các vùng vĩ độ và các bán cầu.
- Trình bày được hiện tượng ngày đêm đài ngắn theo mùa và theo vĩ độ.
2. Năng lực
* Năng lực chung
- Năng lực tự chủ và tự học: biết chủ động tích cực thực hiện nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: biết chủ động đưa ra ý kiến giải pháp khi được giao nhiệm vụ để hoàn thành tốt khi làm việc nhóm.
* Năng lực Địa Lí
- Năng lực tìm hiểu địa lí:Biết dùng quả Địa Cầu và mô hình hoặc hình vẽ Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trờiđể trình bày chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời.
- Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Biết cách thích ứng với thời tiết của từng mùa
- Năng lực nhận thức khoa học địa lí: Phân tích mối liên hệ giữa các yếu tố tự nhiên 
3. Phẩm chất
-Trách nhiệm:Tôn trọng các quy luật tự nhiên: quy luật mùa,... Yêu thiên nhiên, cảnh vật các mùa.
- Chăm chỉ: tích cực, chủ động trong các hoạt động học 
- Nhân ái: Chia sẻ, cảm thông với những sự khó khăn, thách thức của những vấn đề liên quan đến nội dung bài học.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Quả Địa Cầu
- Mô hình Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời
- Các video, ảnh về chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời
2. Chuẩn bị của học sinh: sách giáo khoa, vở ghi..
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.
Hoạt động 1: Mở đầu
a. Mục đích: Giáo viên đưa ra tình huống để học sinh giải quyết, trên cơ sở đó để hình thành kiến thức vào bài học mới.
b. Nội dung: Học sinh dựa vào kiến thức đã học và hiểu biết của mình để trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm: Thuyết trình sản phẩm, câu trả lời, bài làm của học sinh
d. Cách thực hiện
 Hoạt động của GV và HS
Nội dung chính
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV: “Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng
Ngày tháng mười chưa cười đã toi ”.
Câu tục ngừ trên đã rất gần gũi với người dân Việt Nam. Nội dung cùa nó the hiện một hiện tượng tự nhiên diễn ra hàng năm ở nước ta, đó là hiện tượng ngày đêm dài ngắn theo mùa. Đây chỉnh là một hệ quả được sinh ra từ chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời. Trong thực tế, hiện tượng này diễn ra như thế nào trên Trái Đất? Còn hệ quả nào khác sinh ra từ chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời?
HS: Lắng nghe và tiếp cận nhiệm vụ
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
GV: Gợi ý, hỗ trợ học sinh thực hiện nhiệm vụ
HS: Suy nghĩ, trả lời
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
GV: Lắng nghe, gọi HS nhận xét và bổ sung 
HS: Trình bày kết quả
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
GV: Chuẩn kiến thức và dẫn vào bài mới
HS: Lắng nghe, vào bài mới
 Hoạt động 2. Hình thành kiến thức mới
Hoạt động 2.1: Chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời
a. Mục đích:HS biết được quỹ đạo quay, hướng quay, thời gian của 1 vòng chuyển động
b. Nội dung: Chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời
c. Sản phẩm: Bài thuyết trình, sản phẩm của HS
d. Cách thực hiện. 
 Hoạt động của GV và HS
Nội dung chính
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV sử dụng quả Địa Cầu làm mẫu và đi chuyển quả Địa Cầu quanh một “Mặt Trời” tưởng tượng hoặc dùng mô hình Trái Đất chuyển động quanh
Mặt Trời cùng với hình 7.1 trong SGK để giảng dạy
HS quan sát và hoàn thành bảng kiến thức sau.
+ Quỹ đạo chuyển động
+ Hướng chuyển động:
+ Thời gian Trái Đất quay quanh Mặt Trời hết 1 vòng
+ Góc nghiêng của trục Trái Đất khi tự quay quanh trục và quay quanh Mặt Trời
HS: Tiếp cận nhiệm vụ và lắng nghe
I/ Chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời
+ Quỹ đạo chuyển động: hình elip gần tròn
+ Hướng chuyển động: từ tây sang đông (ngược chiều kim đồng hồi.
+ Thời gian Trái Đất quay quanh Mặt Trời hết 1 vòng: 365 ngày 6 giờ (I năm).
+ Góc nghiêng của trục Trái Đất khi tự quay quanh trục và quay quanh Mặt Trời: không
đổi, nghiêng so với mặt phẳng quỹ đạo một góc 66độ33’
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
GV: Gợi ý, hỗ trợ học sinh thực hiện nhiệm vụ
HS: Suy nghĩ, trả lời
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
HS: Trình bày kết quả
GV: Lắng nghe, gọi HS nhận xét và bổ sung 
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
GV: Chuẩn kiến thức và ghi bảng
HS: Lắng nghe, ghi bài
Hoạt động 2.2: Hệ quả chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời
a. Mục đích: HS biết được têncác hệ quả và đặc điểm từng hệ quả của chuyển động Trái Đất quay quanh Mặt Trời
b. Nội dung: Tìm hiểu Hệ quả chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời
c. Sản phẩm: Thuyết trình sản phẩm, câu trả lời, bài làm của học sinh
d. Cách thực hiện.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung chính
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
1/ Mùa trên Trái Đất
Dựa vào hình 1, 2 và thông tin trong mục 2, cho biết:
-Vào ngày 22 tháng 6, bán cầu Bắc đang là mùa gì, bán cầu Nam đang là mùa gì. Tại sao?
-Vào ngày 22 tháng 12, bán cầu Bắc đang là mùa gì, bán cầu Nam đang là mùa gì. Tại sao?
2. Dựa vào hình 2, nêu sự khác nhau về thời gian diễn ra mùa của hai bán cầu. Dựa vào hình 3, nêu sự khác nhau về hiện tượng mùa theo vĩ độ.
2/ Hiện tượng ngày - đêm dài ngắn theo mùa
Dựa vào hình 7.2
 và thông tin trong bài, em hãy:
-	Xác định trục Trái Đất (Bắc - Nam) và đường phân chia sảng tối (ST).
-	Cho biết:
+ Ngày 22 - 6, Mặt Trời chiếu thẳng góc vào mặt đất ở vĩ tuyến nào? Thời điểm đỏ, ngày dài hơn đêm ở bản cầu Bắc hay bản cầu Nam?
+ Ngày 22 - 12, Mặt Trời chiếu thẳng góc vào mặt đất ở vĩ tuyến nào? Thời điểm đó, ngày dài hơn đêm ở bản cầu Bắc hay bản cầu Nam?HS: Lắng nghe và tiếp cận nhiệm vụ
II/ HỆ QUẢ CHUYỂN ĐỘNG CỦA TRÁI ĐẤT QUANH MẶT TRỜI
1/ Hiện tượng mùa
- Trong quá trình chuyển động Mặt Trời, nửa cầu Bắc và nửa cầu Nam luôn phiên chúc và ngả về phía Mặt Trời sinh ra các mùa.
- Sự phân bố ánh sáng, lượng nhiệt và các mùa ở 2 nửa cầu trái ngược nhau.
- Người ta chia 1 năm ra 4 mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông.
- Các mùa tính theo dương lịch và âm - dương lich có khác nhau về thời gian bắt đầu và kết thúc.
2/ Hiện tượng ngày - đêm dài ngắn theo mùa
-Trong khi chuyển động quanh Mặt trời Trái Đất có lúc ngả nửa cầu Bắc,nửa cầu Nam về phía Mặt Trời.
-Do đường phân chia sáng tối không trùng với trục TĐ,nên các địa điểm ở nửa cầu Bắc, nửa cầu Nam có hiện tượng ngày, đêm dài ngắn khác nhau theo vĩ độ (càng về hai cực càng biểu hiện rõ)
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
GV: Gợi ý, hỗ trợ học sinh thực hiện nhiệm vụ
HS: Suy nghĩ, trả lời
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
HS: Trình bày kết quả
GV: Lắng nghe, gọi HS nhận xét và bổ sung
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
GV: Chuẩn kiến thức và ghi bảng
HS: Lắng nghe, ghi bài
Hoạt động 3: Luyện tập.
a. Mục đích: Giúp học sinh khắc sâu kiến thức bài học 
b. Nội dung: Hoàn thành các bài tập.
c. Sản phẩm: câu trả lời của học sinh
d. Cách thực hiện.
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV: HS suy nghĩ, thảo luận hoàn thành các câu hỏi sau.
1.	Dựa vào hình 7.1, hãy cho biết các mùa xuân, hạ, thu, đông ở bán cầu Bắc kẻo dài trong khoảng thời gian nào?
2.	Khi các mùa ở bán cầu Bắc là xuân, hạ, thu, đông thì thứ tự mùa ở bán cầu Nam diễn ra như thế nào
HS: lắng nghe
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS suy nghĩ, thảo luận để tìm ra câu trả lời. 
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
HS lần lượt trả lời các câu hỏi
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
GV chuẩn kiến thức, nhấn mạnh kiến thức trọng tâm của bài học
Hoạt động 4. Vận dụng
a. Mục đích: HS biết được giải thích được những vấn đề có liên quan đến bài học hôm nay
b. Nội dung: Vận dụng kiến thức 
c. Sản phẩm: Thuyết trình sản phẩm, câu trả lời, bài làm của học sinh
d. Cách thực hiện.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung chính
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV: Địa phương nơi em đang sinh Sống mỗi năm có mấy mùa? Đó là những mùa nào? Thời gian moi mùa thường kéo dài khoảng mấy tháng.
HS: Lắng nghe và tiếp cận nhiệm vụ
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
GV: Gợi ý, hỗ trợ học sinh thực hiện nhiệm vụ
HS: Suy nghĩ, trả lời
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
HS: trình bày kết quả
GV: Lắng nghe, gọi HS nhận xét và bổ sung
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
GV: Chuẩn kiến thức 
HS: Lắng nghe và ghi nhớ. 
TÊN BÀI DẠY: Bài 8. THỰC HÀNH: XÁC ĐỊNH PHƯƠNG HƯỚNG 
NGOÀI THỰC TẾ
Môn học/Hoạt động giáo dục: ĐỊA LÍ 6
Thời gian thực hiện: (1 tiết)
I. MỤC TIÊU :
Yêu cầu cần đạt:
1. Kiến thức: 
Xác định dược phương hướng ngoài thục tế dựa vào la bàn hoặc quan sát các hiện tượng tự nhiên.
2. Năng lực
* Năng lực chung
- Năng lực tự chủ và tự học: biết chủ động tích cực thực hiện nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: biết chủ động đưa ra ý kiến giải pháp khi được giao nhiệm vụ để hoàn thành tốt khi làm việc nhóm.
* Năng lực Địa Lí
- Năng lực tìm hiểu địa lí:- Biết cách xác định phương hướng dựa vào la bàn hoặc quan sát các hiện tượngtự nhiên.- Biết quan sát và sử dụng các hiện tượng thiên nhiên phục vụ cho cuộc sống hằng ngày
- Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Biết liên hệ thực tế để giải thích các hiện tượng, các vấn đề liên quan đến bài học; Liên hệ với Việt Nam nếu có
- Năng lực nhận thức khoa học địa lí: Phân tích mối liên hệ giữa các yếu tố tự nhiên 
3. Phẩm chất
-Trách nhiệm:Gần gũi, gắn bó hơn với thiên nhiên xung quanh
- Chăm chỉ: tích cực, chủ động trong các hoạt động học 
- Nhân ái: Chia sẻ, cảm thông với những sự khó khăn, thách thức của những vấn đề liên quan đến nội dung bài học.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên: - La bàn
- Điện thoại thông minh có la bàn
- Tranh ảnh, video về tìm phương hướng trong thực tế
2. Chuẩn bị của học sinh: sách giáo khoa, vở ghi..
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.
Hoạt động 1: Mở đầu
a. Mục đích: Giáo viên đưa ra tình huống để học sinh giải quyết, trên cơ sở đó để hình thành kiến thức vào bài học mới.
b. Nội dung: Học sinh dựa vào kiến thức đã học và hiểu biết của mình để trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm: Thuyết trình sản phẩm, câu trả lời, bài làm của học sinh
d. Cách thực hiện
 Hoạt động của GV và HS
Nội dung chính
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV: Trong cuộc sống, nhiều khi ' con người rơi vào nhũng tình huống hết súc khó khăn, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng do bị mất phương huớng. Đó là khi bị lạc trong rừng, lênh đênh giũa đại duơng hoặc lạc lối giũa một vùng đất xa lạ,... Khi đó, xác định phương hướng ngoài
thục tế là một kĩ năng cần thiết để chúng ta có thể vượt qua hiểm nguy
HS: Lắng nghe và tiếp cận nhiệm vụ
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
GV: Gợi ý, hỗ trợ học sinh thực hiện nhiệm vụ
HS: Suy nghĩ, trả lời
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
GV: Lắng nghe, gọi HS nhận xét và bổ sung 
HS: Trình bày kết quả
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
GV: Chuẩn kiến thức và dẫn vào bài mới
HS: Lắng nghe, vào bài mới
 Hoạt động 2. Hình thành kiến thức mới
Hoạt động 2.1: Xác định phương hướng bằng la bàn
a. Mục đích: 
b. Nội dung: Xác định phương hướng bằng la bàn
c. Sản phẩm: Thuyết trình sản phẩm, câu trả lời, bài làm của học sinh
d. Cách thực hiện. 
 Hoạt động của GV và HS
Nội dung chính
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV: giới thiệu la bàn cẩm tay và la bàn trong điện thoại thông minh cho HS,
Sau đó, GV yêu cầu các HS làm việc theo nhóm nhỏ sử dụng la bàn và yêu cầu HS
tìm phương hướng của một đối tượng cụ thể bằng la bàn như xác định hướng cửa lớp,
hướ ... h phương hướng dựa vào quan sát hiện tượng tự nhiên
Dựa vào hướng Mặt Trời mọc và lặn có thể xác định được phương hướng một cách tương đối chính xác.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
GV: Gợi ý, hỗ trợ học sinh thực hiện nhiệm vụ
HS: Suy nghĩ, trả lời
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
HS: Trình bày kết quả
GV: Lắng nghe, gọi HS nhận xét và bổ sung
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
GV: Chuẩn kiến thức và ghi bảng
HS: Lắng nghe, ghi bài
Hoạt động 3: Luyện tập.
a. Mục đích: Giúp học sinh khắc sâu kiến thức bài học 
b. Nội dung: Hoàn thành các bài tập.
c. Sản phẩm: câu trả lời của học sinh
d. Cách thực hiện.
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV: HS suy nghĩ, thảo luận hoàn thành các câu hỏi sau.
HS: lắng nghe
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS suy nghĩ, thảo luận để tìm ra câu trả lời. 
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
HS lần lượt trả lời các câu hỏi
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
GV chuẩn kiến thức, nhấn mạnh kiến thức trọng tâm của bài học
Hoạt động 4. Vận dụng
a. Mục đích: HS biết được giải thích được những vấn đề có liên quan đến bài học hôm nay
b. Nội dung: Vận dụng kiến thức 
c. Sản phẩm: Thuyết trình sản phẩm, câu trả lời, bài làm của học sinh
d. Cách thực hiện.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung chính
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV: Quan sát Mặt Trời hoặc sử dụng la bàn, hãy xác định khi đi từ nhà đến trường, trước tiên em phải đi về hướng nào
HS: Lắng nghe và tiếp cận nhiệm vụ
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
GV: Gợi ý, hỗ trợ học sinh thực hiện nhiệm vụ
HS: Suy nghĩ, trả lời
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
HS: trình bày kết quả
GV: Lắng nghe, gọi HS nhận xét và bổ sung
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
GV: Chuẩn kiến thức 
HS: Lắng nghe và ghi nhớ. 
CHƯƠNG 3. CẤU TẠO CỦA TRÁI ĐẤT. VỎ TRÁI ĐẤT
GV có thể sử dụng phần mở đầu chương trong SGK để dẫn dắt, gợi sự tò mò, hứng thú
tìm hiểu cho HS vào chương mới. Đây là tình huống có vấn đề vì chúng ta đều biết không thể
đi xuyên qua vào tâm Trái Đất. GV nên tìm đọc sách “Cuộc thám hiểm vào lòng đất" hoặc
tham khảo phần thông tin bổ sung. Sau đó, GV định hướng cho HS các nội dung của chương:
Cấu tạo của Trái Đất
Các mảng kiến tạo
Quá trình nội sinh và quá trình ngoại sinh. Hiện tượng tạo núi
Hiện tượng động đất, núi lửa
Các dạng địa hình chính trên Trái Đất
- Khoáng sản.
TÊN BÀI DẠY: Bài 9. CẤU TẠO CỦA TRÁI ĐẤT. 
ĐỘNG ĐẤT VÀ NÚI LỬA
Môn học/Hoạt động giáo dục: ĐỊA LÍ 6
Thời gian thực hiện: (1 tiết)
I. MỤC TIÊU :
Yêu cầu cần đạt:
1. Kiến thức: 
-	Trình bày được cấu tạo của Trái Đất
-	Xác định được trên lược đồ các mảng kiến tạo lớn, đới tiếp giáp của hai mảng xô vào nhau.
-	Trình bày được hiện tượng động đất, núi lửa và nêu được nguyên nhân.
-	Biết tìm kiếm thông tin về các thảm hoạ thiên nhiên do động đất và núi lửa gây ra vào nhau
2. Năng lực
* Năng lực chung
- Năng lực tự chủ và tự học: biết chủ động tích cực thực hiện nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: biết chủ động đưa ra ý kiến giải pháp khi được giao nhiệm vụ để hoàn thành tốt khi làm việc nhóm.
* Năng lực Địa Lí
- Năng lực tìm hiểu địa lí:- Nêu và xác định được trên lược đổ tên 7 địa mảng (mảng kiến tạo) lớn của vỏ Trái Đấtvà tên các cặp địa mảng xô vào nhau.- Sử dụng hình ảnh để xác định được cấu tạo bên trong của Trái Đất.
- Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Biết liên hệ thực tế để giải thích các hiện tượng, các vấn đề liên quan đến bài học; Liên hệ với Việt Nam nếu có
- Năng lực nhận thức khoa học địa lí: Phân tích mối liên hệ giữa các yếu tố tự nhiên 
3. Phẩm chất
-Trách nhiệm:Yêu khoa học, ham học hỏi, tìm tòi.
- Chăm chỉ: tích cực, chủ động trong các hoạt động học 
- Nhân ái: Chia sẻ, cảm thông với những sự khó khăn, thách thức của những vấn đề liên quan đến nội dung bài học.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên: - Sơ đổ cấu trúc bên trong của Trái Đất- Các video về cấu tạo của Trái Đất và các địa mảng- Phiếu học tập
- Lược đồ các địa mảng của lớp vỏ Trái Đất
2. Chuẩn bị của học sinh: sách giáo khoa, vở ghi..
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.
Hoạt động 1: Mở đầu
a. Mục đích: Giáo viên đưa ra tình huống để học sinh giải quyết, trên cơ sở đó để hình thành kiến thức vào bài học mới.
b. Nội dung: Học sinh dựa vào kiến thức đã học và hiểu biết của mình để trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm: Thuyết trình sản phẩm, câu trả lời, bài làm của học sinh
d. Cách thực hiện
 Hoạt động của GV và HS
Nội dung chính
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV: Năm 2018, núi lửa Sô-pu-tan (Soputan) ởIn-đô-nê-xi-a (Indonesia) phun trào chi vài ngày sau trận động đất khoảng 7 độ richte. Vì sao động đất và núi lửa lại xuất hiện trên Trái Đất? Bên trong Trái Đất có những gì và cấu tạo ra sao? Con người đã nỗ lực khám phá bằng những cách nào?
HS: Lắng nghe và tiếp cận nhiệm vụ
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
GV: Gợi ý, hỗ trợ học sinh thực hiện nhiệm vụ
HS: Suy nghĩ, trả lời
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
GV: Lắng nghe, gọi HS nhận xét và bổ sung 
HS: Trình bày kết quả
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
GV: Chuẩn kiến thức và dẫn vào bài mới
HS: Lắng nghe, vào bài mới
 Hoạt động 2. Hình thành kiến thức mới
Hoạt động 2.1: Cấu tạo bên trong của Trái Đất
a. Mục đích: 
b. Nội dung: Cấu tạo bên trong của Trái Đất
c. Sản phẩm: bài thuyết trình và sản phẩm của HS
d. Cách thực hiện. 
 Hoạt động của GV và HS
Nội dung chính
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV cho HS quan sát hình 9.1 trong SGK 
hoặcvideo về cấu tạo của Trái Đất và dùng phương pháp đàm thoại gợi mở để HS trao đổi và mô
tả được cấu tạo bên trong của Trái Đất gồm mấy lớp, tên các lớp đó
HS làm việc theo nhómtìm hiểu về đặc điểm của ba lớp bằng cách hoàn thành phiếu học tập.
+ Nhóm 1: Tìm hiểu đặc điểm của lớp vỏ Trái Đất.
+ Nhóm 2: Tìm hiểu đặc điểm của lớp man -ti.
+ Nhóm 3: Tìm hiểu đặc điểm của lớp nhân
Lớp vỏ
Lớp manti
Lớp nhân
Độ dày
Trạng thái
Nhiệt độ.
HS: Tiếp cận nhiệm vụ và lắng nghe
I/ Cấu tạo của Trái Đất
- Trái Đất cấu tạo gồm 3 lớp.
(Bảng chuẩn kiến thức)
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
GV: Gợi ý, hỗ trợ học sinh thực hiện nhiệm vụ
HS: Suy nghĩ, trả lời
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
HS: Trình bày kết quả
GV: Lắng nghe, gọi HS nhận xét và bổ sung 
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
GV: Chuẩn kiến thức và ghi bảng
HS: Lắng nghe, ghi bài
Bảng chuẩn kiến thức
Hoạt động 2.2: Các địa mảng (mảng kiến tạo)
a. Mục đích: HS kể tên được các mảng kiến tạo trên thế giới
b. Nội dung: Tìm hiểu Các địa mảng (mảng kiến tạo)
c. Sản phẩm: Thuyết trình sản phẩm, câu trả lời, bài làm của học sinh
d. Cách thực hiện.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung chính
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV:
Dựa vào hình 9.3, 
em hãy:
-	Cho biết lớp vỏ Trái Đất có các mảng kiến tạo lớn nào?
-	Xác định nơi tiếp giáp giữa các mảng kiến tạo đang xô vào nhau và giữa các mảng đang tách xa nhau.đới tiếp giáp của các địa mảng:
HS đọc thông tin,
làm việc với hình 2, hướng dẫn HS đọc chú giải rồi đặt các câu hỏi: Các địa mảng đứng yên
hay có sự di chuyển? Các địa mảng nào xô vào nhau và xác định trên lược đổ các đới tiếp
giáp?
HS: Lắng nghe và tiếp cận nhiệm vụ
II/Các mảng kiến tạo
Mảng kiến tạo: Mảng Âu – Á, Mảng Thái Bình Dương,Mảng Ấn Độ - Ô-xtrây-Ìi-a,Mảng Phi, Mảng Bắc Mỹ, Máng Nam Mỹ, Máng Nam Cực
Lưu ý: Ngoài 7 mảng lớn còn có các mảng nhỏ khác được đánh số. Việt Nam nằm ở
mảng Âu – Á
+ Các địa mảng có sự đi chuyển (dựa vào hướng mũi tên để biết): tách xa nhau hoặc xô
vào nhau.
+ Các cặp mảng xô vào nhau: mảng Âu - Á và mảng Ấn Độ - Ô-xtrây-]i-a, mảng Thái
Bình Dương và mảng Âu - Á, mảng Thái Bình Dương và mảng Bắc Mỹ
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
GV: Gợi ý, hỗ trợ học sinh thực hiện nhiệm vụ
HS: Suy nghĩ, trả lời
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
HS: Trình bày kết quả
GV: Lắng nghe, gọi HS nhận xét và bổ sung
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
GV: Chuẩn kiến thức và ghi bảng
HS: Lắng nghe, ghi bài
Hoạt động 2.3: Động đất
a. Mục đích: HS biết được nguyên nhân, hậu quả của động đất
b. Nội dung: Tìm hiểu Động đất
c. Sản phẩm: Thuyết trình sản phẩm, câu trả lời, bài làm của học sinh
d. Cách thực hiện.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung chính
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV :HS dựa vào thông tin trong SGK cho biết thế 
Dựa vào hình 9.4 và thông tin trong bài, em hãy:
-Mô tả lại diễn biến, nguyên nhân và hậu quả của trận động đất.
-Xác định các vành đai động đất.
-Cho biết vành đai động đất trùng với ranh giới nào
HS: Lắng nghe và tiếp cận nhiệm vụ
III/ Động đất. 
+ Động đất là những rung chuyển đột ngột mạnh mẽ của vỏ Trái Đất.
+ Nguyên nhân: do hoạt động của núi lửa, sự dịch chuyển của các mảng kiến tạo, đứt
gãy trong vỏ Trái Đất
+ Đổ nhà cửa, các công trình xây dựng.
+ Có thể gây nên lở đất, biến dạng đáy biển, làm phát sinh sóng thần khi xảy ra ở biển.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
GV: Gợi ý, hỗ trợ học sinh thực hiện nhiệm vụ
HS: Suy nghĩ, trả lời
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
HS: Trình bày kết quả
GV: Lắng nghe, gọi HS nhận xét và bổ sung
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
GV: Chuẩn kiến thức và ghi bảng
HS: Lắng nghe, ghi bài
Hoạt động 2.3: Núi lửa
a. Mục đích: HS biết được cấu tạo, nguyên nhân, hậu quả khi núi lửa xảy ra và dự báo nứi lửa doạt động
b. Nội dung: Núi lửa
c. Sản phẩm: bài thuyết trình và sản phẩm của HS
d. Cách thực hiện. 
 Hoạt động của GV và HS
Nội dung chính
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV: HS đọc thông tin sgk, thảo luận cặp đôi hoàn thành bảng kiến thức sau.
Nguyên nhân sinh ra núi lửa
Các bộ phận núi lửa
Hậu quả do núi lửa hoạt động gây ra
Dấu hiệu nhận biết núi lửa chuẩn bị hoạt động
cách gì để phòng tránh
HS: Tiếp cận nhiệm vụ và lắng nghe
IV/ Núi lửa
Nguyên nhân
sinh ra núi lửa là do mac-ma từ trong lòng Trái Đất theo các khe nứt của vỏ Trái Đất phun
trào lên bể mặt
các bộ phận
của núi lửa: lò mac-ma, miệng núi lửa, ống phun.
hậu quả do núi lửa gây ra (tính mạng con người, môi trường, đời sống và sản xuất của con
người)
mặt đất rung nhẹ, nóng hơn, có khí bốc
lên ở miệng núi,... Khi có các dấu hiệu đó, người dân phải nhanh chóng sơ tán
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
GV: Gợi ý, hỗ trợ học sinh thực hiện nhiệm vụ
HS: Suy nghĩ, trả lời
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
HS: Trình bày kết quả
GV: Lắng nghe, gọi HS nhận xét và bổ sung 
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
GV: Chuẩn kiến thức và ghi bảng
HS: Lắng nghe, ghi bài
Hoạt động 4. Vận dụng
a. Mục đích: HS biết được giải thích được những vấn đề có liên quan đến bài học hôm nay
b. Nội dung: Vận dụng kiến thức 
c. Sản phẩm: Thuyết trình sản phẩm, câu trả lời, bài làm của học sinh
d. Cách thực hiện.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung chính
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV: Em hãy lựa chọn một trong hai nhiệm vụ sau:
-	Giả sử khi đang ở trong lớp học, nếu có động đất xảy ra, em sẽ làm gì?
-	Em hãy tìm các thông tin về động đất và núi lửa trên thế giới hiện nay
HS: Lắng nghe và tiếp cận nhiệm vụ
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
GV: Gợi ý, hỗ trợ học sinh thực hiện nhiệm vụ
HS: Suy nghĩ, trả lời
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
HS: trình bày kết quả
GV: Lắng nghe, gọi HS nhận xét và bổ sung
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
GV: Chuẩn kiến thức 
HS: Lắng nghe và ghi nhớ. 

File đính kèm:

  • docxgiao_an_dia_li_6_chan_troi_sang_tao_bai_7_8_9.docx