Giáo án Địa lí 6 (Chân trời sáng tạo) - Chương 2: Trái Đất – hành tinh của hệ Mặt Trời - Bài 5: Vị trí Trái Đất trong hệ Mặt Trời. Hình dạng, kích thước của Trái Đất - Trần Thị Kim Tuyền

I. Mục tiêu

1. Năng lực:

*Năng lực chung

- Năng lực tự học, tự chủ;

- Năng lực giao tiếp và hợp tác, ngôn ngữ.

*Năng lực đặc thù

- Xác định được vị trí của Trái Đất trong hệ Mặt Trời.

- Mô tả được hình dạng, kích thước của Trái Đất.

2. Phẩm chất:

Yêu quý và có ý thức bảo vệ Trái Đất.

II. Thiết bị dạy học và học liệu

- Máy tính, tivi.

- Quả Địa Cầu.

- Các phiếu học tập.

- Các video, hình ảnh về Trái Đất và hệ Mặt Trời

III. Tiến trình dạy học

1. Hoạt động 1: Hoạt động khởi động

* Mục tiêu:

- Tạo hứng thú cho học sinh trước khi bước vào bài mới.

* Nội dung hoạt động:

 - HS dựa vào kiến thức và hiểu biết của mình để trả lời câu hỏi.

 

docx 5 trang Thu Lụa 29/12/2023 1220
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Địa lí 6 (Chân trời sáng tạo) - Chương 2: Trái Đất – hành tinh của hệ Mặt Trời - Bài 5: Vị trí Trái Đất trong hệ Mặt Trời. Hình dạng, kích thước của Trái Đất - Trần Thị Kim Tuyền", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Địa lí 6 (Chân trời sáng tạo) - Chương 2: Trái Đất – hành tinh của hệ Mặt Trời - Bài 5: Vị trí Trái Đất trong hệ Mặt Trời. Hình dạng, kích thước của Trái Đất - Trần Thị Kim Tuyền

Giáo án Địa lí 6 (Chân trời sáng tạo) - Chương 2: Trái Đất – hành tinh của hệ Mặt Trời - Bài 5: Vị trí Trái Đất trong hệ Mặt Trời. Hình dạng, kích thước của Trái Đất - Trần Thị Kim Tuyền
TRƯỜNG THCS TÂN HỘ CƠ
TỔ LỊCH SỬ - ĐỊA LÍ
HỌ VÀ TÊN GIÁO VIÊN
TRẦN THỊ KIM TUYỀN
CHƯƠNG 2. TRÁI ĐẤT - HÀNH TINH CỦA HỆ MẶT TRỜI
BÀI 5. VỊ TRÍ TRÁI ĐẤT TRONG HỆ MẶT TRỜI.
HÌNH DẠNG, KÍCH THƯỚC CỦA TRÁI ĐẤT
Môn học: Lịch Sử và Địa Lí; lớp: 6
Thời gian thực hiện: (2 tiết)
I. Mục tiêu
1. Năng lực: 
*Năng lực chung
- Năng lực tự học, tự chủ;
- Năng lực giao tiếp và hợp tác, ngôn ngữ.
*Năng lực đặc thù
- Xác định được vị trí của Trái Đất trong hệ Mặt Trời.
- Mô tả được hình dạng, kích thước của Trái Đất.
2. Phẩm chất: 
Yêu quý và có ý thức bảo vệ Trái Đất.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
- Máy tính, tivi.
- Quả Địa Cầu. 
- Các phiếu học tập.
- Các video, hình ảnh về Trái Đất và hệ Mặt Trời
III. Tiến trình dạy học
Hoạt động 1: Hoạt động khởi động
* Mục tiêu:
- Tạo hứng thú cho học sinh trước khi bước vào bài mới. 
* Nội dung hoạt động:
	- HS dựa vào kiến thức và hiểu biết của mình để trả lời câu hỏi.
* Sản phẩm:
Học sinh có hứng thú khi bắt đầu học bài mới.
* Tổ chức hoạt động: (Cá nhân)
Bước 1. Giao nhiệm vụ học tập
- GV cùng cả lớp cùng hát và vô tay bài “ Trái Đất này là của chúng mình”.
- Học sinh trả lời hai câu hỏi:
+ Trong lời bài hát Trái Đất đứng yên hay chuyển động?
+ Đất được ví như quả gì?
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS cùng hát theo lời bài hát, giơ tay trả lời câu hỏi nhanh.
- GV quan sát, theo dõi, đánh giá thái độ thực hiện nhiệm vụ của HS.
Bước 3. Báo cáo 
- HS trao đổi và trả lời nhanh câu hỏi.
Bước 4. Nhận xét, đánh giá
- GV nhận xét và dẫn dắt vào bài mới: Trái đất được gọi là hành tinh xanh, nó còn được ví như "Quả bóng xanh bay giữa trời xanh". Vậy trên thực tế hành tinh này của chúng ta đang nằm ở đâu trong hệ Mặt trời? Hình dang và kích thước của nó ra sao? Để tìm được câu trả lời, chúng ta cùng vào bài học ngày hôm nay - Bài 5: Vị trí Trái đất trong hệ Mặt trời, hình dạng, kích thước của Trái đất.
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
	Hoạt động 2.1. Xác định vị trí của Trái Đất trong hệ Mặt Trời
* Mục tiêu:
- Xác định được vị trí của Trái Đất trong hệ Mặt Trời. 
* Nội dung hoạt động:
	Theo thứ tự xa dần Mặt Trời, Trái Đất nằm ở vị trí thứ 3.
* Sản phẩm:
Học sinh xác định được vị trí của Trái Đất trong hệ Mặt Trời.
* Tổ chức hoạt động: (Cặp đôi/ Nhóm)
Hoạt động 1: cặp đôi
Bước 1. Giao nhiệm vụ học tập
- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Cặp đôi siêu trí tuệ”.
- Yêu cầu HS xem 2 lần đoạn video clip và hoàn thành phiếu học tập số 1.
 https://www.youtube.com/watch?v=2DcGY6uYEmg&list=PPSV 
	PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
	Vũ trụ của chúng ta được hình thành từ một vụ nổ lớn. Trong .. bao la có hàng tỉ .. Thiên hà có chứa hệ Mặt Trời được gọi là dãi .. Bởi vì từ hình ảnh chụp từ vệ tinh nó giống như một dòng sông băng, khác với các thiên hà khác có dạng hình xoắn ốc. Trong mỗi thiên hà có hàng triệu hệ như hệ Mặt Trời. Trong .. có chứa các ngôi sao, các .., vệ tinh, các thiên thạch và khối bụi vũ trụ.
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS xem video clip, trao đổi và hoàn thành phiếu học tập số 1.
- GV quan sát, theo dõi, đánh giá thái độ thực hiện nhiệm vụ của HS.
Bước 3. Báo cáo 
 HS đại diện báo cáo sản phẩm.
Bước 4. Nhận xét, đánh giá
Nhóm khác nhận xét, đánh giá hoạt động của nhóm bạn.
GV đúc kết kiến thức.
	PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
	Vũ trụ của chúng ta được hình thành từ một vụ nổ lớn. Trong vũ trụ bao la có hàng tỉ thiên hà. Thiên hà có chứa hệ Mặt Trời được gọi là dãi ngân hà. Bởi vì từ hình ảnh chụp từ vệ tinh nó giống như một dòng sông băng, khác với các thiên hà khác có dạng hình xoắn ốc. Trong mỗi thiên hà có hàng triệu hệ như hệ Mặt Trời. Trong hệ Mặt Trời có chứa các ngôi sao, các hành tinh, vệ tinh, các thiên thạch và khối bụi vũ trụ.
Hoạt động 2: nhóm
Bước 1. Giao nhiệm vụ học tập
- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Ai nhanh hơn?”.
- GV chia nhóm làm 8 nhóm (mỗi nhóm 5 HS)
- Yêu cầu HS sắp xếp 8 hành tinh theo thứ tự xa dần Mặt Trời. Và xác định vị trí của Trái Đất.
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS nhận thông tin. 
- Cử nhóm trưởng, thư kí, phân công nhiệm vụ cho từng thành viên.
- GV quan sát, theo dõi, đánh giá thái độ thực hiện nhiệm vụ của HS.
Bước 3. Báo cáo 
Đại diện nhóm trả lời, nhóm khác nhận xét.
Bước 4. Nhận xét, đánh giá
- GV đúc kết kiến thức, nhận xét hoạt động, sản phẩm của học sinh.
- GV chọn nhóm nhanh và đúng nhất tặng điểm
3. Hoạt động 3: Luyện tập.
	*Mục tiêu:
- Củng cố, khắc sâu nội dung kiến thức bài học; hệ thống lại nội dung kiến thức vừa tìm hiểu về vị trí của Trái Đất trong Hệ Mặt Trời.
*Nội dung hoạt động:
Theo thứ tự xa dần Mặt Trời, Trái Đất nằm ở vị trí thứ 3.
* Sản phẩm:
- Xác định được những nội dung kiến thức vừa tìm hiểu về vị trí của Trái Đất trong Hệ Mặt Trời.
*Tổ chức hoạt động:
Hoạt động cặp đôi
Bước 1. Giao nhiệm vụ học tập
Bài tập 1: Yêu cầu HS xem đoạn video clip và hoàn thành phiếu học tập số 2.
https://www.youtube.com/watch?v=taFUz3-2TgA
Bài tập 2: Trò chơi “Vòng xoay may mắn”
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS xem video clip, trao đổi và hoàn thành phiếu học tập số 2.
- HS quay và chọn câu hỏi trả lời.
- GV quan sát, theo dõi, đánh giá thái độ thực hiện nhiệm vụ của HS.
Bước 3. Báo cáo 
- Đại diện nhóm trả lời, nhóm khác nhận xét.
- HS trả lời câu hỏi.
	Bước 4. Nhận xét, đánh giá
- GV đúc kết kiến thức, nhận xét hoạt động, sản phẩm của học sinh.
- GV chọn nhóm nhanh và đúng nhất tặng điểm.
4. Hoạt động 4: Vận dụng.
*Mục tiêu:
- HS vận dụng được những kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết vấn đề.
*Nội dung hoạt động:
	- Quả Địa cầu có hình tròn.
* Sản phẩm:
HS xác định được hình dạng của quả Địa cầu và Trái Đất.
*Tổ chức hoạt động: HS thực hiện ở nhà
Bước 1. Giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS quan sát quả địa cầu và trả lời câu hỏi:
+ Quả địa cầu có hình gì?
+ Quả Địa cầu và Trái Đất có hình dạng giống nhau không?
- Yêu cầu về nhà tìm hiểu về hình dạng và kích thước của Trái Đất.
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS quan sát trả lời câu hỏi.
- HS về nhà tìm hiểu them về hình dạng, kích thước của Trái Đất?
Bước 3. Báo cáo 
- GV dặn dò HS tự tìm hiểu ở nhà, tiết sau nhận xét.
Bước 4. Nhận xét, đánh giá
- GV nhận xét về các phương án lí giải của HS đưa ra, hướng dẫn HS về nhà tìm hiểu, giờ sau trả lời (báo cáo).

File đính kèm:

  • docxgiao_an_dia_li_6_chan_troi_sang_tao_chuong_2_trai_dat_hanh_t.docx