Giáo án điện tử Lớp 4 (Chân trời sáng tạo) - Tuần 5 - Trường Tiểu học Nguyễn Hữu Huân
CHỦ ĐIỂM: MẢNH GHÉP YÊU THƯƠNG
Tên bài học: Bài 1: Về thăm bà (Tiết 1,2) Số tiết: 29 – 30
Thời gian thực hiện: ngày 03/10/2023
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
Qua bài học, học sinh thực hiện được:
- Phát triển năng lực về văn học:
+ Đọc trôi chảy bài văn,biết cách ngắt nhịp, ngắt nghỉ đúng chỗ, đúng logic ngữ nghĩa.
+ Phân biệt được lời của nhân vật và lời kể chuyện
+ Trả lời được những câu hỏi về tìm hiểu bài và hiểu được nội dung bài học: Kể về chuyến thăm bà với những cảm xúc yêu thương thông qua sự quan tâm dành cho nhau của Thanh và bà.
- Phát triển năng lực về ngôn ngữ:
+ Đọc bài trôi chảy, biết sử dụng các từ ngữ phù hợp để đặt câu, biết nói những câu bộc lộ tình yêu thương đối với các thành viên trong gia đình.
Học sinh vận dụng bài học trong thực tế cuộc sống:
- Biết đọc lưu loát bài đọc.
- Học sinh sẽ thể hiện tấm lòng hiếu thảo, yêu thương và quan tâm ông bà, cha mẹ mình.
Giúp các em hình thành và phát triển các năng lực:
- Năng lực tự chủ và tự học: Biết chuẩn bị đồ dùng học tập.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Từ tên chủ đề, trao đổi với bạn về những kỉ niệm về một lần em đi thăm họ hàng hoặc người thân.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tăng năng lực phán đoán về nhân vật chính và nội dung bài đọc thông qua việc thực hành.
Giúp các em hình thành và phát triển các phẩm chất:
Bồi dưỡng tình cảm yêu mến và phẩm chất có trách nhiệm, biết yêu thương, quan tâm, chăm sóc các thành viên trong gia đình.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án điện tử Lớp 4 (Chân trời sáng tạo) - Tuần 5 - Trường Tiểu học Nguyễn Hữu Huân
KẾ HOẠCH BÀI DẠY Môn học: TIẾNG VIỆT CHỦ ĐIỂM: MẢNH GHÉP YÊU THƯƠNG Tên bài học: Bài 1: Về thăm bà (Tiết 1,2) Số tiết: 29 – 30 Thời gian thực hiện: ngày 03/10/2023 I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: Qua bài học, học sinh thực hiện được: - Phát triển năng lực về văn học: + Đọc trôi chảy bài văn,biết cách ngắt nhịp, ngắt nghỉ đúng chỗ, đúng logic ngữ nghĩa. + Phân biệt được lời của nhân vật và lời kể chuyện + Trả lời được những câu hỏi về tìm hiểu bài và hiểu được nội dung bài học: Kể về chuyến thăm bà với những cảm xúc yêu thương thông qua sự quan tâm dành cho nhau của Thanh và bà. - Phát triển năng lực về ngôn ngữ: + Đọc bài trôi chảy, biết sử dụng các từ ngữ phù hợp để đặt câu, biết nói những câu bộc lộ tình yêu thương đối với các thành viên trong gia đình. Học sinh vận dụng bài học trong thực tế cuộc sống: - Biết đọc lưu loát bài đọc. - Học sinh sẽ thể hiện tấm lòng hiếu thảo, yêu thương và quan tâm ông bà, cha mẹ mình. Giúp các em hình thành và phát triển các năng lực: Năng lực tự chủ và tự học: Biết chuẩn bị đồ dùng học tập. Năng lực giao tiếp và hợp tác: Từ tên chủ đề, trao đổi với bạn về những kỉ niệm về một lần em đi thăm họ hàng hoặc người thân. Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tăng năng lực phán đoán về nhân vật chính và nội dung bài đọc thông qua việc thực hành. Giúp các em hình thành và phát triển các phẩm chất: Bồi dưỡng tình cảm yêu mến và phẩm chất có trách nhiệm, biết yêu thương, quan tâm, chăm sóc các thành viên trong gia đình. II. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: - SHS, VTV, SGV - Tranh minh họa chủ đề. - Một số tranh ảnh có trong SHS được phóng to, hình minh họa tiếng có vần iu/iêu kèm theo thẻ từ ( nếu có). - Máy chiếu hoặc bảng đa phương tiện dùng chiếu tranh ảnh, video ( nếu có). - Bảng phụ âm ghi cách ngắt nhịp những câu dài. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Hoạt động Mở đầu: Khởi động, kết nối -Yêu cầu cần đạt: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học. - Cách tiến hành: - GV giới thiệu chủ đề và yêu cầu học sinh nêu suy nghĩ của bản thân về chủ đề “Mảnh ghép yêu thương” - Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm đôi nói về một lần em đi thăm họ hàng hoặc người thân. - HS quan sát tranh và nói về nội dung tranh và đoán về nội dung bài học. - Chốt ý giới thiệu bài - Hs tự suy nghĩ và bày tỏ ý kiến. - HS thảo luận và kể lại. - HS đoán các hình được vẽ trong tranh chủ đề và tranh khởi động, đoán nội dung bài học. - HS lắng nghe, nhắc lại tựa bài. Hoạt động khám phá và luyện tập Yêu cầu cần đạt: + Đọc trôi chảy bài văn,biết cách ngắt nhịp, ngắt nghỉ đúng chỗ, đúng logic ngữ nghĩa. + Phân biệt được lời của nhân vật và lời kể chuyện - Cách tiến hành: Hoạt động 1: Luyện đọc thành tiếng - GV đọc mẫu toàn bài 1 lần - GV HD đọc: (Lưu ý: đọc phân biệt giọng đọc nhân vật: giọng người dẫn chuyện thong thả, nhẹ nhàng, nhấn giọng ở những từ ngữ miêu tả đặc điểm của con đường, mái nhà, từ ngữ miêu tả hình dáng, hành động, trạng thái, cảm xúc của Thanh và bà; giọng Thanh xúc động, yêu thương, thể hiện thái độ yêu quý, kính trọng bà, giọng bà nhẹ nhàng, âu yếm, đầy mến thương,) - Gọi 1 HS đọc toàn bài. - GV chia đoạn: (4 đoạn) +Đoạn 1: Từ đầu đến “ ngừng lại trên bậc cửa”. + Đoạn 2: Tiếp theo đến “ kẻo nắng, cháu.” + Đoạn 3:Tiếp theo đến “ kẻo mệt”. +Đoạn 4: còn lại. - GV gọi HS đọc nối tiếp theo đoạn. - Luyện đọc từ khó: Bát Tràng, mừng rỡ, âu yếm, mát rượi, thong thả, sẵn sàng, - Luyện đọc câu dài, luyện đọc một số câu thể hiện cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật. +Trên con đường lát gạch Bát Tràng rêu phủ,/ những vòng ánh sáng/ lọt qua vòm cây/ xuống nhảy múa theo chiều gió.// + Thanh rút khăn lau mồ hôi trên trán/ rồi thong thả / đi bên bức tường hoa thấp chạy thẳng đến đầu nhà.// +Tuy vậy, / Thanh cảm thấy/ chính bà che chở cho mình/ như những ngày còn nhỏ.// + Lần nào trở về với bà,/ Thanh cũng thấy thong thả / và bình yên như thế.// - Luyện đọc đoạn: GV tổ chức cho HS luyện đọc đoạn theo nhóm 4. - GV nhận xét các nhóm. Hoạt động 2: Luyện đọc hiểu - Giải nghĩa từ khó hiểu: + Tường hoa: tường rào bao quanh nhà có vườn, thường được thiết kế thông thoáng, thấp và có tác dụng trang trí. + Thiên lí: còn gọi là bông lí, lí dạ hương, loại cây leo nhiều nhánh, hoa có mùi thơm mang lại cảm giác thư thái. - GV cho HS đọc thầm và thảo luận nhóm đôi trả lời lần lượt 5 câu hỏi trong sgk. - GV hỗ trợ HS gặp khó khăn, lưu ý rèn cách trả lời đầy đủ câu. + Câu 1: Thanh cảm nhận được điều gì khi đi từ cổng vào nhà bà? -GV hướng dẫn HS rút ra nội dung của đoạn 1 + Câu 2: Cảm xúc của hai bà cháu như thế nào khi gặp nhau? Gv hướng dẫn HS rút ra nội dung đoạn 2. + Câu 3: Những lời nói, việc làm của bà vói Thanh giúp em hiểu được điều gì? Gv hướng dẫn HS rút ra nội dung đoạn 3. + Câu 4: Vì sao mỗi lần trở về với bà, Thanh luôn thấy thong thả và bình yên? ( Chọn đáp án đúng) Gv hướng dẫn HS rút ra nội dung đoạn 4. + Câu 5: Khuyến khích HS trả lời những việc đã làm, theo cảm nhận và suy nghĩ riêng. - GV mời HS nêu nội dung bài. - GV chốt nội dung bài đọc: Kể về chuyến thăm bà với những cảm xúc yêu thương thông qua sự quan tâm dành cho nhau của Thanh và bà. - Yêu cầu HS rút ra ý nghĩa của bài đọc: Ca ngợi tình cảm yêu thương, quan tâm chăm sóc lẫn nhay của những người thân trong gia đình. C. Hoạt động vận dụng – Trải nghiệm Hoạt động 3: Luyện đọc lại. - GV đọc lại toàn bài. - GV yêu cầu học sinh nhắc lại nội dung, ý nghĩa bài đọc. Xác định được giọng đọc của đoạn 3 ( lưu ý: giọng nhẹ nhàng, vui, tốc độ nhanh hơn so với đoạn 1,2; nhấn giọng ở những từ ngữ chỉ hoạt động, trạng thái thể hiện sự yêu thương, quan tâm chăm sóc; giọng Thanh nhẹ nhàng, ấm áp, lễ phép) - GV đọc lại đoạn mẫu Thanh đi,/người thẳng,/ mạnh,/ cạnh bà lưng đã còng.// Tuy vậy,/ Thanh cảm thấy/ chính bà che chở cho mình/như những ngày còn nhỏ.// - Cháu đã ăn cơm chưa?// - Dạ chưa.// Cháu xuống tàu/ về đây ngay//. Nhưng cháu không thấy đói.// Bà nhìn cháu,/ giục:// - Cháu rửa mặt đi,/ rồi nghỉ kẻo mệt.// - GV yêu cầu hs luyện đọc nhóm đôi đọc lại đoạn 3 - Yêu cầu HS đọc trước lớp. - GV nhận xét, tuyên dương. HS lắng nghe và dò theo. - 1 HS đọc HS chia đoạn - HS đọc nối tiếp nhau - Luyện đọc từ khó theo hướng dẫn - Luyện đọc câu dài. -HS luyện đọc theo nhóm 4 - Các nhóm nhận xét và tuyên dương. -HS giải thích nghĩa của từ. - HS thảo luận nhóm đôi và lần lượt trả lời các câu hỏi trong SGK. - HS lưu ý trả lời đầy đủ câu hỏi. Câu 1: Khi đi từ cổng vào nhà bà, Thanh thấy mát mẻ, yên tĩnh, tâm hồn dường như thư thả, bình yên khi ngắm nhìn con đường lát gạch Bát Tràng quen thuộc với bóng nắng lung linh nhảy nhót qua kẽ lá, tường hoa thấp chạy thẳng đến đầu nhà như ngăn chặn mọi tiếng ồn bên ngoài, chỉ còn sự bình yên. - HS suy nghĩ và rút ra ý chính của đoạn 1: Cảm nhận của Thanh khi đi trên con đường vào nhà bà. -Câu 2: Khi gặp lại nhau, hai bà cháu xúc động, mừng rỡ, đầy yêu thương. - HS đọc lại đoạn 2 và rút ra nội dung đoạn 2: Cảm xúc của hai bà cháu khi gặp lại nhau. - Câu 3: Những lời nói, việc làm của bà giúp em hiểu được tình yêu thương bà dành cho Thanh, vẫn quan tâm, chăm sóc Thanh như ngày Thanh còn bé. - Nội dung đoạn 3: Sự quan tâm, chăm sóc của bà dành cho Thanh. - Câu 4: Chọn đáp án: Vì bà lúc nào cũng sẵn sàng chờ đợi để mến yêu Thanh. -Nội dung đoạn 4: Căn nhà và tình yêu của bà luôn khiến Thanh thấy thong thả và bình yên mỗi khi trở về. - HS nêu nội dung bài. - HS lắng nghe và ghi nhớ. - Hs rút ra ý nghĩa của bài đọc. - HS lắng nghe và đọc thầm - HS nhắc lại nội dung và ý nghĩa của bài đọc. - HS lắng nghe giáo viên đọc mẫu và ghi nhớ những lưu ý khi đọc. HS luyện đọc trong nhóm. HS đọc theo nhóm HS lắng nghe và ghi nhớ. Hoạt động nối tiếp Yêu cầu cần đạt: + Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung. + Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. + Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học. + Phát triển năng lực ngôn ngữ. - Cách tiến hành: - GV gọi HS đọc lại cả bài. - Nếu còn thời gian, GV tổ chức cho HS phân vai đọc toàn bài. - 1-2 HS đọc lại toàn bài - HS phân vai đọc lại toàn bài. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY: ............................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................ KẾ HOẠCH BÀI DẠY Môn học: TIẾNG VIỆT CHỦ ĐIỂM: MẢNH GHÉP YÊU THƯƠNG Tên bài học: LTVC: ĐỘNG TỪ (tiết 3) Số tiết: 31 Thời gian thực hiện: ngày 03/10/2023 I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: Qua bài học, học sinh thực hiện được: - Biết nhận diện và sử dụng động từ phù hợp trong dùng từ, đặt câu. Học sinh vận dụng bài học trong thực tế cuộc sống: - Học sinh biết sử dụng một số động từ thể hiện tình cảm vào giao tiếp. Giúp các em hình thành và phát triển các năng lực: - Năng lực tự chủ và tự học: Biết chuẩn bị đồ dùng học tập. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: biết trao đổi với bạn để tìm ra được đáp án cho các bài tập. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết sử dụng các từ ngữ để tạo thành những câu có nội dung phù hợp. Giúp các em hình thành và phát triển các phẩm chất: tự tin, trách nhiệm, tự giác hoàn thành các nhiệm vụ được giao. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - SHS, VTV, SGV - Máy chiếu hoặc bảng đa phương tiện dùng chiếu tranh ảnh, video ( nếu có). III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Hoạt động Mở đầu: Khởi động, kết nối -Yêu cầu cần đạt: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học. - Cách tiến hành: - GV tổ chức trò chơi “ Đoán nhanh, đoán đúng” Cách chơi: giáo viên phát cho HS các thẻ từ, học sinh nhìn vào đó và diễn tả bằng hành động để cả lớp đoán, bạn nào đoán đúng sẽ được thưởng một viên kẹo. - GV Nhận xét, tuyên dương. - GV dẫn dắt vào bài mới - HS nghe cách chơi và tham gia trò chơi. - HS lắng nghe. - HS lắng nghe và lặp lại tựa bài. Hoạt động khám phá và luyện tập 2. Luyện từ và câu - Yêu cầu cần đạt: HS nhận biết được động từ và sử dụng động từ phù hợp trong dùng từ, dùng câu. - Cách tiến hành: 2.1. Nhận diện động từ: - GV yêu cầu học sinh xác định yêu cầu bài tập 1 - Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm đôi để thực hiện yêu cầu bài 1. - Yêu cầu học sinh chia sẻ kết quả thảo luận *Lưu ý: Ở câu a) HS xác định từ “ đầy”, “ cuồn cuộn” là động từ thì vẫn chấp nhận. Ở câu b) HS không xác định được từ “ bắt đầu” là động từ vẫn chấp nhận. - Yêu cầu học sinh làm bài vào vở bài tập. - Yêu cầu 1-2 nhóm HS chữa bài. - GV nhận xét. 2.2. Tìm động từ thể hiện tình cảm, cảm xúc - Yêu cầu HS xác định đề bài BT2 - Yêu cầu HS thảo luận nhóm 4, mỗi HS tìm từ cho một yêu cầu, nhóm trưởng tổng hợp từ của nhóm bằng kĩ thuật Khăn trải bàn. - Yêu cầu các nhóm trình bày kết quả. - GV nhận xét. 2.3. Đặt câu với động từ thể hiện tình cảm, cảm xúc - Yêu cầu HS đọc yêu cầu bài tập 3 -Yêu cầu HS viết từ 1-2 câu với từ ngữ tìm được ở BT2 vào VBT *Lưu ý: Hs có thể viết câu dựa vào ngữ cảnh đã cho ở BT2 - 1-2 HS chia sẻ kết quả trước lớp - GV nhận xét 2.4. Chọn động từ phù hợp - Yêu cầu HS xác định yêu cầu bài tập 4 - Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi, thay hình bông hoa bằng một động từ phù hợp trong ngoặc đơn để hoàn chỉnh các câu trong đoạn văn, - Yêu cầu HS chia sẻ kết quả - GV nhận xét. - HS xác định yêu cầu b ... ng tránh nguy cơ bị xâm hại. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài giảng điện tử hoặc tranh ảnh phóng to về những đối tượng, hoàn cảnh có nguy cơ gây hành động xâm hại và hậu quả khi bị xâm hại. - HS: Sách giáo khoa, bút màu, bút dạ, giấy A1 hoặc bảng nhóm III. CÁC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC CHỦ YẾU: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH Hoạt động Mở đầu: Khởi động, kết nối - GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Chim cánh cụt” - GV có thể di chuyển HS ra ngoài sân trường để tổ chức hoạt động này. GV tổ chức cho HS trong lớp đứng thành vòng tròn, hai tay để thẳng theo thân người, bàn tay xòe ra, có một HS ở giữa làm chim cánh cụt, hai tay chống vào hông. - GV phổ biến luật chơi: HS làm chim cánh cụt sẽ di chuyển theo dáng đi của chim cánh cụt và bạn đó chạm được vào ai thì người đó sẽ bị biến thành chim cánh cụt. HS mới bị biến thành chim cánh cụt sẽ cùng bạn “chim cánh cụt ban đầu” tiếp tục di chuyển trong vòng tròn để chạm được vào các bạn khác. Nhiệm vụ của những bạn đứng ở vòng tròn là phải di chuyển theo khu vực quy định để mình không bị bạn chim cánh cụt chạm vào người (không bị biến thành chim cánh cụt). - GV tổ chức cho HS cả lớp chơi trong khoảng thời gian từ 3 – 5 phút. - HS di chuyển ra ngoài sân trường để thực hiện chơi trò chơi. - HS tham gia trò chơi. - Trao đổi sau trò chơi: + Trong trò chơi vừa rồi, em có bị ai động chạm vào hay em có động chạm vào ai không? + Nếu có, thì cảm giác của em như thế nào? + Theo em, thế nào là động chạm tốt? Thế nào là động chạm xấu? - GV giới thiệu: Trong cuộc sống, có những tình huống có thể dẫn tới nguy cơ bị xâm hại cho bản thân. Em cần nhận diện các tình huống đó và biết cách tự bảo vệ bản thân đề phòng tránh nguy cơ bị xâm hại. - HS trả lời theo suy nghĩ. Hoạt động khám phá và luyện tập . Khám phá chủ đề Hoạt động 1. Nhận diện tình huống có nguy cơ bị xâm hại 1. Trao đổi với bạn về những nguy cơ bị xâm hại - GV chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm từ 4 – 6 học sinh, mời HS đọc yêu cầu của nhiệm vụ 1, hoạt động 1 trong SGK Hoạt động trải nghiệm 4 trang 16 và mời 1 – 2 HS thử thực hiện nhiệm vụ. - GV yêu cầu các nhóm thảo luận, trao đổi về những nguy cơ bị xâm hại, trình bày kết quả thảo luận của nhóm trên giấy A0. - HS ngồi theo nhóm, quan sát hình ảnh trong SGK và đọc nhiệm vụ thảo luận: Trao đổi với bạn về những nguy cơ bị xâm hại. - GV tổ chức cho HS chia sẻ kết quả. - Các nhóm HS chia sẻ. Dự kiến câu trả lời: Những nguy cơ bị xâm hại là: Đi một mình ở nơi vắng vẻ; Được người lạ cho quà, cho tiền mà không rõ lí do; Khi đi theo bạn bè, hàng xóm, người lạ, mà không báo cho gia đình, người thân biết; Ở nhà một mình; Kết bạn với người lạ trên mạng xã hội; Tham gia những trang mạng xã hội có nội dung không lành mạnh; Thiếu sự quan tâm, chăm sóc của người thân; Thiếu hiểu biết về đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi; Thiếu kiến thức và kỹ năng phòng chống xâm hại; Hạn chế trong nhận thức về các hình thức xâm hại; Thiếu hiểu biết về pháp luật 2. Kể một tình huống cụ thể có nguy cơ bị xâm hại mà em biết. - GV yêu cầu: Kể một tình huống cụ thể có nguy cơ bị xâm hại mà em biết - GV đưa ra gợi ý: + Tình huống đó xảy ra ở đâu? Vào thời gian nào? Có những ai ở đó?Chuyện gì đã xảy ra?... - HS làm việc cặp đôi và chia sẻ với nhau. Dự kiến: + Tình huống xảy ra trên đường đi học. Khi một bạn gái đang một mình đi học về thì có 2 thanh niên đi xe máy, áp sát bạn gái, kéo tóc bạn gái cười to. Rất may bạn gái đã hét lên làm 2 thanh niên kia sợ hãi và phóng xe đi mất. - GV tổ chức cho một số cặp HS chia sẻ trước lớp. - 2- 3 cặp HS chia sẻ trước lớp. - GV tổng kết hoạt động: Có nhiều hành động bị coi là xâm hại trẻ em như: Xâm phạm sự riêng tư của trẻ, cho trẻ xem ấn phẩm đồi trụy, chạm vào nơi trẻ không muốn, bắt trẻ sờ vào mình, đánh trẻ để hả giận, lừa bịp trẻ, bỏ mặc trẻ không cho ăn uống, tắm giặt, sử dụng trẻ như nô lệ, bắt trẻ làm việc quá nhiều khiến trẻ thiếu thời gian vui chơi, học tập, không cho trẻ đi học, buôn bán trẻ em, Vì vậy các em cần nhận biết được những nguy cơ bị xâm hại để phòng tránh. Hoạt động 2. Tìm hiểu những đối tượng, hoàn cảnh có nguy cơ gây hành động xâm hại - GV mời một vài HS đọc to yêu cầu của nhiệm vụ 1, hoạt động 2 trong SGK Hoạt động trải nghiệm 4 trang 16 và kiểm tra việc hiểu nhiệm vụ của các HS trong lớp. - GV yêu cầu HS trao đổi nhóm đôi: quan sát các tranh trong SGK và xác định những đối tượng, hoàn cảnh có nguy cơ gây hành động xâm hại và giải thích vì sao nhóm lại chọn như vậy. Gợi ý câu hỏi: + Tình huống này xảy ra ở đâu? Trong hoàn cảnh nào? Ai là người có nguy cơ bị xâm hại? Đối tượng có nguy cơ gây ra hành động xâm hại này là ai? - GV tổ chức cho HS ghép thành nhóm 4: thảo luận theo câu hỏi: “Hãy kể thêm những đối tượng, hoàn cảnh có nguy cơ gây ra hành động xâm hại”. Yêu cầu các nhóm ghi kết quả thảo luận lên giấy A1. - HS đọc nhiệm vụ 1 trong SGK. - HS thảo luận cặp đôi. Dự kiến câu trả lời: + Tranh 1: Tình huống xảy ra khi bạn nhỏ ở nhà một hình. Người có nguy cơ gây ra hành động xâm hại này có thể là người đàn ông lạ hoặc quen biết. + Tranh 2: Tình huống xảy ra ở biên giới trong hoàn cảnh buôn bán trẻ em. Người có nguy cơ gây ra hành động xâm hại này là bọn buôn bán, bắt cóc người. + Tranh 3: Bạn nhỏ đang đi cùng bác qua cổng trường tiểu học, bạn nhỏ không được đi học. Người có nguy cơ gây ra hành động xâm hại này là bác bạn nhỏ. + Tranh 4: Bạn gái đang ngồi trên ghế ở nơi công cộng. Người phụ nữ lớn tuổi chê bai bạn nhỏ, hành động đó cũng là xâm hại về tinh thần của bạn nhỏ. - HS trao đổi nhóm 4 để kể thêm những đối tượng, hoàn cảnh có nguy cơ gây ra hành động xâm hại. Dự kiến câu trả lời như: kẻ biến thái, người lạ mặt rủ rê đi cùng, kẻ xấu rủ rê sử dụng chất gây nghiện - GV mời đại diện một vài nhóm báo cáo kết quả thảo luận của nhóm mình về những đối tượng, hoàn cảnh có nguy cơ gây ra hành động xâm hại và mời các nhóm khác bổ sung. - 2- 3 nhóm HS chia sẻ trước lớp. - Các HS khác quan sát, nhận xét. - GV tổng kết hoạt động: + Những đối tượng có nguy cơ gây hành động xâm hại: Bất kì ai cũng có thể là đối tượng gây ra hành động xâm hại. Đó có thể là người lạ, người quen, người hàng xóm, cô, chú, anh họ, bác ruột, cậu ruột, ông bảo vệ, bởi vậy các em không được chủ quan với bất kì ai. - Hoàn cảnh có nguy cơ gây bị xâm hại: Cho người lạ vào nhà khi ở nhà một mình; tham gia các hoạt động ở nơi công cộng (như ngồi ở công viên, nhà văn hóa, trên xe bus, ; trẻ em bị bắt cóc, bị buôn bán; trẻ em trong gia đình không trọn vẹn (phải sống với mẹ kế, bố dượng, ) trẻ em bị bỏ rơi, trẻ sống lang thang, cơ nhỡ, trẻ phải lao động trước tuổi, - HS lắng nghe và đặt câu hỏi (nếu có). C. Hoạt động vận dụng – Trải nghiệm Tổng kết - Mời một bạn nhắc lại điều chúng ta đã cùng chia sẻ, trải nghiệm trong tiết học. - GV nhấn mạnh: Các em phải luôn luôn cảnh giác với các đối tượng và tránh để bị rơi vào hoàn cảnh có nguy cơ bị xâm hại. - Chúng ta cùng tìm hiểu và trải nghiệm về những tình huống có nguy cơ bị xâm hại và những đối tượng, hoàn cảnh có nguy cơ gây hành động xâm hại. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY: ............................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................ Tuần 5. Chủ đề An toàn trong cuộc sống của em SINH HOẠT LỚP NHỮNG HẬU QUẢ KHI BỊ XÂM HẠI Thời gian thực hiện: 06/10/2023 YÊU CẦU CẦN ĐẠT : Sau tiết hoạt động, học sinh thực hiện được: - Tự đánh giá các hoạt động trong tuần của bản thân và tham gia đánh giá các hoạt động chung của lớp. Xác định được các việc cần thực hiện trong tuần tiếp theo. Học sinh vận dụng bài học trong thực tế cuộc sống: Nhận diện được một số tình huống có nguy cơ bị xâm hại và đánh giá hậu quả trong các tình huống đó. Giúp các em hình thành và phát triển năng lực: - Nêu được những hậu quả khi bị xâm hại. - Năng lực thích ứng với cuộc sống: nhận diện được một số tình huống có nguy cơ bị xâm hại và đánh giá hậu quả trong các tình huống đó. Giúp các em hình thành và phát triển phẩm chất: Có ý thức bảo vệ bản thân ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài giảng điện tử - HS: Giấy A4, bút viết, bút dạ.. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH A. Hoạt động Mở đầu: Khởi động, kết nối Hoạt động 1. Tổng kết hoạt động tuần 5 và phương hướng hoạt động tuần 6 a. Sơ kết tuần 5: - Từng tổ báo cáo - Lớp trưởng tập hợp ý kiến tình hình hoạt động của tổ, lớp trong tuần 5. - GV nhận xét chung các hoạt động trong tuần. - Thành viên được phân công báo cáo. - Các thành viên khác lắng nghe, bổ sung ý kiến. - Lắng nghe cô giáo nhận xét. b. Phương hướng tuần 6 - Tiếp tục ổn định, duy trì nền nếp quy định. - Tiếp tục thực hiện tốt các nội quy của nhà trường đề ra. - Tích cực học tập để nâng cao chất lượng. - Tiếp tục duy trì các hoạt động: thể dục, vệ sinh trường, lớp xanh, sạch, đẹp và cả ý thức nói lời hay, làm việc tốt .... - Thực hiện các hoạt động khác theo phân công - Lắng nghe và bổ sung ý kiến cho tuần sau B . Hoạt động khám phá và luyện tập Hoạt động 2. Tìm hiểu những hậu quả khi bị xâm hại 1. Trao đổi với bạn về những hậu quả khi trẻ em bị xâm hại - GV tổ chức cho HS quan sát các tranh trong SGK trang 16 và nêu nội dung của từng bức tranh theo cảm nhận của mình theo các gợi ý: + Bạn nhỏ trong tranh có phải đang bị xâm hại không? Vì sao? + Hậu quả xảy ra khi trẻ em bị xâm hại là gì? - Quan sát tranh và trả lời câu hỏi. Dự kiến câu trả lời: + Tranh 1: Trẻ em bị bóc lột sức lao động + Tranh 2: Trẻ em bị xâm hại tình dục khi tham gia hoạt động văn hóa, nghệ thuật ngoài trời + Tranh 3: Trẻ em bị bạo hành + Những việc làm này có thể ảnh hưởng đến tâm lí và thể chất của trẻ em. 2. Kể thêm các hậu quả khi trẻ em bị xâm hại - GV chia lớp thành các nhóm 4 HS và thảo luận về những hậu quả khi trẻ em bị xâm hại mà em biết. - GV tổ chức cho các nhóm chia sẻ kết quả thảo luận theo hình thức trao đổi sản phẩm giữa các nhóm. Sau khi các nhóm đã đọc sản phẩm của nhóm bạn, GV mời một số nhóm trình bày kết quả đọc sản phẩm của nhóm bạn và nêu nhận xét. - Tham gia thảo luận nhóm 4 và ghi ra các hậu quả khi trẻ em bị xâm hại trên giấy A1 hoặc bảng nhóm. - Các nhóm đổi chéo sản phẩm để nhận xét; 2 – 3 nhóm báo cáo trước lớp. Dự kiến câu trả lời: + Trẻ bị tử vong + Trẻ bị trầm cảm; + Trẻ tự tử hoặc tự gây tổn thương cho bản thân. + Tinh thần hoảng loạn. + Trẻ bị mặc cảm . C. Hoạt động vận dụng – Trải nghiệm 3. Tổng kết /cam kết hành động - GV cho HS khái quát lại những hậu quả khi trẻ em bị xâm hại và nhắc nhở HS về nhà trao đổi với người thân về những nguy cơ và hậu quả khi bị xâm hại. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY: ............................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................ HIỆU TRƯỞNG TỔ TRƯỞNG GIÁO VIÊN Phan Thị Cẩm Hạnh Lê Thị Hiền
File đính kèm:
- giao_an_dien_tu_lop_4_chan_troi_sang_tao_tuan_5_truong_tieu.doc