Giáo án Khoa học Lớp 4 (Chân trời sáng tạo) - Học kì 1 - Năm học 2023-2024

BÀI 1: MỘT SỐ TÍNH CHẤT VÀ VAI TRÒ CỦA NƯỚC (Tiết 1 )

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Năng lực đặc thù:

- Quan sát và làm được thí nghiệm đơn giản để phát hiện ra một số tính chất của nước.

- Nêu được một số tính chất của nước (không màu, không mùi, không vị, không có hình dạng nhất định; chảy từ cao xuống thấp, chảy lan ra khắp mọi phía; thấm qua một số vật và hoà tan một số chất).

- Vận dụng được tính chất của nước trong một số trường hợp đơn giản.

- Nêu được và liên hệ thực tế ở gia đình và địa phương về: ứng dụng một số tính chất của nước; vai trò của nước trong đời sống, sản xuất và sinh hoạt.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ và tự học: Chủ động trong việc tìm hiểu.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Xác định được nhiệm vụ của nhóm và trách nhiệm, hoạt động của bản thân trong nhóm.

3. Phẩm chất.

- Yêu nước: Yêu thiên nhiên.

- Nhân ái: Thể hiện được sự yêu quý bạn bè trong quá trình thảo luận nhóm.

 

docx 185 trang Thu Lụa 29/12/2023 1780
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Khoa học Lớp 4 (Chân trời sáng tạo) - Học kì 1 - Năm học 2023-2024", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Khoa học Lớp 4 (Chân trời sáng tạo) - Học kì 1 - Năm học 2023-2024

Giáo án Khoa học Lớp 4 (Chân trời sáng tạo) - Học kì 1 - Năm học 2023-2024
Ngày dạy: KẾ HOẠCH BÀI DẠY TUẦN 1
 MÔN: KHOA HỌC - LỚP 4 TIẾT 1
 BÀI 1: MỘT SỐ TÍNH CHẤT VÀ VAI TRÒ CỦA NƯỚC (Tiết 1 )
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Năng lực đặc thù:
Quan sát và làm được thí nghiệm đơn giản để phát hiện ra một số tính chất của nước.
Nêu được một số tính chất của nước (không màu, không mùi, không vị, không có hình dạng nhất định; chảy từ cao xuống thấp, chảy lan ra khắp mọi phía; thấm qua một số vật và hoà tan một số chất).
Vận dụng được tính chất của nước trong một số trường hợp đơn giản.
Nêu được và liên hệ thực tế ở gia đình và địa phương về: ứng dụng một số tính chất của nước; vai trò của nước trong đời sống, sản xuất và sinh hoạt.
2. Năng lực chung.
Năng lực tự chủ và tự học: Chủ động trong việc tìm hiểu.
Năng lực giao tiếp và hợp tác: Xác định được nhiệm vụ của nhóm và trách nhiệm, hoạt động của bản thân trong nhóm.
3. Phẩm chất.
Yêu nước: Yêu thiên nhiên.
Nhân ái: Thể hiện được sự yêu quý bạn bè trong quá trình thảo luận nhóm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Đồ dùng:
GV: Các hình trong bài 1 SGK; các vật dụng chứa nước bằng thuỷ tinh có hình dạng khác nhau; một thìa cát, một thìa muối, một thìa đường; một khăn vải loại dễ thấm nước.
HS: SGK, VBT.
2. Phương pháp, kĩ thuật:
Phương pháp: Hỏi đáp, quan sát, thảo luận nhóm.
Kĩ thuật: Kĩ thuật đặt câu hỏi, động não, chia sẻ nhóm.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. KHỞI ĐỘNG:
* Mục tiêu: Tạo hứng thú và khơi gợi những hiểu biết đã có của HS về tính chất của nước.
* Cách thực hiện: 
GV đặt câu hỏi: “Hằng ngày, gia đình em sử dụng nước vào những việc gì?”
GV mời một vài HS trả lời.
GV nhận xét chung và dẫn dắt vào bài học: “Một số tính chất và vai trò của nước.”
- HS trả lời theo hiểu biết và trải nghiệm bản thân. 
- Cả lớp lắng nghe.
B. KIẾN TẠO TRI THỨC MỚI
Hoạt động 1: Nước là chất không có màu.
* Mục tiêu: HS quan sát hình và nêu được tính chất không màu của nước.
* Cách tiến hành:
GV chia lớp thành các nhóm đôi và yêu cầu mỗi nhóm quan sát hình la và 1b, thảo luận để trả lời câu hỏi: Em nhìn thấy rõ trái cây trong cốc nước (hình lạ) hay cốc sữa (hình 1b)? Vì sao?
GV đề nghị mỗi nhóm thảo luận và cử HS đại diện trả lời.
GV nhận xét các câu trả lời.
* Kết luận: Nước là chất không màu.
- HS thảo luận nhóm đôi thực hiện các yêu cầu của GV. 
Ta thấy rõ trái cây trong cốc nước vì nước trong suốt, không màu.
- Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét. 
Hoạt động 2: Nước là chất không có mùi, không có vị.
* Mục tiêu: HS quan sát thí nghiệm và nêu được tính chất không mùi, không vị của nước.
* Cách tiến hành:
GV đặt một cốc chứa nước đun sôi để nguội, một cốc chứa giảm và một cốc chứa sữa lên bàn và đề nghị HS nêu cách nhận biết chất chứa trong mỗi cốc. GV đặt câu hỏi: Làm thế nào em nhận biết được cốc chứa nước, cốc chứa sữa và cốc chứa giấm?
GV gợi ý HS thử nhận biết bằng cách ngửi hoặc nếm một ít chất lỏng trong mỗi cốc và trả lời câu hỏi GV đã nêu ở trên.
* Kết luận: Nước là chất không có mùi, không có vị.
- Cả lớp quan sát và trả lời câu hỏi. 
So với giấm hoặc sữa, nước không có mùi và cũng không có vị.
- Vài HS nêu ý kiến cá nhân, em khác nhận xét. 
Hoạt động 3: Nước là chất không có hình dạng nhất định.
* Mục tiêu: HS quan sát thí nghiệm và nêu được nước không có hình dạng nhất định mà
có hình dạng của vật chứa.
* Cách tiến hành:
GV yêu cầu HS quan sát các hình 2a, 2b, 2c và thực hiện các yêu cầu sau:
+ Rót cùng một lượng nước (hoặc sữa, hoặc giấm) vào mỗi vật dụng ở hình 2a, 2b và 2.
+ Nêu nhận xét về hình dạng của nước, sữa và giấm.
+ Em rút ra kết luận gì về hình dạng của nước, sữa và giấm?
GV có thể mở rộng thêm cho HS bằng cách đặt câu hỏi: Nếu ta rót nước vào những vật chứa khác nhau thì nước sẽ có hình dạng như thế nào?
* Kết luận: Nước không có hình dạng nhất định mà có hình dạng của vật chứa nó.
- HS quan sát các hình và thực hiện yêu cầu của GV. 
+ Cả nước, sữa và giấm đều không có hình dạng nhất định. 
- HS trả lời: Nếu ta rót nước vào những vật chứa khác nhau thì nước sẽ có hình dạng của vật chứa.
- Cả lớp lắng nghe. 
Hoạt động 4: Cùng thảo luận về một số tính chất của nước.
* Mục tiêu: HS thực hành để củng cố về một số tính chất của nước.
* Cách tiến hành:
GV yêu cầu HS làm việc nhóm, thảo luận và điền thông tin vào bảng sau:
GV yêu cầu HS: Dựa vào thông tin ở bảng vừa điền, hãy nêu một số tính chất chung của nước.
GV mời một số nhóm trình bày.
GV và HS nhận xét, rút ra kết luận về một số tính chất của nước.
* Kết luận: Nước là chất không màu, không mùi, không vị.
- HS làm việc theo nhóm, thực hiện yêu cầu của GV
- Vài nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét.
- HS lắng nghe.
Hoạt động 5: Thí nghiệm “Nước hoà tan được một số chất”.
* Mục tiêu: HS làm được thí nghiệm, từ đó nêu được một số chất có thể hoà tan trong nước
* Cách tiến hành:
GV chia lớp thành các nhóm nhỏ và phát cho mỗi nhóm bộ dụng cụ thí nghiệm gồm: một thìa cát sạch, một thìa đường, một thìa muối, ba cốc trong suốt đựng nước.
GV hướng dẫn các nhóm làm thí nghiệm:
+ Cho một thìa cát, một thìa đường, một thìa muối vào từng cốc nước và khuấy nhẹ.
+ Quan sát và nhận xét cát, đường, muối trong mỗi cốc sau khi khuấy nước.
+ Kết luận về tính hoà tan của nước.
GV quan sát các nhóm làm thí nghiệm.
GV mời đại diện mỗi nhóm lên trình bày kết quả thí nhiệm và nêu nhận xét về kết quả thí nghiệm.
GV nhận xét và dẫn dắt đề HS nêu được kết luận về tính hoà tan của nước.
* Kết luận: Nước hoà tan đường và muối, nhưng không hoà tan cát.
- HS thực hiện thí nghiệm theo nhóm dưới sự hướng dẫn của GV. 
- Đại diện các nhóm trình bày.
Hoạt động 6: Nước chảy như thế nào và những vật liệu nào thấm được nước?
* Mục tiêu: HS quan sát hình và nêu được chiều nước chảy và tính thẩm của nước.
*Cách tiến hành:
GV chiếu hình 3 và 4 (SGK, trang 7), yêu cầu HS quan sát và trả lời các câu hỏi sau:
+ Trong hình 3, nước chảy ra từ ống thoát nước và trên mặt đất như thế nào?
+ Trong hình 4, nước thấm qua khăn vải hay mặt bàn?
+ Khi ta làm đồ một cốc nước trên mặt bàn nằm ngang thì nước sẽ chảy như thế nào?
GV có thể cho HS thực hành: đồ ít nước lên một mặt bàn có trải khăn vải và mặt bàn gỗ không có trải khăn vải. Sau đó, GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi:
+ Nước thấm qua khăn hay mặt bàn?
+ Em sẽ dùng khăn làm bằng chất liệu gì để lau nước?
GV gợi mở thêm: Các bề mặt được làm từ ni lông, sắt, thuỷ tinh,... sẽ không thấm được nước. GV dẫn dắt để HS có thể nêu được kết luận về chiều nước chảy và tính thấm của nước.
* Kết luận: Nước chảy từ cao xuống thấp và chảy theo mọi hướng. Nước có thể thấm qua
vài, giấy,... nhưng không thấm qua được ni lông, sắt,...
- HS trả lời, em khác nhận xét. 
+ Trong hình 3, nước chảy ra theo hướng từ trên xuống và lan ra mọi phía.
+ Trong hình 4, nước thấm qua khăn vải.
+ Khi ta làm đồ một cốc nước trên mặt bàn nằm ngang thì nước sẽ chảy lan ra mọi phía.
- HS thực hiện.
+ Nước thấm qua khăn 
+ Dùng khăn vải lau sẽ thấm được nước.
- HS lắng nghe.
Hoạt động 7: Đố em
*Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức đã học về tính chất của nước để giải thích hiện tượng
trong thực tiễn đời sống.
* Cách tiến hành:
GV tổ chức cho HS thi đua trả lời các câu đố sau:
+ Khi trời mưa, ta cần mặc loại trang phục gì để tránh mưa? Vì sao?
+ Vì sao mái nhà được làm dốc? (Hình 5 SGK, trang 7)
GV yêu cầu HS đọc nội dung Em đã học được:
Nước ở dạng lỏng không màu, không mùi, không vị, không có hình dạng nhất định và hoà tan được một số chất như muối, đường,...
Nước chảy từ cao xuống thấp, chảy lan ra khắp mọi phía.
Nước có thể thấm qua một số chất như vải nhưng không thấm qua được ni lông,...
- HS thi đua trả lời, em khác nhận xét. 
+ Nilông không thấm nước nên thường được dùng làm áo mưa.
+ Mái nhà được thiết kế dốc về một phía đề nước chảy xuôi xuống ra khỏi mái nhà.
HS đọc nội dung Em đã học được.
Hoạt động nối tiếp:
GV đánh giá, nhận xét tiết học.
GV yêu cầu HS về nhà tìm hiểu vai trò của nước trong các hoạt động sống hằng ngày ở gia đình em để chuẩn bị cho tiết học sau.
- Cả lớp lắng nghe. 
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................ 
Ngày dạy: KẾ HOẠCH BÀI DẠY TUẦN 1
 MÔN: KHOA HỌC - LỚP 4 TIẾT 2
 BÀI 1: MỘT SỐ TÍNH CHẤT VÀ VAI TRÒ CỦA NƯỚC (Tiết 2 )
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Năng lực đặc thù:
Quan sát và làm được thí nghiệm đơn giản để phát hiện ra một số tính chất của nước.
Nêu được một số tính chất của nước (không màu, không mùi, không vị, không có hình dạng nhất định; chảy từ cao xuống thấp, chảy lan ra khắp mọi phía; thấm qua một số vật và hoà tan một số chất).
Vận dụng được tính chất của nước trong một số trường hợp đơn giản.
Nêu được và liên hệ thực tế ở gia đình và địa phương về: ứng dụng một số tính chất
của nước; vai trò của nước trong đời sống, sản xuất và sinh hoạt.
2. Năng lực chung.
Năng lực tự chủ và tự học: Chủ động trong việc tìm hiểu.
Năng lực giao tiếp và hợp tác: Xác định được nhiệm vụ của nhóm và trách nhiệm, hoạt động của bản thân trong nhóm.
3. Phẩm chất.
Yêu nước: Yêu thiên nhiên.
Nhân ái: Thể hiện được sự yêu quý bạn bè trong quá trình thảo luận nhóm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
1. Đồ dùng:
GV: Các hình trong bài 1 SGK; các vật dụng chứa nước bằng thuỷ tinh có hình dạng khác nhau; một thìa cát, một thìa muối, một thìa đường; một khăn vải loại dễ thấm nước.
HS: SGK, VBT.
2. Phương pháp, kĩ thuật:
Phương pháp: Hỏi đáp, quan sát, thảo luận nhóm.
Kĩ thuật: Kĩ thuật đặt câu hỏi, động não, chia sẻ nhóm.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. KHỞI ĐỘNG:
* Mục tiêu: Tạo hứng thú và khơi gợi những hiểu biết đã có của HS về vai trò của nước trong đời sống hằng ngày, trong sản xuất công nghiệp và nông nghiệp,...
* Cách thực hiện: 
* Cách thực hiện: 
GV đặt câu hỏi: Nước cần thiết như thế nào trong đời sống của chúng ta? Em và gia đình sử dụng nước như thế nào?
GV mời 2 – 3 HS trả lời.
GV nhận xét và dẫn dắt vào tiết 2 của bài học.
- HS trả lời theo hiểu biết và trải nghiệm bản thân. 
- Cả lớp lắng nghe.
VẬN DỤNG, TRẢI NGHIỆM
Hoạt động 1: Nước cần thiết cho các sinh hoạt thường ngày của con người.
* Mục tiêu: HS nêu được vai trò của nước trong sinh hoạt.
* Cách tiến hành:
GV yêu cầu HS quan sát hình 6 (SGK, trang 8) và trả lời câu hỏi: Nước có vai trò gì đối với sinh hoạt hằng ngày của con người?
GV yêu cầu HS: Hãy kể tên những hoạt động có sử dụng nước trong gia đình em.
GV mời 2 – 3 HS trả lời.
GV và HS cùng nhận xét, rút ra kết luận.
* Kết luận: Nước cần thiết cho các sinh hoạt thường ngày như giải khát, rửa chén bát và vật dụng, giặt giũ, vệ sinh, tắm gội.
- HS trả lời, em khác nhận xét.
Nước cần thiết cho các sinh hoạt thường ngày như giải khát, rửa chén bát và
vật dụng, giặt giũ, vệ sinh, tắm gội.
- HS trả lời theo trải nghiệm cá nhân.
- Cả lớp lắng nghe.
Hoạt động 2: Nước cần thiết cho đời sống của thực vật và động vật.
* Mục tiêu: HS nêu được vai trò của nước đối với đời sống động vật và thực vật.
* Cách tiến hành: ...  lắng nghe.
- HS lắng nghe.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
Ngày dạy: KẾ HOẠCH BÀI DẠY TUẦN 18
 MÔN: KHOA HỌC - LỚP 4 TIẾT 1
CHỦ ĐỀ 3: THỰC VẬT VÀ ĐỘNG VẬT
BÀI 17: CHĂM SÓC CÂY TRỒNG VÀ VẬT NUÔI
(Tiết 2)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT 
1. Năng lực đặc thù
- Thực hiện được việc làm phù hợp để chăm sóc cây trồng (ví dụ: tưới nước, bón phân..) và vật nuôi ở nhà.
2. Năng lực chung:
- Năng tự chủ, tự học, lắng nghe, xử lý tình huống và trả lời các câu hỏi. Nêu được nội dung bài.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Tham gia trò chơi, vận dụng.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Tham gia thảo luận trong nhóm.
3. Phẩm chất: 
- Đoàn kết, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Đối với giáo viên
- Ti vi/ máy chiếu bằng tương tác.
- Các hình trong bài 17 SGK.
Đối với học sinh
- SGK, VBT.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. HĐ khởi động 
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú và khơi gợi những hiểu biết đã có của HS về những việc làm chăm sóc vật nuôi mà HS biết.
b. Cách tiến hành
- GV đặt câu hỏi: Ở nhà em có nuôi con vật nào không? Kể một số việc làm mà em đã thực hiện để chăm sóc con vật.
- GV mời 2 – 3 HS trả lời câu hỏi.
- Dựa vào thực tế câu trả lời của HS, GV ghi chú một số nội dung liên quan lên bảng.
- GV nhận xét chung và dẫn dắt HS vào tiết 2 của bài học.
2. Hoạt động Hình thành kiến thức
Hoạt động 1: Tìm hiểu các việc làm chăm sóc vật nuôi
a. Mục tiêu: HS nhận biết được một số việc làm chăm sóc vật nuôi
b. Cách tiến hành
- GV yêu cầu HS làm thảo luận nhóm để trả lời việc theo nhóm đôi. HS quan sát các hình 6, 7, 8, 9 (SGK, trang 70), các câu hỏi:
+ Con người làm những việc gì để chăm sóc vật nuôi?
+ Tác dụng của những việc làm đó là gì?
- GV mời HS khác bổ sung hoặc nhận xét để có câu trả lời chính xác cho cả lớp. 
- GV yêu cầu HS: Kể một số việc chăm sóc vật nuôi ở gia đình và cộng đồng mà em biết.
- GV hỏi thêm về tác dụng của các việc làm mà H5 nêu ra. 
* Kết luận: Chúng ta cần chăm sóc, bảo vệ vật nuôi thông qua các việc làm như: cung cấp đầy đủ thức ăn, nước uống, khí ô-xi, nhiệt độ và ánh sáng thích hợp; thường xuyên vệ sinh chuồng trại,... để chúng sống và phát triển tốt.
Hoạt động 2: Xử lí tình huống
a. Mục tiêu:  HS hiểu và vận dụng được kiến thức đã học về một số việc làm chăm sóc vật nuôi đề xử lí tình huống.
b. Cách tiến hành
- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm 4. HS quan sát hình 10 và 11 (SGK, trang 70) và thảo luận để trả lời câu hỏi: Em sẽ ứng xử như thế nào với mỗi tình huống này?
- GV cho HS tiếp tục xử lí một số tỉnh huống khác ở VBT để khắc sâu thêm kiến thức.
 - GV dẫn dắt để HS nêu được từ khoá của bài.
3. Hoạt động nối tiếp sau bài học
a. Mục tiêu: Khắc sâu kiến thức, nội dung bài học.
b. Cách tiến hành
GV yêu cầu HS về nhà vận dụng các kiến thức đã được học trong bài 17 để theo dõi và chăm sóc các vật nuôi, cây trồng ở nhà; chia sẻ với người thân về các việc làm cần thiết để chăm sóc cây trồng và vật nuôi.
- HS lắng nghe.
- 2 – 3 HS trả lời.
- HS quan sát.
- HS lắng nghe – Ghi tựa bài vào vở.
- HS làm việc nhóm đôi.
- Đọc thông tin SGK.
- Chia sẻ câu trả lời.
+ Hình 6: Cung cấp thức ăn dãy dủ cho bộ. Tác dụng: Giúp bò có dây dủ thức ăn, không bị đói, sống và phát triển tốt.
+ Hình 7: Vệ sinh chuồng trại và tắm cho lợn. Tác dụng: Làm cho lợn nuôi sạch sẽ, môi trường chuồng trại dầm bảo vệ sinh, không bị ô nhiễm do chất thải của lợn.
+ Hình 8: Che chắn chuồng trại cho trâu, bò vào mùa lạnh, thời tiết rét, nhiệt độ thấp.
Tác dụng: Giúp giữ ẩm cho vật nuôi, tránh gió lùa
+ Hình 9: Cho con chó uống nước. Tác dụng: Cung cấp đủ nước cho con chó để không bị
thiếu nước giúp chó sống và phát triển.
- Nhận xét.
- HS thảo luận nhóm đôi và nêu thêm một số việc làm chăm sóc vật nuôi ở gia đình và cộng dồng mà em biết. 
 - HS thảo luận nhóm để tìm câu trả lời.
- Đại diện nhóm trình bày.
Một số việc làm chăm sóc vật nuôi có thể kể thêm như: Cho thêm rơm vào chuồng trâu, bò vào mùa lạnh; phủ chăn cho trâu, bò khi thời tiết giá rét; tắm bằng dầu gội chống ve, bét cho chó, mèo; không cung cấp thức ăn ôi thiu cho vật nuôi; thắp đèn điện sưởi ấm cho vật nuôi vào những ngày thời tiết giá rét; trồng cây xanh quanh các chuồng nuôi; buộc trâu, bò vào dưới các cây có tán rộng, nơi mát mẻ.
- HS lắng nghe.
- Thảo luận nhóm đôi.
- Đọc thông tin SGK.
- Chia sẻ nhóm lớn.
- Đại diện nhóm trình bày.
+ Hình 10: Ao cá có nhiều rác và túi ni lông gây ô nhiễm cho các sinh vật sống trong ao. Cần phải vớt rác, làm sạch ao; đặt bảng cấm vứt rác xuống ao.
+ Hình 11: Đặt con chó con vào hộp kín thiếu không khí sẽ làm chó ngạt thở. Cần đục lỗ cho không khi có thể vào bên trong hộp để chó con thở khi cần được đi xa.
- HS thực hiện vào VBT.
- HS nêu từ khóa của bài: Chăm sóc cây trồng – Chăm sóc vật nuôi.
- HS lắng nghe.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
Ngày dạy: KẾ HOẠCH BÀI DẠY TUẦN 18
 MÔN: KHOA HỌC - LỚP 4 TIẾT 2
CHỦ ĐỀ 3: THỰC VẬT – ĐỘNG VẬT
BÀI 18: ÔN TẬP CHỦ ĐỀ: ĐỘNG VẬT -THỰC VẬT
(1 Tiết )
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT 
1. Năng lực đặc thù
- Học sinh ôn tập, củng cố lại toàn bộ các kiến thức đã được học trong chủ để: Thực vật – động vật.
2. Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Trao đổi hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của giáo viên.
- Năng lực tự chủ và tự học: Tự giác học tập, tham gia vào các hoạt động.
- Năng lực giải quyết vấn đề sáng tạo: Vẽ được sơ đồ.
3. Phẩm chất: 
- Yêu thiên nhiên, yên động vật.
- Có hứng thú với việc chăm sóc thực vật, động vật.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Đối với giáo viên
- Các hình trong bài.
- Các vật liệu như hướng dẫn ỏ hoạt động 2 trang 71 SGK.
Đối với học sinh
- SGK, VBT.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Hoạt động: Khởi động 
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú và khơi gợi để HS nhớ lại nhưng kiến thức đã học của chủ đề Thực vật – động vật.
b. Cách tiến hành
- GV tổ chức cho HS thi đua kể nhưng điều kiện cần thiết để thực vật và động vật có thể sống và phát triển.
- Nhận xét tuyên dương.
- GV dẫn dắt HS vào bài học: “Ôn tập chủ đề : Thực vật và động vật”.
2. Hoạt động: Hình thành kiến thức
Hoạt động 1: Làm áp phích
a. Mục tiêu: HS sưu tầm tranh ảnh, viết, vẽ được một trong những nội dung đã học sau chủ đề Thực vật và động vật để tạo thành một áp phích.
b. Cách tiến hành
- GV tổ chức cho HS hoạt động theo nhóm 6.
Gợi ý: Tuỳ theo trình độ của HS, GV có thể gợi ý cho HS làm một số hoạt động sau: viết lại một cách đơn giản nội dung các mục Em đã học được ở các bài 15, 16 và 17 kèm theo một số tranh ảnh hoặc hình vẽ có liên quan; viết tổng quan về những điều đã học được trang chủ đề; vẽ sơ đồ các khái niệm mới đã học trong chủ đề; viết những cảm nhận của HS về những điều đã học được trong chủ đề kèm hình ảnh minh hoạ có liên quan,...
- GV tổ chức cho đại diện một số nhóm lên chia sẻ sản phẩm của nhóm mình. 
Lưu ý: GV chọn các sản phẩm đa dạng về hình thức, chọn các sản phẩm không tốt hoặc chưa hoàn thiện để trình bày trước. GV mời 1 – 2 HS khác nhận xét, góp ý cho bạn để hoàn thiện sản phẩm hơn.
- GV điều khiển thảo luận, nhận xét lẫn nhau của HS nhận ra những vấn đề còn thiếu sót để hoàn thiện các sản phẩm của mình. 
- GV nên có hình thức khen thưởng cho điểm hoặc các hình thức động viên khác hợp lí cho những sản phẩm tốt, sáng tạo.
Hoạt động 2: Cùng sáng tạo
a. Mục tiêu: HS thiết kế được một bình tưới nước nhỏ giọt cho cây trồng giúp tiết kiểm nước.
b. Cách tiến hành
- GV đặt vấn đề: Chúng ta cần tiết kiệm nước vì không cần tưới quá nhiều nước cho cây một lúc để tránh lãng phí nước; ngoài ra, khi chúng ta vắng nhà ngắn ngày, không thể tưới nước hằng ngày cho cây vì vậy một bình tưới nhỏ giọt là rất cần thiết.
- GV tổ chức cho HS làm việc theo nhóm 4 thảo luận nhóm theo gợi ý ở các hình 1, 2, 3 (SGK, trang 71).
- GV lưu ý HS cần cẩn thận khi dùng đồ vật sắc nhọn, không đùa nghịch trong quá trình thực hành; tiến hành làm bình tưới nhỏ giọt theo trình tự từng bước.
- GV theo dõi, giám sát các nhóm, hỗ trợ cho HS khi cần thiết, không được làm thay cho HS.
- Để hoạt động được sôi nổi và HS có nhiều lựa chọn cho vật liệu dẫn nước nhỏ giọt từ trong bình ra đất, GV có thể bổ sung thêm dậy ni lông, dây vải có hàm lượng ni lông nhiều, dây vải coton để HS lựa chọn loại vật liệu làm dây dẫn nước; kích thước đường kinh các sợi dây vải khác nhau. Lưu ý: Phương án chọn dây vải coton là phương án tối ưu nhất, dây không quá to để nước chảy ra không quá nhiều.
- GV mời lần lượt các nhóm chia sẻ với cả lớp sản phẩm của nhóm mình. (GV ưu tiên mời các nhóm làm sản phẩm không tốt trinh bày trước, các nhóm có sản phẩm hoàn thiện hơn sẽ trình bày sau.).
- GV có thể đặt một chậu cây để làm ví dụ cho việc trình bày sản phẩm của các nhóm. 
- Gợi ý yêu cầu đối với sản phẩm:
+ Lỗ ở nắp chai nhựa không quá to, vừa phải để đủ cho dây vải luôn qua.
+ Dây dẫn nước phải là dây vải coton (là phương án tối ưu) vì khả năng dẫn nước tốt. + Nước chảy ra theo dạng nhỏ giọt, càng chậm càng tốt, giọt nước vừa phải.
+ Chai nhựa được cố định chắc chắn vào cọc. Cọc được cắm đúng vị trí, không quá xa gốc cây để nước có thể thấm vào rễ cây dễ dàng.
+ Khoảng cách từ nắp chai đến mặt đất không quá xa, khoảng 10 – 15 cm là vừa phải. 
3. Hoạt động nối tiếp sau bài học
a. Mục tiêu: Giúp học sinh học tốt ở tiết học sau. Tạo thói quen chuẩn bị bài trước khi đến lớp.
b. Cách tiến hành
- GV yêu cầu HS về nhà xem lại, đọc và ghi nhớ các nội dung Em đã học được ở các bài 15, 16, 17 của chủ đề Thực vật và động vật.
- Chuẩn bị bài tiếp theo.
 - HS thi đua kể.
- Lắng nghe.
 - Lắng nghe.
- HS chuẩn bị trước ở nhà các hình ảnh sưu tầm có liên quan đến chủ đề.
- HS mỗi nhóm tiến hành dán, vẽ, viết về một một trong các nội dung kiến thức đã học được của chủ đề để làm một áp phích.
 - Đại diện một số nhóm lên chia sẻ sản phẩm của nhóm mình.
 - HS thảo luận, nhận xét lẫn nhau để nhận ra những vấn đề còn thiếu sót để hoàn thiện các sản phẩm của mình.
- HS lắng nghe.
- HS làm việc theo nhóm 4. HS thảo luận nhóm và thực hiện thiết kế bình tưới nhỏ giọt như các bước gợi ý ở các hình 1, 2, 3 (SGK, trang 71).
- Đại diện các nhóm lần lượt chia sẻ với cả lớp sản phẩm của nhóm mình.
- HS trả lời câu hỏi gợi ý của giáo viên.
- HS lắng nghe và nhận việc.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docxgiao_an_khoa_hoc_lop_4_chan_troi_sang_tao_hoc_ki_1_nam_hoc_2.docx