Giáo án Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10 - Bài 1, 2 - Năm học 2023-2024

BÀI 1: TÌNH YÊU

Thời lượng: 3 tiết (Bộ Chân trời sáng tạo)

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC.

1. Về kiến thức

HS hiểu được thế nào là tình yêu chân chính và một số điều cần tránh trong tình yêu.

2. Về năng lực

- Năng lực chung:

+ Tự chủ và tự học để có những kiến thức cơ bản về tình yêu.

+ Giao tiếp và hợp tác trong làm việc nhóm để thảo luận nhóm, thiết kế áp phích tuyên truyền về những điều cần tránh trong tình yêu.

+ Giải quyết vấn đề và sáng tạo trước những tình huống liên quan đến tình yêu.

- Năng lực đặc thù:

Năng lực điều chỉnh hành vi, phát triển bản thân:

+ Có kĩ năng xử lí đúng đắn trước những vấn đề liên quan đến tình yêu.

+ ủng hộ tình yêu chân chính, phê phán những biểu hiện cần tránh trong tình yêu.

3. Về phẩm chất

Nhân ái, trách nhiệm trước những vấn đề liên quan tới tình yêu.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU.

- SGK, SGV, SBT chuyên đề Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10;

- Tranh/ảnh, clip, câu chuyện, trò chơi, ví dụ thực tế,. liên quan tới bài học;

- Máy tính, máy chiếu projector, bài giảng PowerPoint,.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

TIẾT 1:

1. Hoạt động: mở đầu

a) Mục tiêu. Tạo tâm thế tích cực cho HS; huy động những hiểu biết của HS về tình yêu để dẫn vào bài học.

 b) Nội dung. Giáo viên cho cả lớp nghe bài hát Yêu là “tha thứ” (Nhạc sĩ: Nguyễn Phúc Thiện) và trả lời câu hỏi:

- Tình yêu của chàng trai và cô gái trong bài hát đã trải qua những giai đoạn nào?

- Chàng trai và cô gái đã làm gì để vun đắp cho tình yêu của mình?

 c) Sản phẩm. Học sinh chỉ ra được

+ Tình yêu của chàng trai và cô gái đã trai qua những giai đoạn như: Nhớ nhung, thân mật, hờn ghen, giận dỗi và tha thứ để đến được bên nhau

+ Chàng trai và cô gái đã tha thứ cho nhau, bỏ qua những lỗi lầm của nhau để cùng nhau vun đắp cho tình yêu lứa đôi

 d) Tổ chức thực hiện

Chuyển giao nhiệm vụ học tập:

Giáo viên cho cả lớp nghe bài hát Yêu là “tha thu” (Nhạc sĩ: Nguyễn Phúc Thiện) và trả lời câu hỏi:

- Tình yêu của chàng trai và cô gái trong bài hát đã trải qua những giai đoạn nào?

- Chàng trai và cô gái đã làm gì để vun đắp cho tình yêu của mình?

 

doc 16 trang Thu Lụa 30/12/2023 1300
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10 - Bài 1, 2 - Năm học 2023-2024", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10 - Bài 1, 2 - Năm học 2023-2024

Giáo án Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10 - Bài 1, 2 - Năm học 2023-2024
Tuần 1,2,3 Tiết ppct: 1,2,3
Ngày soạn: 27/08/2023
Ngày dạy: 6/09/2023
BÀI 1: TÌNH YÊU
Thời lượng: 3 tiết (Bộ Chân trời sáng tạo)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC.
1. Về kiến thức
HS hiểu được thế nào là tình yêu chân chính và một số điều cần tránh trong tình yêu.
2. Về năng lực
-	Năng lực chung:
+ Tự chủ và tự học để có những kiến thức cơ bản về tình yêu.
+ Giao tiếp và hợp tác trong làm việc nhóm để thảo luận nhóm, thiết kế áp phích tuyên truyền về những điều cần tránh trong tình yêu.
+ Giải quyết vấn đề và sáng tạo trước những tình huống liên quan đến tình yêu.
-	Năng lực đặc thù:
Năng lực điều chỉnh hành vi, phát triển bản thân:
+ Có kĩ năng xử lí đúng đắn trước những vấn đề liên quan đến tình yêu.
+ ủng hộ tình yêu chân chính, phê phán những biểu hiện cần tránh trong tình yêu.
3. Về phẩm chất
Nhân ái, trách nhiệm trước những vấn đề liên quan tới tình yêu.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU.
-	SGK, SGV, SBT chuyên đề Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10;
-	Tranh/ảnh, clip, câu chuyện, trò chơi, ví dụ thực tế,... liên quan tới bài học;
-	Máy tính, máy chiếu projector, bài giảng PowerPoint,....
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
TIẾT 1:
1. Hoạt động: mở đầu
a) Mục tiêu. Tạo tâm thế tích cực cho HS; huy động những hiểu biết của HS về tình yêu để dẫn vào bài học.
 b) Nội dung. Giáo viên cho cả lớp nghe bài hát Yêu là “tha thứ” (Nhạc sĩ: Nguyễn Phúc Thiện) và trả lời câu hỏi:
-	Tình yêu của chàng trai và cô gái trong bài hát đã trải qua những giai đoạn nào?
-	Chàng trai và cô gái đã làm gì để vun đắp cho tình yêu của mình?
	c) Sản phẩm. Học sinh chỉ ra được
+ Tình yêu của chàng trai và cô gái đã trai qua những giai đoạn như: Nhớ nhung, thân mật, hờn ghen, giận dỗi và tha thứ để đến được bên nhau
+ Chàng trai và cô gái đã tha thứ cho nhau, bỏ qua những lỗi lầm của nhau để cùng nhau vun đắp cho tình yêu lứa đôi 
	d) Tổ chức thực hiện
Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
Giáo viên cho cả lớp nghe bài hát Yêu là “tha thu” (Nhạc sĩ: Nguyễn Phúc Thiện) và trả lời câu hỏi:
-	Tình yêu của chàng trai và cô gái trong bài hát đã trải qua những giai đoạn nào?
-	Chàng trai và cô gái đã làm gì để vun đắp cho tình yêu của mình?
Thực hiện nhiệm vụ học tập
Học sinh lắng nghe bài hát, suy nghĩ và trả lời câu hỏi
Báo cáo kết quả và thảo luận
- Giáo viên mời một số học sinh chia sẻ ý kiến, suy nghĩ của mình về hai câu hỏi đặt ra, 
- Các học sinh khác cùng nhau góp ý bổ sung và hoàn thiện câu trả lời
Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Giáo viên nhận xét đánh giá về quá trình thực hiện nhiệm vụ của học sinh
GV đặt câu hỏi thảo luận chung: Tình yêu có vai trò như thế nào đối với mỗi con người
Gv nhấn mạnh: 
Tình yêu là món quà kì diệu, tiếp cho con người sức mạnh để vượt qua mọi khó khăn, hoàn thiện bản thân và hạnh phúc trong cuộc đời. Nhưng yêu ai, yêu khi nào và yêu như thế nào là vấn đề mà mỗi chúng ta đều phải cân nhắc. Bài học này sẽ giúp chúng ta có nhận thức và hành động đúng về tình yêu.
2. Hoạt động: Khám phá
Nội dung 1: Tìm hiểu nội dung: Thế nào là tình yêu
a) Mục tiêu. HS hiểu được thế nào là tình yêu.
b) Nội dung. GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm, cùng nhau tìm hiểu thông tin trong sách giáo khoa đưa ra và trả lời câu hỏi
Tình yêu của Lệ Thu và Ngọc Bảo có gì đặc biệt? Tình yêu đó được biểu hiện như thế nào?
Em có cảm nhận như thế nào về tình yêu của 2 nhân vật trong thông tin trên?
Em quan niệm như thế nào về tình yêu?
	c) Sản phẩm. 
- HS giải thích được các câu hỏi mà phần thông tin đưa ra
+ Tình yêu của Lệ Thu và Ngọc Bảo đặc biệt ở chỗ, cả 2 ban đầu đều có những mặc cảm về bản thân, về khuyết tật cơ thể, nhưng họ đã biết vượt qua để cùng nhau vun đắp cho tình yêu của mình
+ Tình yêu đó được biểu hiện ở sự cảm thông, chia sẻ, sự nỗ lực vượt qua những khó khăn để có được tình yêu của mình
+ Chúng ta rất khâm phục và trân trọng tình yêu của hai người
d) Tổ chức thực hiện
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Dự kiến sản phẩm 
Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm, cùng nhau tìm hiểu thông tin trong sách giáo khoa đưa ra và trả lời câu hỏi
Tình yêu của Lệ Thu và Ngọc Bảo có gì đặc biệt? Tình yêu đó được biểu hiện như thế nào?
-	Em có cảm nhận như thế nào về tình yêu của 2 nhân vật trong thông tin trên?
-	Em quan niệm như thế nào về tình yêu?
Thực hiện nhiệm vụ học tập
- Học sinh đọc câu chuyện.
- Cùng nhau trao đổi và trả lời câu hỏi trong sách giáo khoa
Báo cáo kết quả và thảo luận
- Giáo viên gọi một số học sinh đại diện đứng lên chia sẻ nội dung tìm hiểu về thông tin sách giáo khoa đưa ra
- Các nhóm còn lại tiến hành hoạt động nhận xét và góp ý.
Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Giáo viên nhận xét bài trả lời của học sinh đã được yêu cầu trình bày và tiến hành nhận xét
Gv nhấn mạnh và nêu một số quan niệm về tình yêu 
1. Thế nào là tình yêu chân chính?
a. Thế nào là tình yêu.
Tình yêu là một dạng tình cảm đặc biệt của 2 người, có sự hoà hợp về nhiều mặt, làm cho họ có nhu cầu gần gũi, gắn bó với nhau 
Nội dung 2: Tìm hiểu nội dung: Thế nào là tình yêu chân chính.
a) Mục tiêu. HS hiểu được thế nào là tình yêu chân chính, những biểu hiện của tình yêu chân chính.
b) Nội dung. GV yêu cầu HS tiếp tục thảo luận nhóm, đọc và tìm hiểu câu chuyện trong sách giáo khoa và trả lời câu hỏi
- Nêu những biểu hiện trong tình yêu của 2 nhân vật trong trường hợp trên.
-	Cho biết tình yêu của anh T và chị S có phải tình yêu chân chính không. Giải thích vì sao.
- Trình bày cách hiểu của em về tình yêu chân chính.
	c) Sản phẩm. 
- HS trả lời được các câu hỏi đặt ra theo một số nội dung sau
+ Biểu hiện tình yêu của hai nhân vật trong câu chuyện: Có sự tương đồng về mặt tình cảm, chân thành, tin cậy và tôn trọng lẫn nhau, cùng nhau vượt qua khó khăn trở ngại để đến với nhau
+ Chính những biểu hiện này đã chứng minh tình yêu của anh T và chị S là một tình yêu chân chính vì nó bắt nguồn từ sự tin tưởng chân thành và sự tôn trọng lẫn nhau, họ quyết tâm vượt qua mọi khó khăn để cùng nhau xây dựng hạnh phúc gia đình.
	d) Tổ chức thực hiện
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Dự kiến sản phẩm 
Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
Nêu những biểu hiện trong tình yêu của 2 nhân vật trong trường hợp trên.
-	Cho biết tình yêu của anh T và chị S có phải tình yêu chân chính không. Giải thích vì sao.
- Trình bày cách hiểu của em về tình yêu chân chính.
Thực hiện nhiệm vụ học tập
- Học sinh cùng nhau đọc thông tin và thảo luận.
- Học sinh làm việc theo nhóm: Suy nghĩ và trả lời câu hỏi giáo viên đặt ra.
Báo cáo kết quả và thảo luận
- Giáo viên gọi một số học sinh đứng lên chia sẻ nội dung tìm hiểu về thông tin sách giáo khoa đưa ra
- Các nhóm còn lại tiến hành hoạt động nhận xét và góp ý.
Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Giáo viên nhận xét bài trả lời của học sinh đã được yêu cầu trình bày và tiến hành nhận xét
- Giáo viên chốt kiến thức làm nổi bật đặc điểm của tình yêu chân chính
Gv nhấn mạnh: 
Tình yêu chân chính giúp con người sống tốt vì nhau, tự hoàn thiện và giúp nhau cùng hoàn thiện, vươn tới những điều cao đẹp trong cuộc sống.
b. Thế nào là tình yêu chân chính
- Tình yêu chân chính là tình yêu trong sáng, lành mạnh, phù hợp với các quan niệm đạođức tiến bộ cùa xã hội. 
- Một tình yêu chân chính có các biểu hiện cơ bản sau đây:
+ Sự chung thuỷ: Trong tình yêu, sự chung thuỷ luôn là nền tảng quyết định tình yêu đó tiến xa được bao nhiêu. Sự chung thuỷ là tại một thời điểm chỉ yêu một người, luôn coi người mình yêu là duy nhất, mọi tâm huyết, tình cảm đều chỉ dành riêng cho người đó, không cho bất cứ một ai khác xen ngang vào mối quan hệ hai người.
+ Sự đồng cảm: Tình yêu cần sự đồng cảm sâu sắc về tâm tư, nguyện vọng, ước mơ, hoài bão của nhau; hoà hợp về tính cách; quyến luyến, mong muốn được gần gũi, gắn bó bên nhau.
+ Trách nhiệm: Tinh thần trách nhiệm trong tình yêu thể hiện qua sự hi sinh, chăm sóc, lo lắng, giúp đỡ nhau một cách tự nguyện, bảo vệ cho nhau và cùng nhau phấn đấu tạo dựng tương lai; không làm cho người yêu đau khổ; cùng nhau vượt qua những thử thách, khó khăn; có ý thức trách nhiệm đối với tương lai, hạnh phúc của nhau.
+ Sự chân thành, tin cậy và tôn trọng từ hai phía: Sự chân thành thể hiện ở hành động trung thực, không lừa dối, giấu giếm nhau điều gì, từ đỏ tạo dựng niềm tin đối với nhau; tôn trọng sở thích, nhu cầu, quyết định, công việc,... của nhau, không áp đặt, định kiến trong tình yêu.
Nội dung 3: Tìm hiểu nội dung: Một số điều cần tránh trong tình yêu.
a) Mục tiêu. HS nêu được một số điều cần tránh trong tình yêu.
b) Nội dung. GV tiếp tục yêu cầu HS làm thảo luận nhóm, đọc bức thư mà người mẹ gửi cho con gái và trả lời câu hỏi:
- Nêu những điều cần tránh trong tình yêu mà người mẹ nhắc nhở con gái trong lá thư trên.
-	Cho biết suy nghĩ của em về những ý kiến của người mẹ trong lá thư.
-	Nêu những điều cần tránh trong tình yêu ở lứa tuổi học sinh trung học phổ thông.
	c) Sản phẩm. 
- HS trả lời được các câu hỏi đặt ra theo một số nội dung sau
+ Những điều cần tránh mà người mẹ đã nhắc con trong bức thư đó là: Sai lầm: ngộ nhận, ích kỉ, vụ lợi,.
+ Những ý kiến của người mẹ nhắc con mình có ý nghĩa vô cùng quan trọng, không chỉ cung cấp cho mỗi chúng ta những kiến thức cần phải có khi yêu mà như là lời nhắc nhở mỗi người cần thái độ đúng đắn nhất với tình yêu để tránh mắc những sai lầm trong tình yêu
- HS rút ra được một số điều cần tránh trong tình yêu
	d) Tổ chức thực hiện
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Dự kiến sản phẩm 
Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
GV tiếp tục yêu cầu HS làm thảo luận nhóm, đọc bức thư mà người mẹ gửi cho con gái và trả lời câu hỏi:
- Nêu những điều cần tránh trong tình yêu mà người mẹ nhắc nhở con gái trong lá thư trên.
-	Cho biết suy nghĩ của em về những ý kiến của người mẹ trong lá thư.
-	Nêu những điều cần tránh trong tình yêu ở lứa tuổi học sinh trung học phổ thông.
Thực hiện nhiệm vụ học tập
- Học sinh cùng nhau đọc bức thư và thảo luận trong nhóm
- Học sinh làm việc theo nhóm: Suy nghĩ và trả lời câu hỏi giáo viên đặt ra.
Báo cáo kết quả và thảo luận
- Giáo viên gọi một số học sinh đứng lên chia sẻ nội dung tìm hiểu về thông tin sách giáo khoa đưa ra
- Các nhóm còn lại tiến hành hoạt động nhận xét và góp ý.
Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Giáo viên nhận xét bài trả lời của học sinh đã được yêu cầu trình bày và tiến hành nhận xét
- Giáo viên chốt kiến thức làm nổi bật một số điều nên tránh trong tình yêu
Gv nhấn mạnh: 
Việc nhận thức đúng đắn về tình yêu sẽ góp giúp mỗi cá nhân có thái độ và việc làm phù hợp từ đó tránh được những sai lầm trong tình yêu lứa đôi
2. Một số điều cần tránh trong tình yêu 
+ Ngộ nhận: tình yêu một chiều, luôn "ảo tưởng" về tình cảm của người khác dành cho mình.
+ Yêu vội: vội vã dấn thân vào một mối quan hệ yêu đương khi chưa thật sự sẵn sàng và dành thời gian tìm hiểu nhu cầu, sở thích của nhau.
+ Không rõ ràng trong tình cảm: không dứt khoát và rõ ràng về việc yêu ai và cảm xúc của bản thân có phải là tình yêu hay không.
+ Yêu nhiều người cùng lúc: dễ dãi, không tôn trọng và đùa giỡn với tình cảm của người khác khi cùng một lúc thiết lập mối quan hệ lứa đôi với nhiều người.
+ Quan hệ tình dục sớm, không an toàn: quan hệ tình dục trước 18 tuổi và thiếu sự tìm hiểu về các biện pháp tránh thai an toàn, cũng như thiếu kiến thức về giới tính.
3. Hoạt động: Luyện tập
Bài tập 1: Em hãy trao đổi cùng các bạn và cho biết quan điểm về các nhận định sau:
a) Mục tiêu: HS củng cố những tri thức v ... àm như thế nào?
c) Sản phẩm. 
- HS trả lời được các câu hỏi đặt ra theo một số nội dung sau
+ Hôn nhân tự nguyện: cá nhân được tự do kết hôn theo luật định.
+ Hôn nhân tiến bộ: hôn nhân được pháp luật công nhận và bảo vệ: Nam nữ yêu nhau, muốn kết hôn sẽ đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng kí kết hôn. Pháp luật công nhận hôn nhân của nam nữ qua việc cấp giấy chứng nhận kết hôn và được Nhà nước bảo vệ hôn nhân khỉ có vấn đề xảy ra trong quan hệ vợ chồng. Hôn nhân tự nguyện và tiến bộ còn đảm bảo quyền được li hôn. Li hôn là cần thiết khi tình yêu đã hết, cuộc sống chung gây nên nỗi khồ cực cho các thành viên trong gia đình. Tuy nhiên, việc li hôn chỉ là bất đắc dĩ vì nó gây ra nhiều hậu quả xấu cho gia đình, đặc biệt là các con.
+ Hôn nhân của hai nhân vật trong câu chuyện có điều đặc biệt đó cả hai rất hiểu nhau và thường xuyên biết chia sẻ tôn trọng nhau điều đó đã làm cho hôn nhân của họ trở nên bền chặt. 
	d) Tổ chức thực hiện
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Dự kiến sản phẩm 
Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
GV hướng dẫn HS đọc trường hợp trong SGK và trả lời câu hỏi:
+ Em hiểu thế nào là hôn nhân tự nguyện và tiến bộ, cho ví dụ
+ Hôn nhân của 2 nhân vật trong trường hợp trên có gì đặc biệt? Để hôn nhân bền chặt, 2 nhân vật đã làm như thế nào?
Thực hiện nhiệm vụ học tập
- Học sinh cùng nhau đọc thông tin và thảo luận.
- Học sinh làm việc theo nhóm: Suy nghĩ và trả lời câu hỏi giáo viên đặt ra.
Báo cáo kết quả và thảo luận
- Giáo viên gọi một số học sinh đứng lên chia sẻ nội dung tìm hiểu về thông tin sách giáo khoa đưa ra
- Các nhóm còn lại tiến hành hoạt động nhận xét và góp ý.
Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Giáo viên nhận xét bài trả lời của học sinh đã được yêu cầu trình bày và tiến hành nhận xét
- Giáo viên chốt kiến thức làm nổi bật những đặc điểm cơ bản của chế độ hôn nhân ở Việt Nam hiện nay 
Gv Kết luận: 
+ Hôn nhân tự nguyện: cá nhân được tự do kết hôn theo luật định.
+ Hôn nhân tiến bộ: hôn nhân được pháp luật công nhận và bảo vệ: 
+ Hôn nhân của hai nhân vật trong câu chuyện có điều đặc biệt đó cả hai rất hiểu nhau và thườn xuyên biết chia sẻ tôn trọng nhau điều đó đã làm cho hôn nhân của họ trở nên bền chặt. 
2. Đặc điểm cơ bản của chế độ hôn nhân ở Việt Nam hiện nay
-	Hôn nhắn tự nguyện: cá nhân được tự do kết hôn theo luật định.
-	Hôn nhân tiến bộ: hôn nhân được pháp luật công nhận và bảo vệ: Pháp luật công nhận hôn nhân của nam nữ qua việc cấp giấy chứng nhận kết hôn và được Nhà nước bảo vệ hôn nhân khỉ có vấn đề xảy ra trong quan hệ vợ chồng. Hôn nhân tự nguyện và tiến bộ còn đảm bảo quyền được li hôn. -	Hôn nhắn một vợ một chồng: Bản chất cùa tình yêu là không thề chia sẻ nên hôn nhân dựa trên cơ sở tình yêu chân chinh là hôn nhân một vợ một chồng; vợ chồng chung thuỷ, yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau.
-	Vợ chồng bình đẳng trong hôn nhân: Hôn nhân bền vững dựa trên cơ sở vợ chồng bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau. Vợ chồng có nghĩa vụ, quyền và lợi ích ngang nhau trong gia đình; tôn trọng ý kiến, nhân phẩm và danh dự của nhau; có ý thức tự giác thực hiện trách nhiệm của mình trong gia đình.
3. Hoạt động: Luyện tập
Bài tập 1: Em hãy trao đổi cùng bạn và cho biết em ủng hộ hay phản đối quan niệm nào về hôn nhân trong các quan niệm sau. Giải thích vì sao ?
a) Mục tiêu: HS củng cố tri thức vừa khám phá, thể hiện qua việc HS bày tỏ được ý kiến của mình về những quan niệm, hành vi trong hôn nhân
b) Nội dung. Học sinh làm việc cá nhân, suy nghĩ, đưa ra các ý kiến để lý giải cho từng trường hợp cụ thể
	c) Sản phẩm. 
- HS chỉ ra được ý kiến của bản thân và lý giải cho từng trường hợp cụ thể
+ Quan niệm 1: Đồng ý: Vì có tình yêu chân chính sẽ giúp hôn nhân bền vững
+ Quan niệm 2: Đồng ý: Đây là hôn nhân vừa tiến bộ vừa tự nguyện
+ Quan niệm 3: Đồng ý: Vì có như vậy hôn nhân mới hợp pháp và tiến bộ
+ Quan niệm 4: Không đồng ý: Vì có tình yêu chân chính sẽ giúp hôn nhân bền vững
+ Quan niệm 5: Không đồng ý: Hôn nhân tiến bộ phải là hôn nhân được pháp luật thừa nhận
+ Quan niệm 6: Đồng ý: Vì cả hai có hiểu và chia sẻ với nhau thì mới có hôn nhân bền vững
d) Tổ chức thực hiện
Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
Giáo viên tổ chức cho học sinh làm việc cá nhân
Các học sinh cùng suy nghĩ và đưa ra ý kiến của bản thân về từng trường hợp cụ thể
Thực hiện nhiệm vụ học tập
- Học sinh cùng nhau làm việc theo theo cá nhân
- Ghi ý kiến của mình vào vở, có thể trao đổi cặp đôi cùng các bạn bên cạnh để hoàn thiện câu trả lời
Báo cáo kết quả và thảo luận
- Giáo viên mời từng học sinh đưa ra ý kiến về từng nội dung 
Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Giáo viên nhận xét phần trả lời của các học sinh, tổng hợp khái quát những vấn đề mà mỗi cá nhân cần lưu ý khi tìm hiểu về hôn nhân.
Bài tập 2: Em hãy cho biết quan điểm của bản thân về các ý kiến sau:
a) Mục tiêu. HS củng cố tri thức xử lí được một số tình huống về hôn nhân có thể xảy ra trong cuộc sống.
b) Nội dung. HS đọc từng trường hợp trong SGK, đưa ra quan điểm của mình về từng trường hợp cụ thể
c) Sản phẩm. 
- HS chỉ ra được
a. Người hạn chế năng lực hành vi dân sự không được kết hôn. Đúng vì theo quy định của pháp luật đối tượng này thuộc trường hợp cấm kết hôn
b. Nữ từ 18 tuổi trở lên, nam từ 20 tuổi trở lên mới được kết hôn. Sai, luật hôn nhân gia đình quy định nữ đủ 18 tuổi, nam đủ 20 tuổi trở lên
c. Hôn nhân là quan hệ giữa vợ và chồng sau khi tổ chức đám cưới. Sai, hôn nhân hợp pháp phải được pháp luật công nhận qua đăng ký kết hôn
d. Không được kết hôn giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa cha mẹ nuôi và con nuôi. Đúng vì theo quy định của pháp luật đối tượng này thuộc trường hợp cấm kết hôn
đ. Người đang có vợ được chung sống như vợ chồng với người khác. Là vi phạm luật hôn nhân và gia đình
e. Kết hôn là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của luật về điều kiện kết hôn và đăng kí kết hôn. Đúng điều này hoàn toàn phù hợp với các quy định của Luật hôn nhân và gia đình
d) Tổ chức thực hiện
Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
HS đọc từng trường hợp trong SGK, đưa ra quan điểm của mình về từng trường hợp cụ thể
Thực hiện nhiệm vụ học tập
- Học sinh làm việc theo theo cá nhân
- Ghi ý kiến của mình vào vở, có thể trao đổi cặp đôi cùng các bạn bên cạnh để hoàn thiện câu trả lời
Báo cáo kết quả và thảo luận
- Giáo viên mời từng học sinh đưa ra ý kiến về từng nội dung 
Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Giáo viên nhận xét phần trả lời của các học sinh, tổng hợp khái quát 
Bài tập 3: Em hãy trình bày nhận xét của bản thân về các nhận định sau:
a) Mục tiêu. HS củng cố tri thức vừa khám phá, thể hiện qua việc HS bày tỏ được ý kiến của mình về những quan niệm, hành vi trong hôn nhân; xử lí được một số tình huống vế hôn nhân có thể xảy ra trong cuộc sống.
b) Nội dung. HS thảo luận nhóm đôi, sau đó mời đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận.
	c) Sản phẩm. 
Nhận định A: Sai đó là chế độ hôn nhân ngày xưa, hiện nay ở Việt Nam là hôn nhân bình đẳng giữa vợ và chồng
Nhận định B: Đúng, pháp luật bảo đảm quyền tự do ly hôn theo quy định của pháp luật
Nhận định C: Đúng, một quan hệ hôn nhân tốt đẹp sẽ góp phần xây dựng gia đình ấm no, bình đẳng, tiến bộ hạnh phúc
Nhận định A: Đây là một nội dung mà Việt Nam đang tiếp tục nghiên cứu và xem xét cho phù hợp vớ thực tiễn văn hóa nước ta
d) Tổ chức thực hiện
Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi, sau đó mời đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận.
Thực hiện nhiệm vụ học tập
- Học sinh làm việc cá nhân, cặp đôi
- Đưa ra ý kiến của bản thân để giải thích cho từng trường hợp cụ thể
Báo cáo kết quả và thảo luận
- Giáo viên gọi lần lượt mỗi cặp học sinh sẽ chia sẻ ý kiến của bản thân về một trường hợp, các hs khác có thể bổ sung
Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
Giáo viên chốt kiến thức cơ bản trong từng trường hợp
Bài tập 4: Em hãy xác định các cặp đôi trong tình huống sau có được phép kết hôn không. Vì sao?
a) Mục tiêu. HS củng cố tri thức vừa khám phá, thể hiện qua việc HS bày tỏ được ý kiến của mình về những quan niệm, hành vi trong hôn nhân; xử lí được một số tình huống về hôn nhân có thể xảy ra trong cuộc sống.
b) Nội dung. HS thảo luận nhóm đôi, sau đó mời đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận.
	c) Sản phẩm. 
Trường hợp 1: Không được kết hôn vì ông V là người đã có gia đình chưa ly hôn bà A
Trường hợp 2: Không được kết hôn vì pháp luật quy định “không được kết hôn với người mất năng lực hành vi dân sự”
Trường hợp 3: Được kết hôn vì thỏa mãn các điều kiện kết hôn theo luật định
d) Tổ chức thực hiện
Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi, sau đó mời đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận.
Thực hiện nhiệm vụ học tập
- Học sinh làm việc cá nhân, cặp đôi
- Đưa ra ý kiến của bản thân để giải thích cho từng trường hợp cụ thể
Báo cáo kết quả và thảo luận
- Giáo viên gọi lần lượt mỗi cặp học sinh sẽ chia sẻ ý kiến của bản thân về một trường hợp, các hs khác có thể bổ sung
Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
Giáo viên chốt kiến thức cơ bản trong từng trường hợp
4. Hoạt động: Vận dụng
Bài tập 1: Em hãy thiết kế một áp phích tuyên truyền các quy định pháp luật về điều kiện kết hôn và đặc điểm của chế độ hôn nhân ở nước ta hiện nay.
a) Mục tiêu. HS vận dụng được kiến thức, kĩ năng đã được học để giải quyết vấn đế/ nhiệm vụ liên quan đến vấn đề hôn nhân
b) Nội dung. HS làm việc theo nhóm tại nhà, cùng suy nghĩ và lên ý tưởng để xây dựng mộ áp phích tuyên tuyền các quy định pháp luật về điều kiện kết hôn và đặc điểm của chế độ hôn nhân ở nước ta hiện nay.
+ Học sinh có thể lựa chọn nhiều hình thức thể hiện đa dạng sáng tạo để làm nổi bật chủ đề
c) Sản phẩm. 
+ Áp phích tuyên tuyền các quy định pháp luật về điều kiện kết hôn và đặc điểm của chế độ hôn nhân ở nước ta hiện nay.
d) Tổ chức thực hiện
Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
HS làm việc theo nhóm, lớp chia thành các đội cùng nhau tham gia trò chơi ai nhanh tay hơn 
Thực hiện nhiệm vụ học tập
- Học sinh chia nhóm và cùng nhau tham gia
Báo cáo kết quả và thảo luận
- Giáo viên tổng hợp kết quả của các nhóm
Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Căn cứ vào các tiêu chí, các yêu cầu đặt ra đưa ra những nhận xét để giúp các học sinh hiểu hơn về bản chất của hôn nhân.
Bài tập 2: Em hãy xây dựng và biểu diễn một tiểu phẩm thể hiện sự tiến bộ trong pháp luật về hôn nhân của Việt Nam.
a) Mục tiêu. HS vận dụng được kiến thức, kĩ năng đã được học để giải quyết vấn đế/ nhiệm vụ liên quan đến vấn đề hôn nhân
b) Nội dung. HS làm việc theo nhóm, các nhóm cùng nhau xây dựng kịch bản, chọn nhân vật là lên ý tưởng dàn dựng tiểu phẩm thể hiện sự tiến bộ trong hôn nhân ở nước ta hiện nay
c) Sản phẩm. 
- Xây dựng được kịch bản và tham gia diễn qua đó làm nổi bật tính ưu việt của chế độ hôn nhân ở nước ta hiện nay.
d) Tổ chức thực hiện
Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
HS làm việc theo nhóm, các nhóm cùng nhau xây dựng kịch bản, chọn nhân vật là lên ý tưởng dàn dựng tiểu phẩm thể hiện sự tiến bộ trong hôn nhân ở nước ta hiện nay
Thực hiện nhiệm vụ học tập
- Học sinh làm việc ở nhà ở nhà trước, phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên
Báo cáo kết quả và thảo luận
- Giáo viên bố trí thời gian để các nhóm học sinh thực hiện sản phẩm
Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Căn cứ vào các tiêu chí, các yêu cầu đặt ra đưa ra những nhận xét để giúp các học sinh khắc sâu về vấn đề hôn nhân và gia đình
Ký duyệt của tổ CM
Ngày / /2022
Nguyễn Thị Liên

File đính kèm:

  • docgiao_an_giao_duc_kinh_te_va_phap_luat_10_chan_troi_sang_tao.doc