Giáo án Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10 (Chân trời sáng tạo) - Bài 1 đến bài 6 - Năm học 2022-2023
BÀI 1: NỀN KINH TẾ VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG KINH TẾ
Thời lượng: 2 tiết
I. MỤC TIÊU:
a. Kiến thức
Nêu được vai trò của các hoạt động kinh tế cơ bản trong đời sống xã hội
b. Về phẩm chất.
Trung thực: Có ý thức đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của bản thân, từ đó có những định hướng về nghề nghiệp, việc làm sau khi ra trường. Tích cực tham gia tìm hiểu các hoạt động cơ bản của nền kinh tế để từ đó có kế hoạch học tập, xây dựng mục tiêu cho bản thân sau khi ra trường
Trách nhiệm: Nhận biết được trách nhiệm của công dân trong việc tham gia vào các hoạt động kinh tế
Yêu nước tin tưởng vào sự phát triển kinh tế của đất nước.
c. Về năng lực.
- Năng lực chung:
+ Tự chủ và tự học để có những kiến thức cơ bản về các hoạt động kinh tế cơ bản trong đời sống xã hội.
+ Giao tiếp và hợp tác trong làm việc nhóm để thực hiện những hoạt động học tập.
+ Giải quyết vấn đề và sáng tạo ở những tình huống đặt ra trong bài học và trong thực tiễn cuộc sống liên quan đến các hoạt động kinh tế.
- Năng lực đặc thù:
+ Năng lực điều chỉnh hành vi: Hiểu được trách nhiệm của công dân trong thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về các hoạt động kinh tế; Phân tích, đánh giá được thái độ, hành vi, việc làm của bản thân và người khác trong chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước khi tham gia các hoạt động kinh tế; Đồng tình, ủng hộ những thái độ, hành vi, việc làm phù hợp với chuẩn mực đạo đức và chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; Phê phán, đấu tranh với những thái độ, hành vi, việc làm vi phạm chuẩn mực đạo đức, pháp luật khi tham gia các hoạt động kinh tế trong xã hội.
+ Năng lực tìm hiểu và tham gia các hoạt động kinh tế - xã hội: Tìm hiểu, tham gia và vận động người khác tham gia các hoạt động kinh tế phù hợp với lứa tuổi; Bưởc đầu đưa ra các quyết định hợp lí và tham gia giải quyết được một số vấn đề của cá nhân, gia đình và cộng đồng bằng các hành vi, việc làm phù hợp với chuẩn mực đạo đức, pháp luật và lứa tuổi.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU.
- SGK, SGV, SBT môn Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10;
- Tranh/ảnh, clip và các mẩu chuyện về các hoạt động trong nền kinh tế;
- Đố dùng đơn giản để sắm vai;
- Máy tính, máy chiếu projector, bài giảng PowerPoint,.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10 (Chân trời sáng tạo) - Bài 1 đến bài 6 - Năm học 2022-2023
Tuần 1 Tiết ppct: 1,2 Ngày soạn: /09/2022 Ngày dạy: /09/2022 BÀI 1: NỀN KINH TẾ VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG KINH TẾ Thời lượng: 2 tiết I. MỤC TIÊU: a. Kiến thức Nêu được vai trò của các hoạt động kinh tế cơ bản trong đời sống xã hội b. Về phẩm chất. Trung thực: Có ý thức đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của bản thân, từ đó có những định hướng về nghề nghiệp, việc làm sau khi ra trường. Tích cực tham gia tìm hiểu các hoạt động cơ bản của nền kinh tế để từ đó có kế hoạch học tập, xây dựng mục tiêu cho bản thân sau khi ra trường Trách nhiệm: Nhận biết được trách nhiệm của công dân trong việc tham gia vào các hoạt động kinh tế Yêu nước tin tưởng vào sự phát triển kinh tế của đất nước. c. Về năng lực. - Năng lực chung: + Tự chủ và tự học để có những kiến thức cơ bản về các hoạt động kinh tế cơ bản trong đời sống xã hội. + Giao tiếp và hợp tác trong làm việc nhóm để thực hiện những hoạt động học tập. + Giải quyết vấn đề và sáng tạo ở những tình huống đặt ra trong bài học và trong thực tiễn cuộc sống liên quan đến các hoạt động kinh tế. - Năng lực đặc thù: + Năng lực điều chỉnh hành vi: Hiểu được trách nhiệm của công dân trong thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về các hoạt động kinh tế; Phân tích, đánh giá được thái độ, hành vi, việc làm của bản thân và người khác trong chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước khi tham gia các hoạt động kinh tế; Đồng tình, ủng hộ những thái độ, hành vi, việc làm phù hợp với chuẩn mực đạo đức và chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; Phê phán, đấu tranh với những thái độ, hành vi, việc làm vi phạm chuẩn mực đạo đức, pháp luật khi tham gia các hoạt động kinh tế trong xã hội. + Năng lực tìm hiểu và tham gia các hoạt động kinh tế - xã hội: Tìm hiểu, tham gia và vận động người khác tham gia các hoạt động kinh tế phù hợp với lứa tuổi; Bưởc đầu đưa ra các quyết định hợp lí và tham gia giải quyết được một số vấn đề của cá nhân, gia đình và cộng đồng bằng các hành vi, việc làm phù hợp với chuẩn mực đạo đức, pháp luật và lứa tuổi. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU. - SGK, SGV, SBT môn Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10; - Tranh/ảnh, clip và các mẩu chuyện về các hoạt động trong nền kinh tế; - Đố dùng đơn giản để sắm vai; - Máy tính, máy chiếu projector, bài giảng PowerPoint,.... III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: TIẾT 1: 1. Hoạt động: mở đầu a) Mục tiêu. Khai thác vốn sống, trải nghiệm của bản thân HS vẽ các hoạt động kinh tế trong đời sống xã hội, tạo hứng thú và những hiểu biết ban đầu của HS về bài học mới. b) Nội dung. Học sinh quan sát tranh, ảnh, nói về một hoạt động kinh tế đang diễn ra và trả lời câu hỏi: Nêu các hoạt động kinh tế được mô tả trong tranh và chia sẻ hiểu biết của em về các hoạt động kinh tế đó. c) Sản phẩm. Các hoạt động kinh tế được mô tả trong tranh: Tranh 1: Nuôi trồng thủy, hải sản. Tranh 2: Kinh doanh thủy sản Tranh 3: Kinh doanh các món ăn chế biến từ thủy sản Tranh 4: Dệt may Tranh 5: Kinh doanh quần áo d) Tổ chức thực hiện Chuyển giao nhiệm vụ học tập: GV cho học sinh quan sát hình ảnh và làm việc cá nhân. Sau thời gian quan sát học sinh làm việc cá nhân, yêu cầu học sinh tìm nội dung liên quan đến câu hỏi phía trên. Ghi câu trả lời vào vở Sau thời gian làm việc cá nhân, học sinh trao đổi cặp đôi với các bạn xung quanh để cùng nhau hoàn thiện câu trả lời Thực hiện nhiệm vụ học tập - Học sinh cùng nhau quan sát hình ảnh. - Học sinh làm việc cá nhân: Suy nghĩ và trả lời câu hỏi giáo viên đặt ra. - Làm việc cặp đôi để hoàn thiện sản phẩm chuẩn bị báo cáo - Trong quá trình hs làm việc, giáo viên theo dõi, phát hiện các hs chưa tìm được câu trả lời để kịp thời hỗ trợ học sinh tìm được các hoạt động của nền kinh tế Báo cáo kết quả và thảo luận - Giáo viên gọi một số học sinh đứng lên chia sẻ suy nghĩ của mình về nội dung trên ( 2 – 3 HS) - Gọi một số học sinh nhận xét kết quả. - Giáo viên đặt câu hỏi thảo luận chung: Nếu không có các hoạt động kinh tế đó thì xã hội sẽ như thế nào. Trong các hoạt động đó hoạt động nào là cơ bản nhất Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - Giáo viên nhận xét bài trả lời của một số học sinh đã được yêu cầu trình bày - Giáo viên chốt kiến thức theo một số nội dung đã đề cập ở phần sản phẩm - Gv nhận xét, đánh giá, chốt vấn đề để làm nổi bật vai trò của các hoạt động kinh tế trong đời sống xã hội Gv nhấn mạnh: Hằng ngày, chúng ta thường biết đến những vấn đề kinh tế như mua bán, giá cả, lãi suất, thu nhập,... Bài học này sẽ giúp chúng ta biết rõ hơn về các hoạt động kinh tế cơ bản và vai trò của chúng trong đời sống xã hội để chủ động, tích cực tham gia các hoạt động kinh tế, tạo dựng cuộc sống tốt đẹp cho bản thân, gia đình và đóng góp cho sự phồn vinh của đất nước. 2. Hoạt động: Khám phá Nội dung 1: Tìm hiểu hoạt động sản xuất a) Mục tiêu. Học sinh hiểu được khái niệm, vai trò hoạt động sản xuất b) Nội dung. Học sinh làm việc cá nhân, đọc và tìm hiểu nội dung câu chuyện trong sách giáo khoa và trả lời câu hỏi sau Hoạt động sản xuất trên đã mang lại hiệu quả như thế nào cho gia đình anh D và xã hội? c) Sản phẩm. - HS chỉ ra được + Hoạt động chuyển từ trồng lúa sang trồng bưởi da xanh đã giúp gia đình anh D tận dụng được tối đa diện tích khu đất, phát triển kinh tế gia đình và cung cấp cho thị trường nhiều nông sản sạch, có giá trị cao. - Nêu được khái niệm,vai trò của hoạt động sản xuất d) Tổ chức thực hiện Hoạt động của giáo viên và học sinh Dự kiến sản phẩm Chuyển giao nhiệm vụ học tập: Học sinh làm việc cá nhân, đọc và tìm hiểu nội dung câu chuyện trong sách giáo khoa và trả lời câu hỏi sau Thực hiện nhiệm vụ học tập - Học sinh đọc và tìm hiểu nội dung câu chuyện. - Học sinh làm việc cá nhân: Suy nghĩ và trả lời câu hỏi giáo viên đặt ra. Báo cáo kết quả và thảo luận - Giáo viên gọi một số học sinh đứng lên chia sẻ suy nghĩ của mình về nội dung trên ( 2 – 3 HS) - Gọi một số học sinh nhận xét kết quả. - Giáo viên đặt câu hỏi thảo luận chung: Từ các hoạt động trên chúng ta hiểu thế nào là hoạt động sản xuất và chúng có vai trò như thế nào? Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - Giáo viên nhận xét bài trả lời của một số học sinh đã được yêu cầu trình bày - Giáo viên chốt kiến thức theo một số nội dung đã đề cập ở phần sản phẩm - Gv nhận xét, đánh giá, chốt vấn đề để làm nổi bật vai trò của hoạt động sản xuất trong đời sống xã hội Gv nhấn mạnh: Hoạt động sản xuất là hoạt động tạo ra sản phẩm vật chất và tinh thần đáp ứng các nhu cầu của con người. Sự phát triển của hoạt động sản xuất là cơ sở thúc đẩy việc mở rộng các hoạt động khác của con người 1. Hoạt động sản xuất Khái niệm: Hoạt động sản xuất là hoạt động con người tạo ra sản phẩm vật chất và tinh thần, đáp ứng nhu cầu của đời sống xã hội. Vai trò: Hoạt động sản xuất là hoạt động cơ bản nhất của con người, quyết định đến các hoạt động - phân phối - trao đổi, tiêu dùng. Nội dung 2: Tìm hiểu hoạt động phân phối – trao đổi a) Mục tiêu. Học sinh hiểu được khái niệm, vai trò hoạt động phân phối và trao đổi, mối quan hệ giữa hai hoạt động này. b) Nội dung. Học sinh làm việc theo nhóm cả lớp chia làm 4 nhóm tiến hành thực hiện nhiệm vụ sau + Nhóm 1,2: Đọc trường hợp 1 và trả lời câu hỏi trong sách giáo khoa + Nhóm 3,4: Đọc trường hợp 2 và trả lời câu hỏi trong sách giáo khoa c) Sản phẩm. - HS chỉ ra được Trường hợp 1: + Doanh nghiệp dệt may trong trường hợp trên đã có quyết định đúng đắn về việc phân bố nguồn lực và phân chia kết quả sản xuất. Nhờ việc nhanh nhạy nắm bắt kịp xu hướng, cắt giảm lĩnh vực không mang lại hiệu quả cao để đầu tư vào một lĩnh vực có triển vọng hơn. Nhờ đó, các đơn hàng liên tục gia tăng, thu nhập của công nhân được cải thiện. + Hoạt động phân phối có vai trò trung gian, giúp kết nối nhà sản xuất với người tiêu dùng. Cả khâu sản xuất và tiêu dùng đều phụ thuộc vào hoạt động phân phối. Ngược lại, hoạt động phân phối cũng bị chi phối bới hoạt động sản xuất và tiêu dùng. Trường hợp 2: +Trao đổi sản phẩm là một khâu trung gian giữa một bên là sản xuất và phân phối với một bên là tiêu dùng. Sự trao đổi này là sự kế tiếp của phân phối, đem lại cho người tiêu dùng những sản phẩm phù hợp với nhu cầu của mình. + Một số hình thức trao đổi, mua bán trực tuyến khác: bán hàng online bằng hình thức livestream, bán hàng trên các sàn thương mại điện tử như shopee, Lazada, Sendo,... - Hs nêu được khái niệm, vai trò của hoạt động phân phối và trao đổi d) Tổ chức thực hiện Hoạt động của giáo viên và học sinh Dự kiến sản phẩm Chuyển giao nhiệm vụ học tập: - GV tổ chức chia lớp thành các nhóm, từ 4-6 nhóm - Học sinh chia nhóm và làm việc theo nhóm của mình. + Nhóm 1,2: Đọc trường hợp 1 và trả lời câu hỏi trong sách giáo khoa + Nhóm 3,4: Đọc trường hợp 2 và trả lời câu hỏi trong sách giáo khoa Thực hiện nhiệm vụ học tập - Học sinh cùng các thành viên trong nhóm, đọc và trao đổi về tình huống của nhóm mình. - Viết kết quả chung của nhóm mình để báo cáo Báo cáo kết quả và thảo luận - Giáo viên cùng học sinh giải quyết từng thông tin Thông tin 1: + Gọi đại diện các nhóm trình bày nội dung làm việc và thảo luận của nhóm + Nhóm còn lại nhận xét bổ sung và rút ra khái niệm phân phối là gì Thông tin 2: + Gọi đại diện các nhóm trình bày nội dung làm việc và thảo luận của nhóm + Nhóm còn lại nhận xét bổ sung và rút ra khái niệm trao đổi là gì Giáo viên đặt câu hỏi thảo luận chung cho các nhóm Từ những thông tin đã nghiên cứu, các em hiểu thế nào là phân phối, trao đổi, hai hoạt động này có vai trò và quan hệ với nhau như thế nào Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - Giáo viên nhận xét bài trả lời của từng nhóm. - Giáo viên chốt kiến thức làm rõ từng hoạt động mà học sinh đã tìm được - Gv nhận xét, đánh giá, chốt vấn đề để làm nổi bật vai trò của hoạt động sản xuất trong đời sống xã hội Gv nhấn mạnh: Phân phối - trao đổi đóng vai trò trung gian, là cầu nối sản xuất với tiêu dùng. Phân phối thúc đẩy sản xuất phát triển nếu quan hệ phân phối phù hợp đồng thời có thề kìm hãm sản xuất và tiêu dùng khi nó không phù hợp. Trao đổi giúp người sản xuất bán được hàng, duy trì và phát triển được hoạt động sản xuất và người tiêu dùng mua được thứ mình cần, đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng 2. Hoạt động phân phối – trao đổi - Phân phối là hoạt động phân chia các yếu tố sản xuất cho các ngành, các đơn vị sản xuất và phân chia sản phẩm từ người sản xuất đến người tiêu dùng. - Trao đổi là hoạt động nhà sản xuất đưa sản phẩm đến với người tiêu dùng. Hoạt động phân phối - trao đổi thực hiện vai trò trung gian, kết nối sản xuất với tiêu dùng. Hoạt động phân phối đóng vai trò phân chia các yếu tố của quá trình sản xuất. Phân phối phù hợp sẽ góp phần vào sự phát triển của sản xuất và tiêu dùng. Hoạt động trao đổi đóng vai trò kết nối sản xuất với tiêu dùng, giúp người sản xuất bán được sản phẩm, duy trì, phát triển hoạt động sản xuất và đáp ứng nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng. TIẾT 2 Nội dung 3: Tìm hiểu hoạt động tiêu dùng a) Mục tiêu. Học sinh hiểu được khái niệm, vai trò của tiêu dùng b) Nội dung. Học sinh làm việc theo nhóm đã phân chia ở trên, các nhóm cùng nhau nghiên cứu thông tin mà sách giáo khoa đưa ra và trả lời câu hỏi - Thị hiếu của người tiêu dùng thay đổi như thế nào so với các năm trước. - Hoạt động tiêu dùng có vai trò như thế nào đối với sản xuất, phân phối-trao đổi? c) Sản phẩm. - HS chỉ ra được + Thị hiếu của người ... i trò của ngân sách nhà nước Tạo lập nguồn vốn lớn, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và huy động nguồn tài chính; Là công cụ để Nhà nước thực hiện việc điều tiết các hoạt động kinh tế và xã hội; Điều tiết thu nhập dân cư, hạn chế sự bất bình đẳng xã hội. Ký duyệt của tổ CM Ngày /10/2022 Nguyễn Thị Liên Tuần 8 Tiết ppct: 15,16 Ngày soạn: /11/2022 Ngày dạy: /11/2022 BÀI 6: NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC VÀ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ NHÂN SÁCH NHÀ NƯỚC Thời lượng: 3 tiết ( dạy tiết 3) I. MỤCTIÊU 1. Về kiến thức - Nêu được khái niệm ngân sách nhà nước; đặc điểm và vai trò của ngân sách nhà nước. - Nêu được quy định cơ bản của pháp luật về quyền và nghĩa vụ công dần trong việc thực hiện pháp luật ngân sách. 2. Về năng lực - Năng lực chung: + Tự chủ và tự học để có những kiến thức cơ bản về ngân sách nhà nước. + Giao tiếp và hợp tác trong làm việc nhóm để thực hiện nhiệm vụ học tập về ngân sách nhà nước. + Giải quyết vấn đề và sáng tạo trước những tình huống liên quan đến ngân sách nhà nước. - Năng lực đặc thù: + Năng lực điều chỉnh hành vi: ủng hộ những hành vi chấp hành tốt và phê phán những hành vi vi phạm pháp luật về thu, chi ngân sách nhà nước. + Năng lực tìm hiểu và tham gia các hoạt động kinh tế - xã hội: Có hành vi đúng khi tham gia một số hoạt động liên quan đến ngân sách nhà nước. 3. Về phẩm chất - Trung thực và có trách nhiệm công dân khi tham gia các hoạt động liên quan đến ngân sách nhà nước. - Yêu nước, tin tưởng vào đường lối phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU. - SGK, SGV, SBT môn Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10; - Kế hoạch dạy học, tranh ảnh, video clip vế ngân sách nhà nước; - Máy tính, máy chiếu, bài giảng PowerPoint,... III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: Tiết 3 Nội dung 4: Tìm hiểu nội dung: Quy định cơ bản về quyền và nghĩa vụ công dân trong việc thực hiện pháp luật ngân sách a) Mục tiêu. HS nêu được một số quy định cơ bản của pháp luật về quyền và nghĩa vụ công dân trong việc thực hiện pháp luật ngân sách nhà nước b) Nội dung. Học sinh làm việc theo nhóm (4 nhóm), các nhóm cùng nhau đọc thông tin trong sách giáo khoa và trả lời câu hỏi Cho biết các quyền và nghĩa vụ trong việc thực hiện pháp luật về ngân sách nhà nước mà Công ti A đã thực hiện. c) Sản phẩm. - HS trả lời được các câu hỏi liên quan đến thông tin sách giáo khoa đưa ra Quyền và nghĩa vụ trong việc thực hiện pháp luật về ngân sách nhà nước mà Công ti A đã thực hiện: Nộp đầy đủ, đúng hạn các khoản thuế, phí, lệ phí cho Nhà nước. Chấp hành đúng qui định của pháp luật về kế toán, thông kê và công khai ngân sách. Đóng góp nguồn thu nhập cho địa phương, góp phần giải quyết việc làm, cải thiện thu nhập cho người dân và an sinh xã hội. - HS rút ra được một số quy định của pháp luật liên quan đến quyền và nghĩa vụ của công dân d) Tổ chức thực hiện Hoạt động của giáo viên và học sinh Dự kiến sản phẩm Chuyển giao nhiệm vụ học tập: - GV tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm Học sinh làm việc theo nhóm (4 nhóm), các nhóm cùng nhau đọc thông tin trong sách giáo khoa và trả lời câu hỏi Cho biết các quyền và nghĩa vụ trong việc thực hiện pháp luật về ngân sách nhà nước mà Công ti A đã thực hiện. Thực hiện nhiệm vụ học tập - Học sinh cùng các thành viên trong nhóm, đọc và trao đổi nội dung yêu cầu - Viết kết quả chung của nhóm mình để báo cáo Báo cáo kết quả và thảo luận - Giáo viên điều hành hoạt động thảo luận của các nhóm + Gọi đại diện nhóm trình bày kết quả chuẩn bị của mình + Các nhóm còn lại sẽ nhận xét và góp ý Giáo viên đặt câu hỏi thảo luận chung cho các nhóm Công dân có quyền và nghĩa vụ như thế nào trong việc thực hiện pháp luật về ngân sách Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - Giáo viên nhận xét bài trả lời của từng nhóm. - Giáo viên chốt kiến thức làm rõ từng hoạt động mà học sinh đã tìm được Gv nhấn mạnh: Mọi công dân đều có quyền và nghĩa vụ trong việc thực hiện pháp luật về ngân sách bằng những việc làm cụ thể, thiết thực 3. Quy định cơ bản về quyền và nghĩa vụ công dân trong việc thực hiện pháp luật ngân sách Công dân có quyền: - Được sử dụng hàng hoá, dịch vụ công cộng và hỗ trợ từ ngân sách nhà nước. - Được cung cấp thông tin, tham gia giám sát cộng đồng về tài chính - ngân sách theo quy đĩnh của pháp luật. Công dân có nghĩa vụ: - Sử dụng các khoản đầu tư từ ngân sách nhà nước đủng mục đích, đúng chế độ, tiết kiệm, hiệu quả. - Nộp các khoản vào ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật. 3. Hoạt động: Luyện tập Bài tập 1: Trao đổi cùng bạn và cho biết em đồng tình hay không đồng tình với các ý kiến sau. Giải thích vì sao. a) Mục tiêu. HS củng cố tri thức về khái niệm, đặc điểm và vai trò của ngân sách nhà nước; quy định cơ bản của pháp luật về quyền và nghĩa vụ công dân trong việc thực hiện pháp luật ngân sách nhà nước. b) Nội dung. Học sinh làm việc cá nhân, cùng suy nghĩ, đưa ra các ý kiến để lý giải cho từng trường hợp cụ thể c) Sản phẩm. - HS chỉ ra được Em đồng tình với các ý kiến a, c, không đồng tình với ý kiến b, d * Giải thích: Hoạt động chi thu của ngân sách thực hiện theo nguyên tắc không hoàn trả trực tiếp là chủ yếu. Bội chi ngân sách nhà nước sẽ dẫn đến tình trạng mất cân đối ngân sách, phản ánh sự thiếu hụt của nền tài chính. do đó, không thể đảm bảo các hoạt động của kinh tế - xã hội. d) Tổ chức thực hiện Chuyển giao nhiệm vụ học tập: Giáo viên tổ chức cho học sinh làm việc cá nhân Các học sinh cùng suy nghĩ và đưa ra ý kiến của bản thân về từng trường hợp cụ thể Thực hiện nhiệm vụ học tập - Học sinh cùng nhau làm việc theo theo cá nhân - Ghi ý kiến của mình vào vở, có thể trao đổi cặp đôi cùng các bạn bên cạnh để hoàn thiện câu trả lời Báo cáo kết quả và thảo luận - Giáo viên mời từng học sinh đưa ra ý kiến về từng nội dung Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - Giáo viên nhận xét phần trả lời của các học sinh, tổng hợp khái quát những vấn đề mà mỗi công dân cần lưu ý khi tìm hiểu về ngân sách nhà nước Bài tập 2: Em hãy đọc các nội dung sau và cho biết nội dung nào không phải đặc điểm của ngân sách nhà nước. Vì sao? a) Mục tiêu. Học sinh vận dụng được các kiến thức cơ bản về ngân sách nhà nước vào lý giải các hiện tượng kinh tế đang diễn ra trong xã hội b) Nội dung. Học sinh thảo luận nhóm, các nhóm cùng nghiên cứu 4 trường hợp sách giáo khoa đưa ra c) Sản phẩm. - HS chỉ ra được Tất cả các nội dung trên đều là đặc điểm của ngân sách nhà nước. d) Tổ chức thực hiện Chuyển giao nhiệm vụ học tập: Giáo viên tổ chức cho học sinh làm việc theo nhóm Các nhóm cùng nghiên cứu 4 trường hợp sách giáo khoa đưa ra và đưa ra quan điểm của mình trong từng trường hợp Thực hiện nhiệm vụ học tập - Học sinh cùng nhau làm việc theo nhóm - Các nhóm đọc tình huống, thảo luận và đưa ra ý kiến thống nhất cho từng tình huống - Chuẩn bị nội dung để báo cáo kết quả trước cả lớp Báo cáo kết quả và thảo luận - Giáo viên mời từng các học sinh đi sâu phân tích từng trường hợp cụ thể, các học sinh khác có thể bổ sung và hoàn thiện câu trả lời Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - Giáo viên nhận xét phần trả lời của các nhóm, tổng hợp khái quát những vấn đề mà mỗi công dân cần lưu ý khi tham gia vào các hoạt động kinh tế có liên quan đến ngân sách nhà nước Bài tập 3: Thảo luận cùng bạn và cho biết ý kiến của em với các hành vi thực hiện pháp luật về ngân sách trong các trường hợp sau: a) Mục tiêu. Học sinh vận dụng được các kiến thức cơ bản về ngân sách nhà nước vào lý giải các hiện tượng kinh tế đang diễn ra trong xã hội b) Nội dung. GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm nội dung các tình huống, đưa ra cách xử lí. c) Sản phẩm. - HS chỉ ra được Ý kiến của em với các hành vi thực hiện pháp luật về ngân sách: - Trường hợp 1: Doanh nghiệp A chưa hoàn thành nghĩa vụ ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật hiện hành. => Đây là một hành vi vi phạm pháp luật và doanh nghiệp A sẽ phải chịu các hình thức xử phạt theo quy định. - Trường hợp 2: Địa phương T đã nghiêm chỉnh chấp hành, thực hiện nghiêm túc quyền hạn và nghĩa vụ có liên quan đến ngân sách nhà nước. - Trường hợp 3: Công ti M không những thực hiện đầy đủ nghĩa vụ và quyền hạn đối với ngân sách nhà nước mà còn có ý thức tuyên truyền cho người lao động để họ cùng thực hiện. Việc làm của Công ti M là rất đáng được biểu dương và nhân rộng hơn nữa. d) Tổ chức thực hiện Chuyển giao nhiệm vụ học tập: Giáo viên tổ chức cho học sinh làm việc theo nhóm Các nhóm cùng nghiên cứu 3 trường hợp sách giáo khoa đưa ra và thể hiện rõ những hiểu biết của mình qua việc lý giải vai trò của ngân sách nhà nước trong 3 tình huống đó. Thực hiện nhiệm vụ học tập - Học sinh cùng nhau làm việc theo nhóm - Các nhóm đọc tình huống, thảo luận và đưa ra ý kiến thống nhất cho từng tình huống - Chuẩn bị nội dung để báo cáo kết quả trước cả lớp Báo cáo kết quả và thảo luận - Giáo viên mời từng nhóm đi sâu phân tích từng trường hợp cụ thể, các nhóm khác có thể bổ sung và hoàn thiện câu trả lời Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - Giáo viên nhận xét phần trả lời của các nhóm, tổng hợp khái quát những vấn đề mà mỗi công dân cần lưu ý khi đánh giá vai trò của ngân sách nhà nước. 4. Hoạt động: Vận dụng Bài tập 1: Em hãy vẽ sơ đồ tư duy về đặc điểm và vai trò cửa ngân sách nhà nước. a) Mục tiêu. HS tự giác áp dụng những điều đã học về ngân sách nhà nước vào thực tiễn từ đó đưa ra những nhận định đánh giá của bản thân b) Nội dung. Học sinh làm việc theo nhóm,cùng nhau lên ý tưởng và hoàn thiện sơ đồ tư duy phù hợp thể hiện nội dung và đặc điểm của NSNN c) Sản phẩm. - Sơ đồ tư duy thể hiện nội dung và đặc điểm của NSNN trên giấy A0 d) Tổ chức thực hiện Chuyển giao nhiệm vụ học tập: Học sinh làm việc theo nhóm,cùng nhau lên ý tưởng và hoàn thiện sơ đồ tư duy phù hợp thể hiện nội dung và đặc điểm của NSNN Thực hiện nhiệm vụ học tập - Học sinh làm việc ở nhà, khuyến khích các cách thể hiện sáng tạo Báo cáo kết quả và thảo luận - Giáo viên bố trí thời gian để các học sinh có thời gian chia sẻ bài viết của mình - Hoặc giáo viên yêu cầu học sinh chia sẻ bài viết của mình qua nhóm lớp để các học sinh khác cùng trao đổi Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - Căn cứ vào các tiêu chí, các yêu cầu đặt ra đưa ra những nhận xét để giúp các học sinh hiểu hơn về ngân sách nhà nước Bài tập 2: Hãy thiết kế một sản phẩm tuyên truyền về quyền và nghĩa vụ của công dân trong thực hiện pháp luật về ngân sách nhà nước để tuyên truyền đến bạn bè, người thân. a) Mục tiêu. HS tự giác áp dụng những điều đã học về ngân sách nhà nước vào thực tiễn từ đó đưa ra những nhận định đánh giá của bản thân b) Nội dung. Học sinh làm việc theo nhóm,cùng nhau lên ý tưởng và hoàn thiện sản phẩm tuyên truyền thể hiện nội dung NSNN c) Sản phẩm. Sản phẩm tuyên truyền thể hiện nội dung NSNN d) Tổ chức thực hiện Chuyển giao nhiệm vụ học tập: Học sinh làm việc theo nhóm,cùng nhau lên ý tưởng và hoàn thiện sản phẩm tuyên truyền thể hiện nội dung NSNN Thực hiện nhiệm vụ học tập - Học sinh làm việc ở nhà, khuyến khích các cách thể hiện sáng tạo Báo cáo kết quả và thảo luận - Giáo viên bố trí thời gian để các học sinh có thời gian chia sẻ bài viết của mình - Hoặc giáo viên yêu cầu học sinh chia sẻ bài viết của mình qua nhóm lớp để các học sinh khác cùng trao đổi Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - Căn cứ vào các tiêu chí, các yêu cầu đặt ra đưa ra những nhận xét để giúp các học sinh hiểu hơn về ngân sách nhà nước BÀI 7: THUẾ VÀ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ THUẾ
File đính kèm:
- giao_an_giao_duc_kinh_te_va_phap_luat_10_chan_troi_sang_tao.doc