Giáo án Hóa học 11 (Chân trời sáng tạo) - Bài 1, 2, 3

BÀI 1: NHẬP MÔN HÓA HỌC (2 tiết)

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:

• Nêu được đối tượng nghiên cứu của hóa học.

• Nêu được vai trò của hóa học đối với đời sống, sản xuất, .

• Trình bày được phương pháp học tập và nghiên cứu hóa học

2. Năng lực

Năng lực chưng:

• Năng lực tự chủ và tự học: Chú động, tích cực tìm hiểu về bộ môn hóahọc

• Năng lực giao tiếp và hợp tác: Sử dụng ngôn ngữ khoa học đề diễn đạt về đối tượng nghiên cứu của hóa học; phương pháp học tập và nghiên cứu hóa học; vai trò của hóa học đổi với đời sống, sản xuất,.: Hoạt động nhóm một cách hiệu quả theo đúng yêu cầu của GV, đảm bảo các thành viên trong nhóm đêu được tham gia và trình bày báo cáo.

• Năng lực giải quyết vẫn đề và sáng tạo: Thảo luận với các thành viên trong nhóm nhằm giải quyết các vẫn đê trong bài học để hoàn thành nhiệm vụ học tập.

Năng lực riêng:

• Năng lực nhận thức hóa học: Nêu được đối tượng nghiên cứu của hóa học, Trình bày được phương pháp học tập và nghiên cứu hóa học.

• Tìm hiểu thể giới tự nhiên dưới góc độ hóa học: Quan sát các thí nghiệm, hiện tượng trong tự nhiên chỉ ra được đối tượng nghiên cứu của hóa học và vai trò của hóa học với thể giới tự nhiên.

• Vận dụng kiến thức kĩ năng đã học: Nêu được vai trò của hóa học với đời sống, sản xuất,.

 

docx 42 trang Thu Lụa 30/12/2023 3440
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Hóa học 11 (Chân trời sáng tạo) - Bài 1, 2, 3", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Hóa học 11 (Chân trời sáng tạo) - Bài 1, 2, 3

Giáo án Hóa học 11 (Chân trời sáng tạo) - Bài 1, 2, 3
Ngày soạn: .../.../...	Ngày dạy: .../.../...
BÀI 1: NHẬP MÔN HÓA HỌC (2 tiết)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:
Nêu được đối tượng nghiên cứu của hóa học.
Nêu được vai trò của hóa học đối với đời sống, sản xuất, ....
Trình bày được phương pháp học tập và nghiên cứu hóa học
2. Năng lực
Năng lực chưng:
Năng lực tự chủ và tự học: Chú động, tích cực tìm hiểu về bộ môn hóahọc
Năng lực giao tiếp và hợp tác: Sử dụng ngôn ngữ khoa học đề diễn đạt về đối tượng nghiên cứu của hóa học; phương pháp học tập và nghiên cứu hóa học; vai trò của hóa học đổi với đời sống, sản xuất,...: Hoạt động nhóm một cách hiệu quả theo đúng yêu cầu của GV, đảm bảo các thành viên trong nhóm đêu được tham gia và trình bày báo cáo.
Năng lực giải quyết vẫn đề và sáng tạo: Thảo luận với các thành viên trong nhóm nhằm giải quyết các vẫn đê trong bài học để hoàn thành nhiệm vụ học tập.
Năng lực riêng:
Năng lực nhận thức hóa học: Nêu được đối tượng nghiên cứu của hóa học, Trình bày được phương pháp học tập và nghiên cứu hóa học.
Tìm hiểu thể giới tự nhiên dưới góc độ hóa học: Quan sát các thí nghiệm, hiện tượng trong tự nhiên chỉ ra được đối tượng nghiên cứu của hóa học và vai trò của hóa học với thể giới tự nhiên.
Vận dụng kiến thức kĩ năng đã học: Nêu được vai trò của hóa học với đời sống, sản xuất,...
3. Phẩm chất
Tham gia tích cực hoạt động nhóm phù hợp với khả năng của bản thân
Chăm chỉ tích cực xây đựng bài, có trách nhiệm, chủ động chiếm lĩnh kiến thức theo sự hướng dẫn của GV.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 
Đối với GV: SGK, Tài liệu giảng dạy, giáo án PPT, hình ảnh hoặc video giới thiệu đối tượng nghiên cứu, vai trò trong đời sống và phương pháp học tập hóa học.
Đối với HS: SGK, vở ghi, giấy nháp, đồ dùng học tập (bút, thước...), bảng nhóm, bút viết bảng nhóm.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU) 
a) Mục tiêu: HS thực hiện yêu cầu mở đầu có kiến thức liên quan đến hóa học Tạo hứng thú học tập.
b) Nội dung: GV yêu cầu HS lấy ví dụ gần gũi để mở đầu cho môn hóa học.
c) Sản phẩm: HS nêu được các ví dụ vê các hóa chất, vật thể.
Ví dụ : chiếc ghế làm từ gỗ và sắt, phấn viết bảng làm từ thạch cao,...
d) Tổ chức thực hiện: 
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
- GV đưa ra yêu cầu HS lấy một số ví dụ về các hóa chất ngay từ những vật thể trong lớp học và những sự vật xung quanh để giúp HS nhận thấy: Hóa học hiện diện ở tất cả mọi nơi xung quanh chúng ta.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS quan sát và chú ý lắng yêu cầu và đưa ra đáp án.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
- Các HS xung phong phát biểu trả lời.
Bước 4: Kết luận, nhận xét: 
- GV nhận xét, đánh giá và dẫn dắt vào bài: Hóa học hiện diện ở tất cả mọi nơi xung quanh chúng ta, vì vậy hóa học là môn học cần thiết và vô cùng thú vị. Môn hóa học là một phần nằm trong môn KHTN cấp THCS, sang đến THPT ta đi nghiên cứu chuyên sâu hơn thành một môn riêng rẽ. Trước tiên chúng ta cùng học bài mở đầu: Bài 1. Nhập môn hóa học.
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 1: Đối tượng nghiên cứu của hóa học.
a) Mục tiêu: Nêu được đối tượng nghiên cứu của hóa học.
b) Nội dung: HS hoạt động theo nhóm thảo luận thực hiện nhiệm vụ GV đã giao.
c) Sản phẩm: Đáp án câu 1, 2 sgk trang 6 và khái niệm hóa học
d) Tổ chức thực hiện:	
HĐ CỦA GV VÀ HS
SẢN PHẨM DỰ KIẾN
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV chia lớp thành 4 – 5 nhóm, yêu cầu các nhóm HS quan sát hình 1.1, 1.2, 1.3 trong sgk và trả lời các câu 1, 2 sgk trang 6 và câu 3 sgk trang 7
- GV yêu cầu HS nêu khái niệm hóa học là gì:
+ Hóa học là ngành khoa học thuộc lĩnh vực nào em đã học trong chương trình trung học sơ sở?
+ Hóa học nghiên cứu về những gì?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
- HS theo dõi SGK, chú ý nghe, tiếp nhận kiến thức.
- HS suy nghĩ trả lời câu hỏi.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
- Đại diện nhóm HS giơ tay phát biểu hoặc lên bảng trình bày.
- Một số HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn. 
Bước 4: Kết luận, nhận định: 
- GV nhận xét kết quả thảo luận nhóm, phần thuyết trình thái độ làm việc.
- GV tổng quát lưu ý lại kiến thức trọng tâm và yêu cầu HS ghi chép đầy đủ vào vở.
I. Đối tượng nghiên cứu của hóa học.
- Đáp án câu 1 sgk trang 6:
+ Đơn chất : 
a, Nhôm (aluminum): Al 
b, Nitơ (nitrogen) : N
+ Hợp chất: 
c, Nước: H2O
d, muối ăn: NaCl
- Đáp án câu 2 sgk trang 6:
a, Rắn 
b, Lỏng
c, Khí
Thứ tự tăng dần tính chặt chẽ trong cấu trúc ba trạng thái này: khí (hơi), lỏng, rắn.
- Đáp án câu 3 sgk trang 6:
+ Quá trình (a): biến đổi vật lí không có sự biến đổi chất ( chỉ chuyển từ thể rắn sang thể hơi)
+ Quá trình (b): Biến đổi hóa học vì có sự hình thành chất mới (dung dịch chuyển màu, đinh sắt có kết tủa bám vào).
=> Hóa học là ngành khoa học thuộc lĩnh vực hoa học tự nhiên, nghiên cứu về thành phần, cấu trúc, tính chất và sự biến đổi của chất cũng như ứng dụng của chúng.
Hoạt động 2: Vai trò của hóa học trong đời sống và sản xuất.
a) Mục tiêu: Nêu được vai trò của hóa học trong đời sống và sản xuất.
b) Nội dung: HS hoạt động theo nhóm thảo luận thực hiện nhiệm vụ GV đã giao và thuyết trình phần được giao.
c) Sản phẩm: Đáp án câu 4, 5 sgk trang 7, 8 và kết luận về vai trò của hóa học.
d) Tổ chức thực hiện:	
HĐ CỦA GV VÀ HS
SẢN PHẨM DỰ KIẾN
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV yêu cầu HS hoạt động nhóm như đã chia ở hoạt động 1, quan sát hình 1.4 đến 1.10 trong sgk và trả lời các câu 4 sgk trang 7 và câu 5 sgk trang 8.
- GV tổ chức cuộc thi hùng biện theo nhóm với chủ đề: “Vai trò của hóa học trong đời sống và sản xuất”.
+ Nhóm 1: Thuyết trình về vai trò của hóa học đối với nhiên liệu.
+ Nhóm 2: Thuyết trình về vai trò của hóa học đối với vật liệu.
+ Nhóm 3: Thuyết trình về vai trò của hóa học đối với y tế.
+ Nhóm 4: Thuyết trình về vai trò của hóa học đối với cuộc sống.
+ Nhóm 5 Thuyết trình về vai trò của hóa học đối với nông nghiệp.
+ Nhóm 6: Thuyết trình về vai trò của hóa học đối với nghiên cứu khoa học.
=> GV đưa ra kết luận về vai trò của hóa học.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
- HS hoạt động nhóm, phân công nhiệm vụ.
- HS suy nghĩ, thảo luận làm nhiệm vụ được giao.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
- Đại diện nhóm HS giơ tay phát biểu hoặc lên bảng trình bày đáp án câu 4
- Đại diện từng nhóm lên thuyết trình về phần vai trò của hóa học
- Một số HS khác nhận xét, bổ sung. 
Bước 4: Kết luận, nhận định: 
- GV nhận xét kết quả thảo luận nhóm, phần thuyết trình thái độ làm việc.
- GV tổng quát lưu ý lại kiến thức trọng tâm và yêu cầu HS ghi chép đầy đủ vào vở.
II. Vai trò của hóa học trong đời sống và sản xuất.
- Đáp án câu 4 sgk trang 7 :
Hình 1.4: nhiên liệu;
Hình 1.5: vật liệu;
Hình 1.6: dược phẩm;
Hình 1.7: vật tư y tế;
Hình 1.8: mĩ phẩm;
Hình 1.9: sản xuất nông nghiệp;
Hình 1.10: nghiên cứu khoa học
- Đáp án câu 5 sgk trang 8:
+ Đối với nhiên liệu: Để giải quyết vấn đề năng lượng cho tương lai, hóa học cùng các ngành khoa học khác đang triển khai theo hướng: Nghiên cứu sử sụng các loại nhiên liệu ít ảnh hưởng đến môi trường như dùng hydrogen (nhiên liệu sạch) làm nhiên liệu; nâng cao hiệu quả của các quy trình chế hóa, sử dụng nhiên liệu, quy trình tiết kiệm nhiên liệu; chế tạo vật liệu chất lượng cao cho ngành năng lượng như vật liệu chế tạo pin mặt trời có hiệu suất cao. Hóa học có vai trò cơ bản trong việc tạo ra nhiên liệu hạt nhân là yếu tố quan trọng nhấy trong việc phát triển năng lượng hạt nhân.
 - Đối với vật liệu: Hoá học kết hợp với các ngành khoa học trong lĩnh vực kĩ thuật vật liệu đang nghiên cứu và khai thác những vật liệu mới có trọng lượng nhẹ, độ bền cao và có công năng đặc biệt như: Vật liệu composite có độ bền, độ chịu nhiệt, ... cao hơn rất nhiều so với polymer nguyên chất; Vật liệu hỗn hợp chất vô cơ và hợp chất hữu cơ; Vật liệu hỗn hợp nano;...
- Đối với y tế: Trong y học người ta sử dụng hoá học để tìm kiếm những loại thuốc, dược phẩm, vật tư y tế mới cho việc trị bệnh và nâng cao sức khoẻ con người.
- Đối với cuộc sống: Hoá học có vai trong trong sản xuất nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, lương thực - thực phẩm, mĩ phẩm,... nhằm thúc đẩy sản xuất, nâng cao chất lượng cuộc sống.
- Đối với nông nghiệp: Hoá học nông nghiệp thường nhằm bảo tồn hoặc tăng độ phì nhiều của đất, duy trì hoặc cải thiện năng suất nông nghiệp và cải thiện chất lượng của cây trồng.
- Đối với nghiên cứu khoa học: Hoá học đóng góp và thúc đẩy nghiên cứu khoa học thuộc lĩnh vực hoá học cũng như khoa học liên ngành.
=> Kết luận: Hóa học có vai trò quan trọng trong đời sống, sản xuất và nghiên cứu hóa học.
Hoạt động 3: Phương pháp học tập hóa học.
a) Mục tiêu: Trình bày được phương pháp học tập môn hóa học.
b) Nội dung: HS thảo luận nhóm đôi và nhóm 4 thực hiện yêu cầu của GV để tìm hiểu kiến thức bài học.
c) Sản phẩm: Đáp án câu 6, 7 trong sgk trang 9, sơ đồ phân loại các chất đã cho theo các tiêu chí khác nhau, kết luận về phương pháo học tập hóa học.
d) Tổ chức thực hiện:	
HĐ CỦA GV VÀ HS
SẢN PHẨM DỰ KIẾN
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi, quan sát hình 1.11 thảo luận câu hỏi 6, 7 sgk trang 9.
=> Từ đây, GV kết luận phương pháp học tập hóa học.
- GV yêu cầu HS hoạt động nhóm 4 dựa vào kiến thức về phương pháp học tập, hoàn thành bài tập luyện tập và trình bày kết quả vào giấy A0:
+ Dựa vào các tiêu chí khác nhau, em hãy lập sơ phân loại các chất sau: oxygen, ethanol, iron (III) oxide, acetic acid, sucrose. 
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
- HS theo dõi SGK, chú ý nghe, tiếp nhận kiến thức.
- HS phân công nhiệm vụ, thảo luận nhóm suy nghĩ trả lời câu hỏi, bài tập.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
- Đại diện nhóm HS xung phong phát biểu hoặc lên bảng thuyết trình.
- Một số HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn. 
Bước 4: Kết luận, nhận định: 
- GV nhận xét kết quả thảo luận nhóm, phần thuyết trình thái độ làm việc.
- GV tổng quát lưu ý lại kiến thức trọng tâm và yêu cầu HS ghi chép đầy đủ vào vở.
III. Phương pháp học tập hóa học
- Đáp án câu 6 sgk trang 9:
(1) Ôn tập và nghiên cứu bài học trước khi đến lớp: Kĩ năng này đặc biệt hiệu quả chô việc học hóa học. Đầu tiên, HS sẽ được thuyết trình hoặc trình bày sau khi đã nghiên cứu tài liệu. Thứ hai, khi đến lớp với việc đã làm quen trước với bài học, HS có thể theo dõi và hiểu được những gì GV đang giảng dạy. Nếu HS không hiểu các khái niệm tronh quá trình chuẩn bị bài, HS có thể đặt câu hỏi. Cuối cùng, thời gian trên lớp được sử dụng hiệu quả hơn cho việc học.
(2) Rèn luyện tư duy hoá học: Trên thực tế, có quá nhiều thông tin mới mà HS phải tiếp thu khi học hoá học, không nên cố gắng ghi nhớ tất cả các kiến thức. Đầu tiên hãy tập trung vào việc hiểu các khái niệm cơ bản. Khi bạn đã hiểu rõ về các nguyên tắc cơ bản, bạn có thểnghi nhớ các chỉ tiết sau đó. Ngoài ra, khi bạn nắm vững các nguyên tắc cơ bản của hoá học và hiểu được các khái niệm, bạn sẽ thấy dễ dàng hơn nhiều để ghi nhớ những kiến thức liên quan khác.
(3) Ghi chép: Các công thức và phương trình hoá học sẽ dễ nhớ và dễ hiểu hơn rất nhiều sau khi được viết ra; xem lại những ghi chú giúp HS xác định những gì đang làm và chưa hiểu và chuẩn bị tốt cho các kì thi; HS có thể tham gia và đóng góp vào nhóm học tập của mình tốt hơn.
(4) Luyện tập thường xuyên: giúp HS kiểm tra sự hiểu biết kiến thức khi xem lại và làm bài tập, từ đó ghi nhớ và khắc sâu kiến thức hơn.
(5) Thực hành thí nghiệm: Khi nói đến việc học hoá học, không có gì thay thế được thực hành thí nghiệm và không có cách nào tốt hơn để học hoá học hiệu quả khi đượ ... eutron, đáp án bài luyện tập sgk trang 17.
d) Tổ chức thực hiện:	
HĐ CỦA GV VÀ HS
SẢN PHẨM DỰ KIẾN
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV yêu cầu HS đọc sgk, nêu thí nghiệm tìm thấy proton và neutron:
- GV yêu cầu HS đưa ra kết luận về cấu tạo của hạt nhân nguyên tử là loại hạt gì, điện tích và khối lượng của chúng.
- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân trả lời bài luyện tập sgk trang 17.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
- HS theo dõi SGK, chú ý nghe, tiếp nhận kiến thức.
- HS suy nghĩ trả lời câu hỏi.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
-HS giơ tay phát biểu hoặc lên bảng trình bày.
- Một số HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn. 
Bước 4: Kết luận, nhận định: 
- GV nhận xét kết quả.
- GV tổng quát lưu ý lại kiến thức trọng tâm và yêu cầu HS ghi chép đầy đủ vào vở.
III. Sự khám phá hạt nhân nguyên tử
- Năm 1919, khi bắn phá hạt nhân nguyên tủ nitrogen bằng các hạt alpha, Rutherford đã nhận thấy sự xuất hiện hạt nhân nguyên tử oxygen và một loại hạt mang một đơn vị điện tích dương (e0 hay +1), đó là proton
- Năm 1932, khi dùng các hạt alpha để bắn phá hạt nhân nguyên tử beryllium, Chadwick đã nhận thấy có sự xuất hiện của một loại hạt có khối lượng xấp xỉ hạt proton nhưng lại không mang điện. Ông gọi chúng là neutron (kí hiệu là n)
=> Kết luận: Hạt nhân nguyên tử gồm hai loại hạt là protron và neutron. Proton mang điện tích dương (+1) và neutron không mang điện. Proton và neutron có khối lượng gần bằng nhau.
- Trả lời bài luyện tập sgk trang 17:
+ Số proton: 11.
+ Số electron: 11.
Hoạt động 5: So sánh kích thước nguyên tử và hạt nhân nguyên tử.
a) Mục tiêu: So sánh được kích thước của hạt nhân và nguyên tử.
b) Nội dung: HS quan sát trực tiếp Hình 2.6 ở sgk và thảo luận nội dung câu 7
c) Sản phẩm: đáp án câu 7 sgk trang 17, kết luận về kích thước của hạt nhân, nguyên tử; đáp án phiếu học tập.
d) Tổ chức thực hiện:	
HĐ CỦA GV VÀ HS
SẢN PHẨM DỰ KIẾN
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi quan sát hình 2.6, trả lời câu 7 sgk trang 17:
=> GV yêu cầu HS rút ra kết luận về kích thước của hạt nhân nguyên tử theo gợi ý SGK. 
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm 4 trả lời phiếu học tập: 
Phiếu học tập
Câu 1: Nếu hình hạt nhân là khối cầu có đường kính là 10 cm thì đường kính nguyên tử có độ dài là bao nhiêu?
Câu 2: Như ta đã biết, nguyên tử có kích thước vô cùng nhỏ bé, nếu sử dụng các đơn vị m hay mm không hợp lý. Em hãy đề xuất một vài đơn vị đo chiều dài phù hợp để biểu thị kích thước nguyên tử.
Câu 3: Hãy đọc phần mở rộng sgk trang 18 và hoàn thành sơ đồ cấu tạo của hạt nhân sau:
Em hãy dự đoán, liệu các hạt quark có được cấu tạo bởi các hạt nhỏ hơn không?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
- HS theo dõi SGK, chú ý nghe, tiếp nhận kiến thức.
- HS thảo luận nhóm suy nghĩ trả lời câu hỏi.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
- Đại diện nhóm HS giơ tay phát biểu hoặc lên bảng trình bày.
- Một số HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn. 
Bước 4: Kết luận, nhận định: 
- GV nhận xét kết quả thảo luận nhóm, phần thuyết trình thái độ làm việc.
- GV tổng quát lưu ý lại kiến thức trọng tâm và yêu cầu HS ghi chép đầy đủ vào vở.
V. Kích thước và khối lượng nguyên tử
- Trả lời câu 7 sgk trang 17: 
Đường kính nguyên tửĐường kính hạt nhân= 10-1010-14=104
Đường kính của nguyên tử gấp 10 000 lần đường kính hạt nhân. Do đó, lích thước của nguyên tử lớn hơn rất nhiều lần kích thước của hạt nhân.
=> Kết luận: Nếu em nguyên tử như một quả cầu, trong đó các electron chuyển động rất nhanh xung quanh hạt nhân thì nguyên tử thì nguyên tử đó có đường kính khoảng 10-10 m và đường kính của hạt nhân khoảng 10-14 m. Như vậy, đường kính của nguyên tử lớn hơn đường kính của hạt nhân khoảng 10 000 lần.
- Đáp án phiếu học tập
Câu 1: Nếu hạt nhân có đường kính là 10cm thì đường kính nguyên tử có độ dài 10.10000= 1.000.000 cm tương đương với 1km.
Câu 2: Sử dụng đơn vị nanometer (nm) hay angstrom (Å) thường được dùng để biểu thị kích thước nguyên tử.
1mn=10-9m; 1Å = 10-10 m ; 1nm= 10Å
Câu 3: Sơ đồ cấu tạo hạt nhân
- Dự đoán: hạt quark vẫn chưa phải là loại hạt nhỏ bé nhất, chúng vẫn được cấu tạo bởi các loại hạt nhỏ hơn nữa.
Hoạt động 6: Tìm hiểu sự xuất hiện proton và neutron
a) Mục tiêu: HS so sánh được khối lượng của hạt nhân và khối lượng của electron. Qua đó nhân định được thành phần nào quyết định khối lượng của nguyên tử.
b) Nội dung: HS hoạt động nhóm yêu cầu các nhóm quan sát Bảng 2.1 và thảo luận câu 8, bài luyện tập sgk trang 18.
c) Sản phẩm: Đáp án câu 8, bài luyện tập sgk trang 18 và kết luận về khối lượng của nguyên tử, hạt nhân, electron.
d) Tổ chức thực hiện:	
HĐ CỦA GV VÀ HS
SẢN PHẨM DỰ KIẾN
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV chi lớp thành 4 – 5 nhóm như hoạt động 2 và yêu cầu các nhóm quan sát Bảng 2.1, thảo luận câu 8 sgk trang 18.
- GV yêu cầu HS rút ra kết luận khối lượng của nguyên tử do thành phần nào quyết định.
- GV yêu cầu HS làm bài luyện tập sgk trang 18.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
- HS theo dõi SGK, chú ý nghe, tiếp nhận kiến thức.
- HS thảo luận nhóm suy nghĩ trả lời câu hỏi.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
- Đại diện nhóm HS giơ tay phát biểu hoặc lên bảng trình bày.
- Một số HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn. 
Bước 4: Kết luận, nhận định: 
- GV nhận xét kết quả thảo luận nhóm, phần thuyết trình thái độ làm việc.
- GV tổng quát lưu ý lại kiến thức trọng tâm và yêu cầu HS ghi chép đầy đủ vào vở.
V. Kích thước và khối lượng nguyên tử
- Trả lời câu 8 sgk trang 18.
Khối lượng protonKhối lượng electron= 1,67.10-249,11.10-28
 ≈ 1840
Nhận xét: Khối lượng của proton lớn hơn rất nhiều so với khối lượng electron. Do đó khối lượng của hạt nhân lại càng lớn hơn gấp nhiều lần khối lượng của lớp vỏ nguyên tử.
=> Kết luận: Khối lượng của nguyên tử gần bằng khối lượng hạt nhân do khối lượng của các electron không đáng kể so với khối lượng của proton và neutron.
- Trả lời bài luyện tập sgk trang 18:
mO = 8. 1,673. 10-24 +8. 1,675.10-24 + 8.10-28 = 2,679.10-23 (g).
mO= 8.1 + 8.1 + 8.1/1840= 16,0043 (amu). 
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a) Mục tiêu: HS củng cố lại kiến thức về các thành phần cấu tạo nên nguyên tử.
b) Nội dung: HS vận dụng các kiến thức đã học giải quyết các bài tập về thí nghiệm tìm ra các thành phần cấu tạo nguyên tử; bài tập về các loại hạt cấu tạo nên nguyên tử.
c) Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS cho các bài tập luyện tập và bài tập trong sgk.
d) Tổ chức thực hiện: 
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
- GV tổng hợp các kiến thức cần ghi nhớ cho HS.
- GV cho HS hoạt động nhóm đôi làm bài bài tập 1, 2, 3, 4 sgk trang 19
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
- HS suy nghĩ trả lời.
- GV điều hành, quan sát, hỗ trợ.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
- HS đại diện nhóm giơ tay phát biểu trả lời hoặc lên bảng trình bày.
Bước 4: Kết luận, nhận định: 
- GV chữa bài, chốt đáp án.
- GV nhận xét thái độ làm việc, phương án trả lời của các học sinh, ghi nhận và tuyên dương.
Đáp án: 
Bài tập 1: Kết quả thí nghiệm cho thấy hầu hết các loại hạt alpha đều xuyên thẳng qua lá vàng, nhưng có một số ít hạt đi lẹch hướng ban đầu và một số ít hạt bị bật lại phía sau khi gặp lá vàng. Như vậy, nguyên tử phải chứa phần mang điện dương có khối lượng lớn để có thể làm các hạt alpha bị lệch khi va chạm. Nhưng phần mang điện tích dương này lại phải có kích thước nguyên tử để phần lớn hạt alpha có thể xuyên qua khoảng cách giữa các phần mang điện tích dương của các nguyên tử vàng mà không bị lệch hướng. Điều đó chứng tỏ nguyên tử có cấu tạo rỗng.
Bài tập 2: Đáp án B
Bài tập 3: a) proton, b) neutron, c) electron.
Bài tập 4: 
Khoảng 1,1.10-27 electron
0,0005486953 (g)
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a) Mục tiêu: Học sinh thực hiện làm bài tập vận dụng để nắm vững kiến thức.
b) Nội dung: HS làm việc nhóm hoàn thành bài vận dụng sgk trang 19.
c) Sản phẩm: Sơ đồ tư duy mô tả cấu tạo nguyên tử và hệ thống hóa kiến thức bài học.
d) Tổ chức thực hiện: 
Bước 1 : Chuyển giao nhiệm vụ
- GV yêu cầu HS hoạt động nhóm đôi làm bài tập vận dụng sgk trang 19.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS làm việc nhóm đôi thực hiện nhiệm vụ.
- GV điều hành, quan sát, hỗ trợ.
Bước 3 : Báo cáo, thảo luận
- HS xung phong phát biểu. Các HS khác nhận xét.
Đáp án : 
Bước 4 : Kết luận, nhận định
- GV nhận xét nội dung và hình thức sơ đồ tư duy của từng nhóm.
- GV nhận xét thái độ làm việc, sản phẩm, phương án trả lời của các học sinh, ghi nhận và tuyên dương.
* HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
- Ghi nhớ kiến thức trong bài. 
- Hoàn thành bài tập trong SBT.
- Chuẩn bị bài 3 “Nguyên tố hóa học”.
Ngày soạn: .../.../...
Ngày dạy: .../.../...
BÀI 3. NGUYÊN TỐ HÓA HỌC (3 tiết)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:
Trình bày khái niệm nguyên tổ hóa học hộ hiệu nguyên tử và kí hiệu nguyên tử.
Phát biểu được khái niệm đồng vị, nguyên tử khối.
2. Năng lực
Năng lực chung:
Năng lực tự chủ và tự học: Chủ động. tích cực tìm hiểu về nguyên tổ hóa học. “
Năng lực giao tiếp và hợp tác: Sử đụng ngôn ngữ khoa học để điển đạt khái niệm về nguyên tố hóa học, số hiệu nguyên tử và kí hiệu nguyên tử, đồng vị, nguyên tử khối; hoạt động nhóm một cách hiệu quả đúng theo yêu câu của GV, đảm bảo các thành viên trong nhóm đều được tham gia và trình bày và báo cáo.
Năng lực giải quyết vẫn đề và sáng tạo: Thảo luận với các thành viên trong nhóm nhằm giải quyết các vấn đề trong bài học để hoàn thành nhiệm vụ học tập.
Năng lực riêng:
Năng lực nhận thức hóa học: Nêu được khái niệm về nguyên tổ hóa học, số hiệu nguyên tử và kí hiệu nguyên tử; khái niệm đồng vị, nguyên tử khối.
Năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ hóa học: Tìm hiểu ứng dụng của một số đồng vị của các nguyên tố trong tự nhiên.
Năng lực tính toán: Vận đụng kiến thức kĩ năng đã học tính được nguyên tử khối trung bình (theo amu) đựa vào khối lượng nguyên tử và phân trăm số nguyên tử của các đồng vị theo phô khối lượng được cung cấp.
3. Phẩm chất
Tham gia tích cực hoạt động nhóm phù hợp với khả năng của bản thân.
Cẩn thận trung thực và thực hiện an toàn trong quá trình làm thực hành.
Có niềm say mê. hứng thú với việc khám phá và học tập hóa học.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 
1. Đối với GV: SGK, Tài liệu giảng dạy, giáo án PPT.
 2. Đối với HS: SGK, vở ghi, giấy nháp, đồ dùng học tập (bút, thước...), bảng nhóm, bút viết bảng nhóm.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU) 
a) Mục tiêu: Sử dụng những câu hỏi mở đầu để giúp HS tiếp cận đến vấn đề của bài học.
b) Nội dung: GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi mở đầu liên quan đến bài học và dẫn dắt vào bài
c) Sản phẩm: HS trả lời câu hỏi mở đầu.
d) Tổ chức thực hiện: 
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
Kim cương và than chì có vẻ ngoài khác nhau. Tuy nhiên chúng đề được tạo thành từ một nguyên tố hóa học là nguyên tố carbon (C). Tại sao lại có sự khác biệt lớn như vậy? 
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS quan sát và chú ý lắng yêu cầu và đưa ra đáp án.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
- Các HS xung phong phát biểu trả lời.
Bước 4: Kết luận, nhận xét: 
- GV nhận xét, đánh giá và dẫn dắt vào bài: Kim cương và than chì đều được cấu tạo từ nguyên tố C tuy nhiên cấu trúc tinh thể kim cương khác với than chì nên vẻ ngoài lẫn tính chất của chúng khác nhau.
Nếu chưa từng tìm hiểu về nguyên tố hóa học thì thật khó khăn để trả lời những câu hỏi như câu hỏi trên. Vì vậy ta cần phải biết nguyên tố hóa học là gì? Một nguyên tố hóa học có những đặc trưng cơ bản nào? Để trả lời cho những câu hỏi này ta cùng nhau đi tìm hiều bài: Bài 3. Nguyên tố hóa học. 

File đính kèm:

  • docxgiao_an_hoa_hoc_11_chan_troi_sang_tao_bai_1_2_3.docx