Giáo án Hoạt động trải nghiệm 11 (Chân trời sáng tạo) - Chủ đề 1: Phấn đấu hoàn thiện bản thân
I. MỤC TIÊU CHỦ ĐỀ:
1. Kiến thức
Sau chủ đề này, HS sẽ: trang 25 sgv
- Tuân thủ kỉ luật, quy định của nhóm, tập thể lớp, trường và cộng đồng.
- Biết thu hút các bạn cùng phấn đấu hoàn thiện bản thân.
- Thể hiện được sự nỗ lực hoàn thiện bản thân.
2. Năng lực
Năng lực chung: chủ đề nào cũng vậy
- Giao tiếp và hợp tác: biết sử dụng ngôn ngữ kết hợp với hình ảnh để trình bày thông tin, ý tưởng và thảo luận những vấn đề của bài học. Biết chủ động và gương mẫu hoàn thành phần việc được giao, góp ý điều chỉnh thúc đẩy hoạt động chung; khiêm tốn học hỏi các thành viên trong nhóm.
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, có sáng tạo khi tham gia các hoạt động hướng nghiệp.
Năng lực riêng: trang 25 sgv
- Thể hiện được sự tự tin trong giao tiếp và hợp tác.
- Tự chủ và tự học.
3. Phẩm chất: trang 25 sgv
- Có ý thức tự giác, trách nhiệm, chăm chỉ.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Hoạt động trải nghiệm 11 (Chân trời sáng tạo) - Chủ đề 1: Phấn đấu hoàn thiện bản thân
Ngày soạn:// Ngày dạy:// CHỦ ĐỀ 1: PHẤN ĐẤU HOÀN THIỆN BẢN THÂN trang 5 sgk I. MỤC TIÊU CHỦ ĐỀ: 1. Kiến thức Sau chủ đề này, HS sẽ: trang 25 sgv Tuân thủ kỉ luật, quy định của nhóm, tập thể lớp, trường và cộng đồng. Biết thu hút các bạn cùng phấn đấu hoàn thiện bản thân. Thể hiện được sự nỗ lực hoàn thiện bản thân. 2. Năng lực Năng lực chung: chủ đề nào cũng vậy Giao tiếp và hợp tác: biết sử dụng ngôn ngữ kết hợp với hình ảnh để trình bày thông tin, ý tưởng và thảo luận những vấn đề của bài học. Biết chủ động và gương mẫu hoàn thành phần việc được giao, góp ý điều chỉnh thúc đẩy hoạt động chung; khiêm tốn học hỏi các thành viên trong nhóm. Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, có sáng tạo khi tham gia các hoạt động hướng nghiệp. Năng lực riêng: trang 25 sgv Thể hiện được sự tự tin trong giao tiếp và hợp tác. Tự chủ và tự học. 3. Phẩm chất: trang 25 sgv Có ý thức tự giác, trách nhiệm, chăm chỉ. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Đối với giáo viên trang 25 sgv SHS, SGV, Giáo án. Tranh, ảnh liên quan đến chủ đề. Thẻ màu xanh, đỏ, vàng. Máy tính, máy chiếu (nếu có). 2. Đối với học sinh trang 25 sgv SHS, SBT Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 11 – bản 1. Thực hiện nhiệm vụ trong SBT trước khi đến lớp. Thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ trải nghiệm trong cuộc sống. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC SINH HOẠT DƯỚI CỜ VÀ SINH HOẠT LỚP Gợi ý: trang 7 sgk Tham gia các hoạt động chào mừng năm học mới. Rèn luyện tính kỉ luật khi tham gia các hoạt động của trường, lớp và cộng đồng. Ứng xử văn minh, lịch sự trong cộng đồng. Thu hút các bạn cùng nỗ lực hoàn thiện bản thân. Thảo luận về cách thực hiện tốt nội quy lớp học. ... HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THEO CHỦ ĐỀ A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG VÀ GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ a. Mục tiêu: Giúp HS hứng thú với chủ đề; chỉ rõ những việc cần làm trong chủ đề để đạt được mục tiêu. b. Nội dung: GV giới thiệu chủ đề thông qua câu chuyện, video và giới thiệu với HS về ý nghĩa chủ đề. c. Sản phẩm học tập: HS hoàn thành các nhiệm vụ của GV đề ra. d. Tổ chức thực hiện: Nhiệm vụ 1: Giới thiệu ý nghĩa chủ đề Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV cho HS xem video về Tấm gương Cao Bá Quát và yêu cầu thực hiện nhiệm vụ: https://www.youtube.com/watch?v=ktGteAGngKY + Nhân vật được nhắc tới trong video là ai? + Nêu cảm nhận của em về tấm gương đó? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS xem video, lắng nghe, suy nghĩ và đưa ra câu trả lời. - GV quan sát, theo dõi, hỗ trợ (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời HS trả lời câu hỏi: + Video trên nói về Cao Bá Quát – một người nổi tiếng học giỏi, phóng khoáng. + Cảm nhận: Từ câu chuyện về Cao Bá Quát, em nhận thấy ông là một tấm gương tiêu biểu cho sự chăm chỉ, cố gắng để đạt được thành công. Ông từ một người viết chữ xấu, hằng ngày nỗ lực rèn chữ, phấn đấu không ngừng để trở thành một người hiền tài. Em rút ra được bài học cho bản thân: phải luôn cố gắng rèn luyện, học hỏi để hoàn thiện bản thân và có một tương lai tốt đẹp hơn. - Các HS khác nhận xét, nêu ý kiến khác (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá, tuyên dương thái độ học tập của HS. - GV chuyển sang nhiệm vụ mới. Nhiệm vụ 2: Định hướng nội dung Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm và đọc phần Định hướng hoạt động - SHS tr.6 và quan sát tranh chủ đề - SHS tr.5: - GV đặt câu hỏi: + Em hãy nêu các hoạt động cần thực hiện trong chủ đề 1? + Mô tả bức tranh chủ đề. - GV định hướng: Các mục tiêu của chủ đề không chỉ thực hiện trong giờ Hoạt động giáo dục mà còn được rèn luyện trong các giờ Sinh hoạt lớp, Sinh hoạt dưới cờ và hoạt động ngoại khóa khác. Các em cần tham gia đầy đủ, tích cực vào các hoạt động tập thể và vận dụng rèn luyện vào cuộc sống. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS quan sát hình ảnh, suy nghĩ và đưa ra câu trả lời. - GV quan sát, theo dõi, hỗ trợ (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời HS trả lời câu hỏi: + Chủ đề 1 giúp chúng ta có hiểu biết về tầm quan trọng và cách phấn đấu hoàn thiện bản thân: Tìm hiểu nội dung và cách phấn đấu hoàn thiện bản thân. Tìm hiểu việc tuân thủ nội quy, quy định trong nhà trường và cộng đồng. Thể hiện sự tuân thủ nội quy, quy định của nhóm, lớp và nhà trường. Thực hiện quy định nơi công cộng. Thể hiện sự nỗ lực vượt qua khó khăn để hoàn thiện bản thân. Thu hút các bạn cùng phấn đấu hoàn thiện bản thân. Lập kế hoạch tiếp tục phấn đấu hoàn thiện bản thân. sáng tạo. Tự đánh giá kết quả hoạt động. + Mô tả bức tranh chủ đề: Các bạn học sinh đang đọc sách, ôn bài cùng với nhau tại thư viện. - Các HS khác nhận xét, nêu ý kiến khác (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá, tuyên dương thái độ học tập của HS. - GV dẫn dắt vào nội dung bài mới: Thành công chỉ đến khi chúng ta cố gắng nỗ lực và không ngừng hoàn thiện bản thân. Điều này thể hiện ở sự nỗ lực, kiên trì vượt lên khó khăn, ở sự tích cực, tự giác rèn luyện, bồi dưỡng để bản thân ngày một hoàn thiện hơn. Em hãy bắt đầu từ những việc nhỏ nhất để đạt được mục tiêu của mình. Để biết cách phấn đấu hoàn thiện bản thân mình như thế nào, chúng ta cùng đến với bài học ngày hôm nay – Chủ đề 1: Phấn đấu hoàn thiện bản thân. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ – KẾT NỐI KINH NGHIỆM Hoạt động 1: Tìm hiểu nội dung và cách phấn đấu hoàn thiện bản thân a. Mục tiêu: Giúp HS chỉ ra được những nội dung cần phấn đấu hoàn thiện bản thân và xác định được cách phấn đấu hoàn thiện bản thân. b. Nội dung: GV lần lượt tổ chức các nhiệm vụ, HS quan sát, theo dõi và thực hiện theo yêu cầu. c. Sản phẩm học tập: HS chỉ ra được những nội dung cần phấn đấu hoàn thiện bản thân và xác định được cách phấn đấu hoàn thiện bản thân. d. Tổ chức hoạt động: HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Nhiệm vụ 1: Chỉ ra các nội dung cần phấn đấu hoàn thiện bản thân Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ: Em hãy nêu các nội dung cần phấn đấu hoàn thiện bản thân. - GV hướng dẫn HS rút ra kết luận về các nội dung cần phấn đấu hoàn thiện bản thân. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS dựa vào hiểu biết của bản thân để trả lời câu hỏi. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời 1-2 HS nêu các nội dung cần phấn đấu để hoàn thiện bản thân và đánh giá. - GV mời HS nhóm khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, tổng kết. - GV chuyển sang nhiệm vụ mới. 1. Tìm hiểu nội dung và cách phấn đấu hoàn thiện bản thân a. Chỉ ra các nội dung cần phấn đấu hoàn thiện bản thân - Tuân thủ quy định, kỉ luật trong học tập và cuộc sống. - Thể hiện trách nhiệm trong công việc ở nhà, ở trường và trong cộng đồng. - Ứng xử văn minh, lịch sự với mọi người xung quanh. - Hình thành thói quen rèn luyện sức khỏe. - Khám phá những điều mới mẻ từ cuộc sống xung quanh. - Sắp xếp thời gian hợp lí, khoa học cho các nhiệm vụ học tập và các hoạt động khác. - ... -> Kết luận: Hoàn thiện bản thân là hành động vượt lên khó khăn, trở ngại, không ngừng lao động, học tập, tu dưỡng, rèn luyện, phát huy ưu điểm, khắc phục, sửa chữa khuyết điểm, học hỏi những điểm hay, điểm tốt của người khác để bản thân ngày một tốt hơn. Nhiệm vụ 2: Xác định cách phấn đấu hoàn thiện bản thân Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Em hãy nêu một số cách phấn đấu hoàn thiện bản thân? - GV hướng dẫn HS rút ra kết luận về các cách phấn đấu hoàn thiện bản thân. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS vận dụng hiểu biết của bản thân để nêu các cách phấn đấu hoàn thiện bản thân. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời một số HS chia sẻ trước lớp. - GV mời HS nhóm khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét về kết quả của HS. - GV chuyển sang nhiệm vụ mới. b. Xác định cách phấn đấu hoàn thiện bản thân Cách phấn đấu hoàn thiện bản thân: - Xác định rõ mục tiêu: + Xác định bản thân mình muốn gì và cần theo đuổi những gì. + Lập kế hoạch thực hiện. - Kiên trì, bền bỉ theo đuổi mục tiêu + Vượt qua khó khăn để đạt được mục tiêu. + Không nhụt chí. - Độc lập và quyết đoán: + Suy nghĩ, cân nhắc và phân tích thấu đáo. + Đưa ra quyết định và thực hiện hành động đã dự định mà không chịu ảnh hưởng bởi người khác. - Suy nghĩ tích cực: + Nhận định lại tình huống hiện tại để tìm ra mặt tích cực của vấn đề. + Lạc quan, tin tưởng vào suy nghĩ của bản thân. + Tập trung vào ưu điểm của bản thân. - Phấn đấu không ngừng: + Luôn học hỏi và phát triển chính mình. + Vươn tới những mục tiêu lớn lao hơn. Nhiệm vụ 3: Chia sẻ về những điều hài lòng và điều chưa hài lòng về cách phấn đấu hoàn thiện bản thân Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia lớp thành 6 nhóm và yêu cầu HS trong nhóm chia sẻ: Em hãy chia sẻ về những điều hài lòng, những điều chưa hài lòng về cách phấn đấu hoàn thiện bản thân và nguyên nhân của sự chưa hài lòng đó. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thảo luận nhóm và viết những điều hài lòng, những điều chưa hài lòng. - HS chia sẻ lí do và rút ra kinh nghiệm cho bản thân mình. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời một số nhóm HS chia sẻ trước lớp. - GV mời HS nhóm khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét về kết quả của HS. - GV chuyển sang hoạt động mới. c. Chia sẻ về những điều hài lòng và điều chưa hài lòng về cách phấn đấu hoàn thiện bản thân - Những điều hài lòng: + Đã đặt ra các mục tiêu rõ ràng và cụ thể cho bản thân. + Đã tự đánh giá và nhận biết được điểm mạnh và điểm yếu của mình, từ đó tập trung vào phát triển các kỹ năng và năng lực cần thiết. + Tích cực tìm kiếm các nguồn tài liệu và tham gia các khóa học để học hỏi kinh nghiệm từ người khác. + Đã đánh giá tiến độ thường xuyên, sửa đổi kế hoạch nếu cần, và giữ một tinh thần kiên trì và quyết tâm để hoàn thành các mục tiêu. + Giữ được tư duy tích cực, luôn tìm cách để cải thiện bản thân và không ngừng phấn đấu. - Những điều chưa hài lòng: + Đôi khi bị lạc lối hoặc bỏ cuộc khi gặp phải những thách thức khó khăn. + Bản thân chưa tận dụng hết thời gian và cơ hội để học hỏi và phát triển bản thân. + Chưa đủ sáng tạo và chưa tìm ra được những cách tiếp cận mới để giải quyết vấn đề. + Chưa đủ quyết tâm và kiên trì trong việc đạt được mục tiêu. C. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ: - Ôn lại kiến thức đã học. - Rèn luyện các kĩ năng đã được học. - Đọc và tìm hiểu trước nội dung Hoạt động 2: Tìm hiểu việc tuân thủ nội quy, quy định trong nhà trường và cộng đồng D. HỒ SƠ DẠY HỌC Hoạt động 1: BẢNG XÁC ĐỊNH NHỮNG ĐIỀU HÀI LÒNG VÀ CHƯA HÀI LÒNG VỀ CÁCH PHẤN ĐẤU HOÀN THIỆN BẢN THÂN Việc làm Hài lòng Chưa Hài lòng 1. Đã đặt ra các mục tiêu rõ ràng và cụ thể cho bản thân. 2. Tích cực tìm kiếm các nguồn tài liệu và tham gia các khóa học để học hỏi kinh nghiệm từ người khác. 3. Đôi khi bị lạc lối hoặc bỏ cuộc khi gặp phải những thách thức khó khăn. 4. Bản thân chưa tận dụng hết thời gian và cơ hội để học hỏi và phát triển bản thân. 5. Giữ được tư duy tích cực, luôn tìm cách để cải thiện bản thân và không ngừng phấn đấu. 6. Chưa đủ quyết tâm và kiên trì trong việc đạt được mục tiêu. 7. Đã đánh giá tiến độ thường xuyên, sửa đổi kế hoạch nếu cần, và giữ một tinh thần kiên trì và quyết tâm để hoàn thành các mục tiêu.
File đính kèm:
- giao_an_hoat_dong_trai_nghiem_11_chan_troi_sang_tao_chu_de_1.docx