Giáo án Lịch sử 6 (Chân trời sáng tạo) - Bài 6: Ai Cập cổ đại - Năm học 2022-2023 - Trần Thị Kim Thanh

CHƯƠNG 3. XÃ HỘI CỔ ĐẠI

TIẾT 10+11 - Bài 6: AI CẬP CỔ ĐẠI

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Nêu được tác động của điều kiện tự nhiên (các dòng sông, đất đai màu mỡ) đối với sự hình thành nền văn minh Ai Cập.

- Trình bày được quá trình thành lập nhà nước của người Ai Cập.

- Kể được tên và nêu được những thành tựu chủ yếu về văn hoá ở Ai

2. Năng lực

a. Năng lực chung

- Tự chủ và tự học: Tự đặt được mục tiêu học tập để nỗ lực phấn đấu thực hiện.

- Giao tiếp và hợp tác: Hiểu rõ nhiệm vụ cá nhân, nhóm; đánh giá được khả năng của mình và tự nhận công việc phù hợp bản thân.

- Giải quyết vấn đề sáng tạo: Phân tích, tóm tắt những thông tin từ nhiều nguồn khác nhau để hoàn thành nhiệm vụ.

b. Năng lực đặc thù

- Năng lực tìm hiểu lịch sử:

+ Biết quan sát, khai thác và sử dụng được thông tin của tư liệu lịch sử được sử dụng trong bài học

+ Nêu được những thành tựu chủ yếu về văn hóa ở Ai Cập

- Năng lực nhận thức và tư duy lịch sử:

+ Trình bày được những tác động của điều kiện tự nhiên với sự hình thành Ai Cập cổ đại

+ Trình bày được quá trình thành lập nhà nước của người Ai cập

- Năng lực vận dụng:

+ Vận dụng được kiến thức về thành tựu của văn hoá Ai Cập cổ đại, đánh giá được giá trị của văn hoá với cuộc sống hiện đại

3. Phẩm chất

 

docx 6 trang Thu Lụa 30/12/2023 4080
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lịch sử 6 (Chân trời sáng tạo) - Bài 6: Ai Cập cổ đại - Năm học 2022-2023 - Trần Thị Kim Thanh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Lịch sử 6 (Chân trời sáng tạo) - Bài 6: Ai Cập cổ đại - Năm học 2022-2023 - Trần Thị Kim Thanh

Giáo án Lịch sử 6 (Chân trời sáng tạo) - Bài 6: Ai Cập cổ đại - Năm học 2022-2023 - Trần Thị Kim Thanh
 Ngày soạn: 20/09/2022
CHƯƠNG 3. XÃ HỘI CỔ ĐẠI 
TIẾT 10+11 - Bài 6: AI CẬP CỔ ĐẠI
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Nêu được tác động của điều kiện tự nhiên (các dòng sông, đất đai màu mỡ) đối với sự hình thành nền văn minh Ai Cập.
- Trình bày được quá trình thành lập nhà nước của người Ai Cập.
- Kể được tên và nêu được những thành tựu chủ yếu về văn hoá ở Ai 
2. Năng lực
a. Năng lực chung
- Tự chủ và tự học: Tự đặt được mục tiêu học tập để nỗ lực phấn đấu thực hiện.
- Giao tiếp và hợp tác: Hiểu rõ nhiệm vụ cá nhân, nhóm; đánh giá được khả năng của mình và tự nhận công việc phù hợp bản thân.
- Giải quyết vấn đề sáng tạo: Phân tích, tóm tắt những thông tin từ nhiều nguồn khác nhau để hoàn thành nhiệm vụ.
b. Năng lực đặc thù
- Năng lực tìm hiểu lịch sử:
+ Biết quan sát, khai thác và sử dụng được thông tin của tư liệu lịch sử được sử dụng trong bài học
+ Nêu được những thành tựu chủ yếu về văn hóa ở Ai Cập
- Năng lực nhận thức và tư duy lịch sử:
+ Trình bày được những tác động của điều kiện tự nhiên với sự hình thành Ai Cập cổ đại
+ Trình bày được quá trình thành lập nhà nước của người Ai cập 
- Năng lực vận dụng:
+ Vận dụng được kiến thức về thành tựu của văn hoá Ai Cập cổ đại, đánh giá được giá trị của văn hoá với cuộc sống hiện đại
3. Phẩm chất
- Trung thực: Tính chính xác khoa học trong học tập và trong cuộc sống
- Chăm chỉ: Luôn cố gắng vươn lên để đạt kết quả học tập tốt.
- Yêu nước: Thể hiện qua việc tôn trọng các di sản, yêu người dân đất nước mình.
- Nhân ái: Tôn trọng sự khác biệt về nhận thức, phong cách cá nhân của những người khác.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên:
- Giáo án giảng dạy theo phat triển năng lực
- Sách giáo khoa học sinh
- Phiếu hỏi K-W-L-H
- Lược đồ nước Ai Cập cổ đại
- Hình ảnh nông dân Ai Cập trồng lúa
- Máy tính, máy chiếu 
2. Học sinh
- Chuẩn bị sách giáo khoa, vở ghi và các thiết bị học tập khác theo yêu cầu của giáo viên
- Học sinh đọc trước sgk và trả lời các câu hỏi trong SGK.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC	
Hoạt động 1: Khởi động 
a. Mục tiêu: giúp học sinh tích cực quan sát tranh và trả lời một số câu hỏi trước khi bắt đầu vào bài học mới
b. Nội dung: 
+ GV giúp HS hoàn thành bảng hỏi K-W-L với các câu hỏi định hướng (xem ở cách thực hiện)
c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh trên bảng hỏi
d. Tổ chức thực hiện: 
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)
- GV giúp HS hoàn thành bảng hỏi K-W-L với các câu hỏi định hướng:
+ K: xem video “lời nguyền của các pharaoh” trên VTV để Hs hoàn thành cột W
+ W: nêu điều em muốn biết về nước Ai Cập cổ đại.
- GV nêu một số câu hỏi gợi mở để HS trả lời cá nhân:
+ Em có biết gì về đất nước Ai Cập chưa ?
+ Em biết nước Ai Cập thông qua đâu ? (truyện kể, phim: xác ướp Ai Cập)
- GV cho HS xem bức tranh trên đầu “chương 3: xã hội cổ đại” và trả lời câu hỏi:
+ Em biết gì về Ai Cập cổ đại ? 
+ Nói đến đất nước Ai Cập, người ta thường nhắc đến hình ảnh sự vật gì ? (Kim Tự Tháp, Pharaoh, Nhân sư)
- Quan sát bức ảnh ở chương 3, em hãy tìm hình ảnh Kim Tự Tháp, Nhân sư, chữ tượng hình (hieroglyphe).
B2: Thực hiện nhiệm vụ
HS lắng nghe trả lời câu hỏi của GV.
B3: Thực hiện nhiệm vụ
HS trả lời câu hỏi GV đưa ra
B4: Kết luận, nhận định (GV)
GV đánh giá câu trả lời của HS, chọn 1 sản phẩm làm tình huống dẫn vào bài mới
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới 
I. Điều kiện tự nhiên
a. Mục tiêu: Nêu được ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên với sự hình thành nhà nước Ai Cập cổ đại
b. Nội dung: Học sinh trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh
d. Tổ chức thực hiện
Hoạt động GV - HS
Nội dung cần đạt
B1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
- GV treo bản đồ thế giới và bản đồ Ai Cập (theo sách giáo khoa).H6.1/32
- Hoạt động cá nhân:
+ HS xác định vị trí của Ai Cập trên bản đồ thế giới
+ HS đọc bản đồ Ai Cập cổ đại, xác định các ký hiệu: kinh đô, thành phố cổ, vị trí sông Nin, vùng nào trên sông Nin là vùng canh tác lúa, vùng nào thường xuyên ngập lụt (có thể yêu cầu HS xác định bằng đặt các câu hỏi: ở đâu, vị trí nào)
- Hoạt động nhóm: GV gợi ý cho HS đọc trước SGK/32 và chia nhóm nhỏ (nhóm đôi, nhóm theo tổ, nhóm 4 người) cùng thảo luận các câu hỏi sau:
+ Sông Nin đem lại những thuận lợi và khó khăn gì cho người Ai Cập cổ đại ? Những thuận lợi và khó khăn có nguyên nhân do đâu ? (gợi ý: Hs xem hình 6.2 để trả lời câu hỏi)
+ Quan sát người 6.1, 6.3 và đoạn văn của SGK/32, em hãy cho biết chữ nào trong hai chữ tượng hình dưới đây miêu tả hoạt động đi thuyền của người Ai Cập cổ đại ? (để giúp Hs, ---GV có thể đặt thêm các câu hỏi gợi ý: sông Nin chảy từ hướng nào đến hướng nào ?.... gợi ý thêm để Hs suy luận và trả lời câu hỏi). 
B2: Thực hiện nhiệm vụ
- GV hỗ trợ Hs trả lời bằng các câu hỏi gợi mở, hỗ trợ thêm để Hs hoàn thành nhiệm vụ (nếu cần thiết)
B3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV mời Hs đại diện một số nhóm trình bày câu trả lời 
B4: Kết luận, nhận định (GV)
-GV sửa chữa và chốt nội dung chính cho Hs ghi bài 
- Ai Cập nằm ở Đông Bắc châu Phi.
- Sông Nin mang nguồn nước dồi dào phục vụ nông nghiệp, là tuyến đường giao thông quan trọng
II. Quá trình thành lập nhà nước Ai Cập cổ đại
a. Mục tiêu: Trình bày được quá trình thành lập nhà nước Ai Cập cổ đại
b. Nội dung: Học sinh trả lời câu hỏi
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện
Hoạt động GV - HS
Nội dung cần đạt
B1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
GV yêu cầu Hs đọc SGK/34, kết hợp hình 6.1 và hình 6.4 và trả lời câu hỏi:
- Những cư dân nào của Ai Cập cổ đại đã xâm nhập vào sông Nin ? (thổ dân Ai Cập, người Hamites của Tây Á). Liên hệ với phần 1 thì hỏi thêm câu: Tại sao họ xâm nhập vào sông Nin ? 
- Vào sông Nin, cư dân sống theo từng ? (có 42 nome (công xã)
- Vào thời gian nào, vua Narmer thống nhất nhà nước Ai Cập cổ đại ? 
- Em hãy quan sát hình 6.4 kết hợp đọc “em có biết” và trả lời câu hỏi: quá trình thống nhất đất nước Ai Cập được thực hiện bằng cách thức nào (chiến tranh, hoà bình, thương lượng) trong phiến đá Narmer ? Chi tiết nào chứng minh điều đó ? 
- Narmer và những người kế vị đã cai trị Ai Cập theo hình thức nào ? Đứng đầu nhà nước Ai Cập cổ đại là ai ? 
- Nhà nước Ai Cập sụp đổ vào thời gian nào ?
- GV yêu cầu Hs thiết lập trục thời gian về quá trình hình thành và tồn tại của nhà nước Ai Cập:
 Nôm (thống nhất bằng chiến tranh) Vương quốc
 3200 TCN (hình thành) 30 TCN (kết thúc)
B2: Thực hiện nhiệm vụ
Hs suy nghĩ và trả lời các câu hỏi của Gv giao
B3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ
Hs trả lời các câu hỏi, hs khác bổ sung 
B4: Kết luận, nhận định (GV)
Gv nhận xét và củng cố bài học
“Cuối thiên niên kỷ IV TCN, các công xã nguyên thuỷ tan rã nhường chỗ cho các công xã nông thôn; các công xã nông thôn hợp lại thành các “nome”. Có 42 nome và mỗi nome có một thủ lĩnh đứng đầu, lớn nhất là nome Elephantine, Abydos, Memphis, Heracleopolis Dần dần các nome ấy hợp thành hai miền Thượng và Hạ Ai Cập. Khoảng năm 3.200 TCN, vua Menes (hay Narmer) của Thượng Ai Cập đánh bại Hạ Ai Cập, thành lập Vương quốc Ai Cập thống nhất với kinh đô là Memphis.
Thời cổ vương quốc là thời kỳ của Kim Tự Tháp, bắt đầu từ khi vua Djoser lên ngôi năm 2678 TCN mở ra Vương triều III. Các vua của vương triều III, IV và V nhiều lần xâm lược vùng Nubia (nam Ai Cập) để khai mỏ và tới cả vùng Palestine, xúc tiến xây dựng các Kim Tự Tháp (KTT Sneferu, KTT Kheops, KTT Menkhare). Cuối thời vương triều VI (2345 – 2181 TCN), Ai Cập suy yếu nghiêm trọng.
Năm 2060 TCN, Mentuhotep II thống nhất Ai Cập và lập vương triều XI, thời Trung vương quốc bắt đầu. Trung vương quốc có 7 vương triều, vương triều XI và XII rất ổn định và phát triển mạnh kinh tế (buôn bán mạnh ở Ai Cập). Năm 1750 TCN, khởi nghĩa của nô lệ Ai khiến Ai Cập suy yếu; bị quân Hiksos ở Palestine xâm lược (1710 – 1570 TCN).
Năm 1570 TCN, Ahmose I đánh bại quân Hiksos và Ai Cập thống nhất, thời kỳ Tân vương quốc bắt đầu. Các cuộc chiến tranh liên tiếp của các pharaoh thuộc 3 vương triều từ XVII đến XIX đã mở rộng lãnh thổ sang Palestine, Syria, Libya và Nubia, đưa Ai Cập trở thành đế chế với đường biên giới dài tới 3.200 km (nổi bật là pharaoh Thutmose III và Ramses II)
Năm 943 TCN, Shosenq I của Libya cướp ngôi pharaoh và cai trị toàn Ai Cập (thời sau Đế chế). Trong 8 thế kỷ tiếp theo của thời sau Đế chế, Ai Cập bị chia cắt và liên tiếp bị các thế lực người Libya (943 TCN), Nubia (752 TCN), Assyria (671 TCN), Ba Tư (525 TCN), Hy Lạp – Macedoine (332 TCN). Đến năm 30 TCN, Ai Cập trở thành một tỉnh của La Mã. 
- Năm 3000 TCN, vua Menes (Mê-nét) thống nhất các Nôm ở Thượng và Hạ Ai Cập thành nước Ai Cập thống nhất.
- Đứng đầu nhà nước Ai Cập cổ đại là Pha-ra-ông có quyền lực tối cao.
- Năm 30 TCN, người La Mã xâm chiếm Ai Cập =>Nhà nước Ai Cập cổ đại sụp đổ.
III. Những thành tựu văn hóa tiêu biểu (tiết 2)
a. Mục tiêu: Trình bày được các thành tựu văn hoá của Ai Cập cổ đại
b. Nội dung: Học sinh trả lời câu hỏi
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện
Hoạt động GV - HS
Nội dung cần đạt
B1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
- GV chia lớp thành 4 nhóm, thảo luận trong một thời gian nhất định với 4 nội dung: chữ viết, toán học, kiến trúc và điêu khắc, Y học
- GV chia nhóm sẵn trước khi bắt đầu bài mới, yêu cầu các nhóm trình bày nội dung bằng một bức tranh (mỗi nhóm một bức) – kỹ thuật phòng tranh
- GV cho Hs trả lời hai câu hỏi;
+ Em ấn tượng nhất là thành tựu nào của người Ai Cập cổ đại ? Vì sao ? (với câu hỏi này dùng kỹ thuật khăn trải bàn để Hs tự do viết ý tưởng, giải thích ngắn gọn; hoặc Hs trả lời cá nhân)
+ Vì sao hình học ở Ai Cập lại phát triển ? 
B2: Thực hiện nhiệm vụ
Hs các nhóm thực hiện theo nhiệm vụ GV đã giao 
B3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ
Hs các nhóm trình bày sản phẩm của mình
B4: Kết luận, nhận định (GV)
Gv nhận xét và chốt nội dung chính 
- Chữ viết: chữ tượng hình, viết trên giấy papirut
- Toán học: Giỏi về hình học
- Kiến trúc, điêu khắc: nổi bật là các Kim Tự Tháp 
- Y học: Kĩ thuật ướp xác 
Hoạt động 3: Luyện tập
a. Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức. 
b. Nội dung: GV giao nhiệm vụ cho HS và chủ yếu cho làm việc cá nhân để hoàn thành bài tập. Trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn hoặc thầy, cô giáo.
c. Sản phẩm: HS Hoàn thành bài tập
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ:
- Em hiểu thế nào về câu nói của Herodote: “Ai Cập là quà tặng của sông Nin” ? 
- Em hiểu như thế nào về câu thơ sau: “Vinh danh thay người, sông Nin vĩ đại ! Người đến từ đất và mang đến sự sống cho Ai Cập”.
- Sự ra đời của nhà nước Ai Cập cổ đại dựa trên cơ sở nào ?
- Hoàn thành sơ đồ tư duy theo mẫu trong sách về các thành tựu văn hoá của Ai Cập cổ đại
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ: 
- HS xác định yêu cầu của đề bài và suy nghĩ cá nhân để làm bài tập
- GV hướng dẫn cho HS tìm hiểu đề và làm bài tập
Bước 3. Báo cáo kết quả thực hiện
- GV yêu cầu HS trình bày sản phẩm của mình.
- HS trình bày, theo dõi, nhận xét, đánh giá và bổ sung cho bài của bạn (nếu cần).
Bước 4: Kết luận, nhận định : GV nhận xét bài làm của HS 
Hoạt động 4: Vận dụng
a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội để giải quyết những vấn đề mới trong học tập.
b. Nội dung: GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm ở lớp và hoàn thành bài tập ở nhà 
c. Sản phẩm: Bài tập nhóm của HS 
d. Tổ chức thực hiện
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: (GV giao bài tập)
Vận dụng . HS tìm hiểu giá trị của phát minh đối với văn minh nhân loại và hiện nay chúng ta đang kế thừa những gì ? 
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ:
- GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm ở lớp và hoàn thành bài tập ở nhà
- HS đọc và xác định yêu cầu của bài tập, viết bài ở nhà
Bước 3. Báo cáo kết quả thực hiện
- GV hướng dẫn các em cách trả lời sau khi hoàn thành bài tập.
- HS có thể trả lời cho câu hỏi này (bánh xe, cái cày, hệ đếm thập phân và chữ số của người Ai Cập, hệ đếm 60 của người Lưỡng Hà,...)
Bước 4: Kết luận, nhận định 
- GV nhắc nhở những HS không hoàn thành bài hoặc không tham gia thảo luận (nếu có).
- Dặn dò HS những nội dung cần học ở nhà và chuẩn bị cho bài học sau.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_lich_su_6_chan_troi_sang_tao_bai_6_ai_cap_co_dai_nam.docx